|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà
văn Võ Đại Tôn
Hồi ký Tuổi Thơ & Chiến Tranh (1945-1950) của Võ Đại Tôn ra đời cách nay một thập niên. Tại California, sách đã ra mắt ngày 16/5/2010, tại phòng họp của cơ quan Stockton Boulevard Partnership, Bắc California quy tụ các hội đoàn, đoàn thể, nhân sĩ và đồng hương tham dự rất đông để nghe diễn giả Võ Đại Tôn từ Úc sang, với tuổi đời 75. Trong bài viết của Khuất Đẩu ở trong nước “Để Tang Cho Sách” ghi lại thời điểm từ “chiến dịch bài trừ văn hóa” xuống đường đốt sách 21/5/1975… trong đó, những tài liệu trung thực về giai đoạn lịch sử nầy đã bị tiêu hủy. Bài viết mới nhất (4/2021) của Song Thao ở Canada: Tháng Tư Nghĩ Về Sách Sài Gòn Xưa “Gần hai chục năm trước, khi Cộng Sản tiếp thu Hà Nội, trò đốt sách đã được bày ra. Trên hai thập niên sau, họ làm y chang lại, bài vở là một thứ bổn cũ soạn lại”. Đọc lại với bao nỗi ngậm ngùi!
Ngày 12/6/2010 trong buổi sinh hoạt “Hành trình công tâm để xây dựng lại niềm tin” và ra mắt thơ văn của tác giả Võ Đại Tôn tại nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana đã được các văn hữu như Cao Tiêu, Nguyên Sa, Đỗ Tiến Đức và các nhân sĩ… ca ngợi tinh thần đấu tranh của chiến sĩ Quốc Gia cho lý tưởng tự do, dân chủ.
Nay đã 46 năm, đọc các bài viết trong nước đã bị lệch lạc, bóp méo sự thật vì dựa vào tài liệu tuyên truyền… Vì vậy viết lại hồi ký của tác giả Võ Đại Tôn, chứng nhân thời cuộc để trả lại sự thật của giai đoạn lịch sử: “Cái gì của César, hãy trả lại César”.
Với hồi ký “Tuổi Thơ & Chiến Tranh” trong tháng 6/2010 qua nhận định của Nguyễn Mạnh Trinh cho thấy: Đọc bút ký “Tắm Máu Đen” rồi đọc “Hồi Ký Tuổi Thơ và Chiến Tranh”, và đọc những bài thơ ký tên Hoàng Phong Linh, tôi cảm nhận rõ một điều: Sáng tác của ông là tình yêu dành cho quê hương đất nước. Phải có một tình yêu mạnh mẽ thúc đẩy nên con người chiến sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ hòa hợp thành một con người Việt Nam đã chiến đấu trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh từ lúc tuổi thơ cho đến khi trưởng thành. Là chiến sĩ, ông hành động theo lý tưởng của mình, chấp nhận hy sinh gian khổ. Là thi sĩ, ông làm thơ, để gần hơn với mơ mộng, để yêu thương hơn quê hương. Là văn sĩ, ông mang tấm lòng thiết tha của mình giãi bày tâm can của một người nặng lòng với đất nước…
Sau khi dẫn chứng những đoạn trong hồi ký, phân tích với đoạn kết:
Đọc bút ký “Tắm Máu Đen” rồi đọc “Hồi Ký Tuổi Thơ & Chiến Tranh”, và đọc những bài thơ ký tên Hoàng Phong Linh, tôi cảm nhận rõ một điều: Sáng tác của ông là tình yêu dành cho quê hương đất nước. Phải có một tình yêu mạnh mẽ thúc đẩy nên con người chiến sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ hòa hợp thành một con người Việt Nam đã chiến đấu trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh từ lúc tuổi thơ cho đến khi trưởng thành. Là chiến sĩ, ông hành động theo lý tưởng của mình, chấp nhận hy sinh gian khổ. Là thi sĩ , ông làm thơ, để gần hơn với mơ mộng, để yêu thương hơn quê hương. Là văn sĩ, ông mang tấm lòng thiết tha của mình giãi bày tâm can của một người nặng lòng với đất nước.
Trong hồi ký “Tuổi Thơ & Chiến Tranh” của Võ Đại Tôn in bài giới thiệu của Trần Trung Đạo, là đồng hương, tuy tuổi đời cách nhau hơn hai mươi năm nhưng cùng chung cảnh ngộ đau buồn và cùng chung tâm cảm.
“Chúng tôi những người con đi xa, gánh trên vai đôi gánh nặng. Đất nước, quê hương, tình thương và nỗi nhớ. Nhiều khi tôi thèm làm một con chim nhỏ, bay về đậu trên tấm bia và đọc cho mẹ nghe những bài thơ được đan kết từ mấy mươi năm trầm luân thống khổ. Nhưng không, đôi cánh chúng tôi quá nhỏ và quảng trời thì quá xa, ước mơ cũng chỉ là mơ ước. Chúng tôi chọn lựa một cách sống mà chúng tôi nghĩ là đúng nhất cho đời mình và đất nước nhưng chọn lựa nào mà chẳng có hy sinh. Chúng tôi đã phải hy sinh những riêng tư thân thiết nhất.
… Từ thuở chào đời, tôi đã là một đứa bé bất hạnh. Mẹ và anh chị tôi đều mất rất sớm. Trí nhớ của tôi còn quá non nớt để giữ lại hình ảnh mẹ. Mẹ tôi qua đời vì bịnh trong một xóm nhà quê nghèo khó nên không có đến một tấm hình để lại cho tôi. Cha tôi thường bảo tôi giống cha nhiều hơn giống mẹ. Tôi cũng chẳng có cậu hay dì nên tôi lại càng không thể tìm đâu ra được một nét nào của mẹ trong những người thân còn sống.
Vì không biết mẹ, nên mẹ trở thành tuyệt đối. Khi nhìn ánh trăng tròn trong ngày rằm tháng Bảy, tôi nghĩ đó là khuôn mặt dịu dàng của mẹ, nhìn nước chảy ra từ giòng suối mát tôi nghĩ đến dòng sữa mẹ, nhìn áng mây trắng bay trên nền trời tôi nghĩ đến bàn tay mẹ, nhìn những vì sao trên dải thiên hà tôi nghĩ đến đôi mắt mẹ.
Nói chung, hình ảnh nào đẹp nhất, tinh khiết nhất, thiêng liêng nhất, đều được tôi nhân cách hóa nên hình ảnh mẹ. Vẻ đẹp của mẹ tôi là vẻ đẹp không những tuyệt vời mà còn là tuyệt đối. Hình ảnh duy nhất của tôi về mẹ là ngôi mộ đầy cỏ mọc dưới rặng tre già ở làng Mã Châu, một ngôi làng dệt lụa bên bờ sông Thu Bồn. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi buổi chiều khi tan trường tiểu học, trên đường về tôi thường ghé thăm mộ mẹ, nhổ những bụi cỏ hoang, trồng thêm những chùm hoa vạn thọ. Nếu tuổi thơ là tuổi hồn nhiên với những cánh diều bay, với những con bướm vàng thơ mộng thì tôi đã không có tuổi thơ. Tuổi thơ tôi là một chuỗi ngày buồn và chờ đợi một điều gì sắp đến.
Một tuổi thơ như thế có thể tạm gọi là tuổi thơ bất hạnh. Nhưng tuổi thơ tôi không phải là bất hạnh nhất hay ít bất hạnh hơn anh Võ Đại Tôn.
… Anh bất hạnh hơn tôi vì mẹ anh, người đàn bà vốn đang trọng bịnh trong người, đã phải chết trong hoàn cảnh vô cùng thảm thương, đau đớn.
... Anh Võ Đại Tôn cũng đã xác định quan điểm này trong hồi ký Tuổi Thơ và Chiến Tranh: “Viết lại cho tuổi trẻ của tôi trong nỗi trầm luân của cả một Dân Tộc và viết cho Tuổi Trẻ Việt Nam với niềm mong ước các thế hệ tương lai hiểu thấu, tránh xa, ngăn chặn, cùng nhau vượt qua mọi chướng ngại để cứu nguy Tổ Quốc và hóa giải mọi trở lực để quang phục quê hương."
… Với tuổi đã ngoài bảy mươi, lẽ ra anh nên dành khoảng thời gian mà anh tự nhận là “hoàng hôn của một đời người” để đi đây đi đó thăm viếng người thân, tạm biệt bạn bè, hay ngồi an nhàn bên tách trà, chén rượu, nhìn mặt trời lên cao ngoài biển rộng, nhìn bóng tà dương khuất dần sau đỉnh núi cao, không, anh không thể an nhàn như thế được. Còn một hơi thở anh còn đóng góp, còn cất lên được một tiếng nói anh còn tìm cách để trao gởi những ước mơ chưa làm được hết của anh cho các thế hệ mai sau. Anh cố gắng dành thời gian còn lại để viết. Dù bàn tay anh có run hơn, đôi mắt có yếu hơn, anh vẫn cố gắng viết, bởi vì con người ai cũng phải chết nhưng sự thật lịch sử phải được sống, sống cho hôm nay và cho mãi mãi về sau…”.
Với hồi ký của anh Võ Đại Tôn qua các bài viết của các văn hữu, trong đó có Trần Trung Đạo và Nguyễn Mạnh Trinh, tôi thấy cũng đủ để cảm nhận những gì tác giả Võ Đại Tôn chia sẻ sau sáu thập niên về nơi cố hương.
Trong thời gian qua, anh và tôi thường viết qua email, anh than tuổi già sức yếu, mỗi lần nghĩ đến đất nước và cố hương lòng đau quặn thắt, không cầm được nước mắt. Cho đến lúc nầy, anh vẫn mang niềm đau vì không về được cố hương, không ôm mồ mẹ trong vòng tay như lúc tuổi thơ!
Trong mùa đại dịch quái ác nầy, ở nhà chán quá, tôi lục lại những quyển sách cũ ra đọc lại để giết thời giờ, nào ngờ hồi ký của anh Võ Đại Tôn, một lần nữa làm tôi xúc động nên ghi lại những dòng cảm nghĩ.
Sau biến cố tang thương của đất nước, tháng năm 1975, vợ chồng anh Võ Đại Tôn vượt biển sang Mã Lai đến định cư tại Úc Châu năm 1976.
Năm 1972, Võ Đại Tôn (Trung Tá) kết hôn với chị Tuyết Mai, dạy ở trung học Long Khánh và làm xướng ngôn viên đài truyền hình Việt Nam, băng tần số 9. Năm 1978, vợ chồng sinh được cháu trai Võ Đại Nam (Cu Lỳ) và sau đó mở quá cà phê Cu Lỳ để có dịp gặp gỡ thân hữu. Với cuộc sống gia đình đang hạnh phúc như vậy nhưng anh mang nặng tấm lòng nợ nước nên tháng 2 năm 1981 trở về lại quê hương để tham gia kháng chiến phục quốc (qua đường rừng Thái-Lào) nhưng đã bị sa cơ vào tháng 10, 1981, tại biên giới Lào Việt.
Anh bị tù biệt giam hơn 10 năm tại Hà Nội. Thế nhưng từ khi ở tù cho đến khi được thả ra để trở về Úc, anh là người đi giữa hai lằn đạn bởi thủ thuật Cộng Sản Hà Nội đã dàn dựng, gài bẫy, bôi nhọ… khi anh nói rồi bị cắt xén để phát thanh và đăng báo!
Trong cuộc họp báo quốc tế ngày 13 tháng 7 năm 1982 tại Hà Nội, anh lên án chế độ tàn bạo CSVN nhưng do CS tổ chức, dàn dựng thì thành phần hiện diện (trong và ngoài nước) là người của tổ chức nên việc phổ biến qua thủ thuật tráo trở, đánh lận con đen. (Trong bài Phỏng Vấn Võ Đại Tôn, 40 Năm Đấu Tranh của Hữu Nguyên đã trả lời chi tiết về chuyến trở lại phục quốc và cuộc họp báo).
Khi được ra khỏi trại tù CS, anh cũng được ăn uống và chụp hình đăng báo… Từ nhỏ anh đã chứng kiến những trò gian manh, lật lọng của Việt Minh trong gia đình nhưng không hiểu vì sao anh lại bị gài bẫy dàn dựng như vậy? Điều bí ẩn đó tuy bất thường với mọi người nhưng với anh chỉ là “vở kịch” của bọn chúng trong giai đoạn, anh vẫn tiếp tục con đường đấu tranh suốt cuộc đời ở hải ngoại.
Trong thời điểm đó có hàng vạn sĩ quan, viên chức VNCH đang bị cầm tù ở miền Bắc nhưng CS không dàn dựng mà đem con cờ phục quốc ra với dụng ý đen tối cho thành phần nầy trước công luận. Vào thời điểm năm 1981, ở Úc có ít người Việt tỵ nạn, chưa có tổ chức đấu tranh nào, anh dấn thân trong đơn lẽ, tổ chức là trái tim và con đường quang phục là quê hương.
Với tôi, khi còn ở trong nước đã biết và khi tỵ nạn tại Hoa Kỳ khi đọc hai nguồn tin trái ngược nhau bênh vực và chống đối… nên im lặng. Ngay cả bản thân anh cũng bị xuyên tạc là là hạ sĩ quan thông dịch viên, viên chức quèn của VNCH.
Khi người chồng ra đi, cuối năm 1981 chị Tuyết Mai dẹp quán rồi vào làm việc ở Bưu Điện Úc. Sau khi biết tin chồng bị cầm tù, chị đã vận động với báo chí và chính quyền can thiệp cho chồng (thân phụ chị bị chết trong lao tù CS) nên chị quyết tâm tranh đấu đến cùng cho đến khi cuối năm 1991, Bộ Ngoại Giao Úc báo tin cho biết anh Võ Đại Tôn được ra tù và trở lại Úc… Có lẽ trong hoàn cảnh nghiệt ngã nhất, bi thảm nhất chỉ có người vợ mới cảm thông và lặng lẽ tìm mọi cách để cứu thoát cho chồng. Hình ảnh chị cũng như bao người “vợ tù cải tạo” đã viết nên “trang sử” đẹp, đáng trân trọng…
Trong email, tôi nói anh viết vài dòng tiểu sử cho chính xác, và anh chỉ viết là người lính, viên chức VNCH, là chiến sĩ đấu tranh cho lý tưởng Quốc Gia, Dân Tộc. Cấp bậc, chức vụ có gì đáng nói… mà điều đáng nói đã thể hiện qua thơ văn của Hoàng Phong Linh, Võ Đại Tôn trong bốn thập niên qua. Nay tuổi anh đã gần đất xa trời, đau yếu những vẫn giữ vững tinh thần chống Cộng, yêu chuộng tự do, dân chủ cho quê hương, đất nước. Tôi hiểu và nhân quyển hồi ký nầy để chia sẻ cho nhau.
Thật ra, viết về hồi ký nầy chỉ là phần nhỏ với tóm lực, phải đọc từng dòng trong hồi ký mới cảm nhận được những gì tác giả nói lên trong tận đáy lòng.
Quê nội tôi nằm bên cạnh sông Thu Bồn, từ Quốc Lộ I, từ cầu Cao Lâu chạy dài theo hướng Đông xuống các làng ở phía Nam thành phố Hội An. Tên gọi xã Điện Phương hiện nay qua những lần thay đổi thuộc quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ranh giới xã Điện Phương ở phía Tây thành phố Hội An, phía Bắc giáp Tỉnh Lộ 608 (Vĩnh Điện – Hội An), phía Đông của Quốc Lộ 1 (cạnh cầu Cao Lâu) và phía Nam giáp sông Thu Bồn). Điện Phương vẫn giữ tên các làng cũ như Thanh Chiêm, Phước Kiều, Phú Chiêm, Kim Bồng (thời gian thuộc xã Cẩm Kim)... Theo dòng lịch sử thì những làng nầy được hình thành mấy trăm năm về trước thời Nguyễn Hoàng, trong đó có di dân từ Thanh Hóa. Vài làng nơi nầy nổi tiếng nghề đúc đồng từ thời vua Tự Đức. Nghề bánh tráng và mì Quảng nổi tiếng từ xưa. Làng Kim Bồng rất nổi tiếng về nghề mộc, hầu hết các kiến trúc cổ kính của Hội An đều do bàn tay tài hoa của nơi nầy. Nghề diệt chiếu phổ biến ở nhiều làng.
Dòng họ Tộc Trần có 5 phái nên con cháu rất đông, ở dọc theo tả và hữu ngạn sông Thu Bồn trong hai xã Xuyên Quang, Xuyên Thái, quận Duy Xuyên (nay là xã Duy Phước) cũng gần với làng Kim Bồng. Nhà thờ Tộc Trần của tôi có ở Phú Chiêm và nhà thờ Tộc Võ của anh ở Kim Bồng.
Cũng như các nơi khác của Quảng Nam, đất đai khô cằn vào mùa hè, nghề nông vất vả nên người dân phải sống bằng những ngành nghề khác. Hơn nữa ở địa danh nầy gần sông Thu Bồn nên gánh chịu bao thiên tai vào mùa bão lụt. Quê nội anh Võ Đại Tôn ở Kim Bồng, cũng khoảng thập niên 1920, thân phụ anh ra Đà Nẵng lập nghiệp, xây dựng cơ ngơi vững chắc.
Hồi ký “Tuổi Thơ & Chiến Tranh” dày 212 trang, bài giới thiệu của Trần Trung Đạo (trang 5 đến trang 26) ghi nhận những điều, theo tôi, là đồng hương, cùng cảnh ngộ, cùng văn giới, chứng nhân nỗi thống khổ với nhau, nơi cố hương, thăng trầm của lịch sử, cảm nhận nỗi lòng anh Võ Đại Tôn qua thơ văn… mới viết được như vậy. Bài viết là tâm bút, khó có người cầm bút thứ hai trang trải với tận đáy lòng.
“Tôi sinh ra tại Hải Châu, thị xã Đà Nẵng nhưng thực ra nguyên quán dòng họ Ông Cha là làng Kim Bồng, xã Điện Phương… Tôi là đứa con thứ tám trong số mười người con của cha mẹ tôi, chín anh em trai và một chị gái” (trang 32).
“Gia đình bác, cha mẹ và chú tôi, đầu sống chung trong một ngôi nhà tạ Ngã Năm thành phố Đà Nẵng Được xây cất từ năm 1924, hiện nay là Long Phụng Từ Đường thuộc Tộc Võ)” (trang 34). Bác, cha và chú anh trúng thầu với người Pháp xây cất ngôi nhà thờ Thiên Chúa Giáo Chính Tòa (nhà thờ Con Gà) năm 1923, nổi danh công trình độc đáo. Vì vậy cha mẹ anh cho con cái học trường Pháp ở Đà Nẵng.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật đầu hàng, Việt Minh cướp chính quyền. Pháp trở lại Việt Nam, khi Pháp chiếm lại Đà Nẵng và lập lại hệ thống cai trị, cuộc chiến xảy ra… Hồi ký ghi lại giai đoạn tản cư vì chiến tranh (1945-1950). Giữa năm 1946, sợ chiến tranh xảy ra ở thành phố Đà Nẵng nên gia đình anh di tản về quê nội ở Kim Bồng “Tuổi thơ của tôi bắt đầu đi vào một khúc quanh gai góc, vì chiến tranh” (trang 51).
Rồi từ đó người dân sống trong tình cảnh “một cổ hai tròng”, ngày thì bị Pháp bố ráp (ruồng, càn), Việt Minh bắt phải nộp gạo để nuôi quân trong khi người dân thiếu thốn ăn cơm độn với khoai, sắn. Và đêm thì bị Việt Minh bắt thanh niên (nam, nữ) tham gia lực lượng chống Pháp. Riêng gia đình anh gặp phải tình cảnh trớ trêu vì nghi còn thân Pháp. Việt Minh còn bắt buộc nhà của anh phải treo hình “cụ Hồ” cũng là trò thâm độc vì khi Pháp đi ruồng bố vào nhà mà thấy hình nầy thì đốt nhà để gây lòng hận thù với Pháp. Trong hồi ký, anh tả từng chi tiết về thủ đoạn gây tai họa cho gia đình anh.
Trong một lần Pháp đi ruồng, vào nhà anh lục soát, chú và các anh chị nói chuyện bằng tiếng Tây nên không làm khó dễ gì cả. Nhưng tai họa lại giáng lên đầu nhà anh “Từ lúc có Tây qua làng ruồng bố, rồi có người cố tình phao tin đồn là nhà tôi điềm chỉ cho Tây bắt cán bộ Việt Minh…” (trang 88). Ông “chủ tịch, cán bộ cao cấp của Cộng Sản” là con trai của người tá điền làm ruộng cho nhà anh, trở thành hung thần. Trong khi tất cả cơ ngơi song thân anh ở Đà Nẵng bị Tây tịch thu thì gia đình anh ở làng quê bị kết tội thân Tây. Gia đình bị cô lập, sống trong hoàn cảnh khó khăn, luôn luôn bị rình rập, cả tuổi thơ của anh chịu đựng mọi cơ cực. Nỗi đau tột cùng khi mẹ anh bị ho lao, làm cái chòi nhỏ để ở riêng vì sợ bị lây (theo ý mẹ anh), không có thuốc men nên bị cơn đau hành hạ ngày đêm. Trước tình thế đó “Sau nhiều đêm bàn tán, thêm nhiều ý kiến tính tới tính lui. Tôi được biết bác và cha tôi đồng thuận để cho mẹ tôi về lại Đà Nẵng, có hai chú đi theo” (trang 104). Đoạn đường từ Kim Bồng theo đường bộ ra Đà Nẵng rất khó khăn vì bị kiểm soát gắt gao cả Việt Minh và Tây. “Lúc ra đi, mẹ tôi 43 tuổi, chú Tám Dương 47, còn chú Mười 31 (Tháng 6 năm 1947)” (trang 110). Chuyến đi định mệnh đã biệt tăm cho đến năm 1959, 1960 mới biết thảm cảnh xảy ra!.
“Đến năm 1955, các anh tôi đều đã là sĩ quan trong Quân Đội Quốc Gia. Tôi vẫn còn đi học tại Sài Gòn. Anh Hai tôi được đi tu nghiệp tại Pháp (trường bộ binh Saint Maxent), có gởi về cho anh Năm tôi một bức thư dài kể lại chi tiết sự kiện năm 1949 về đôi giày cườm của mẹ tôi tại làng Cổ Lưu (xã Điện Nam, Quảng Nam), kèm theo một bản đồ ghi rõ địa điểm liên hệ… Lúc nầy anh Năm tôi phục vụ tại Phân Khu Nam-Ngãi-Định trong chiến dịch tiếp thu hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Anh Sáu tôi thì đã mãn khóa sĩ quan trừ bị Thủ Đức (khóa 4/54, và đi tu nghiệp khóa “commando” ở Watchay – Hải Phòng (Ghi thêm: Khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nhập khóa ngày 23 tháng 11 năm 1953 (dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại) và mãn khóa ngày 1 tháng 6 năm 1954. Tổng số sĩ quan ra trường hồi đó là 1200)… Chúng tôi phải đợi đến năm 1959 (gần 13 năm sau, đêm mẹ và hai chú tôi ra đi từ làng Kim Bồng, 1947) sau khi anh Năm tôi được bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 2 Bộ Binh… Năm 1960, anh Năm tôi được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Quảng Nam” (trang 118, 119).
Tác giả chỉ gọi anh chị theo thứ tự trong đình như cách gọi của nhiều gia đình mà thôi. Anh Năm của anh là Đại Tá Võ Hữu Thu, lúc đó ở Quảng Nam có sự tranh chấp đảng phái và tôn giáo nên chọn vị tỉnh trưởng của địa phương, không tôn giáo. Đại Tá Võ Hữu Thu nổi tiếng thanh liêm, cương trực, người dân nơi nầy rất quý mến (sau nầy ứng cử vào Dân Biểu Quốc Hội).
(Ghi thêm: Năm 1960, anh Võ Đại Tôn làm Trưởng Ban 5, Trại Biệt Kích Long Thành, anh thông thạo tiếng Pháp và Anh nên không cần thông dịch viên nên sau nầy họ xuyên tạc, gán anh là hạ sĩ quan thông dịch viên. Sang thời Đệ Nhị Cộng Hòa, chính phủ Phan Huy Quát thành lập ngày 16/02/1965 nâng Phủ Đặc Ủy Dân Vận Chiêu Hồi thành Bộ Chiêu Hồi. Tổng Trường đầu tiên là Trần Văn Ân (trong tháng 3) kế đến là đến là Thiếu Tướng Nguyễn Bảo Trị. Anh Võ Đại Tôn, sĩ quan cấp tá trong QL Việt Nam Cộng Hòa, đã từng được biệt phái ngoại ngạch sang nhiều công vụ dân chính và sau cùng Giám Đốc Công Tác Bộ Chiêu Hồi).
Trở lại với hồi ký “Anh Năm tôi có nhờ ông Quận Trưởng quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam lúc bấy giờ (ông Trần Quốc Thái) đưa đi thám sát vùng làng Cổ Lưu (theo bản đồ của anh Hai tôi vẽ lại)… Ông Quận Trưởng còn cho biết là trước đây trong thời kỳ chiến tranh, khu vực nầy do Việt Minh (Cộng Sản) kiểm soát. Có một đảng viên Cộng Sản tên là Huỳnh Thân làm trưởng ban ám sát, nổi tiếng giết người không run tay trong làng nầy và các vùng lân cận. Trong một cuộc hành quân của Quân Đội Quốc Gia, tên thân bị bắt và hiện còn giam tại lao xá tỉnh Quảng Nam ở Hội An…
Qua hồ sơ lý lịch và những bản cung khai của tên Thân nầy, các cơ quan anh ninh Quốc Gia tại địa phương kiểm chứng, anh Năm tôi cho chuyển đương sự về sở An Ninh Quân Đội để thẩm vấn thêm, Anh tôi đích thân hỏi cung, ghi thêm chi tiết nhiều sự kiện vào hồ sơ tội ác của đương sự” (trang 118, 119).
Theo lời kể của hai ông Minh và Miêng (chủ nhà, ân nhân giúp tá túc) và lời cung khai của Huỳnh Thân, tên sát thủ ghi lại:
“Mẹ và hai chú tôi từ giã nhà hai ông Minh và Miêng vào giữa đêm khuya sau khi vào nhà xin tạm nghỉ chân một lúc, băng qua làng Cổ Lưu để ra đường cái thì bị một nhóm Việt Minh (Cộng Sản) bắt giữ… Cả ba người đã bị tra kháo, đánh đập suốt 3 ngày đêm, bị kết tội là tìm đường đi “liên lạc” với Tây” (trang 120) và đề cập đến các thủ đoạn tra khảo quá tàn nhẫn, nhất là người đàn bà đang bị bệnh ho lao trầm trọng.
“Hắn và hai tên thanh niên dẫn ba người ra một bãi cát trống, đêm sáng lờ mờ qua ánh trăng khuyết. Không có đem theo đèn đuốc gì cả, chỉ có cầm theo hai cái cuốc. Hắn bắt mẹ tôi ngồi riêng một chỗ. Còn hai chú thì được lệnh lấy cuốc tự đào một cái hố nhỏ. Xong rồi, khi chú Mười tôi còn đang đứng bên miệng hố, chưa biết làm gì thêm, thì thình lình tên Thân chụp một cái cuốc, phang ngang lưng chú một nhát mạnh làm chú ngã chúi xuống hố, nằm sấp, đau quằn quại.
Trước cảnh tượng bất ngờ như vậy, chú Tám Dương tôi chưa kịp la lên thì hắn đứng phía sau dùng chân đạp chú té xuống hố. Chú tôi vừa cố lóp ngóp bò lên vừa la xin tha mạng. Hắn đứng trên miệng hố cát, cầm cuốc phang xuống, trúng ngay vào trán của chú tôi, làm chú té bật ngửa ra, nằm đè trên lưng chú Mười. Hai người chưa chết.
Rồi, hắn đến xốc mẹ tôi đứng dậy trong khi mẹ tôi đang ôm mặt khóc lớn. Hắn lạnh lùng dẫn mẹ tôi đến cạnh miệng hố, xô xuống thật mạnh, mẹ tôi rớt xuống, nằm sấp trên người chú Tám. Hắn đứng trên hố, cầm cuốc cúi xuống phang mấy nhát thật mạnh vào lưng mẹ tôi, làm cả thân hình mẹ tôi quằn cong lại.
Cả ba người chưa chết, nhưng không còn sức bò dậy được nữa, nằm im trong máu, chung một hố cát cạn. Tên Thân và đồng bọn dùng cuốc xúc cát lấp hố lại rồi bỏ đi. Chôn sống!” (trang 124, 125).
Với tội ác dã man tày trời của tên Huỳnh Thân, nhưng người con của mẹ - Đại Tá Tỉnh Trưởng Quảng Nam - với cái tâm nhân bản của người Quốc Gia, không đem ra xử bắn mà “Sau nhiều ngày bàn tính trước sự đau khổ cùng cực của gia đình, anh Năm tôi đành phải chuyển tên Thân ra lao xá Thừa Phủ ở Huế để cho chính quyến xét xử theo luật pháp về nhiều tôi trạng giết người khác, không để cho chúng tôi thấy mặt hắn” (trang 130).
Ba quan tài được di chuyển từ làng Cở Lưu về bờ sông Thu Bồn gần Hội An để an táng.
Anh lại chứng kiến hình ảnh quá bi thương: Nước Trôi Mồ Mẹ. Năm 1972, anh từ Sài Gòn ra Quảng Nam trong một chuyến công tác, đứng bên nầy bờ sông Hội An thấy nước lụt dâng lên ngập cả làng Kim Bồng bên kia sông, tưởng chừng nước cuốn trôi luôn mồ mẹ anh nên xúc động làm bài thơ:
“Con quỳ bên ni dòng sông
Bên tê mồ Mẹ!
Trời ơi, nước ngập tràn đồng
Từng khúc xương trôi đau lòng con trẻ.
Con mang trong người thịt xương của Mẹ
Chừ trông nước lụt dâng về
Con còn bên ni, Mẹ mất bên tê,
Sóng bao la vỗ, bốn bề Mẹ mô?
Ngày xưa Mẹ chết, con khóc mắt khô,
Chừ xương Mẹ trôi, hồn con nước lụt.
…
Con quỳ bên ni, linh hồn tê buốt
Mần răng mà về bên tê chừ, Mẹ ôi!
Quê hương nước ngập tận trời
Hồn con khóc suốt một đời không nguôi!...”
(Trang 142, 144)
Sau khi mẹ anh và hai người chú ra đi biệt tăm, cha và người thân trong gia đình anh còn ở lại làng quê Kim Bồng trong 3 năm, năm tháng đó với anh là tháng này bất hạnh, đau thương nhất, địa ngục của của cuộc đời. Tuổi thơ của anh được mẹ cưng nhất, nuông chìều, lúc nào cũng gần gũi bên mẹ nay mất đi hình ảnh thiêng liêng, cao quý nhất mà anh luôn luôn tơn thờ cùng với cuộc sống tận cùng của xã hợi với bao đắng cay!
“Chúng tôi về lại Đà Nẵng sau gần 5 năm (1945-1950) đi tản cư về làng quê Kim Đồng, vì chiến tranh… Tôi đã mất tuổi thơ và điều đau đớn nhất, còn in sâu vào suốt đời tôi mãi đến hôm nay, là tôi đã mất mẹ!” (trang 183).
Cũng như anh, quê nội tôi ở các làng nơi đây lâu đời, thầy tôi là nhà nho, sùng đạo Phật nên rời quê rất sớm khoảng năm 1920 theo dòng Trường Giang vào Thăng Bình mưu sinh với chữ nghĩa, lập nghiệp và các anh chị ra đời từ đó. Tuổi thơ học ở Hội An nên thỉnh thoảng tôi ghé về quê nội… cho đến nay hơn sáu thập niên, tôi chưa biết gì về cố hương, ngay nhà thờ Tộc Trần và nơi chốn xa xưa chỉ được biết qua hình ảnh, email của các cháu…
Trong thời kỳ Việt Minh, tôi chưa biết gì, chỉ nghe qua lời kể của anh chị trong gia đình, hình như các làng quê miền Trung dọc theo duyên hải, ở đâu cũng vậy, người dân hoàn cảnh “một cổ hai tròng” qua các năm dài. Tôi đã đọc nhiều về sử liệu trong giai đoạn nầy như quyển Chiến Tranh 1946-1954 (từ chiến tranh Việt Minh – Pháp đến chiến tranh ý thức hệ Quốc – Cộng) của Trần Gia Phụng năm 2018, dày 568 trang. Đây là một quyển sách viết rất công phu với chú thích và hình ảnh trong bộ sách Sử Việt Đại Cương của tác giả trong mấy thập niên ở Canada. Nhưng chưa đọc tác phẩm nào viết lại giai đoạn nầy ở làng quê của 3 miền để am tường. Bút ký lịch sử Một Cơn Gió Bụi của cụ Trần Trọng Kim cho đến nay được đánh giá là tác phẩm quan trọng của giai đoạn lịch sử nhưng tổng quát trên chính trường…
Hồi ký “Tuổi Thơ & Chiến Tranh” của tác giả Võ Đại Tôn chỉ đề cập đến quãng thời gian 5 năm (1945-1950) xảy trong gia đình và nơi cố hương với gọng kìm giữa Việt Minh & Pháp. Tháng 6 năm 1948, Hiệp định Vịnh Hạ Long, Pháp đồng ý thành lập Quốc Gia Việt Nam gồm cả ba miền Bắc Trung Nam, nằm trong Liên Hiệp Pháp. Hè năm 1949 chính phủ Quốc Gia Việt Nam ra đời, cựu hoàng Bảo Đại về nước làm Quốc Trưởng, đất nước có hai chính phủ trong tình trạng tranh tối tranh sáng. Theo sách của Trần Gia Phụng: “Lãnh thổ hai chính phủ không phân biệt giới tuyến rõ rệt. Chính phủ nào cũng tự nhận là chủ nhân chính thống toàn bộ đất nước” (Sđd trang 235)… nên ngoại trừ ở những thành phố lớn, những nơi “xôi đậu”, làng quê bị Việt Minh răn đe, ám sát người theo Quốc Gia và đảng phái đối lập… tình trạng càng căng thẳng và bi đát giữa cuộc chiến ý thức hệ Quốc/Cộng trước khi phân chia hai miền chiến tuyến. Qua sử liệu giúp tôi liên tưởng đến các bài viết đã đọc với bối cảnh, thân phận, nỗi đau thực sự trên quê hương!
Từ lâu, qua thơ văn của anh Võ Đại Tôn mới nhận nhau là đồng hương, khi đọc lại hồi ký của anh Võ Đại Tôn mới biết thêm được gốc gác, gợi lại trong tôi niềm cảm xúc.
Anh viết hồi ký nầy, theo lời chia sẻ, bằng trái tim, cảm xúc tột cùng và theo anh, nhiều lúc mắt nhòe đi trước màn hình computer vì quá xúc động. Lời thật chân tình và thán phục anh có trí nhớ rất tốt.
Có hiểu nỗi lòng, lý tưởng của anh mới hiểu được vì sao khi vừa mới tỵ nạn tại Úc, vợ anh còn trẻ, con thơ nhưng anh đành từ bỏ để chọn con đường gian nguy.
Tôi không đề cập đến vấn đề chính trị ở đây vì trong quá khứ, như đã nói, anh là nạn nhân “đi giữa hai lằn đạn”. Anh đã đi khắp nơi gặp gỡ, trình bày công cuộc dấn thân cho chính nghĩa. Như đã đề cập, anh không bao giờ nhắc đến thân thế của gia đình, của những người anh trong Quân Lực VNCH mà chỉ nói về bản thân từ khi rời quê hương và trở lại cố hương với cái mộng, nếu gọi là “đội đá vá trời” để “quang phục quê hương”! Vì sao và vì sao, chỉ có trái tim chân chính của anh với tinh thần đầy nhiệt huyết người con họ Võ ở Kim Bồng ảnh hưởng những bậc tiền nhân ngày xưa của Quảng Nam đã hy sinh cho đại cuộc.
Sự dấn thân cho quê hương của anh Võ Đại Tôn đã trả cái giá quá đắt từ lao tù và cả thị phi, từ tấm lòng chân chính của bản thân đến sự hoài nghi của nhiều người và sự đánh phá của kẻ thù… nhưng với tôi, anh vẫn là chiến sĩ, người lính của QLVNCH.
Với bút hiệu Hoàng Phong Linh qua các bài thơ trước năm 1975. Sau nầy với các thi phẩm Lời Viết Cho Quê Hương, Đoản Khúc Người Ra Đi và Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy, nhà xuất bản Bất Khuất ấn hành năm 1992, dày 119 trang.
Một số bài thơ của anh đã được phổ nhạc, trong đó có bài Mẹ Việt Nam Ơi! Chúng Con Vẫn Còn Đây được Nguyễn Ánh 9 phổ thành ca khúc vào tháng Giêng 1975. Ca khúc nầy được các ca sĩ trình bày, phổ biến rộng rãi vào thời điểm đó. Ở hải ngoại, Việt Dzũng và Nguyệt Ánh khi lưu diễn khắp nơi đều mờ đầu với ca khúc nầy.
Lời kết trong hồi ký của anh: “Tôi đã mất Tuổi Thơ và điều đau đớn nhất in sâu vào suốt cuộc đời tôi mãi đến hôm nay là tôi đã mất Mẹ” niềm đau và nỗi lòng của người con, chiến sĩ Quốc Gia bị đánh mất quê hương!
Little Saigon 5/2021
Vương Trùng Dương
- Nguyễn Vỹ (1912- 1971) & Nam Thu Hòa Khúc Vương Trùng Dương Tưởng niệm
- Đọc tác phẩm “Người Mẹ Tìm Con” của Nhà Văn Lê Đức Luận Vương Trùng Dương Nhận định
- GS Trần Huy Bích, Người Nặng Tình Với Non Sông & Chữ Nghĩa Vương Trùng Dương Nhận định
- Hồi Ký Tuổi Thơ & Chiến Tranh (1945-1950) của Võ Đại Tôn Vương Trùng Dương Nhận định
- Thiên Chức Nhà Giáo, Tâm Hồn Nhà Văn: Bà Tùng Long Vương Trùng Dương Nhận định
- Tác Phẩm Thérèse Desqueyroux của François Mauriac qua bản dịch của T.Vấn Vương Trùng Dương Giới thiệu
- Kỷ Niệm Với Song Ngọc, Hà Nội Ngày Tháng Cũ Vương Trùng Dương Nhận định
- Phương Tấn, Nàng Thơ Với “Di Bút Của Một Người Con Gái” Vương Trùng Dương Nhận định
- Nhà giáo Hà Mai Anh & tác phẩm Tâm Hồn Cao Thượng Vương Trùng Dương Nhận định
- Hà Huyền Chi, Người Dệt Thơ Trên Hoa Dù Vương Trùng Dương Nhận định
• Đời hoạt động của Thi sĩ Hoàng Phong Linh tức chiến sĩ Võ Đại Tôn (Lê Quý An)
• Hồi Ký Tuổi Thơ & Chiến Tranh (1945-1950) của Võ Đại Tôn (Vương Trùng Dương)
- Phỏng Vấn Ông Võ Đại Tôn-40 Năm Đấu Tranh (Hữu Nguyên)
- Nhà Thơ Hoàng Phong Linh -Võ Đại Tôn (vietnamvanhien.org)
- Kháng chiến phục quốc: Võ Đại Tôn (doppelganger)
- Anh Hùng Việt Tộc Võ Đại Tôn (Nam Phong tổng hợp)
- Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy của Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn (Điệp Mỹ Linh)
- Chiến Sĩ Võ Đại Tôn Đến Thung Lũng Hoa Vàng (Ký Giả Vân Hằng)
- Thơ Nhạc Hoàng Phong Linh - Võ Đại Tôn Nhân Sinh Nhật (vietbao.com)
• Vũ Hối, một mắt còn lại, nhìn cả trời Quê Hương... (Võ Đại Tôn)
• Kỷ Niệm Chiến Thắng Đống Đa (Võ Đại Tôn)
• Việt Dzũng, nghệ sĩ đấu tranh không tàn tật tâm hồn (Võ Đại Tôn)
- Chiến Sĩ Võ Đại Tôn và Những Hồi Ức trong mùa Quốc Hận thứ 45
- Nguyện đồng hành cùng anh em!
- Lòi Người Vợ Thương Binh VNCH
- Vũ Hối, một mắt còn lại, nhìn cả trời Quê Hương
- Tạm biệt Bạn Tù Nguyễn Chí Thiện
- Ông Võ Đại Tôn kể chuyện Bộ Chính Trị Đảng CSVN bị ông lật tẩy trong cuộc họp báo Quốc Tế tại Hà Nội
Tác phẩm trên mạng:
- hung-viet.org - denthanhtran.org
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |