1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thảo Luận Về Kỹ Thuật Tả Chân Của Vũ Trọng Phụng Trong "Số Đỏ" (Đỗ Long Vân) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      16-3-2020 | VĂN HỌC

      Thảo Luận Về Kỹ Thuật Tả Chân Của Vũ Trọng Phụng Trong "Số Đỏ"

        ĐỖ LONG VÂN
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Vũ Trọng Phụng
           (1912 - 13.10.1939)

      Mới đọc qua thì người ta có cảm tưởng rằng “Sổ Đỏ” chỉ là một chuyện nhằm đả kích cái mốt Âu hóa của xã hội ta trong một giai đoạn nhất định của thời Pháp thuộc. Cái mốt ấy lẽ dĩ nhiên tự nó vẫn tưởng nó là hay. Và những nhân vật trong “Số Đỏ”, nếu người ta thấy họ rởm, thì họ vẫn rởm trong ảo tưởng của văn minh, của tân thời, của cải cách xã hội. Họ cổ động cho thể thao, đòi giải phóng phụ nữ, chống lại sự phân chia giai cấp. Tưởng họ cũng tiến bộ lắm chứ! Sao V.T.P lại mang họ ra nhạo báng? Và đã có lần người ta ngờ rằng V.T.P đã chống lại cái mốt Âu hóa của thời đại ông để trở lại những tập quán đã lỗi thời. Nhất là khi những nhân vật duy nhất có thể gọi là tích cực trong truyện ông là một bà già (vợ cụ Hồng) chẳng sợ gì hơn là sự sứt mẻ của gia phong và một ông nhà quê (ông Hai, em cụ Hồng) chỉ biết có một lòng phụng dưỡng cha già thì sự nghi ngờ ấy lại có phần có lý. V.T.P đã nhìn những nhân vật ấy một cách có cảm tình. Cảm tình ấy là một “hommage” cho một truyền thống đã có giai đoạn sáng lạn của nó. Nhưng hơn ai hết V.T.P cũng biết rằng nó đã thuộc vào quá khứ, và những người tượng trưng cho nó, như vụ cãi lộn giữa hai cụ lang già cho người ta thấy, chỉ là những người đã bị lịch sử đào thải. Ông không chờ gì ở họ, và sự đả kích cái mốt Âu hóa của ông, không để gọi sự trở về một truyền thống đã cáo chung, mà có lẽ còn đi xa hơn là sự nhạo báng những cái rởm nhất thời.


      I. TỪ NHỮNG CÁI RỞM ĐẾN NHỮNG CON NGƯỜI RỞM:


      Nhạo báng những cái rởm ấy trên nguyên tắc, không có gì là khó.



          Bản in đầu tiên của Số Đỏ, 1936

      1. V.T.P chỉ việc thâu giảm cái mốt Âu hóa ấy vào một vài góc cạnh lố bịch là người ta có thể cười. Chẳng hạn ông sẽ mô tả những sân quần như chỗ phô trương những cặp đùi trắng nõn, giản lược sự cải tạo đời sống phụ nữ trong cách ăn mặc những quần áo khiêu dâm, tóm tắt việc thăng tiến bình dân trong sự tung hô Xuân Tóc Đỏ làm vỹ nhân của xã hội, và sự ghi chép những tiếng chửi đổng của nó (mẹ kiếp v.v...) trong cuốn Tự điển đang soạn của những bậc thượng lưu trí thức trong Hội Khai Trí Tiến Đức.


      2. V.T.P đi xa hơn một bước khi lấy ngay cả tư cách của những người chủ trương Âu hóa ấy ra làm trò khôi hài. Ấy là một “me tây” già dâm đãng và mê tín, một du học sinh về nước không được một mảnh bằng và chỉ biết có chơi bời, một ông già nghiện ngập và sẵn sàng, nếu thấy có thể, kiêm lời, giết cả bố và bán con gái mình cho bất cứ ai, nói tóm lại, một lũ người ô trọc, tham lam, giả dối, đã quên tất cả để chạy theo xác thịt, tiền tài và danh giá hão.


      3. Nhưng tới đây, V.T.P vẫn ở trong giới hạn của văn trào phúng và tả chân cổ điển. Xa hơn nữa, ông cho người ta thấy, dưới những chiêu bài tiến bộ của cái mốt Âu hóa, tinh thần bảo thủ của những người chủ trương nó. Nhà họa sĩ ấy đã tung ra những kiểu áo khiêu dâm và hễ mở miệng là chửi dân An nam ngu dốt không hiểu được những sáng chế tân kỳ của mình. Nhưng nếu vợ ông mang những kiểu áo ấy ra mặc thì ông sẽ là người đầu tiên la trời là đã vô phúc lấy phải một thứ người mà cái ngôn ngữ của những người lương thiện như ông chỉ có thể gọi là con đĩ.


      Ông Văn Minh không coi bằng cấp ra gì, nhưng các bạn ông lẽ dĩ nhiên phải là tiến sĩ, đốc tờ, giáo sư, và tuy ông thường tuyên bố là những người của giới bình dân là những người duy nhất có một giá trị đích thực, nhưng nếu bị tình thế bắt buộc phải gả em gái mình cho Xuân Tóc Đỏ thì ông cho là không có cái họa nào lớn hơn và vội vàng dùng mọi cách để chôn vùi cái dĩ vãng ma cà bông của thằng em rể trời giáng ấy đi và sắm cho nó cái danh giá mới toanh của một giáo sư quần vợt. Còn cô Tuyết, em gái ông, thì cả phố biết rằng cô là một thiếu nữ tân thời, tự do và phóng túng. Nhưng ai ở trong cuộc, như Xuân Tóc Đỏ, cũng biết rằng đến lúc phải ban cái “ân huệ cuối cùng” thì cô lại tỏ rằng cái tự do của cô là một tự do có giới hạn, và cô quả không uổng là con nhà gia giáo. Nói tóm lại, cái gì V.T.P đả kích trong những con người Âu hóa ấy, không phải là sự Âu hóa mà là tinh thần bảo thủ của họ. Cái phong trào Âu hóa của họ chỉ là một cái mốt nghĩa là một vở tuồng nhất thời. Và họ chỉ là những tên hề đang đóng trò trên sân khấu xã hội.


      II. MỘT THẾ GIỚI PHƯỜNG CHÈO:


      Nhưng họ như đã sắp quên là họ đang đóng trò, và cái tinh |vi của V.T.P là cho người ta thấy họ cũng thành thực trong những luận điệu tiến bộ như trong những lập trường bảo thủ nghĩa là trong họ vai trò mà họ phải đóng đã gần trở thành con người thứ hai. Cho nên tuy vẫn biết là họ giả dối mà người ta không thể bảo họ là những người lừa đảo, và như V.T.P nói “Ông Văn Minh cũng không biết là cứ lừa dối mãi người khác thì cuối cùng lừa dối đến cả mình mà không biết”, cũng như Xuân Tóc Đỏ cũng quên mất rằng nó chỉ là một ông Đốc giả hiệu, một ân nhân giả hiệu của nhà cụ Hồng, một vỹ nhân giả hiệu của xã hội. Sự giả dối dần dần được tự nhiên hóa và “Số Đỏ” cho người ta thấy lịch trình của sự biến hóa ấy nó như thế nào. Nó mô tả một xã hội trong ấy mọi người cố gắng mê hoặc lẫn nhau để rốt cuộc lại trở thành nạn nhân của cái công mê hoặc của mình. Và khi truyện chấm hết thì người ta thấy họ sắp sửa bắt tay nhau và rối rít khen nhau một cách rất thành thực là cấp tiến, là bình dân, là thượng lưu trí thức v.v...


      Nhưng V.T.P đã cho người ta biết rằng họ chỉ là những tên hề. Không những ông đã tổ giác những cái rởm của họ mà, xa hơn nữa, sự giả dối căn bản của vở tuồng xã hội mà họ đang diễn ra. Cho nên người ta không ngạc nhiên thấy lần này ông bỏ cái lối tả chân “tô đậm nét chì” đã làm ông nổi tiếng trong những truyện trước để chọn cái trào phúng hợp với chủ đích mới của ông hơn. Tại công việc giờ phải là tổ giác cái thối nát của xã hội để thúc đẩy sự cải cách mà chính cái ảo tưởng của những người có chủ trương cải cách nó. Cái trào phúng ở đây là một yêu sách của chủ đề. Và cái xã hội trong “Số Đỏ” xuất hiện như một xã hội phường chèo. Hay đúng hơn thì V.T.P đã phường chèo hóa xã hội để nó có thể tự nhận ra mình một cách dễ dàng hơn.


      1. Sự phường chéo hóa ấy bắt đầu ngay trong cách trình bày truyện. Truyện, như người ta biết, chia ra làm nhiều chương. Và nội dung mỗi chương được tóm tắt trong vài câu khôi hài để lên đầu. Cái lối trình bày rất cổ và ước lệ ấy, như thể câu truyện sắp kể là truyện của một thời đại khác, ngược lại những kỹ thuật tả chân mới mà mục đích là đột ngột ném độc giả vào giữa truyện không để cho người ta kịp thở, tố giác tính cách xếp đặt trước của truyện và là một cách kêu gọi trong người đọc cái tự do và óc phê bình.


      2. Những cái được đặt ở đầu mỗi chương ấy cũng có một tác dụng khác là tách hẳn chương này với chương khác. Mỗi chương đánh dấu một giai đoạn của truyện. Nhưng những cái tựa ấy lại giới thiệu mỗi chương như một cảnh độc lập. Và thật ra thì không những trong “Số Đỏ” sự chuyển tiếp giữa những chương gần như không có mà giữa những chương người ta cũng không thấy có một quan hệ cần thiết nào. Người ta nhảy từ chương này sang chương khác. Ở mỗi chương người ta lại gặp nhân vật ở một hoàn cảnh mới. Sự đứt quãng ấy giữa những chương gián đoạn cái đà của chuyện, làm nó mất hết cái liên tục tự nhiên mà những kỹ thuật tả chân cổ điển cố cho người ta ảo tưởng, và từ chối lôi cuốn độc giả để duy trì nó trong một sự ngạc nhiên thường trực. Nhưng trước hết nó có sự tiến triển của truyện cái nhịp “nhảy chân sáo” của những vở hề. Xuân Tóc Đỏ ở mỗi chương làm thêm một việc giả dối và sau mỗi việc giả dối lại tiến thêm một bực trên cái thang xã hội và, cứ thế mãi, một cách máy móc cho đến bậc thang cuối cùng. Con người khi ấy thật là tổng số của những giả dối của nó. Nhưng người ta đã bảo rằng ấy là một thế giới phường chèo.

       

      3. Tính cách phường chèo ấy không chỉ có trong cốt truyện. Nó xâm nhập mọi sự kiện và ngay cả ngôn ngữ của nhân vật. Ấy là một ngôn ngữ nghèo nàn và máy móc và những nhân vật trong truyện như chỉ biết nói như vẹt một vài câu nhất định. Không kể đến những “em chả”, “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, “ngài là một người chồng mọc sừng”, “chúng tôi rất hân hạnh”, “làm hại một đời con gái” lúc nào cũng có thể đột ngột xuất hiện giữa truyện một cách vô lý và khôi hài thì từ những mẩu đối thoại giữa cô hàng mía và Xuân Tóc Đỏ (pha lẫn cải lương và hát trống quân) đến những danh từ cấp tiến và hùng hồn của ông Văn Minh và đồng bọn có chỗ nào là người ta gặp một ngôn ngữ tự nhiên? Nhất là cái ngôn ngữ của Xuân Tóc Đỏ thì ai cũng biết rằng nó hoàn toàn là một ngôn ngữ mượn và chắp nối bằng tất cả những câu vụn vặt nó đã nghe lỏm và học được từ thời vác loa rao hàng cho ông vua thuốc lậu cho đến ngày nó gia nhập nhóm ông Văn Minh. Và người ta cũng không quên rằng cái việc đầu tiên của nó, trước khi gia nhập phong trào cải cách xã hội của mấy ông thượng lưu trí thức là phải học thuộc lòng những câu như “thắt đáy, nở ngực, nở đít là lời hứa”, “hở tay, hở ngực, hở đùi là chinh phục” vv... Nhưng bài học tiến bộ ấy của Xuân Tóc Đỏ làm người ta nghi ngờ cái ngôn ngữ tiến bộ ấy của ông Văn Minh và đồng bọn. Họ cũng chỉ là những con vẹt như Xuân Tóc Đỏ và Xuân Tóc Đỏ, một khi đã thành thuộc cái ngôn ngữ ấy rồi, thì cũng sẽ chẳng khác gì họ.


      4. Cử chỉ của nhân vật, trong “Số Đỏ” lại càng máy móc nữa và đều như rập theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Khi truyện bắt đầu thì người ta đã thấy ngay, trên sân quần, mấy nhà thể thao chơi quần vợt “một cách uể oải như những nhà thể thao khác”. Sự so sánh lạ lùng ấy chợt biến cái sân quần ra một sân khấu và cái gì người ta thấy là các nhân vật đang chẳng làm gì hơn là đóng vai trò của những nhà thể thao. Và suốt cuốn truyện sự so sánh ấy sẽ trở lại với mỗi nhân vật. Chẳng hạn cơn thịnh nộ của bà Phó Đoan phải là cơn thịnh nộ của một me tây chân chính, ông Phán giây thép phải tháo lui một cách bí mật như những người chồng mọc sừng khác, và cụ Hồng có ngồi xuống thì cũng phải lật đật như một cụ cố chính hiệu. Con người xã hội xâm lấn và ám ảnh con người thực của mỗi nhân vật và cái gì V.T.P tố giác trong cử chỉ và ngôn ngữ của họ là cái vai trò mà mỗi người đang đóng cho chính mình và cho nhau coi.


      5. Tính cách phường chèo, như ta thấy, ở ngay tận gốc của đời sống trong thế giới ấy. Nó làm cho xảy ra những sự kiện khó tin nhất. Chỉ trong thế giới ấy thì các ông thầy bói mới đoán trúng, chỉ trong thế giới ấy thì thuốc thánh đền Bà Đanh mới có công hiệu và chữa được người ốm sắp chết, chỉ trong thế giới ấy thì các ông cảnh sát mới cả ngày không biết làm gì hơn là bắt phạt lẫn nhau và lo việc tranh giải đua xe đạp. Xa hơn những tập quán của thời đại ông, tác phẩm của V.T.P nhằm một cuộc phê bình chính trị, và cái gì ông tố giác là Nhà nước bảo hộ thời bấy giờ.


      III. MỘT PHÊ BÌNH CHÍNH TRỊ:


      Ở đây người ta có thể đặt một nghi vấn là cái trào phúng có phải là phương tiện công hiệu nhất trong việc tố giác ấy không? Cái trào phúng có thể dùng để tố giác những cái rởm xã hội. Nhưng để chống một chế độ thì người ta có thể nghĩ rằng công việc duy nhất phải làm là công bố những tội ác của nó. Đằng này cái gì người ta thấy là một thế giới trong ấy những ông cảnh sát chỉ để làm cảnh và cả ngày chỉ có một việc là cưỡi xe đạp lượn phố, trong ấy nhà nước không có việc trọng đại nào hơn là tổ chức những đại hội thể thao và phát những bội tinh, trong ấy nếu có ai bị bắt thì không phải là cộng sản và quốc gia, mà là những người thân Tây, muốn làm như những người Tây ở bên Tây, nghĩa là gặp ai cũng dơ tay như muốn đấm người ta và tung hô nước Pháp dân chủ vạn tuế!


      Nếu chế độ Pháp thuộc quả thật như V.T.P kể thì ai còn muốn chống lại nó nữa? Và cái trào phúng của V.T.P, trong một việc quan trọng như vậy, thoạt tiên có thể coi là khả nghi. Nhưng người ta có thể nghĩ ngược lại rằng những tội ác của kẻ cai trị không phải là điều đáng quan tâm nhất. Nếu không ác thì làm sao họ lại có thể cai trị? Và càng ác thì họ lại càng tự cô lập và càng thúc đẩy sự sụp đổ của họ. Nhưng họ trở nên nguy hiểm hơn khi họ ẩn lấp sự cai trị của họ dưới những danh từ cấp tiển. Cái trào phúng khi ấy lại cần thiết. Nhạo báng những danh từ cấp tiến ấy là đánh ngay vào căn bản nghĩa là những minh chứng ý thức hệ của chế độ, và một mặt khác, thức tỉnh những người có thể bị những minh chứng ấy cám dỗ. Sự tố giác những tội ác của một chế độ thật ra thường bao hàm một ý chí đối thoại và cải tạo. Cái trào phúng trái lại, là một phủ nhận căn bản. Muốn hiểu ý nghĩa của cái trào phúng trong “Sổ Đỏ” thì người ta phải đặt tác phẩm ấy trong bối cảnh lịch sử của nó.


      Ấy là thời ở bên Pháp Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền. Nhà nước Bảo hộ dưới áp lực của những phong trào khuynh tả, bắt buộc phải đưa ra những chủ trương rộng rãi và cởi mở. Và lẽ dĩ nhiên có những người VN nghĩ rằng có thể có một chính sách thuộc địa tiến bộ hơn. Cho nên ở VN khi ấy người ta cũng đua nhau Âu hóa, cải tạo xã hội; ca tụng bình dân. Tưởng cái thời Pháp - Việt đề huề trong tinh thần khuynh tả sắp đến nơi! Khi đọc “Số Đỏ”, người ta phải công nhận rằng V.T.P đã sáng suốt hơn rất nhiều người đương thời. Cái gì ông đã cho người ta thấy là cái phong trào cấp tiên ở VN chỉ là một trò hề. Nhà nước Bảo hộ có thể dung túng những người cấp tiến theo kiểu ông Văn Minh, cấp tiến như một cái mốt, trong sự tôn trọng dư luận và trật tự xã hội. Nhưng nếu bọn khỉ bản xứ ấy, không ý thức được sự thấp kém của mình, lại muốn cấp tiến thực sự, muốn làm như một người Tây ở bên Tây, thì nhà nước sẽ cho vào tù. Và lẽ dĩ nhiên thế là để bảo vệ truyền thống dân tộc, và 4.000 năm văn hiến của người An Nam chống lại cái bọn vong bản, vọng ngoại, nô dịch văn hóa mang những tư tưởng ngoại lai về thực dân xứ sở của mình. Cái gì người ta tưởng là một trò hề thật ra là kết quả một mưu toan kỹ lưỡng. Và trong những trang cuối cùng của “Sổ Đỏ”, tố giác một cách người ta không thể rõ ràng hơn sự lường đảo của nhà nước bảo hộ. Và người ta hiểu rằng V.T.P đã viết cuốn truyện ấy, không để yêu cầu một cuộc cải tạo xã hội, mà để cải tạo ngay những người còn giữ ảo tưởng là dưới chế độ thuộc địa, có thể có một sự cải tạo thật sự nào. Những người ấy, nếu không bị tù, thì rốt cuộc cũng chỉ như ông Văn Minh nghĩa là vừa là nạn nhân vừa là đồng lõa của những mê hoặc của chế độ. Họ làm người ta nghĩ đến Xuân Tóc Đỏ khi bị nhốt trong một sở cẩm hạng bét, nó chê nhặng lên là nhà giam lụp xụp và tiếc rẻ những ngày nó bị nhốt ở cẩm quận nhất to hơn và oai vệ hơn...


      IV. MỘT BÀI HỌC TẢ CHÂN CÒN CÓ GIÁ TRỊ:


      1. Trong “Số Đỏ”, V.T.P đã đi từ một phê bình phong tục đến một phê bình chính trị. Và chính sự phê bình chính trị sau cùng lại là nền móng của sự phê bình phong tục và giải thích nó. Qua cuộc phiêu lưu của Xuân Tóc Đỏ, V.T.P dẫn người ta từ nhà giam của một sở cẩm hạng bét đến những chỗ thâm nghiêm của Hội Khai Trí Tiến Đức, từ những chuyện nguyệt hoa trên hè phố đến những mưu toan bí mật của nhà nước, nói tóm lại, từ nấc thang chót của xã hội đến cái chóp bu của nó. Cái nhìn tổng quát ấy không thể không là một cái nhìn giản lược. Nhưng quan trọng trong việc tả chân không phải là cho người ta thấy những bức họa thực hơn là sự thực của những “miệng đời” nóng hổi mà là làm nổi bật lên những động cơ đích thực đang chi phối một xã hội và những người của xã hội ấy. Và người ta có thể nói rằng V.T.P đã thành công, trong chừng nào, ở trên những ích kỷ, những tham lam, những giả dối của những cá nhân, ông cho người ta thấy cái guồng máy chính trị đang bao trùm lên cả xã hội ta thời bấy giờ. Lúc Xuân Tóc Đỏ bước lên cái nấc cuối cùng của cái thang xã hội cũng là lúc những mưu toan của nhà nước được chỉ tên và truyện chấm dứt. Kiến trúc của truyện thật là tài tình. Nhưng nó không chỉ có một giá trị thẩm mỹ mà còn chứng tỏ một quan niệm tả chân mới trong ấy đối tượng không phải là vận mạng của một cá nhân cũng như không phải là xã hội mà là sự tương biến giữa cả hai.


      2. Xã hội tạo ra những ông Văn Minh, những Xuân Tóc Đỏ, những cụ Hồng, những cô Tuyết. Nhưng cái mới của V.T.P là cho người ta thấy những người ấy đã làm ra một xã hội như thế nào, khi họ nhận đóng vai trò mà xã hội đề nghị cho họ trong vở tuồng của nó. Cô Tuyết không phải là một thiếu nữ tự do. Nhưng cô công khai đi “xăm” với trai để cả thành phố có thể tưởng cô là một “bán xử nữ”. Cụ Hồng còn mạnh, nhưng lúc nào cũng mặc áo bông, đi đứng run rẩy, ôm ngực ho sù sụ, đếm tiền khi thừa khi thiếu để người ta tưởng cụ đã lẩm cẩm và coi cụ là một cụ cố chính hiệu. Và ngay cái bệnh nghiên của cụ cũng không phải là một bệnh. Cụ hút thuốc phiện thoạt tiên chỉ để tỏ cho thiên hạ biết rằng cụ đã làm xong phận sự ở đời và giờ, con cháu cụ đã thành đạt, cụ chỉ còn có một việc là yên hưởng tuổi già! Ngay Xuân Tóc Đỏ thì vốn nó cũng không phải là một thằng bất lương. Nhưng như rất nhiều người, nó sẵn sàng đồng lõa với bất cứ một sự giả dối nào, nếu nó không thể tránh được và nếu, sự đồng lõa ấy có lợi cho nó. Không phải không có lúc nó ngần ngại và bị lương tâm cắn rứt. Nhưng sau cùng sự sợ cảnh sát, sợ thất nghiệp và nghèo đói đã làm nó ưng thuận tất cả. Cuộc phiêu lưu của Xuân Tóc Đỏ đáng cho người ta trình bày ở một mục riêng. Nhưng cái gì tôi muốn nhấn mạnh ở đây là cái nghệ thuật tả chân mới của V.T.P. Ngay trong lúc nó tố giác những áp lực của xã hội trên cá nhân thì nó cũng tố giác sự đồng lõa với xã hội. Cá nhân làm nên xã hội và vận mạng của nó trong mỗi cử chỉ của nó. Và những cơn ho sù sụ của cụ cố Hồng cũng có ý nghĩa chẳng kém gì những câu tung hô “nước Pháp dân chủ muôn năm” của mấy chàng thanh niên nhẹ dạ.


      3. Những nhân vật của V.T.P có giá trị của những type nghĩa là của những vai trò xã hội nhất định. Nhưng nếu họ chỉ là những type một cách tự nhiên, nghĩa là nếu họ đã thực đông hóa với những vai trò của họ; như bà Phó Đoan chỉ là một người đàn bà đang độ hồi xuân, thì truyện của V.T.P đã chỉ là một bức họa khách quan nào đó của một xã hội nào đó. Nhưng cái tài và cái mới của V.T.P là cho người ta thấy những type ấy đã được cấu tạo như thế nào trong những cử chỉ của mỗi nhân vật, nghĩa là ông đã bắt gặp nhân vật vào lúc nó chưa tin hẳn vào vai trò của mình nghĩa là vẫn còn chưa quên hẳn là mình đang đóng trò. Ấy là lúc người ta có thể thấy một cách rõ ràng nhất tác động hổ tương giữa áp lực của xã hội, qua những vai trò nó đề nghị, và cái tự do của mỗi người. Cụ cố Hồng ngồi “lật đật như một cụ cố chính hiệu”, chữ “như” ấy có nghĩa là cái vở tuồng xã hội mà người ta đang chứng kiến không phải là kết quả của một định mệnh éo le mà chỉ có thể tiếp diễn với sự ưng thuận của mỗi người chúng ta. Sự ưng thuận ấy biến vở tuồng thành sự thực và sự thực thành một vở tuồng, biến mỗi người chúng ta thành cái tổng số của những giả dối của mình và xã hội thành tổng số của những giả dối của mỗi chúng ta. Nhưng nếu thế, nếu những giả dối sau cùng cũng có thể cấu tạo thành một định mệnh thì có định mệnh nào không thể trả về cái hư vô của nó? Cái thế giới phường chèo ấy cho ta một bài học về tự do.


      4. Lẽ dĩ nhiên V.T.P không phủ nhận áp lực của hoàn cảnh, môi trường và những sức mạnh tự nhiên. Cái đặc biệt trong “Số Đỏ”, như người ta đã biết, là sau vai trò của những nhân vật, người ta không ngừng thấy sự có mặt thường trực của cái xã hội chung quanh. Và người ta cũng không thể chối rằng trường hợp của bà Phó Đoan, con người của những nhu cầu sinh lý thuần túy, đã đặt cho ông một nghi vấn rắc rối. Ở đây ông công nhận là hoàn cảnh và những quy luật sinh lý có tính cách quyết định. Nhưng sự trình bày, một cách khôi hài, của những giải thích khoa học ấy, tỏ rằng trong “Số Đỏ”, ông không còn ở trong một lập trường duy tự nhiên thuần túy nữa. Và khi ông cho người ta thấy bà Phó Đoan, sau bài diễn văn hùng hồn của Bác sĩ Trực Ngôn, sung sướng là từ giờ Bà “có thể dâm đãng một cách khoa học” thì người ta hiểu rằng, đối với ông ngay những qui luật sinh lý cũng cần có sự cộng tác của con người. Thì mới có một hiệu lực trọn vẹn. Hoàn cảnh và môi trường không phải là kết quả của những mãnh lực vô danh của tự nhiên mà, như tính cách chính trị của truyện ông cho người ta thấy, cũng do những con người tạo ra. và giờ người ta hiểu ý nghĩa sâu xa của cái cơ cấu gián đoạn của “Sổ Đỏ”. Cái gì V.T.P muốn, khi ông cắt đứt cái đà của truyện, và từ chối cho sự diễn biến của truyện cái liên tục của tự nhiên, là để giữ nguyên vẹn trong mỗi chương những có thể của nhân vật Xuân Tóc Đỏ không hề bị cái đà của truyện lôi cuốn và thúc đẩy. Ở mỗi chương người ta gặp nó ở một hoàn cảnh khác, ở mỗi chương nó lại có thể từ chối sự giả dối mà người ta đề nghị cho nó để trở lại bắt đầu từ số không nhưng ở mỗi chương, nó lại chọn một lần nữa sự giả dối. Và người ta không thể bảo rằng nó cứ ngáp ruồi mà trở nên một vĩ nhân của xã hội.


      Người ta thường kêu rằng V.T.P tàn nhẫn. Cái tàn nhẫn ấy, tuy nhiên, không ở những bức tranh tô đậm nét chì như trong “Giông Tố" chẳng hạn, mà ở “Số Đỏ” khi ở mỗi hoàn cảnh và mỗi cử chỉ của nhân vật ông tố giác sự đồng lõa của cá nhân với định mạng của mình. Và trong chừng ấy sự tàn nhẫn của ông dựa trên một lạc quan căn bản. Ấy là sự tin tưởng rằng định mệnh của con người ở trong tay nó và không định mệnh nào nó không gỡ nổi nếu ý thức rõ ràng những áp lực và những cám dỗ đang chi phối cuộc đời nó, trong mỗi hoàn cảnh, nó biết từ bỏ những ảo tưởng để chọn những có thể cụ thể.


      (Nghiên Cứu Văn Học, Saigòn, số 1, tháng 11-1967)


      Đỗ Long Vân

      Nguồn: Mấy Chân Dung Văn Nghệ Hiện Đại
      Huỳnh Hữu Ủy, Nxb Văn Mới 2013

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thảo Luận Về Kỹ Thuật Tả Chân Của Vũ Trọng Phụng Trong "Số Đỏ" Đỗ Long Vân Nhận định

      - Nhân Một Kinh Nghiệm Thơ Đỗ Long Vân Khảo luận

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)