1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phù Dung Ảo Mộng (Vương Hồng Sển) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      03-12-2013 | VĂN HỌC

      Phù Dung Ảo Mộng

        VƯƠNG HỒNG SỂN
      Share File.php Share File
          

       

      Ông Vương Hồng Sển là một nhà khảo cổ, một người chơi cổ ngoạn, thời Việt Nam Cộng Hòa từng làm giám đốc Viện Bảo Tàng tại Sài Gòn, giảng dạy tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và Huế, là tác giả các cuốn sách nhiều người biết đến như Sài Gòn Năm Xưa, Thú Chơi Sách, Thú Chơi Cổ Ngoạn v.v... cùng nhiều cuốn khảo về đồ cổ. Gần đây, vào năm 1995, một cuốn sách mới viết của ông đã được xuất bản ở hải ngoại, đó là cuốn Hơn Nửa Đời Hư.

      Là một người say mê môn chơi cổ ngoạn từ khi còn trẻ,những bộ sưu tập đồ cổ của cụ Vương là cả một bảo tàng quý giá.

      Trong suốt cuộc đời dài của ông, ông Vương Hồng Sển đã đóng vai trò một nhà văn hóa khi ông say mê sưu tầm và nghiên cứu về đồ cổ, viết sách làm sống lại giá trị những gì đã qua, và truyền đạt cho các thế hệ sau mình những gì hay đẹp của quá khứ dân tộc qua môn Văn Minh Việt Nam mà ông giảng dạy.

      Học giả Vương Hồng Sển qua đời lúc 8 giờ 35 sáng ngày 9 tháng Mười Hai 1996 tại nhà riêng của ông ở Gia Định, hưởng thọ 94 tuổi.

      "Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng, màn loan chiếu phụng không chồng cũng hư"!

      "Một ngày dưa được thuyền rồng, còn hơn một kiếp nằm trong thuyền chài".


      Nhưng tuy vẫn nằm thuyền chài, nhưng hạnh phúc tràn trề, còn hơn lắm ai, hoa thải ong thừa, phòng không vắng bạn, thiếu thứ bóng mặt trời rọi ấm.


      Ngày xưa vua là bậc chí tôn, như thần như thánh, già cúp cũng mặc, lấy được chồng vua là sang, vua xưa là một gạch thiêng liêng nối liền ba mối: chữ là Thiên, Địa, Nhân, nôm na là ba giềng: Trời Đất và Con người.


      Nhưng từ phương Tây nhiễm qua, lây tư tưởng khoa học, ông vua đã mất địa vị là thần là thánh, tuột xuống vẫn là người như ai, nhất là như vua gần đây xứ mình, vua ăn lương do chánh phủ đô hộ Pháp cung cấp, còn gì thể thống.


      Hôm nay tôi xin kể lại đây, đăng vào tạp chí mỏng Bách khoa Văn học đầu năm Nhâm Thân 1992, vài mẩu chuyện cũ xì, nhưng có thật, duy mỗi người nghe biết một cách khác.


      Quả trên đời, không có gì là vĩnh viễn, thấy đó rồi mất đó. Tôi nào dám tự khoai vò mình củ, chút diễm phúc nhớ lại, cứ tự tiện ba ngày xuân mới, chép lại nghe chơi:


      Như vào năm 1963 (Nhâm Dần) mới đây đã gần ba mươi năm mau quá, thinh khổng thinh không, tôi được chánh phủ Pháp mời qua viếng gọi là cho có dịp học bổ túc khoa bảo tàng (bảo quản cổ vật sưu tầm), trong hai tháng, tháng 5 và tháng 6, xuân hòa đầm ấm, cho vé máy bay khứ hồi, vừa cho thêm tiền dằn túi, ba ngàn quan nặng (3.000 Fr.) sướng quá và chu đáo quá.


      Một diễm phúc thứ hai là cũng năm 1963 ấy, vào tháng 10 dương lịch, tôi lại được chánh phủ Đài Loan, nhơn ông cố phó tổng thống Trần Thành, sang đây, đến viếng viện bảo tàng trong vườn thảo cầm rồi mời tôi qua đó cho biết chút nào là "bác vật quán Đài Bắc", và dịp may thứ ba là viện Foundation Rockfeller lại ban cấp vé sang đất Hoa Anh Đào một tuần nhựt, để rồi nhơn chuyến từ Đông Kinh trở về xứ, tôi lại được cùng đáp trên một tàu hàng không khổng lồ, cùng một chuyến với đại tướng Lê Văn Tỵ.


      Nhơn dịp có một không hai ấy, tôi mới biết và thầm kính phục ông tướng tuổi "Tỵ" xuất thân là một "chó sói" đồng tử quân "Bồi Xì Cút" (boy-scout) của trào Tây thuở ấy. Ông hiền hậu và khiêm tốn ra mặt, có mấy thuở tôi vì đi vé hạng nhứt, và vì ông thiếu người đồng hành để đàm đạo, nên đã sai tùy viên quan qua mời tôi sang ngồi cùng phòng, được thưởng thức một bữa ăn đặc biệt trên tàu bay, và khi tàu hạ cánh cảng Hồng Kông, tôi xin phép xuống mua một chai rượu Anh quốc , miễn phí đoan, ông tướng mỉm cười và hứa khi về đến Sài Gòn, ông sẽ biếu một chai Whisky, của dư, vì ông đang mắc bịnh và không dùng rượu mạnh được nữa. Nhưng quả, "Phước không nên đến đôi ba lần" (Phúc bất trùng lai), cũng năm 1963 ấy, vừa về đến xứ, thì ông Diệm đã bị lật nhào, cũng vừa khiến bản giao kèo của tôi hết hạn, bộ Giáo Dục không tái lưu dụng tôi nữa, mà tôi cũng không nao núng, vẫn tỉnh phờ, mặc dầu tôi có thể xin tái tuyển được nữa vì ông Nguyễn Ngọc Thơ, vẫn không xa lạ, cùng bạn đi thi chức Huyện năm xưa, (ông đậu tôi rớt), và nhứt là với đại tướng Dương Văn Minh, tôi vẫn được gọi là "chú', vừa bạn đồng liêu với Dương Văn Mao, là thân phụ ông Minh, vừa mới đây vẫn còn làm việc chung một bàn, tôi coi về công văn nơi soái - phủ Nam kỳ, và ông Minh, vẫn coi về công văn từ các tỉnh gởi lên, và mỗi tuần nhựt Minh vẫn "coi tiệm" cho tôi lén nhảy dù đi xem phim chớp khi rạp Eden khi rạp Casino, ai nào biết!


      Xuân Tân Mùi (1991), thơ mừng Vương lão sư V.H.S. hưởng thượng thọ


      Người ta sáu chục đã tra,

      Vương ông thượng thọ vẫn là đường xuân;

      Ưa mòn mắt ngồi trông con gái,

      Thân chửa chồn, sức ngại ngùng chi?

      Nhớ xưa ở chốn cung vi,

      Nào TÀI, nào TIẾP, nào PHI mấy bà,

      Nay chánh thất cũng đà quá vãng,

      Chí tang bồng, cụ ruổi cùng ai?

      Thức khuya mới biết đêm dài,

      Nâng khăn sửa túi, cậy ai giúp mình?

      Thi có đủ, cái tình e thiếu,

      Cháu con đâu có hiểu cho mình!

      Ông già tóc bạc mắt xanh,

      Vẫn yêu như thuở sóng tình đang dâng.

      Trăm năm trong cõi hồng trần.

      Cao Sơn


      Tiệc khao bước qua 91 tuổi, ngày 27 th. 9 âm lịch Tân Mùi (2 décembre 1991). Năm 1991, định không ăn khao Thượng thọ 91, vì một bạn thân, anh Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, đã sang Mỹ quốc, vả lại nhà đơn chiếc, nhưng bạn nhỏ Cao Sơn đem về nhà đãi, nhờ vậy làm quen được hai bạn mới, là ông bố vợ của chủ gia và một hoàng thân đất Thần kinh là cụ Ưng Lang. Cao Sơn sau đó gởi tám câu Đường luật:


      Kính mừng Vân Đường lão sư "Thượng thượng thọ":


      Tiệc Thọ năm nay vắng mấy người,

      Vui mừng gặp gỡ Cụ còn tươi;

      Tuyết sương thắm đượm màu râu tóc,

      Phiền não nhạt phai giọng nói cười.

      Sa Đéc mơ màng tình gởi gió,

      Vân Đường quạnh vắng bóng trêu ngươi;

      Ơn trời cho hưởng tròn mười kỷ,

      Chép để ngàn thu chuyện đổi đời.

      Nov. 91, Cao Sơn


      Tuy đã hết thích làm thi, cũng phải nối điêu, và phụng họa y vận:


      Chín mốt năm mùi vắng bộn người,

      Phùng xuân khô mộc vẫn xanh tưoi;

      Sá chi mưa gió sương và tóc,

      Bao quản trần ai khóc với cười.

      Đối hộ môn đăng, đăng trước gió,

      Cách liêm hoa ảnh, ảnh trong ngươi.

      Tiếng đâu lảnh lót? Chào ông Noẽn (Noel),

      Vừa thấy đồng chinh, bóng lại dời!

      V.H.S.


      Đầu xuân Nhâm thân (1992), báo bán Tết nhiều như nấm đầu mùa mưa, thấy trong tờ Thời Nay nơi trang 105, ba bài luật Đường của ba bạn quen là:


      1. Còn sống còn vui


      Riêng tớ nay ngoài sáu chục xuân,

      Ba chìm bảy nổi đã bao lần

      Văn chương nặng nghiệp còn đeo đuổi

      Danh lợi phù du mãi dửng dưng

      Tóc trắng há quên người tri kỷ

      Mắt mờ chưa dứt chuyện nghĩa nhân

      Cuộc đời có lắm trò dâu bể

      Còn sống còn vui đến thập tuần.

      Minh Quân


      2. Thập tuần


      Thắng canh tâm sự * sáu mươi xuân

      Gió Núi ** vần xoay cũng lắm lần

      Hoạn nạn tìm đâu ra quyến thuộc

      Tiệc mừng chỉ thấy rặt người dưng

      Vạc dầu nào gặp ai tri kỷ

      Mòn mắt chưa hề được nghĩa nhân

      Quẳng gánh lo đi vui cuộc sống

      Chúc anh còn thọ đến thập tuần.

      Lê Phương Chi


      * Tựa đề một bài thơ của Phong Sơn.

      ** Phong Sơn nghĩa là Gió Núi.


      3.


      Sáu mươi, nhưng dáng vẫn còn xuân

      Xuống ngựa lên voi biết mấy lần

      Mỹ nữ hẹn hò ha hả hả

      Tứ thần dọ dẫm dững dừng dưng

      Với trò, đúng mực nhờ mô phạm

      Cùng vợ, ra tuồng bậc triết nhân

      Xa chuyện bể dâu, gần đáo tể

      Mừng anh xin chuốc rượu ba tuần.

      Châu Anh Phụng


      4.


      Tôi vốn thơ như cơm nếp nát, nhưng ngứa ngáy, cũng nối vần ba bạn trên đây, gọi chúc mừng muộn Năm Mới, và họa lại như vầy:


      Tân Mùi thượng thượng chín mươi xuân,

      Nhiều tuổi nhục nhiều, bộn bộn lần.

      Việc nước, Đảng lo, Dân khỏi nhọc,

      Việc nhà, ai nấy thảy dừng dưng.

      Thơ giòn, cười lớn, thơ bà Phụng,

      Văn khéo ngâm chơi, văn chị Quân.

      Hạnh ngộ tao phùng thập niên hậu,

      Trường sanh bá tuế, kỷ hà tuần?

      Vương Hồng Sển, mars 92.


      Cuối năm Tân Mùi (1991), tổng luận

      (viết ngày 22-12-1991)


      Năm Mùi sắp dứt, Tết Nhâm thân đã ló dạng, vừa rồi, đêm 21 décembre, khi thức giấc, bỗng thấy nơi kệ treo vách chứa bộ môn "bình vôi", thấy trống nhiều chỗ, nhìn kỹ lại, rõ ràng đã mất trộm thêm một mớ bình vôi còn sót do kẻ trộm bỏ lại, và nay đã biến mất, chỉ trơ trẽn lơ thơ tám bình vôi đất mà kẻ lấy cắp có lẽ cho là vô giá trị, nên chừa lại, và rất may trong số bỏ lại ấy vẫn còn một bình vôi đời Tống (bạch định, rất quí) và một bình vôi sứ, vẽ "sen le" đời Tự Đức, thôi thì tự an ủi, và ngụ ý viết ra bài này:


      "Tôi bị người nuôi trong nhà, lấy trộm một mớ đồ cổ ngoạn", tôi đã buồn rầu kiểm kê tài sản rồi cũng bỏ xuôi cho êm chuyện, nào ngờ nay lại thấy nhà giữ kỹ, cửa nẻo không sơ hở, thế mà một số đồ vật sưu tầm, tự nhiên thấy mất đi một mớ nữa, gần sạch tủ, chỉ còn sót vỏn vẹn tám món tầm thường, tôi thêm buồn, lấy sách ra đọc, bỗng gặp bài này, tôi chép y nguyên văn:


      "Ngụ đời" (đây là cái tít (titre) tôi chọn), chớ trong sách viết:


      Nghĩa vui:


      Con người ta ở đời, hãy trải lòng trải dạ ra mà ở cho rộng rãi cái tánh ý mình, lòng dạ mình được mấy năm (bao lâu), hay mấy năm (bấy lâu) mà thôi; chớ sự sống sự chết không chừng, mình thường thấy trước con mắt mình, cứ tùy theo phận mình cao thì ở cao, tùy theo phận mình thấp thì ở thấp, tùy theo duyên mình tốt xấu mà ở theo cho qua ngày tháng; còn như việc hơn việc thua, hay giỏi thì chớ có tích lòng oán hờn làm chi; mình có mình không cũng đừng có than van nan trách làm chi; là vì sự được giàu mắc nghèo hết thảy là ở tại nơi trời định; cho nên buổi thường mình sống ở đời, mình phải ăn phải mặc phải ở theo cái duyên phận trời cho mình, thì được yên lòng yên trí luôn; hễ thong thả được một ngày, ấy là tiên một ngày đó.


      Trương Minh Ký diễn thơ ấy ra nôm như sau này:


      "Rộng tánh rộng lòng trải ít năm,

      Người còn người mất mắt xem nhàm;

      Theo cao theo thấp theo duyên gặp,

      Hoặc dở (vắn), hoặc hay (dài), chớ giận thầm,

      Mình có mình không đừng trách móc,

      Nhà giàu nhà khó tại trời làm;

      Ở đời ăn mặc theo thời vậy,

      Một bữa rảnh rang bữa khỏi phàm."


      Đó là những gì tôi đọc nơi trang 12 tập số 1, tháng 5 dương lịch 1889 của bộ "Sự loại thông khảo" (Miscellanées của Trương Vĩnh Ký ), - lòng chưa thỏa mãn, tôi lật sách tiếp, và đọc:


      An phận tùy duyên là hơn:


      Con người ta ở đời bậc nào bậc nấy cũng như nhau, chỉ có cái ngắn nó khác nhau, tùy phận tùy duyên. Mà "kỳ chí giả nhứt dã". Biết mà xử thế thì là giỏi, tri mạng mà xông đời, thì là tài. Cứ theo "tố" mà làm thì là xong xuôi cả; đã yên lòng mình thì chớ, lại thuận mạng trời. Cho nên cả đời an nhàn vui vẻ thong thả khỏi lúng túng trí khôn, khỏi mệt nhọc thân thể. Vì vậy: "gia đương thủ phận tùy duyên quá, tiện thị tiêu diêu tự tại tiên".


      Giàu ngày ba bữa, khó ba chiều,

      An phận là hơn hết mọi điều;

      Khát uống trà mai, hơi ngác ngác.

      Nực kề hiên trước gió hiu hiu;

      Giang sơn tám bức là tranh vẽ,

      Hoa thảo bốn mùa, ấy gấm thêu;~

      Đỏng đảnh khuya nằm và sớm thức,

      Khác chi dân của thuở Đường Nghiêu.

      Hôm mai gió thổi hiu hiu,

      Cỏ hoa là bức gấm thêu nên đồ;

      Thanh u sẵn cảnh bốn mùa,

      Lựa là cứ chốn giang hồ mới vui?

      Cảnh ưa lâu cũng quen mùi,

      Bên song hóng mát ngỡ người Bào thi;

      Hẹp hòi nào sá quản chi,

      Phen thì dặm liễu phen thì ngàn mai.

      (Trên đây là trích trong 4 tập Sự Loại Thông Khảo số 4 tháng 8 năm 1889).


      Lòng vẫn còn ấm ức, bèn lấy "Truyện Giải buồn" bản in lần thứ 5 của Huình Tịnh Của in năm 1911, đã trót trăm năm, gắp chuyện như dưới đây (nguyên văn):


      Ăn mày xin vàng nén:


      Có một người giàu có lớn, mà hà tiện cũng lớn, cứ bo bo giữ của không chịu làm phước cho ai. Có một tên ăn mày tới xin, quyết một nén vàng, người nhà giàu phát giận, nói giá ăn mày dám xin tới vàng nén, biểu đầy tớ đuổi đi. Tên ăn này la lết không chịu đi, cứ việc ở trước nhà mà xin mãi. Trong nhà không ai thèm nói tới, tên ăn mày sớm đi xin nơi chỗ khác, trưa lại lộn về ở tại nhà giàu mà nài hoài cho đặng nén vàng.


      Nó làm như vậy đã đặng ba năm, ngườí nhà giàu thấy nó có công gắng vô, cũng mỏi lòng mà chịu cho. Tên ăn mày được nén vàng, thì làm bộ nhảy nhót mừng rỡ bội phần, liền cởi áo gói lại mà đi. Khi tên ăn mày đi ra một đỗi, thì người nhà giàu sai một đứa đày tớ theo rình coi lão ăn mày đem nén vàng đi đâu, cùng làm chuyện gì với nén vàng. Tên đày tớ đi theo xa xa, thấy lão ăn mày đi thẳng ra ngoài đồng, tới chỗ bóng mát ngồi xuống mở áo lấy nén vàng dồi lên dồi xuống mà giỡn chơi, coi ra ý mừng rỡ lắm.


      Cách một hồi lão ấy buồn ngủ, nằm chèo queo, nén vàng chỉ để trần một bên chỗ ngủ. Đứa đày tớ nom đặng, chờ lão ăn mày ngủ mòn, lén lại lấy nén vàng đem về cho chủ, chủ mầng còn nén vàng, liền đem đi cất. Lão ăn mày thức dậy, thấy mất nén vàng, không thèm tìm kiếm, xăm xăm trở lại nhà giàu mà xin nén khác. Ông nhà giàu nói: "Mới cho một nén, làm gì hết đi, mà còn xin nữa?" Lão ăn mày nói: "Tôi vừa nhắm mắt, nó liền mất đi, nên phải xin ông nén khác".


      Ông nhà giàu nghe nói, dường như ai soi sáng tấm lòng, liền hiểu sự đời, hễ con người ta nhắm mắt rồi, thì chẳng còn của cải sự nghiệp gì nữa, mới khấn nguyền xin táng của cải mà làm phước với thiên hạ, sau nghĩ lại, mới biết người ăn mày ấy là tiên.

      (Trang 5 và 6 Chuyện Giải Buồn của Huình Tịnh Của)


      LỜI BÀN:


      Người đời nay bàn chuyện đời xưa, tôi cho là thừa. Kẻ sanh sau, đọc lại sách cũ, giỏi chi mà bàn. Tuy vậy, để giải nỗi lòng, cũng xin có mấy lời mạn luận. Phàm đọc sách, phải có trí đủ để chiêm nghiệm:


      Trên đây, với mấy chuyện chép lại, một bài là "Nghĩa vui", đó là lời một trí thức, già kinh nghiệm, hai ông Trương Vĩnh Ký và Trương Minh Ký đem ý mình diễn ra văn và thơ; kế đến bài về "An phận tùy duyên", hai ông họ Trương, sống vào đời ly loạn, binh Tây ỷ mạnh qua chiếm đất, đánh thì không lại, ép phải chung sống và minh triết bảo thân, hai ông giữ được tiếng thơm, đáng làm gương thiên hạ, qua bài thứ ba, đọc văn ông Huình Tịnh Của, chuyện "ăn mày xin vàng nén", không phải ngẫu nhiên mà quả do sự linh cảm sáng suốt mà gặp, "người nhà giàu dư vàng" có phải tôi chăng?


      Tôi mất cổ ngoạn thì tiếc thì than van, xin hỏi từ Chúa Trịnh sắm của quí, qua Bằng quận công cắp vàng nén làm chìm nơi bãi biển, vua Quang Trung được "hóa phẩm" anh em xích mích, vua Gia Long nhờ tuổi trẻ, được hưởng, nhưng chung qui nhà Nguyễn Phước chưa tới hai trăm năm rồi của cũng tứ tán, mình là con nhà tay lấm chưn bùn, tích trữ bấy lâu chưa phỉ hay sao, có câu "của Tào trả lại âm ty", thanh dạ văn chung phải nhớ. Đọc Tam Quốc Chí, hồi thứ 57, bản dịch Phan Kế Bính, năm 1908 văn ngót trăm năm, khi hồn Quan thánh đòi đầu, sư Phổ Tịnh hỏi: "Vậy chớ đầu Lương, Xủ, Hoa Hùng, sáu tướng nơi năm cửa ải, ai đòi, ai trả?"


      Đọc qua Tây Du Ký, bản dịch trong Nam, chí đến video nhại đi nhại lại, bốn thầy trò muốn sang sông qua cõi Tây phương, gặp con quỉ, độ đường, qui vì chứa châu ngọc nhiều nên chưa thành công, khuyên phải mở châu báu ắt mau thành, ngày nay triết lý nhà tu đất Ấn, khuyên vua chúa các vì vương muốn tu cho có kết quả, khuyên phải biết phép "Xả thân cầu đạo" nhưng một vài ông lãnh chúa Ấn, lại hiểu "dân chúng phải nạp trên giá cân số châu ngọc y số nặng của xác mình", làm sao cho thành vì muốn thành mà còn lợi dụng một ông cân bảy tám chục ký, của dân mồ hôi xót mắt từ ly từ phân, làm sao cho đủ, nói thêm nữa là thừa. (Viết trên máy không cần bản giáp, ngày chủ nhựt 22-12-1991)


      Lâng lâng không làm phước được mà cũng không buồn tiếc của đã mất.


      Vương Hồng Sển

      Nửa Đời Còn Lại, p.226
      Nxb Văn Nghệ, 1996

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhớ Tết: Tết Tây Và Tết Ta, Tết Ôi Là Tết Vương Hồng Sển Hồi ký

      - Phù Dung Ảo Mộng Vương Hồng Sển Hồi ký

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)