1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vũ Trọng Phụng (Nguyễn Vỹ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      17-3-2020 | VĂN HỌC

      Vũ Trọng Phụng

        NGUYỄN VỸ
      Share File.php Share File
          

       


         Nhà văn Vũ Trọng Phụng
          (1912 - 13.10.1939)

      1937.— Đọc được 7 trang trong quyền «Lục Xì», tôi vứt sách xuống đất, bảo anh Minh Phượng, nhà xuất bản, ở ngõ Văn Tân, phố Hàng Đẫy:

      - Sao lại có cái thứ Văn bẩn thỉu thế nầy?

      Minh Phượng cười:

      - Anh đã đọc hết quyền sách chưa?

      - Đọc bảy trang cũng như đọc hết rồi.

      - Thế là anh lầm! Sách khác, đọc 7 trang có thể nói là đọc hết; chứ sách của Vũ Trọng Phụng, đọc hết quyển sách chưa chắc là đã đọc được trang nào! Huống chi anh mới đọc có 7 trang!


      Minh Phượng vừa pha xong trà «Chính thái» vào chén nhỏ, mời tôi. Hơi bay lên, mùi trà thơm phức. Hôm ấy là ngày giỗ Bà Cụ Thân Mẫu của anh Minh Phượng. Cúng xong, anh bưng đỉnh trầm để trên bàn khách.

      Tôi ngạc nhiên sao khách không có ai nữa mà chỉ có một mình tôi. Nhà xuất bản rung đùi, cất tiếng ồ ồ ngâm Kiều:

      - «Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình!...»

      Tôi cắt ngang:

      - Giờ phút này, ngồi với anh, tôi chẳng nhớ và cũng chẳng có tình tự với ma nào cả!


      Sự thật thì hôm ẩy tôỉ có nhiều chuyện buồn, cực chẳng đã anh Minh Phượng từ chiều hôm trước, đã bảo tôi sáng nay đến dùng cơm với anh thì tôi mới đi.


      Tôi lặng lẽ đưa mũi giày đá luôn quyển Lục Xì vào trong xó tường. Quyển sách mới xuất bản, hãy còn mới tinh nẳm xác xơ bên chân tủ.


      Nhà xuất bản Minh Phượng là một bạn thân. Anh cười:

      - Hôm nay, tôi chỉ mời có hai người bạn tôi quý nhất, nhưng có lẽ hai anh chưa quen với nhau.

      - Ai thế anh?

      - Vũ Trọng Phụng, tác giả quyền sách vừa được hân hạnh nếm cái mùi đôi giày há mồm của anh đó. Hình như anh chưa gặp Phụng lần nào, phải không?

      - Chưa.

      - Tôi biết thế nên muốn nhân dịp hôm nay có ky cơm bà Cụ tôi, và quyển Lục Xì của anh Phụng ra đời, tôi giới thiệu anh và Vũ Trọng Phụng để xem hai người bạn khó tính nhất trong làng Văn, và lại là hai người bạn quý mến nhất của Minh Phượng, sẽ đón tiếp nhaụ như thế nào.


      Tôi biết Minh Phượng thích khôi hài. Người anh cao ngòng, như chàng Double-Patte trong màn ảnh. Hai con mắt ốc bươu. Mỗi lần anh ngó tôi là tôi có cảm tưởng như anh sắp nuốt sống tôi trong hai cái ốc bươu ấy vậy. Anh ngồi nhìn quyển sách của Vũ Trọng Phụng, do anh xuất bản, vừa mới in xong, và anh lấy về quyển đầu tiên, không dè bị tôi đá lăn cù vô xó nhà. Anh tủm tỉm cười:


      - Tôi sẽ ghi trong quyển nhật ký của tôi câụ chuyện xảy ra hôm nay về quyển Lục Xì đề sau làm giai thoại.


      Rồi anh ngó đồng hồ:

      - Phụng cứ hay đến trễ, mỗi khi tôi mời ăn cơm. Tôi mời đúng 11 giờ, thì 11 giờ 30 hắn mới đến. Còn hễ khi nào hắn đòi tiền bản quyền sách, tôi hẹn đủng 11 giờ thì chín giờ hắn đã lót tót đến rồi.


      Minh Phượng cười ngó tôi:

      - Anh cũng thế chứ gì! Hôm nọ về tiền bản quyền ĐỨA CON HOANG, tôi hẹn anh 6 giờ chiều, 2 giờ anh đã dời gót ngọc đến gõ cửa tệ xá. Làm tòi đang ngủ trưa, phải bò dậy để đi chạy tiền trả cho anh!


      - Đồng hồ của tôi lúc ấy là 6 giờ!... Tôi cười bảo.

      - Thôi đi bố ơi! Đồng hồ của các bố nhà văn sao mà khôn thế? Của người ta 2 giờ, mà đồng hồ nào của các bố cũng là 6 giờ tất. Bố, hay Bố Phụng, Bố Trương Tửu, đều thế cả!


      Chúng tôi cười hà hà. Ngoài sân, một chàng xô cổng sắt đì vào. Chàng mặc áo quần cũ mèm cũng như tôi, tóc chải rẽ một bên, người dong dỏng cao và gầy, mặl hình chữ nhật, hốc hác, trông tiều tụy.

      - Bác định cho tôi ăn cơm trưa nay phải không?

      - Vâng, hôm qua con đã mời bố ạ!

      - Bác bảo với tôi là mấv giờ?

      - 11 giờ. Bây giờ là 12 giờ.

      - Mình đã lỡ hẹn với Lê Cường là 11 giờ mình đến lấy món tiền...

      - Đã lấy chưa?

      - «Moa» đến từ 9 giờ, hắn đi vắng thế chó nào mà mãi đến 11 giờ chưa về!

      - Thì chiều hãy đến Lê Cường vậy! Thôi, mời bố ngồi đây... Bố có biết ai đây không?


      Tôi đứng dậy bắt tay chàng và tự giới thiệu. Chàng nhã nhặn xưng tên:

      - Thẳng Vũ Trọng Phụng đây!


      Chàng nói mà không cười. Vũ Trọng Phung nghèo thì ai cũng biết, nhưng có ai biết là anh nghèo cả nụ cười không?


      Minh Phượng bảo:

      - Quyển Lục Xì đã in xong. «Moa» có lấy về một quyển đề «toa» xem.

      - Đâu?


      Minh Phượng quay ngó xó tường tít đằng xa:

      - Đấy!

      - Sao nó nằm đấy?

      - Vỹ vừa mới bảo văn chương Lục Xì bẩn hơn cái mũi giày há mồm của hắn. Hắn cho sách cậu vào nằm đấy đấy.


      Vũ trọng Phụng điềm nhiên ngó tôi:

      - Anh Vỹ nói thế thì tôi phục. Hôm nọ, tôi đưa bản thảo cho Lan Khai đọc, nó chỉ biết khen nịnh tôi, là hay, là kiệt tác. Tôi bảo vớí Lan Khai là hắn không biết thưởng thức Lục Xì. Bảo như Nguyễn Vỹ, là văn chương Lục Xì bẩn, thế mới là biết thưởng thức Lục Xì. Thằng Phụng viết Lục Xì để tả cái bẩn, mà đứa nào bảo Lục Xì thơm thì đứa ấy ngốc. Thế là nó chử ngòi bút của tôi đấy. Tôi tả cái bẩn mà anh ghê tởm được cái bẩn ấy, thế mới là anh nhận chân được cải giá trị văn chương của Lục Xì.

      - Tôi mới đọc có 7 trang...


      - Cái xã hội nầy bẩn quá, Vỹ ơi! Tôi biết đem những cái bẩn đó mà dồn vào một trăm trang sách thì chưa hết được cái bẩn của xã hội hiện giờ. Nhưng với tụi mình, 7 trang như thế cũng đủ chán. Anh không cần đọc thêm nữa.


      Vũ Trọng Phụng đứng dậy đi lượm quyển sảch trong xó nhà. Anh hỏi Minh Phượng:

      - Quyển nầy là quyển đầu tiên trong nhà in bác lấv ra đấy chứ?

      - Vâng.

      - Đề tôi biên mấy chữ tặng anh Nguvễn Vỹ hôm nay. Anh cho tôi quyển khác.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      *

      Hai giờ chiều ra về, Phụng bào tôi:

      - Hôm nào rỗi, anh đến nhà tôi chơi.


      Gần hai tháng sau, tôi mời có dịp đến thăm anh. Môt căn nhà chật hẹp ở phố Hàng Bạc. Anh ở trên gác, gác còn chật hẹp hơn. Tôi leo lên cầu thang gỗ, một cửa sổ vuông có dựng song, để lọt vào một vài thước khối ánh sáng vàng khè. Phụng đang ngồi viết nơi chiếc bàn con, trên bàn để các thứ đồ dùng: một cây đèn với một cái bóng đầy khói chụp lên một đốm lửa xanh gần như hấp hối, bát, đũa, vài ba lọ thuốc Tây, thuổc Tàu, bình mực, giấy, bút, hộp đồ may, cái áo trẻ con, một trái bưởi...


      Tôi ngồi trên ghế dài, mở nắp bình tich tự rót nưóc vối ra ly để uống, khỏi làm rộn đến chị Phụng. Chị sắp sửa đi đâu với đứa con nhỏ. Phụng hỏi tôi:

      - Anh có con chưa, anh Vỹ?

      - Tôi là con của tôi rồi, còn có con làm gì nữa?

      - Thế thì anh sướng. Tết Trung Thu sắp đến đây, anh khỏi phải sắm cái đèn con cá cho anh.

      - Con của anh chưa có đèn Trung Thu à?


      Phung chỉ vào tờ giấy đang viết dở trên bàn:

      - Tôi viết bài nầy đinh đem cho Tiểu Thuyết Thứ Bảy để lấy tiền mua đèn con cá cho con tôi. Có con phải nuôi con, thế là thường, nhưng có con lại còn phải sắm đèn con cá cho nó chơi, nếu không, Tết Trung Thu này tôi không phải là cha của nó nữa! Anh nghĩ thế có buồn không?


      - Nó đòi cái đèn con cá hả?

      - Nó không đòi. Con tôi chẳng bao giờ biết đòi tôi cái gì cả. Ấy thế mình mới đau lòng! Anh nghĩ xem. Chung quanh hàng phổ, tất cả con nít nhà người ta đều đã cớ đèn chơi Trung Thu. Duy chỉ con mình là không có. Cả ngày nò cứ ngắm nghia thèm thuồng các thứ đèn giấv của lũ con trong hàng phố được cha mẹ của chúng mua sắm cho. Nó mơ ước được một cái đèn như thế, để chơi như con người ta. Nó muốn quá cho đến đỗi nó buồn bã không chịu ăn cơm. Mẹ nó hỏi nó: «Con thích chơi cái đèn gì». Nỏ vui mừng trả lời ngay: «Con thích cái đèn con cá». Tội nghiệp cho nó, nó tưởng nó thích thế thì mẹ nó đi mua cho nó chơi. Nhưng mẹ nó làm gì có tiền! Không có tiền mua một con cá thật để ăn thì nó ăn rau với đậu phụ được, chứ một con cá bằng giấy mà cũng không có tiền để mua cho nó chơi, thì nó biết chơi cái gì trong ngày Tết Trung Thu với trẻ con hàng phố? Anh xem, có tội nghiệp cho nó không!


      - Hôm nay chị Phụng dắt cháu đi mua đèn con cá phải không?


      - Nếu thế thì tội gì tôi phải ngồi viết mẩy trang giấy nầy! Tôi ốm mấy hôm nay, anh Vỹ à. Nếu anh đến lúc nãy thì anh đã thấy tôi sốt-rét nằm li-bì trên ván ngựa, chắc là không thể ngồi dậy để tiếp anh. Nhưng chỉ còn hai ngày nữa là Tết Trưng Thu, tôi thấy con tôi muốn cái đèn con cá chơi đáng giá năm hào chỉ, chứ có nhiều nhõi gì mà chúng tôi không có tiền để mua cho con chơi. Trông thấy nó buồn bã, thèm muốn cái đồ chơi ấy quá mà không dám đòi, tôi phải gượng ngồi dậy viết một bài này để lấy tiền mua cho con cái đèn con cá ...


      - Anh viết xong chưa?

      - Vợ tôi không cho tôi viết. Nó dắt thằng nhỏ đến nhà bà chị họ ở phố hàng Cau để vay tiền... Nhưng tô biết là không vay được, vì gia đình nhà ấy không ưa tôi.


      - Thôi anh nẳm nghỉ. Khoẻ rồi hãv viết.

      - Nếu tôi nẳm xuống là chắc chắn không dậy được nữa.

      - Anh nẳm xuống, đọc tôi viết cho. Anh đã viết được mấy trang? Còn mấy trang nữa?

      - Cảm ơn anh. Nhưng tòi không thể đọc được.


      Tôi rờ tay Vũ Trọng Phụng. Nóng như lửa. Nhưng anh can đảm đứng dậy, lấy hai viên prémaline uống một lúc. Tôi ra về để cho anh viết.


      Đêm Trung Thu tôi trở lại thăm Vũ Trọng Phụng. Trưởc cửa nhà anh, một đoàn nhi đồng vui vẻ kéo đi diễu chơi qua phổ, mỗi em cầm một cái đèn giấy. Thẳng con của Vũ Trọng Phụng cầm cái đèn con cá, đi hàng đầu. Nó giơ cái đèn lên thật cao, miệng cười hí hởn. Bên cạnh nó có hai đứa bé vừa đi vừa đánh trổng theo sau con lân nho nhỏ, múa qua múa lại thật là cuộc vui náo nức của các em.


      Tôi lên trên gác. Vũ Trọng Phụng đang nằm trùm mền, người anh nóng ran, có đến 39 độ. Chị Phụng đã chạy đi mua thuốc chưa về.

      *

      1938.— Nhờ một người bà con giúp vốn, chị Phụng mở một cửa hàng nho nhỏ, bán sách báo ở đầu phố hàng Nón. Tôi không gặp Vũ Trọng Phụng lúc nầy, nhưng có lẽ dạo ấy anh đã đở khổ.


      Phụng it có bạn bè. Anh thường chơi với Nguyễn Triệu Luật, Vũ Bằng, Lan Khai, nhất là Lan Khai. Thỉnh thoảng tôi gặp anh với Lê Tràng Kiều, Lưn Trọng Lư. Anh không ưa các nhà văn nhóm Phong Hóa. Anh ghét nhất Thế Lữ và Nguyễn Tường Tam, nhưng có cảm tình với Khái Hưng.


      Anh nói chuyện khẳng khái, lại ưa mỉa mai chua chát. Thỉnh thoảng, anh thích nói khôi hài, nhưng tôi chưa thấv Phụng cười lần nào. Một hôm 10 giờ sáng, anh đến nhà Minh Phượng đòi tiền bản quyền sách mà nhà xuất bản còn thiếu anh. Minh Phượng đã khất với anh ba bốn lần rồi. Lần sau cùng, anh đến gặp bà vợ Minh Phượng, Minh Phượng đi vắng, bà bảo anh đi chơi một lúc rồi độ 11 giờ trở lại. Anh tức mình viết mấỵ chữ trên miếng giấy để lại cho Minh Phượng:

      «Tôi đến mấy lần, vợ anh đều cho tôi đi chơi.»


      «Vợ anh cho tôi đi chơi», là Phụng nói theo liếng Pháp «Votre femme m'envoie promener» nhưng theo lối nói mánh lới của tiếng Việt thì chữ «chơi» có nghĩa tục.


      Minh Phượng đưa giấy ấy cho tôi xem, mặt anh đỏ gay, anh bảo:

      - Vũ Trọng Phụng đểu giả thật!


      Tôi cười:

      - Tại vợ anh... cho hắn đi chơi, chứ đâu phải tại hắn.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      ĐÁM MA VŨ-TRỌNG-PHỤNG


      1939. — Tôi đi lang thang dọc theo bờ Hồ Hoàn Kiếm. Bóng tôi phớt qua chầm chậm dưới bóng rặng dương liễu buông rủ mành tơ trên mặt nước. Tâm hồn tôi cũng chầm chậm phớt qua như con chim xanh kia, trên mấy ngọn lá vương mây. Nhưng con chim đã hót lên một bài thơ ấm áp mà tâm hồn tôi sáng sớm hôm nay không hát được một bài thơ.


      Trời vẫn đẹp. Hà-Nội buổi mai khoác một chiếc áo nắng màu hồng, như chiếc áo cưới. Sớm mai nào tôi cũng yêu Hà-Nội duyên-dáng khoác chiếc áo cưới hoa lệ của nàng. Tôi yêu Hà-Nội, nàng thơ lãnh-đạm kiêu-căng của tuổi niên-hoa. Nhưng sáng nay tôi ghét Hà-Nội vô cùng. Tôi lánh xa trong bóng liễu, vì tôi không muốn nàng khoác chiếc áo hồng trơ trẽn trên tôi. Tâm hồn tôi u-ám lạ! Tôi ngồi xuống gốc liễu.

      *

      - Kìa! đứa nào ngồi kia phải hắn khòng?

      Tôi nghe tiếng Lưu-Trọng-Lư rủ-rỉ như tiếng gió:

      - Vỹ ơi!


      Chuyến tàu điện đậu ở Cầu-Gỗ hỉnh như sắp chạy. Nguyễn-Nhược-Pháp trên tàu nhảy vọt xuống, băng qua đường ra đến cây liễu, nắm tay tôi, kéo tôi đứng dậy. Tôi không sao quên được nụ cười ảm-đạm trên môi anh. Không nói năng một tiếng, tác giả bài thơ «Đi Chùa Hương» đưa tôi lên tàu điện. Đi đàu? Bốn người đã ngồi trên ghế, riêng một bên, có lẽ đã hẹn nhau từ hôm qua, như một âm-mưu của im-lặng. Lưu-Trọng-Lư, nét mặt xương xương, đôi mắt đục ngàu, áo quần màu xám không ủi. Lan-Khai ủ-rũ với cặp kiếng cận-thị, hai má trắng bệch như vôi. Trương-Tửu mắt đỏ, tai đỏ, tóc như chiếc bàn chải muốn quét một bóng mây đen trên vòm trán của chàng. Mộng-Sơn với một con mắt có vảy, môi không son, má không phấn, mặc áo đen quần đen. Nàng đưa nét mặt buồn tuyệt đẹp, ngó tôi, nói rất nhỏ:

      - Anh đã hay tin... Vũ-Trọng-Phụng chưa?


      Tôi không muốn trả lời, ngồi xuống cạnh nàng. Nhược Pháp ngồi cạnh Lan-Khai.


      Từ một tuần lễ, tôi đã biết Vũ-Trọng-Phụng đau nặng, chỉ chờ chết. Tôi không muốn đến thăm, vì tính tôi như thế. Trông thấy cảnh tượng đau đớn, tôi chịu không được. Tôi nhìn những đau khổ riêng của tôi, rất bình tỉnh, lạnh lùng, nhưng tòi không cỏ can đảm chứng kiến đau khổ của một người khác. Trông thấy bộ mặt âm-thầm lặng-lẽ của bốn người bạn nầy, tôi không cần trả lời câu hỏi bùi-ngùi của Mộng-Sơn. Tôi cúi mặt xuống, châm điếu thuốc hút. Hai dòng nước mắt tự nhiên chảy xuống đôi má tôi, rớt xuống hai giọt làm tắt điếu thuốc tôi đang cầm nơi tay. Cả năm người đều không nói.


      *

      Một chuyến tàu tên là Im-lặng...


      Tàu điện chạy qua hàng Gai... Hàng Bông. Đến vườn hoa Cửa Nam, nó đỗ một phút. Nguyễn Tuân bước lên với một nụ cười. Chỉ có một Nguyễn Tuân cười mà thôi, nhưng nụ cười "vang bóng một thời", xa xăm từ vạn-cổ. Tuân ngồi cạnh Nguyễn Nhược Pháp, với vẻ trịnh-trọng, không cười nữa.


      Tôi không nhớ ai hỏi:

      - Ai làm bài điếu-văn bây giờ nhỉ?


      Tôi cũng không nhớ ai trả lời. Một người trả lời, và tất cả đều gật đầu đồng ý. Tôi vẫn làm thinh.


      Sáng nay, đi lang thang dưới bóng liễu, tôi có cái buồn riêng, chứ chưa biết là Vũ-Trọng-Phụng đã chết ngày hôm qua. Bây giờ anh em rủ nhau đi chuyến tàu điện buổi sáng sớm này, tôi mới biết là chúng tôi đi đưa đám ma. Nhưng ngồi trên tàu điện mà bảo tôi làm bài điếu văn, thay mặt mấy anh em bạn thân của Vũ-Trọng- Phụng, để chốc nữa, 8 giờ, đọc cho Phụug nghe dưới huyệt mả, thì thật là...


      Tỏi bảo:

      - Đến giờ phút nầy, các cậu mới sai tôi viết bài điếu văn khóc Vũ-Trọng-Phụng?


      Nguyễn Tuân còn trào phúng lố lăng:

      - Tàu đến croisement Thái-Hà-ấp, cho thằng Vỹ xuống để nó lên Gò Đống-Đa ngồi viết, cho kịp chuyến tàu sau nó lên, thì quan tài của thằng Phụng cũng vừa đến nghĩa-địa, không trễ đâu, tụi bây.


      Lan-Khai bảo:

      - Ngồi ngay trèn tàu này viết không được sao?


      Nguyễn Nhược Pháp cười tủm tỉm, nụ cười mím môi bất hủ của chàng. Anh móc cây bút máy trên túi áo đưa tôi:

      - Đây viết đi, cậu.


      Lưu Trọng Lư hỏi:

      - Đứa nào có miếng giấy lộn nào đó không, đưa cho nó, chứ nó viết bằng gì?

       

      Lan Khai thò tay vào túi áo, móc ra bốn tấm giấv nhầu nát trao tôi: đây là hai mảnh giấy của một bà nào đó gởi đòi nợ anh, một mảnh thứ ba không biết anh làm bài toán gì mà viết dày đặc những bài toán cộng, toán trừ, có lẽ là tính tiền nhà, tiền cơm, còn mảnh giấy thứ tư là bức thư của một cô tình nhân gửi cho chàng hôm chủ nhật trước.


      Tôi khẽ đập đầu cán bút vào hai răng cửa của tôi, kêu «cóc-cóc-cóc»... Mộng-Sơn mỉm cười quay lưng lại tôi.

      - Để tôi cho mượn cái lưng làm mặt bàn.


      Tôi đặt tờ giấy trên lưng nàng, nguệch ngoạc mấy câu trong lúc tàu đang chạy rầm-rầm:

      «Vũ-Trọng-Phụng ơi!»


      Tàu chạy đảo qua đảo lại nghiến trên đường rầy, Cái lưng mặc áo hàng đen của Mộng-Sơn lẳc lại lắc qua. Nàng thơ cố gắng ngồi thẳng lưng, tôi bảo:

      - Khòm xuống một tý...

      Cái lưng khòm xuống một tý. Tôi viết tiểp:

      «Chúng tôi, những nhà văn đứnq xúm quanh huyệt mả của anh đâỵ, — chúng tôi thề rằng linh hồn của anh... »

      *


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Đám ma của Vũ-Trọng-Phụng lặng lẽ đi vào nghĩa địa, ở giữa quãng đường tàu điện Hà Nội — Hà Đông. Vài hạt sương còn long lanh trong lòng cỏ hai bên vỉa đường. Tàu điện vừa đỗ, Lưu Trọng Lư muốn giựt bốn tờ giấy trong tay tôi vừa viết xong.


      Cả nhóm đều dửng bước, đề xem bài văn tế...


      Nguyễn-Tuân hỏi:

      - Cậu viết xong chưa?


      Tôi nhét bốn tờ giấy vào túi:

      - Tao không cho đứa nào coi cả. Tao viểt cho Vũ-Trọng-Phụng, một mình Vũ-Trọng-Phụng sẽ nghe trước mà thôi.


      Lưu trọng Lư bảo:

      - Mầy xoàng lắm, tàu chạy gần 10 cây số, mà mầy mới viết được bổn trang?


      Chúng tôi im lặng, không đùa được nữa. sắp hàng hai, chúng tôi bước chậm-chạp theo sau đám ma vào nghĩa-địa. Đi sát cạnh quan tài, chị Phụng khóc nức nở. Mấy đứa con của Phụng, còn nhỏ quá, mặc đồ tang đi theo sau, khóc sướt mướt. Tim tôi rỉ-rả, âm thầm, chậm chạp, như đám-ma đi trong ấy.


      Quan tài hạ huyệt, Nguyễn Tuân khẽ đẩy tôi ra đề thay mặt anh em làng Văn, đọc bài vĩnh biệt.


      Lần đầu tiên tôi nghe Nguyễn Tuân khóc. Anh khóc như người ta hút thuốc phiện, từng cơn, chậm rãi, đều đều...


      Lưu Trọng Lư cũng thút thít bên cạnh tôi, làm tôi đọc không được. Tôi quay lại khẽ bảo:

      - Yên, cho tôi đọc chứ!

       

      Tôi chỉ nói ấm ức mấv tiếng nữa rồi nghẹn luôn. Nước mắt trào ra. Ông Vũ-đình-Long, chủ nhiệm «Tiểu Thuyết Thứ Bảy» lấy xấp giấy của tôi, đọc tiếp ba trang chót...

       

      Vũ trọng Phụng chết đêm Thứ Sáu 13-10-1939. Trang đầu bài điếu văn:

      Vũ Trọng Phụng ơi!


      Chúng tôi, tất cả những nhà văn đứng xúm quanh mả anh đây, chúng tôi thề rằng Linh hồn của Vũ Trọng Phụng và Linh hồn của các bạn đã qua đời, Nguyễn khắc Hiếu, Nguyễn văn Vĩnh,... sẽ được tôn sùng xứng đáng.


      Thế hệ các Văn nhân còn sống sót lại đây sẽ tạc cho các anh một pho tượng.

      Chúng tôi sẽ lập lên, để thờ các anh, một ngôi đền.

      Chúng tôi sẽ ghi tên các anh bằng chữ vàng, trên đá cẩm thạch.

      Chúng tôi sẽ gây lên một phong trào cho Quốc dân được biết, và yêu, và kính trọng tất cả những người thợ có chân tài đã đắp một viên gạch xây nền Văn học Quốc gia...

      . . . . . . . . . . . . . .

      Nguyên văn bài nầy. Ỏng Vũ-đình-Long có đăng lại đầy đủ trong Tạp chí Tao-đàn của ông, số đặc biệt về Vũ-trọng-Phụng, số 14 tháng 11, 1939.


      Câu đối của Tchya khóc Vũ trọng Phụng:

      "Trời hỡi! Ông sao ác quá chi, nặng nghiệp văn nhân, chết vẫn ngậm hờn chưa đạt chí,

      Phụng ơi! Anh nỡ bay vội mấy, đau lòng mặc hữu, sống còn sợ nổi khó an thân."

      Câu đối của Lan Khai chép trong nhật ký:

      "Thằng Phụng chết rồi, đau nhé Lan Khai, ngồi nhớ bạn, xem hình, lòng mủi lệ!

      Bọn mình sống sót, nói như Nguyễn Vỹ, muốn lập đền, xây tượng, túi không xu!"

      TÁC PHẨM VŨ TRỌNG PHỤNG


      Văn chương của Vũ Trọng Phụng phản ảnh đặc biệt nếp sống và ngôn ngữ bình dân Miền Bắc, lối ngôn ngữ trào lộng, mỉa mai, lúc tế nhị thì thật tế nhị, nhưng, khi chát chúa thi không gì chát chúa bằng.


      Con người Vũ Trọng Phụng không thể viết lối văn nào khác được. Nét mặt xương xương, đôi mắt sáng quắc, nhưng đôi môi khô khan ít khi nở được một nụ cười vui tươi chân thật. Có cười chăng, cũng chỉ là một nét cười mỉa mai chua chát.


      Đôi khi cũng là một nụ cuời cay cú. Cả trong những buổi tiệc mà ai nấy đều vui vẻ, Vũ Trọng Phụng vẫn trầm ngâm, ít thông cảm, không cởi mở. Cho nên anh ít chơi thân với ai, trừ Nguyễn Triệu Luật (anh nầy từ điệu bộ đến ngôn ngữ, giống na ná anh Lê ngọc Trụ ở Sàigòn) và Lan-Khai, Vũ-Bằng. Hôm Phụng chết, Lan-Khai xúc động, sẵn bút máy, đứng vẽ chân dung tác giả «Số đỏ» nẳm trên giường chết. Nét vẽ đó rất giống Vũ Trọng Phụng.


      Nhà văn của giới dân nghèo, dân thợ, Phụng lại không ưa làm chinh trị và không thích giao thiệp với nhóm nhà báo Cộng sản, như Chất, Kính, Trần huy Liệu. Anh phê bình mấy người đó là «đầu cơ dân nghèo». Một hôm trong toà soạn báo Tương Lai của Nguyễn triệu Luật, Chất đi đâu ghé vào chơi, và trong một câu chuyện về thời sự, anh nhà báo Cộng sản nầy phê bình Phan Bội Châu là Phản bội Châu, và chưởi cụ Phan thậm tệ. Vũ Trọng Phụng ngồi im, chỉ hút thuốc lào. Một lúc, anh đứng dậy ra đi, bắt tay mọi người, không thèm bắt tay Chất. Cậu nầy mắc cỡ, gọi Phụng lại và đưa tav ra, nhưng Phụng bảo:

      - Cậu đưa tay lên tát cái mồm cậu ba tát, rồi thằng Phụng sẽ bắt tay cậu.

      Nói xong, Vũ Trọng Phụng điềm nhiên bước ra cửa.


      Vũ Trọng Phụng kể lại cho tôi nghe vụ đó một hôm ăn tiệc tại Nhà Xuất bản Minh Phượng.


      Văn của Vũ trọng Phụng không màu mè, hoa mỹ như văn của Lan-Khai. Phụng viết rất giản dị, rất bình dân nhưng vô cùng thấm thía. Đọc nhiều trang tiểu thuyết của Vũ trọng Phụng, tôi có cảm tưỏrng như đọc Jack London. Trong lúc nói chuyện, Lan-Khai thường nhắc lại một vài đoạn văn của «thẳng Vũ trọng Phụng», và cười ồ ồ lên, để tỏ ý phục cái giọng văn bao biểm thấm thía của tác giả "Lục Xì".


      Vũ Trọng Phụng chết, chúng tôi thấy một trống rỗng lớn trong làng văn Việt-Nam ở nhũng ngàv tàn của thời đại Tiền Chiến... Không khí chiến tranh đã bao trùm đất Thăng Long, «nghìn năm văn vật»...


      Nguyễn Vỹ

      Nguồn: Văn Thi Sĩ Tiền Chiến
      Nhà sách Khai Trí, 62 Đại lộ Lê Lợi - Saigon

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lan Khai Nguyễn Vỹ Hồi ức

      - Lê Văn Trương Nguyễn Vỹ Hồi ức

      - Vũ Trọng Phụng Nguyễn Vỹ Hồi ức

      - TchyA Đái Đức Tuấn Nguyễn Vỹ Hồi ức

      - Khái Hưng Nguyễn Vỹ Nhận định

      - Sinh Khí Văn Nghệ Tiền Chiến Nguyễn Vỹ Biên Khảo

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)