1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc "Tình Sầu" tập thơ văn của Xuân Thao và Thu Phong (Châu Thạch) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-4-2021 | VĂN HỌC

      Đọc "Tình Sầu" tập thơ văn của Xuân Thao và Thu Phong

        CHÂU THẠCH
      Share File.php Share File
          

       

      TƯỞNG NIỆM XUÂN THAO

      (Vừa lìa cõi thế 11-4-2021)



           Nhà thơ Xuân Thao
          (1944 - 11.4.2021)

      Học Xá: Được tin nhà thơ Xuân Thao đã vĩnh viễn ra đi vào sáng ngày 11. 04. 2021 tại quê nhà Đà Nẵng.

      Học Xá xin đăng lại bài dưới đây từ Fb Văn Thí Lê của nhà thơ để tưởng niệm.

      Xin Thành Kính Chia Buồn cùng Tang Quyến và Nguyện Cầu Hương Linh Nhà Thơ Xuân Thao sớm về Cõi Vĩnh Hằng.


      Nhà thơ Xuân Thao, một cây bút trước 75, đã in thơ trên nhiều tạp chí ở miền Nam và đã xuất bản hai tập thơ “Sống Mòn” (1969), “Ngập Ngừng” (2015), hiện thường trú tại Đà Nẵng. Nhà văn Thu Phong, một nữ tác giả, đang định cư tại Hoa Kỳ, đã từng viết cho báo ở San Jose.


      Xuân Thao và Thu Phong theo lời nhà thơ Luân Hoán viết ở trang đầu sách thì họ “có thể là một cặp nhân tình và cũng có thể không”. Họ xa cách nhau nhiều năm vì những biến động của thời cuộc. Nay họ có cơ hội gặp lại và “hâm nóng tình bạn” bằng cách cùng nhau xuất bản một tập thơ văn đặt tựa đề là "Tình sầu". “Tình sầu” được in ấn tại Hoa Kỳ và ra mắt ở Đà Nẵng vào chiều ngày 9 tháng 3 năm 2018 tại nhà hàng Quốc Cường.


      Buổi ra mắt tập thơ văn có sự tham gia của nhà thơ Thế Lộc làm MC, ca sĩ Kim Loan, Ngọc Hà và đông đảo các văn thi nhân, nhạc sĩ là bạn bè của hai tác giả. Đem thơ vô cùng thân thiện và ấm cúng với nhiều tiếng ca ngâm chuyên nghiệp có, nghiệp dư có. Khán giả ngồi quanh thính phòng, uống rượu vang, nghe tâm sự của hai người và âm thanh thơ nhạc vang vọng vào tâm hồn như ký ức hiển hiện ngày xanh trong lòng mỗi người.


      Xuân Thao là một nhà thơ kỳ cựu. Thơ anh trong “Tình Sầu” dành nói nhiều cho tình yêu đôi lứa, tình yêu nam nữ. Thơ chất chứa nhiều tâm sự, nhiều chiêm nghiệm về sự thăng trầm trong cuộc tình, cuộc sống nhưng lời thơ vẫn nhẹ nhàng, cô đọng nỗi niềm trong dòng trôi thanh cao và quyến luyến.


      Để nói về người yêu quay lại, Xuân Thao đã viết:


      Em như là gió lạ

      Thổi suốt cõi lòng ta

      Em như là chim trả

      Chở nắng buổi tàn đông

      (Em về Như Gió Lạ)


      Nhà thơ Luân Hoán khi bình bốn câu thơ nầy đã nói “không hình dung ra được con chim Trả”. Thật ra chim Trã hay Sả là một họ chim có nhiều loại. Theo sách, ở Việt nam có loại Sả vằn, Sả mỏ rộng, Sả đậu nâu, Sả khoang cổ. Hình dáng chúng nhỏ như chim sẻ, phần đông có màu sắc sặc sỡ, sống ở vùng nhiệt đới. Có lẽ vì vậy nhà thơ Xuân Thao cho nàng mang hơi ấm của tình về cho mình như chim mang ánh nắng về cho mùa đông vậy. Chỉ bốn câu thơ, hai câu diễn tả tình tồn tại trong thời gian, hai câu diễn tả niềm vui tràn ngập trong lòng như tràn ngập không gian. Đúng đây là một bài thơ tứ tuyệt vì nó thật là tuyệt vời!


      Để bày tỏ tình mình với người yêu dấu, Xuân Thao đã viết:


      Ơi. người yêu có nụ cười thánh thiện

      Anh yêu em đến cùng tận đất trời

      Tiếng nói sau cùng, im như thạch động

      Anh treo hồn, vùi ngủ như dơi

      (Đang Cơn Yêu Dấu)


      Tiếng thơ như tiếng hoang vu của rừng và tình thơ thì lắng xuống thâm trầm tỉnh lặng như nơi đất thánh. Người đọc thơ thấy anh tôn thờ em như thánh nữ.


      Để tỏ bày nhớ thương người yêu, Xuân Thao đã viết:


      Đêm nay trăng không ở trần ai

      Trăng xé vào mây vết thương dài

      Trăng khuất trăng chìm, trăng không tới

      Hồn trầm, hồn lặng, nhớ thương dai

      (Đêm Trăng chìm)


      Lấy trăng để tỏ bày lòng thương nhớ thì có hàng vạn câu thơ. Thường thường nhà thơ dùng ánh trăng lạnh lẽo để tỏ bày tưởng nhớ về em. Mấy ai như Xuân Thao, dùng đêm đen tối mịt và biến hóa hình ảnh khuất bóng của trăng thành tiếng thơ dồn dập như tiếng trống, mà lại làm cho nỗi nhớ của mình vọng lên khắp cõi trần ai được. Thế mới hay!


      Để bày tỏ niềm thương đối với mẹ. Xuân Thao diễn tả nụ hôn của mẹ khác với muôn ngàn nụ hôn mà thế gian thường tình đã viết:

      Hôm nào về thăm xứ mẹ

      Lạy trời đêm ấy có trăng!

      Mẹ hôn lên bờ tóc rẽ

      Ngàn sao kết hội hoa đăng

      (Niềm thương)


      Đây là những câu thơ mà người ta hay dùng để viết cho tình. Xuân Thao lại dùng để viết cho mẹ. Tuy thế nó đẹp đến độ tuyệt vời về nụ hôn của mẹ, nó biến cái hôn của mẹ không còn già cỗi, đầy hương thơm cao vời của tình mẫu tử, lung linh dưới trăng sáng và dưới ngàn sao lấp lánh. Xuân Thao đã đem sự lãng mạn của tâm hồn vào niềm thương của mẹ. Nhà thơ đã cách điệu hình ảnh của mẹ khác với hình ảnh cằn cỗi xưa nay trong văn chương, không còn ví mẹ với biển với sông tuy to lớn nhưng không có gì mát dịu.


      Tất nhiên với tập thơ có 38 bài thơ, số bài ngắn thì ít, số bài dài thì nhiều, người viết chỉ trích vài ba khổ thơ thì không minh chứng được gì, chỉ là lướt qua một vườn hoa ngàn loại và ngắt một vài bông thôi. Theo như nhà thơ Luân Hoán nhận định thì thơ của Xuân Thao mỗi bài đi sát với chủ đề ghi ở trên đầu bài. Viết chân tình, thành thật. Không gian nhớ thương khắc khoải. Châu Thạch nhân định thêm là hay, êm ái, nhẹ nhàng và lãng mạn.


      Nhà văn Thu Phong có hai bài thơ và chín truyện ngắn trong tập “Tình Sầu”. Đầu mỗi truyện ngắn cũng có một bài thơ như một món ăn khai vị khi vào tiệc văn chương. Truyện của chị như là những thiên tự sự, hồi ký. Hình như cốt truyện không hư cấu mà viết ra hoàn toàn sự thật của đời mình. Châu Thạch sẽ xin giới thiệu văn Thu Phong vào một dịp khác./.


      Châu Thạch

      Fb Văn Thí Lê

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc tập truyện ngắn “Xóm Cô Hồn” của Kha Tiệm Ly Châu Thạch Điểm sách

      - Đọc "Tình Sầu" tập thơ văn của Xuân Thao và Thu Phong Châu Thạch Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Xuân Thao (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Xuân Thao

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Xuân Thao (Phương Tấn)

      Đọc "Tình Sầu" tập thơ văn của Xuân Thao và Thu Phong (Châu Thạch)

      Thơ Bạn Quảng Nam: Xuân Thao (Trần Yên Hòa)

      Xuân Thao, Thơ và Người (Phạm Ngọc Lư)

      Xuân Thao (Học Xá)

      - Xuân Thao - "Ngập ngừng" từng nhịp thời gian  (Phan Nam)

       

      Tác phẩm của Xuân Thao

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Bài Thơ Tình Ngày Valentine Viết Muộn: Nhắn Người (Xuân Thao)

      Đón em về, đón XUÂN sang (Xuân Thao)

      Tết Xuân này em có về qua ngõ nhà anh?

      (Xuân Thao)

      Mưa lạnh trên đèo (Xuân Thao)

      Cuối Mùa Đi Biển (Xuân Thao)

      - Các bài trên mạng  (vanchuongviet.org)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)