1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhớ Tết: Tết Tây Và Tết Ta, Tết Ôi Là Tết (Vương Hồng Sển) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-02-2015 | VĂN HỌC

      Nhớ Tết: Tết Tây Và Tết Ta, Tết Ôi Là Tết

        VƯƠNG HỒNG SỂN
      Share File.php Share File
          

       


      Nhà khảo cổ Vương Hồng Sển
         Ảnh chụp ngày 25-11-1995 dịp anh em BK mừng thọ (Lê Phương Chi)

      Sanh làm người Việt Nam là người có một diễm phúc không dân nước nào khác có. Tiếc thay cho người Việt Nam không biết tận hưởng. Tỷ như người đạo Hồi (mahométan) một ngày phải đọc kinh không biết mấy lần, lại nữa khi giữ đạo kỹ, thì không được ăn thịt con thú nào mà không phải do mình cắt cổ! Như vậy làm sao hưởng bít tết của Tây, làm sao xực mì của Tàu và xơi phở Bắc. Đến như người Việt chúng ta, vẫn hàm bà lằng xán cấu, tức nói ra tiếng Việt là bất luận tất cả những gì trước mắt, (xán cấu là đánh trống Bắc cấu). Người phương khác, vẫn câu nệ và không dám thưởng thức món ăn lạ, ăn vào là đau tức thì, trái lại người Việt ta, tôi cho là có một bao tử trời cho, ăn thức gì cũng tiêu hóa ngay như người Việt khi ở Lào ăn mắm Lào, ăn luôn con gián đất bỏ trong hũ muối, qua xứ Chùa Tháp, ăn bò hóc và lua bún nấu theo Kơ Me và khen lạ miệng hơn phở nước ta. Như vậy mà miếng còn than nghèo, đúng là nghèo không biết phận và có hạnh phúc trong tay mà không biết hưởng.


      Nói về lễ tết, người dân Việt sanh ở trong Nam, có bao nhiêu Tết?


      - Theo như tôi hiểu, không thể nói được và không thể kể ra cho hết, vì ta đã có tật ham lấy của người làm ra của mình (nhứt là trong làng văn).


      - Tết Tây, đã có từ khi Tây qua đây, rồi khi Tây đi rồi, cũng còn nắm níu ăn tết theo họ mà vẫn nói ăn tết mới theo mình!

      - Tết ta là tết cũ theo tục lệ ông bà để lại, tôi không cần nói dông dài.

      - Tết theo Miên, khi ở xóm Miên hoặc ở gần người Miên, và tiếng Miên: Chôl chnăm, đúng là "vào năm mới".


      - Rồi người Tàu là người bày ra lễ tiết, từ tiết biến ra tết, và bánh tét, cũng làm bánh tết, về từ này, tôi cũng không dám đi sâu vào, vì dốt và vì còn nhiều người thông thạo hơn nhiều. Vả lại ai đã từng không ăn tết, và mình đây có hơn ai mà dám đại ngôn múa bút. Nhưng đã gần ngày tết đến, và cái già sồng sộc theo sau, âu cũng nói về tết chơi để giúp vui ba bữa.


      Xin lược bỏ những tết còn đỏ lấm lói, những tết mình còn quên cái chi trong giẻ tả, nào có thơm tho gì? Lại những cái tết không tiền, tết thi rớt, tết cháy túi, tết đau ốm, tết chồng một mâm vợ một thúng, tết bị giặc Thổ rượt khi Tây chạy thua (1945/46), cũng không dám nói về tết ở đất Bắc, và chỉ xin nhắc lại nghe chơi những tết vui vui trong này, gọi dâng chút tư liệu xoàng cho những người trên trước. Xét ra chúng tôi ở đất Nam này, còn nhớ thuở xưa trong xứ ít được thái bình lâu dài, cho nên ít trọng về khăn áo và chỉ thích "ăn và ăn" vì đãi bạn, mình ăn thì hết, bạn ăn thì còn. Nói về khăn trên đầu đã khác, ngoài kia xếp chữ Nhứt, ở đây xếp chữ "Bát".


      Về dọn dẹp nhà cửa, trên kia đào hồng mai trắng, ở đây mai vàng đã là quí nhưng kể về quà tết, thì ở Bắc ở Trung, lễ vật phải có mâm dâng, còn trong này rất xí xóa tay xách cặp gà cặp vịt cho điền chủ, ở đất phèn nào có sẵn mâm.


      Hiện nay giới cải lương ca hát, đang lâm cảnh vắng khách, tôi xin kể ở Sốc Trăng nhau rún, gánh hát Tiều vào sáng mồng một thường bày đi hát dạo, đờn hối hả chờ chủ nhà trao gói "cúng hỉ chào chia" và đó là cung hỉ tẩu thực. Và tại sao ta không diễn trò ấy lại?



          Nguồn: Kệ sách Học Xá

      Lúc Tây còn ở đây, dịp Tết, chúng thường bày ra trồng cột treo đu bầu, đu tiên, bày trò cạp chão, nhảy trong bao bố, té đùn cục cho chúng cười và ban tiền thưởng, ngày nay nhớ mà tủi chớ lúc áy, có tiền là đủ quên mọi việc. Vui nhất là bàn bầu cua cá cọp trải dưới đất, còn người lớn thì thức đêm ba mươi cho tới sáng rằng vừa chơi bài vừa chờ năm mới con thú nào hiện ra.


      Năm Tân hợi (1911) ở Sốc Trăng tôi được chứng kiến người Tàu cắt đuôi, bỏ tục thờ ma và mở màn dành tiền làm việc xã hội, khai trường lập nhà thương, nhà dưỡng lão, bằng cớ nay còn đồ sộ nào Nguyễn Trãi, nào Nguyễn Tri Phương, nào nhà nuôi bịnh của bang Quảng Đông, nào nhà từ thiện có hai chữ CHÍNH bút tích do thống chế Tưởng Giới Thạch đề tặng làm kỷ niệm, họ ở đây làm giàu mà làm như vậy cũng là cách biết ơn và ta chẳng nên và chẳng khá nên quên.


      Tục dựng nêu trong này không theo nữa, duy tục mồng năm sau tết cúng cháo cá ám luộc nguyên con, phải chăng lấy theo tục vua Lê đãi lính năm xưa?


      Giấy tiền vàng bạc đốt cho tổ tiên quá vãng nay cũng đã bớt và đốt rất ít, duy tục đốt pháo, từ Giải phóng vào, sao đốt quá xá, và để chờ xuân giáp tuất 1994 này, đã có 1ời khuyên, có giảm được hay chăng. Đồng bào bị lụt lũ, thiên tai sóng thần, kẻ có ăn tưởng nên nhớ người sống hơn ma cỏ. Năm 1919-20 tôi gặp trên Sài Gòn phong trào tẩy chay hàng Tàu hàng bombay, và tết năm ấy lân múa thì rất ít múa mừng cho Tàu khách thì nhiều, duy xảy ra chém lộn và từ đây cấm pháo, lân còn món gì để nhớ câu "lân ăn pháo đánh quyền?"


      Con cái ngày xưa lạy mừng tuổi cho cha mẹ ông bà, được lì xì (lợi thời) chỉ là gói giấy đỏ trong có gói một cắt bạc và một xu đồng (0$11), nay trẻ ít lạy và đòi những bạc ngàn hay mười ngàn, và trẻ lớn trộng lại chưa vừa lòng lại đua đòi sắm xe Honda Hon điếc, xúm nhau làm lếu đi cướp giựt đâm chém, xảy ra án mạng, tòa án điên đầu khó xử, xã hội bất ổn và nên trách cha mẹ ham làm giàu đã bỏ lún không dạy con, còn thầy nơi trường vẫn bất lực.


      Phong tục ngày càng ngày dễ dãi, cẩu thả càng thêm vì gương bắn súng theo kép Mỹ, hóa ra phát minh video, vân vân, lợi không kịp mối hại càng nhiều.


      Những năm 1931, kinh tế khủng hoảng, chủ điền sạt nghiệp, sinh viên đi Pháp bỏ học trở về, ở đây thi đậu tú tài, cử nhơn càng đông, không có chỗ làm sanh ra bất mãn, và trong xứ tỉnh ngộ, chống Tây và lính Nhựt ùa vào, tết nhất mất vui. Năm Giáp thân (1945) cách mạng và Nhựt lật đổ đô hộ Pháp, toàn quyền Decoux vào tù, và từ đó cho đến ngày nay đồng bào có mặt ở đây, tôi có cần gì vô duyên kể lễ.


      Càng già càng thấy sự tết. Không phải tại sợ chết, ai đâu lại khỏi, duy ngày tết, theo tôi chỉ vui cho tuổi xuân, cho gái ngày nay sắc đẹp trang sức càng tăng, còn già thì phải chạy tiền cho ra cho có để cho cháu con hỷ hạ, nhưng đồng bạc giấy ngày nay nhẹ quá, viết như vầy, may lắm được đôi trăm ngàn, tưởng là nhiều nhưng giá sinh hoạt leo thang vùn vụt, viết mửa máu không đủ ăn, tết ôi là tết!


      Theo tôi, cũng nên đơn giản và vì giấy còn thừa xin hỏi "sao ta có tết quá nhiều", Noel của Da tô, ăn thịt chó đêm giáng sinh ở Chợ Quán có còn chăng, đèn ngôi sao quá nhiều.


      Tết Tây rồi qua tết ta, chợ búa giá theo không kịp, cái vui không cần phải đốt pháo chỉ điếc tai và rủi ro còn hỏa hoạn cháy nhà, lúc nhỏ đêm không ngủ được chỉ trông mau sáng để đốt pháo, nay về già chỉ muốn thanh tịnh, ai đốt pháo chỉ trông mau dứt nghe tiếng nổ, pháo ngày nay nổ chát chúa, lại thêm dư thuốc súng nên chế làm lựu đạn, quẳng vào sông biển để bắt cá, nhưng quên cái hại cá con cá trứng cũng không còn, ngày mai có cá đâu cho kẻ đến sau? Một câu chúc tết cho vui: một người treo hai câu: "Phú quí năm ni lai tú xuýt (tout de suite), đối lại "Bần cùng năm ngoái phú lai căn" (foutre le camp). Một anh khác không chịu thua, chê còn dài, anh viết vỏn vẹn và treo nơi ngạch cửa "Tăng Phú" (t'en foudre!).


      Chúc mừng năm mới (bonne année cả làng!)


      Vương Hồng Sển

      Nửa Đời Còn Lại, p.429
      Nxb Văn Nghệ, California, 1996

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhớ Tết: Tết Tây Và Tết Ta, Tết Ôi Là Tết Vương Hồng Sển Hồi ký

      - Phù Dung Ảo Mộng Vương Hồng Sển Hồi ký

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)