1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng (Nguyễn Lệ Uyên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-01-2013 | VĂN HỌC

      Các Tạp Chí Văn Nghệ Miền Trung Thời Chiến Tranh: Tuy Hòa và Sóng

        NGUYỄN LỆ UYÊN
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Nguyễn Lệ Uyên

      Sóng so Hoàng Đình Huy Quan, Ng. Phương Phương, Nguyễn Lệ Uyên và Phạm Cao Hoàng chủ trương. Số đầu tiên ra Tháng 4, 1965 với sự đóng góp bài vở của Luân Hoán, Thành Tôn, Đinh Trầm ca, Cung Tích Biền, Hoàng Ngọc Châu, Thế Vũ, Tần Vy... Từ Tuy Hòa, Y Uyên đã viết một số truyện ngắn xuất sắc nhất về chiến tranh V.N.

      Từ năm 1964 trở đi, bức tranh toàn cảnh của Việt Nam trở nên vô cùng đen tối: chiến tranh lan rộng, là hệ luỵ dẫn tới nền kinh tế suy sụp, xã hội rơi dần vào đáy vực sa đoạ; tầng lớp thanh niên trí thức bắt đầu hoài nghi và phân rã về tư tưởng và hành động. Họ, từ các thành phố khác nhau, đã lập ra những nhóm, hội được sự tài trợ của các phe phái, tôn giáo hay gom góp tài chánh tương lên những mục tiêu tranh đấu khác nhau, dưới hình thức công khai hay bí mật. Có nhóm lưu hành những tờ báo in typo hay ronéo để kêu gọi chấm dứt chiến tranh, tìm giải pháp hoà bình; có nhóm xuất bản những tờ tạp chí sơ sài kêu gọi hoà hợp hoà giải dân tộc, về nguồn,... nửa vời như một đám a tòng ngây thơ.


      Nửa sau của thập niên '60, nhất là từ 1967, 68, chiến tranh bắt đầu có những dấu hiệu, rồi bùng phát dữ dội khi liên quân Úc, Thái, Nam Triều Tiên cùng với Hoa Kỳ bắt đầu ào ạt đổ quân vào Nam Việt Nam. Trên dải đất miền Trung khắc nghiệt, giờ lại nổ ra nhiều chiến trường đẫm máu hơn trước. Việt cộng không còn lẩn lút rải truyền đơn như trước kia mà công khai tấn công vào quân lực Cộng Hoà ở những nơi, những lúc có thể để đạt được những điều họ mong muốn theo ý đồ của Bắc Việt và Trung Cộng.


      Trong viễn cảnh đen tối ấy, lớp thanh niên nông thôn không có con đường lựa chọn nào khác là: nửa chạy lên núi, nửa trấn thoát xuống đồng bằng. Sau này, chính họ là lực lượng cân bằng cho hai phe tham chiến. Và trong cuộc chiến phi lý này, số thanh niên, học sinh, sinh viên thành thị hoặc vì những mê muội đồng bóng được rao giảng công khai một cách mập mờ về chủ nghĩa Marx trên giảng đường và trong bóng tối đã lao theo với chiêu bài tình tự dân tộc, chủ quyền,... Số khác tỉnh táo hơn, nhưng lại không có vỏ bọc lý thuyết vững chắc đã giương ngọn cờ đấu tranh chống độc tài, độc diễn, tham nhũng. Những cuộc biểu tình lớn nhỏ diễn ra như cơm bữa và được phe đồng bóng lợi dụng một cách triệt để, từ bên ngoài cuộc sống cho đến báo chí, văn nghệ. Đứng đầu có thể kể đến cố đô Huế với tờ Lập Trường và hàng chục tờ báo khác in dưới hình thức ronéo, công khai trương lên.


      Đây cũng là năm khởi đầu cho các bút nhóm rầm rộ tập hợp những cây bút "thân, sơ" để phô diễn tài năng văn nghệ được tập hợp từ nhà trường, công sở, thậm chí đến cả các chiến binh trong quân lực VNCH.

      Nếu có thể đưa ra một con số về các tờ báo văn nghệ ở miền Nam, thì rõ ràng, chặng từ Huế trở vào, trừ thủ đô Sài Gòn, khúc miền Trung là rậm đám hơn cả: mỗi tỉnh thành phố đều có một tờ báo, mà hầu hết đều in ronéo. (*)


      Chúng ta có thể kể tên lần lượt:

      - Ở Huế có tờ Việt, tờ báo vận động văn học nghệ thuật về nguồn với hình thức in ronéo, do Nguyễn Văn Ban, Tần Hoài Dạ Vũ, Kiều Trung Phương, coi sóc;

      - Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi có tờ Trước Mặt do Luân Hoán, Thành Tôn, Phan Nhự Thức, ... chủ trương và bên cạnh còn có tờ Ngưỡng Cửa cũng của nhóm này;

      - Ở Qui Nhơn có tờ Nhìn Mặt do Trần Hoài Thư, Đặng Hoà , ... chủ trương. Đến như ở một thị trấn nhỏ là Bình Định thuộc quận An Nhơn cũng tập hợp được lực lượng để phát hành tờ Vỡ Đất. Bên kia đèo Cả, thành phố biển Nha Trang có tờ Dựng Đất, qui tụ một lực lượng lớn, gồm những nhà văn nhà thơ danh tiếng một thời: Dương Kiền, Võ Hồng, Thạch Trung Giả, Duy Năng, Chu Trầm Nguyên Minh, Lê Ngọc Quỳnh. Bên cạnh có tờ Vỡ Bờ.


      Vào đến Phan Rang thì có tờ Ý Thức, một tờ báo in ronéo khá đẹp, rõ ràng do Nguyên Minh, Lê Ký Thương, Lữ Quỳnh, Lữ Kiều, Ngy Hữu chủ trương; địa chỉ toà soạn ghì: theo dấu chân người viết, tập hợp một lực lượng khá đông đảo những cây bút đang thành danh hay sẽ thành danh sau này.

      Ngoài tờ Ý Thức, Phan Rang còn có tờ Thế Đứng do Tô Đình Sự chủ biên. Sau đó còn thêm Hoài Vọng, Biển Đen nhưng không tồn tại lâu và không gây sự chú ý, do bài vở sơ sài, có vẻ văn nghệ học trò.


      Đến Phan Thiết có tờ Quê Hương do Nguyễn Bắc Sơn, Từ Thế Mộng, Vĩnh Giên coi sóc.


      Riêng ở Tuy Hoà, một thị xã nhỏ của miền Trung cũng có được tờ báo văn nghệ: đó là tờ Sóng do Hoàng Đình Huy Quan, Nguyễn Phương Phương, Nguyễn Lệ Uyên và Phạm Cao Hoàng chủ trương. Tờ báo in ronéo và chỉ thuần tuý văn học nghệ thuật, nhưng có sự khác biệt rất lớn so với các tờ vừa nêu trên: nhóm chủ trương đều là học sinh bậc trung học (!?), tự bỏ tiền túi mua giấy mực, tự đánh stencil, tự quay và tự phát hành. Số đầu tiên tháng 4.1965 với sự đóng góp bài vở của Luân Hoán, Thành Tôn, Đinh Trầm Ca, Cung Tích Biền, Hoàng Ngọc Châu, Thế Vũ, Tần Vy...


      Ngay từ số đầu tiên, truyện Bố Mẹ Da Đen Da Vàng của Cung Tích Biền (sau này đăng lại trên tuần báo Nghệ Thuật hay Khởi Hành?) gây sự chú ý cho độc giả, làm cho tờ báo sang trọng và uy tín hơn lên.


      Ngay từ bước khởi đầu thành công ấy, anh em trong nhóm vừa phải ra sức học hành (để tránh vào lính, ra chiến trường), vừa tranh thủ thì giờ còn lại gửi thư xin bài của anh chị em cả nước, chọn lựa, sắp xếp theo chủ đề từng số.


      Đến số 2 năm 1965, về hình thức vẫn là tờ báo in ronéo, nhưng bài vở có thể nói là rất phong phú, bởi nửa cuối năm này, ngoài số anh em văn nghệ địa phương còn có sự đóng góp bài vở của nhiều cây bút khác đang công tác hoặc chiến đấu tại Tuy Hoà, có thể kể tên: thiếu uý Từ Thế Mộng của Trung đoàn 47 Sư đoàn 22BB đóng quân ngoài rìa thành phố, có Lôi Tam, phó quận Tuy Hoà; có Đỗ Tiến Đức, phó Tỉnh trưởng Phú Yên; Lê Văn Thiện Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 47 và các nhà giáo như Y Uyên, Mang Viên Long, Phạm Ngọc Lư. Họ là những người từ nơi khác đến công tác trên mảnh đất nhỏ bé, đầy nhiễu nhương nhưng những gì diễn ra hằng ngày trước mắt đã khiến họ cầm bút và viết lên những tác phẩm đặc sắc: Lôi Tam có nhiều truyện độc đáo trên Văn Học, Đỗ Tiến Đức trên Bách Khoa và sau đó nhà Thời Mới ấn hành cho anh tập truyện dài đầu tay: Má Hồng.


      Nhưng có lẽ, người để lại dấu ấn văn học đậm nét nhất là Y Uyên: sau một thời gian ngắn dạy học tại Tuy Hoà, anh viết hàng loạt truyện ngắn về chiến tranh (trước đó, khi còn là sinh viên trường Quốc gia Sư phạm Sài Gòn, anh cũng đã có truyện trên Bách Khoa, Văn nhưng chưa gây được sự chú ý của độc giả). Loạt truyện chiến tranh này rất thành công: những Mùa Xuân Qua Đèo, Tiếng Hát Của Người Gác Cầu, Bão Khô, Mùa Xuân Mặc Áo Vàng là những truyện không có tiếng súng nổ, quân hai bên không bắn nhau đến vỡ đầu, đổ máu nhưng quanh quẩn bên từng con chữ, trận chiến thê thảm và phi nghĩa cứ hiện rõ qua từng nhân vật, từng chi tiết một cách tài hoa.


      Đến năm 1966, qua mạng lưới "phát hành tay," các cây bút đến với Sóng đông đảo hơn: phía nam có Ngô Nguyên Nghiễm, Lưu Nhữ Thuỵ, Lâm Chương, Hà Nghiêu Bích mà sau này là nhóm chủ trương Khai Phá (70-71), đặc biệt là sự góp mặt của một Nguyễn Bắc Sơn như một hiện tượng thi ca của giới trẻ thời chiến (cơ sở Đồng Dao của tạp chí Sóng ấn hành tập Chiến Tranh Việt Nam và Tôi năm 72).


      So với các tạp chí văn nghệ địa phương, Sóng tuy không thọ bằng Ý Thức nhưng cũng phát hành được 6 số. Thời gian từ 65-67 tuy không dài, mỗi kỳ chỉ in khoảng 300 tập, nhưng cũng đủ để khẳng định sự nổ lực của nhóm anh em trẻ, tạo nên cầu nối sau này.

      Số 6 năm 67 là số cuối cùng; cuối cùng không phải là không đủ lực để tiếp tục nhưng do nhiều lẽ khác nhau. Những người trong nhóm phải cắm đầu vào việc đèn sách để tránh con đường mà một Trần Hoài Thư, Lê Văn Thiện, Lâm Chương buộc phải dấn thân vì không còn sự chọn lựa nào khác trong bối cảnh của cuộc chiến ngày càng khốc liệt.


      Sự tan đàn rã đám ấy là mẫu số chung cho tất cả các tạp chí văn nghệ ngẫu hứng ở các địa phương: họ muốn chứng tỏ với các đàn anh văn nghệ thủ đô Sài Gòn về khả năng văn chương, nhưng cái khả năng ấy cũng chỉ ở một chừng mực nhất định, nhất là về khả năng tài chánh, điều hành trị sự.


      Bìa hai tờ Tạp chí Văn chương xuất bản tại Tuy Hòa. Thời chiến tranh tại Việt Nam, có một thế hệ các nhà văn vừa học xong Trung học, là nhập ngũ. Nếu tốt nghiệp Sư phạm hai năm có thể được biệt phái. Việt Nam có một thế hệ các "nhà văn viết trên ba lô" như Song Linh (đại úy TQLC, đã hy sinh) mô tả, hay có bàn viết ngoài mặt trận. Nói đến Văn chương thời chiến Việt Nam là nói đến Văn chương Miền Nam; Miền Bắc không có văn chương thời chiến, vì ngay một lá thư người bộ đội gửi về cho gia đình cũng bị tịch thu, đốt bỏ. Ngoài khẩu hiệu và lời thề trung thành với mọi thứ, trừ lòng mình, thì làm gì có văn chương nữa?


      Bẵng đi một tời gian vì chuyện học hành, đến giữa năm 1971, Sóng lại vùng dậy phát hành bộ mới số 1 tháng 5.1971 dưới hình thức in typo, trình bày khá đẹp mắt; nội dung thì có sự chọn lọc hơn. Nhóm chủ trương là Hoàng Đình Huy Quan, Từ Kế Tường, Thuỵ Miên và toà soạn thay vì ở Tuy Hoà, lại dời vào Sài Gòn tại 287, Nguyễn Tiểu La, Chợ Lớn. Trong lá thư toà soạn, có đoạn viết: "Tạp chí Sóng đã có mặt từ năm 1965 và tiếp tục được 6 số, đến giữa năm 67 thì phải tạm ngưng vì nhiều lý do. Tuy nhiên suốt thời gian gần ba năm có mặt, tạp chí Sóng đã được sự ủng hộ nhiệt tình của bằng hữu và độc giả. Đó là điều càng làm cho những người chủ trương áy náy suốt trong thời gian tạm nghỉ. Hôm nay, có một chút điều kiện thuận tiện, tạp chí Sóng lại tiếp tục con đường văn học nghệ thuật của mình với tất cả mọi cố gắng về hình thức và nội dung."


      Cái sự áy náy ấy khiến họ tập hợp được những khuôn mặt quen thuộc: Hà Thúc Sinh, Nguyễn Bắc Sơn, Cung Tích Biền, Trần Hoài Thư, Vũ Thành An, Võ Hồng, Lôi Tam, Hạc Thành Hoa, Nguyễn Lệ Uyên, Lâm Chương, Kim Tuấn. Nhưng cũng chỉ chừng ấy, không hơn. Đó là bấc đèn sáng rực trước khi cơn gió mạnh thổi ngang, tắt ngấm, vĩnh viễn "với tất cả mọi cố gắng." Trong khoảng thời gian Sóng phải tạm ngưng thì đến cuối năm 1969, một nhóm khác ở Tuy Hoà cho ra mắt tờ Hiện Diện, cũng một tạp chí Văn học nghệ thuật, nhưng những người chủ trương đều là công chức ngành giáo dục của địa Phương: Trần Huiền Ân, Phan Việt Thuỷ, Mang Viên Long, toà soạn đặt tại 153, Lê Thánh Tôn, Tuy Hoà.


      Số đầu tiên tháng 12.1969, trong thư gửi bạn đọc, có đoạn viết: "Chúng tôi mong muốn qui tụ đông đảo nhiều người viết, từ những người có địa vị trong làng văn đến những người đang băn khoăn tìm đất đứng. Chúng tôi mong muốn được là nơi giới thiệu những người viết mới. Để có thể phản ánh được cái sinh hoạt đa dạng của cuộc sống, văn nghệ hôm nay. Và những người có địa vị trong làng văn trong số này có thể kể tên: Võ Hồng, Duy Năng, Y Uyên Lữ Quỳnh, Trần Hoài Thư, Nguyễn Kim Phượng, Doãn Dân, nội dung của những truyện ngắn, thơ vẫn là những ray rứt về thân phận con người trong chiến tranh, là những ưu uất trong chọn lựa, những bi quan, than thở như thường thấy ở một số tạp chí văn nghệ khác."


      Đến số xuân Canh Tuất, Hiện Diện gộp thành hai số 2&3 phát hành vào đầu xuân 1970. Ngoài mảng thơ văn không thể thiếu, đáng chú ý là bài Nhìn lại một năm sinh hoạt VHNT miền Trung của Kim Việt, theo đó tác giả đã điểm lại hoạt động của các tờ báo văn nghệ miền Trung (lúc này đã được in typo). Sự nhìn lại sinh hoạt VHNT ấy chỉ có tính cách liệt kê các tờ báo văn nghệ địa phương, tên tuổi những người chủ trương, sự xuất hiện và biến mất của chúng mà không thấy phân tích, đá động lấy một dòng về cái sinh hoạt ấy nó ra thế nào? Thật khó mà hình dung sự sinh hoạt nhộn nhịp của văn nghệ thời đó tròn méo ra sao?


      Và một bài khác của Lê Đức Vinh có tựa: Những tên phù thuỷ và mùa Xuân trong ảo tưởng, có vẻ như là một tuyên ngôn của nhóm hoặc như một sự lên tiếng phản đối lại những du nhập các trào lưu phương Tây trong văn học ở miền Nam. Sự lặp lại những buồn nôn, cô độc, hoài nghi của Sartre, Camus, Sagan bị tác giả lớn tiếng chỉ trích: "Vậy mà đã từ lâu, lại có thêm những tên phù thuỷ kỳ quái như thế cứ trân tráo xuất hiện. Cứ nghênh ngang phóng nọc độc ô uế vào cuộc sống vốn dĩ đã nhọc nhằn, ngơ ngác. Chúng ta hãy nhìn đại thử coi, chúng ta đã có bao nhiêu người cầm bút với ý thức đứng đắn ấy? Và trong kho tàng văn học nghệ thuật nước ta, có mấy tác phẩm đã làm rực rỡ khuôn mặt của con người với đầy đủ phẩm cách?"


      Đọc lại bài nhận định này, ta có cảm giác như nghe một Lữ Phương của Tin Văn, Thế Nguyên của Trình Bày, Vũ Hạnh của Tin Văn và của cả Bách Khoa, đang xỉa xói vào sự tự do sáng tạo hồi đó. Công sức và tâm huyết của anh em văn nghệ Hiện Diện bỏ ra khá nhiều, nhưng cuối cùng cũng chỉ là tiếng rơi bõm của viên sỏi ném xuống dòng nước. Số phận của nó, cuối cùng cũng như bao tờ báo văn nghệ địa phương khác: lực bất tòng tâm. Nhưng từ quá khứ, khi bài này được viết ra, 2008, lớp tuổi trẻ thời ấy "đã không ngồi nguyền rủa bóng tối, mà mỗi người đã thắp lên một ngọn nến, hay một ngọn đèn."


      Nguyễn Lệ Uyên

      (Khởi Hành số 145, Tháng 11.2008)

      * Mặc dầu không tồn tại lâu, nhưng nói chung ta có những Khai Phá (Châu Đốc, 1970-1971, Biểu Tượng (Vĩnh Long, 1968), Tập Thể (Vĩnh Long, 1973), Hoài Vọng (Phan Rang, (68-69), Sóng (Tuy Hòa, 1965), Dựng Đất (Nha Trang), Vỡ Đất (An Nhơn - Bình Định), Nhìn Mặt (Bình Định), Việt (Huế), Ngưỡng Cửa (Quảng Nam), Trước Mặt (Quảng Ngãi), Nguồn (Cần Thơ), Vượt Thoát (Cần Thơ) v.v...


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022



      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Phương Tấn Là Đồng Vọng Những Đau Thương Của Dân Tộc Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Thơ Nhã Ca, một vài tư liệu nhỏ Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Cảnh Cửu Và Sự Cô Đơn Đến Tận Cùng Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Như Mới Hôm Qua Nguyễn Lệ Uyên Hồi ức

      - Gia Tài Của Võ Hồng Nguyễn Lệ Uyên Tham luận

      - Cát Bụi Mệt Mỏi, Bản Giao Hưởng Định Mệnh Của Nguyễn Đức Sơn Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Tình Muộn Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

      - Chinh Ba – Đi tìm tự do qua chiếc xương cụt? Nguyễn Lệ Uyên Nhận định

      - Bên Ngoài Hàng Rào Nguyễn Lệ Uyên Truyện ngắn

    3. Bài viết về các Tạp Chí Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)