|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Giáo sư Vũ Quốc Thúc
(1920 - 22.11.2021)
Được tin buồn, Giáo sư Vũ Quốc Thúc, một khuôn mặt trí thức lớn của Việt Nam, đã qua đời vào ngày 22 tháng 11, 2021 tại Paris, Pháp Quốc, thọ 101 tuổi.
Để tưởng niệm Giáo sư, chúng tôi xin đăng lại dưới đây bài giới thiệu bộ hồi ký “Thời Đại Của Tôi” của Giáo sư, do Phạm Xuân Đài trình bày trong lần đầu tiên ra mắt bộ sách này tại Little Saigon, California cách đây đúng 11 năm. DĐTK
Trong năm 2010 này, nhà xuất bản Người Việt đã phát hành một lúc hai tác phẩm mang tên chung là Thời Đại Của Tôi của giáo sư Vũ Quốc Thúc, cuốn I có tên riêng là Nhìn Lại 100 Năm Lịch Sử, cuốn II là Đời Tôi Trải Qua Các Thời Biến.
Cuốn thứ nhất, Nhìn Lại 100 Năm Lịch Sử, dày hơn 400 trang hẳn nhiên là một cuốn sách về lịch sử, nhưng được tác giả khẳng định không phải là một thiên khảo luận về lịch sử Việt Nam, cũng không phải là một luận đề về chính trị hay xã hội học, mà chỉ là một bản tóm lược những điều mà tác giả thâu thái được trong khi cố gắng tìm hiểu về thời đại của mình. Không kể phần Phụ Lục, sách chia ra làm năm hồi: Hồi thứ nhất: Việt Nam dưới chế độ thuộc Pháp; hồi thứ hai: Việt Nam trong cuộc thế chiến 1939- 1945; hồi thứ ba: Việt Nam tranh đấu giành lại độc lập; hồi thứ tư: Việt Nam trong cảnh qua phân lãnh thổ; hồi thứ năm: Việt Nam tái thống nhất dưới chế độ Cộng sản. Trong mỗi hồi, tác giả chia ra từng giai đoạn hay từng vấn đề để xem xét riêng rẽ, trong mục đích, như tác giả khẳng định từ đầu, là để cố gắng tìm hiểu thời đại của mình. Đó là những đề tài tác giả khai triển lịch sử phần nào theo cái nhìn riêng, cốt để nhấn mạnh đặc tính của giai đoạn đó mà không bị bóp méo đi như một số tài liệu khác. Nhìn chung, cuốn thứ nhất chính là cái khung thời gian và không gian cần thiết phải được giới thiệu trước để chuẩn bị cho cuốn sau trong đó tác giả kể những sự việc của đời mình qua từng giai đoạn. Đây là công việc phần nào mang đặc tính của một nhà giáo, rất sư phạm : đó là, trước khi kể chuyện đời mình, tác giả đã vẽ ra trước cho độc giả thấy cái bối cảnh rộng lớn làm nền cho cả tấn kịch đời của tác giả sẽ được kể trong cuốn II. Sự chuẩn bị đó rất cần thiết, có lẽ tác giả nhắm cho các thế hệ độc giả mai sau để hiểu được câu chuyện sẽ được kể trong từng giai đoạn lịch sử tương ứng với tất cả đặc điểm của nó.
Cuốn thứ hai với tên gọi Đời Tôi Trải Qua Các Thời Biến thì đích thực là một cuốn hồi ký. Về cái tên chung Thời Đại Của Tôi, theo tác giả là để xác định ranh giới cho cuốn sách, rằng đây là một cái gì “của tôi” chứ không phải là một cuốn lịch sử, đòi hỏi một quá trình làm việc rất khoa học và phiền toái của một sử gia. Trái lại tác giả chỉ chú trọng vào những phản ứng về mặt tâm lý và tinh thần mà các biến cố lịch sử gây ra trong tâm khảm của mình. Khoảng thời gian mà tác giả gọi là “Thời đại của tôi” để nhìn lại và suy ngẫm được ấn định là 90 năm, kể từ khi tác giả được sinh ra năm 1920 cho đến năm nay 2010, khi tác giả viết những dòng cuối cho cuốn sách này. Cuốn sách cũng được chia làm năm hồi. Hồi thứ nhất: trước khi Thế chiến II (1939- 1945) bùng nổ; hồi thứ hai: từ tháng 9 năm 1939, tức thời điểm xảy ra cuộc thế giới chiến tranh thứ 2, cho tới cuộc Nhật đảo chánh Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945 ở Việt Nam; hồi thứ ba: từ 9 tháng 3, 1945 tới hiệp định Genève ngày 20.7.1954, chia đôi đất nước Việt Nam; hồi thứ tư: từ tháng 7.1954 tới 30.4.1975, Việt Nam tái thống nhất do sự xâm chiếm của chế độ Cộng sản Việt Nam; hồi thứ năm: Từ tháng 4, 1975 tới nay.
Đọc hết năm hồi này qua 700 trang sách, cảm tưởng đầu tiên của người đọc phải là ngạc nhiên về trí nhớ phi thường của tác giả. Ông bắt đầu viết thiên hồi ý này khá trễ, vào năm 1996 là lúc ông đã 76 tuổi, thế mà ông kể lại tường tận tỉ mỉ từ chuyện xa nhất như môi trường gia đình của ông từ ngày ông sinh ra, đến việc học hành, thi cử, ra đời làm việc, những biến cố trong đời..., không phải chỉ việc riêng của cá nhân ông, mà luôn luôn đầy những nối kết với xã hội, với môi trường thời đại, với vô số nhân vật đương thời. Đúng là những trang sách của ông đã tạo nên bức bích họa của thời đại ông, dù là thời ông còn nhỏ, hay thời kháng chiến của Việt Minh, lúc đi thi tiến sĩ và thạc sĩ bên Pháp, hoặc thời giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền miền Nam, hay quãng đời sau 1975 đi tị nạn bên Pháp. Giai đoạn nào ông viết cũng đâu ra đấy, sự việc nào cũng đầy đủ đầu đuôi gốc ngọn, chuyện cá nhân và chuyện thời đại xen kẽ, đan kết nhau, bổ túc cho nhau để làm nên một bức tranh hoàn chỉnh. Đây không phải là những trang hồi ký để đề cao cái ta của tác giả, không, người đọc tuyệt nhiên không nhận thấy điều ấy, mà càng đọc càng say sưa vì các chi tiết sống động của xã hội đương thời mang đầy sinh khí cho mọi câu chuyện được kể. Đọc ông, người ta thấy rõ cái tinh thần đại học được thể hiện ở từng trang: uyên bác, tôn trọng sự thật đến tối đa, cộng với tài kể chuyện duyên dáng mà thành thật, khiến cho người đọc dễ dàng cảm thấy một niềm tin cậy, khiến cái ông gọi là “thời đại của tôi” biến thành “thời đại của chúng ta” lúc nào không hay. Biến cái riêng của mình thành cái chung của mọi người, đó là sự lớn lao của cuốn hồi ký này. Lời kể của ông đã phản ảnh cả một thời đại trong đó cuộc đời ông đã trải qua, đó cũng là thời đại chứa đựng cuộc đời của hầu hết chúng ta hôm nay, đọc ông chúng ta sẽ đồng cảm với ông, và sẽ thầm cám ơn ông đã nói hộ cho chúng ta vô số điều mà ta không đủ điều kiện để biết hết.
Trước hết cuốn hồi ký này đã cống hiến cho người đọc rất nhiều tư liệu về văn hóa Việt Nam. Chỉ nội một chương đầu tiên, có tên là Môi Trường Gia Đình, chúng ta được biết nhiều điều về thành phố Nam Định từ cổ truyền cho đến khi thuộc Pháp, sự buôn bán làm ăn ở đó, cư dân và truyền thống văn học khoa cử của đất thành Nam v.v...; từ thông tin gia đình ông vốn trước kia họ Phạm, từ thế kỷ 17 đổi sang họ Vũ, chúng ta được đọc hầu như cả một thiên khảo cứu về việc đổi họ ở nước ta; từ một chi tiết “truyền thống thờ tổ tiên của gia đình tôi” chúng ta được biết buổi lễ học vỡ lòng cuốn Tam Tự Kinh của tác giả đã xảy ra như thế nào, tinh thần Nho giáo “quỷ thần kính nhi viễn chi” đã khiến thân phụ của tác giả thờ ơ đối với mọi tôn giáo khác mà chỉ coi việc thờ cùng tổ tiên là vô cùng hệ trọng ra sao. Với cung cách nghiên cứu đại học, hầu như bất cứ việc nhỏ nhặt nào cũng được tác giả trình bày đến tận nguyên ủy. Chỉ riêng về khía cạnh văn hóa, độc giả có thể học từ cuốn sách này vô số điều.
Giáo sư Vũ Quốc Thúc, là một nhà khoa bảng lớn của Việt Nam, ông đã đậu Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ Đại học Kinh tế tại Pháp. Cuốn hồi ký đã cho thấy truyền thống học vấn sâu dày của tổ tiên đã ảnh hưởng đến sự thông minh, tính kiên trì nhẫn nại cùng ý chí học hỏi nơi ông lớn lao ra sao. Nhưng điều đáng phục nơi ông là khả năng “tri hành hợp nhất” mà ông đã thi thố với đời, đem kiến thức khoa bảng vào việc xây dựng cho đất nước Việt Nam. Chương 5, kể chuyện tác giả về dạy ở trường Luật Hà Nội năm 1951 là một chương đầy thú vị, cho thấy sự “quật khởi” của một trí thức trẻ Việt Nam trước tinh thần thực dân của những ông khoa bảng Pháp. Tác giả, với học vị, với tinh thần sòng phẳng trong Thỏa Hiệp Văn Hóa mới ký kết giữa Pháp và Việt Nam, đã cứng cỏi dẹp tan những lấn lướt cố hữu của người Pháp, từ việc giữ vững vị trí Giám Đốc trường Luật Hà Nội của mình đến việc tranh đấu về lương bổng bình đẳng giữa giáo sư người Pháp và người Việt.
Về sau, trong những năm đầu đầy khó khăn của chính quyền Ngô Đình Diệm ông đã thành công trong công tác thảo luận rất gay go với Pháp và hai nước Cam Bốt và Lào để giải tỏa các định chế cũ trong gần một thế kỷ cai trị của người Pháp ở Đông Dương, để thiết lập Viện Phát Hành tiền tệ, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Viện Hối Đoái cho Việt Nam. Hình ảnh của ông đúng là một con người “kinh bang tế thế” mà chúng ta vẫn nghe thấy trong văn chương, và ông hoàn toàn xứng đáng với lời của TT Ngô Đình Diệm ngợi khen ông là một người “thao lược”, sau khi ông thành công trong công tác khó khăn này.
Sau tháng 4, 1975, tác giả đã trải qua những ngày bất an, thậm chí có thời gian ngắn bị bắt giam vì dự tính vượt biên. Cộng sản tiếp thu trường Luật, và trường Luật bị đổi thành trường Kinh tế. Chế độ toàn trị không cần tinh thần luật pháp cho xã hội, vì tinh thần ấy dựa trên những ý niệm căn bản về con người như chủ quyền cá nhân, sự bình đẳng, công bằng v.v... Những nguyên lý có tính vĩnh cữu như thế đã tạo ra những đạo luật tồn tại hàng thế kỷ trước đây, nay hoàn toàn không có giá trị đối với đảng cộng sản. Luật của họ dựa trên những nguyên lý khác, chỉ do đảng đặt ra, họ chỉ cần đào tạo một lớp người để thi hành và giữ gìn luật của riêng họ, không cần có một trường luật với môn luật học dựa trên những đặc tính bền vững của con người và xã hội con người. Hai mươi năm trước giáo sư Nguyễn Mạnh Tường ở miền Bắc đã nhân danh luật pháp lên tiếng về việc đấu tố trong cải cách ruộng đất, đã bị đảng triệt hạ, trừng phạt một cách thê thảm. Và nay, khi cộng sản tiếp thu trường Luật ở Sài Gòn, việc đầu tiên là họ cho nghỉ việc bốn giáo sư, trong đó có giáo sư Vũ Quốc Thúc.
Tuy nghỉ việc nhưng vẫn phải theo Khóa Nghiên cứu lý luận Mác Lê nin, và trong khóa này giáo sư Vũ Quốc Thúc đã một lần đụng độ về lý luận với một giảng viên từ ngoài Bắc vào, một hành động thời đó được coi là dũng cảm không ai dám làm, được nhiều người trong giới xem là “bảo vệ danh dự của trí thức miền Nam”. Kể lại chuyện này, tác giả cũng ý thức được sự nguy hiểm khi để lộ ra bất cứ sự bất đồng ý kiến nào với một chế độ độc tài, và biết rằng để sống yên trong một chế độ như thế, con người phải nghĩ một đằng nhưng nói một nẻo.
Phải nhận rằng tác giả có một số mạng rất may mắn. Dù là phải trải qua đủ thứ chế độ trên đất nước Việt Nam, mà sau hết là chế độ cộng sản đầy tệ hại, nhưng cuối cùng ông cũng thoát ra để tới được nơi an toàn. Chỉ ba năm sau 1975 ông đã được cùng gia đình xuất cảnh sang Pháp, do lời thỉnh cầu của chính Thủ tướng Pháp thời đó với ông Phạm Văn Đồng khi ông này sang thăm nước Pháp với tư cách là Thủ tướng Việt Nam. Qua đến Pháp giáo sư Vũ Quốc Thúc đã được bổ nhiệm dạy môn Kinh tế ngay tại đại học Paris 12, làm đúng nghề sở trường của mình, không phải vất vả tìm kiếm việc làm khác. Qua thập niên 1980 ông lại bắt tay vào một số hoạt động để bênh vực cho thuyền nhân, và đặc biệt là cuộc vận động để vãn hồi Hiệp định Paris ký năm 1973, trong đó có sự tham gia của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nhiều nhân vật của Việt Nam Cộng Hòa. Năm 2000 ông tham gia việc công bố Hiến chương 2000 tại Paris. Và những trang chót của cuốn sách này ông đã dành để nói về việc vận động cho Việt Nam được hưởng quy chế Trung lập theo quốc tế công pháp. Tác giả Vũ Quốc Thúc kết thúc cuốn sách vào tháng 6 năm 2010, khi ở tuổi 90.
Như tác giả đã cho biết từ đầu, gia đình ông chỉ thờ cúng ông bà chứ không theo tôn giáo nào. Lúc trẻ, khi đứng trước trước các khó khăn bất trắc, có khi ông đi coi bói. Ông đã kể lần đi coi bói tại Paris (và sau đó nhiều lần coi bói khác nữa) khi ông sang dự kỳ thi Thạc sĩ vào năm 1952, một bà đầm già tám mươi tuổi đã nhìn vào một quả cầu thủy tinh và mô tả cho ông những hình ảnh bà đã thấy trong quả cầu ấy. Bà ấy không khẳng định ông thi đậu hay rớt mà chỉ cho thấy hình ảnh của một buổi tiếp tân vui vẻ vào sau lễ Giáng Sinh năm ấy. Kết quả là ông đã thi đậu thạc sĩ và khi về đến Sài Gòn ông khoa trưởng trường Luật Khérian đã mở một buổi tiếp tân để chào mừng ông vào ngày đầu năm 1953, đúng như hình ảnh bà đầm mô tả. Ông đã trải qua nhiều trường hợp linh nghiệm trong bói toán, và ông suy ra rằng “quả thật trong đời có những yếu tố siêu hình chúng ta không thể xét đoán với con mắt trần tục (...) tuy nhiên có người nhìn được, Trời ban cho họ khả năng nhìn thấy những cái đó.”
Khuynh hướng dựa vào yếu tố siêu hình về sau đã trở nên mạnh hơn nơi tác giả khi nghịch cảnh trở nên quá nặng nề trong giai đoạn sống với cộng sản sau 1975 : ông đã gần như dựa hẳn vào tôn giáo. Nhưng đó chưa phải là tín ngưỡng đích thực, mà chỉ là sự tìm kiếm, cầu xin một lối thoát giữa hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống: “Hằng ngày mặc dù không phải tín đồ Thiên Chúa Giáo, tôi đã đến nhà thờ Đức Bà. Tôi cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ xin Đức Mẹ run rủi cho gia đình tôi được thoát khỏi Việt Nam toàn vẹn.” Một lần nữa, tác giả lại “cầu được ước thấy”, rốt cuộc ông và gia đình đã được đi tị nạn bên Pháp. Từ việc tin vào bói toán, đến cầu xin một hình tượng tôn giáo để nhất thời tìm giải pháp cho những khó khăn của mình, những việc ấy chứng tỏ nơi tác giả có một tiềm năng tín ngưỡng, nhưng chỉ phát lộ ra dần dần từ thấp đến cao qua những lần dựa vào đó để mong tìm lối thoát cho những bế tắc cụ thể trong đời.
Cuốn hồi ký này đã cống hiến cho chúng ta hình ảnh một nhà trí thức luôn luôn tích cực với đất nước. Giáo sư Vũ Quốc Thúc là người học rộng, khoa bảng cao, điều đó ai cũng biết, nhưng ông xứng đáng với danh xưng là Trí Thức vì lúc nào ông cũng vận dụng hiểu biết của ông để làm những điều ích lợi cho quốc gia, lúc nào ông cũng dấn thân hết mình vào từng giai đoạn cụ thể của thời đại ông, không những đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của thời điểm đó, mà còn có khả năng nhìn vượt thời đại của mình để mưu cầu sự tốt đẹp cho một Việt Nam trong tương lai. Viết kể lại những hoạt động của đời ông là một việc cần thiết mà ông nên làm và đã làm, nhưng mặt khác, đọc kỹ những gì ông viết lại là điều cần thiết hơn đối với chúng ta hôm nay và cả con cháu của chúng ta mai sau nữa.
Tháng 11, 2010
- Vui Ca Xang Phạm Xuân Đài Nhận định
- Đọc Bộ Hồi Ký 'Thời Đại Của Tôi' của GS Vũ Quốc Thúc Phạm Xuân Đài Giới thiệu
- Buổi gặp gỡ hai nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Linh Bảo Phạm Xuân Đài Tường thuật
- Đi Tây Phạm Xuân Đài Du ký
- Đọc sách: Nhận Định và những câu hỏi về Mỹ Thuật của Trịnh Cung Phạm Xuân Đài Giới thiệu
- Cùng Đinh Cường đi vào cõi tạo hình Phạm Xuân Đài Giới thiệu
- Lệ Ba Với Truyện Kiều Qua Các Khúc Ngâm Trung Nam Bắc Phạm Xuân Đài Giới thiệu
- Lê Hữu và Một Thời Âm Nhạc Phạm Xuân Đài Giới thiệu
- Bùi Giáng và nỗi lòng Tô Vũ Phạm Xuân Đài Tạp bút
• Đọc Bộ Hồi Ký 'Thời Đại Của Tôi' của GS Vũ Quốc Thúc (Phạm Xuân Đài)
Giáo sư Vũ Quốc Thúc qua đời (RFI)
GS Vũ Quốc Thúc: " Phải chọn con đường vì dân tộc" (RFI)
GS VŨ QUỐC THÚC VỪA THIÊN THU VĨNH BIỆT (GS Lê Ðình Thông)
Giáo Sư Vũ Quốc Thúc: Từ áo thụng Luật Khoa đến áo gấm đỏ điền viên (GS Lê Đình Thông)
GS Vũ Quốc Thúc: Câu sấm ‘Sản Tất Vong’ (GS Lê Ðình Thông)
GS VŨ QUỐC THÚC: Từ vận động Trung Lập cho đất nước đến khả năng thành tựu (GS Lê Đình Thông)
Tôi đọc hồi ký của Giáo Sư Vũ Quốc Thúc (Đoàn Thanh Liêm)
Tiểu sử GS Vũ Quốc Thúc (wiki)
• Gió đưa cành trúc la đà (Vũ Quốc Thúc)
Giải pháp nào cho VN truớc xâm lăng tàn bạo của TC? (GS. Vu Quoc Thuc - Trinh Khai)
GS Vũ Quốc Thúc nói về hồi ký Thời Đại Của Tôi (Phần 1)
GS Vũ Quốc Thúc nói về hồi ký Thời Đại Của Tôi (Phần 2)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |