|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Chiến sĩ Võ Đại Tôn
Tôi được biết Võ Đại Tôn qua báo chí hải ngoại tường thuật: “Ngày Quân Lực Úc có một lực lượng Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa tham dự diễn hành với cờ vàng ba sọc đỏ, dẫn đầu lực lượng này là một người đàn ông tuổi trạc ngũ tuần, đầu chít khăn tang trắng tay bồng một em bé. Ông này có ý định trở về Việt Nam phục quốc. Người chít khăn tang đi đầu ấy chính là Võ Đại Tôn.” Tôi có cảm tình ngay với hình ảnh ấy.
Đầu mùa hè 1980, được tin anh Võ Đại Tồn sẽ qua Âu Châu du thuyết trước đồng hương để nói chuyện kháng chiến phục quốc, tôi đã không ngần ngại viết thư mời anh tới Hoa Lan.
Trong thư viết cho anh, tôi còn nhớ có đoạn:
“Người Việt tại Hòa Lan, với tinh thần chống Cộng cao độ rất mong anh tới để nói chuyện Kháng Chiến Phục Quốc, nếu anh tới lúc này, ngoài việc tâm tình với người đồng hương, anh sẽ có dịp thưởng thức vườn hoa “Keukenhof” rộng hàng trăm mẫu, với đủ loại hoa muôn ngàn màu sắc, xanh đỏ tím vàng, đặc biệt là hoa Tulip, một thứ hoa tượng trưng cho xứ Hòa Lan hiền hòa.
Trong dịp này có anh em bàn với tôi, nên dè dặt vì sự xuất hiện của anh Tôn sẽ không thuận lợi về cả hai hướng người Việt lẫn người Hoà Lan, vì người Hòa Lan đang ra công giúp đỡ ổn định đời sống người Việt tị nạn. Về phía Việt Nam có nguồn tin không tin tưởng anh Võ Đại Tôn là một Sĩ Quan cấp Tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhưng có người lại quả quyết với tôi là ông ta trông thấy anh Tôn đi công tác có mang lon Đại Tá khi anh làm Công Cán Uy Viên Bộ Chiêu Hồi.
Vì lý do đó tôi đề nghị với anh em trong Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt tại Hòa Lan cho tôi đi Paris gặp anh Tôn trước ngày anh xuất hiện ở Hòa Lan. Tôi đã gặp anh Tôn trong ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tổ chức tại Hội Trường Maubais (5è Paris) qua sự giới thiệu của ông Đinh Văn Ngọc, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Âu Châu và ông Việt Định Phương Chủ Nhiệm báo Trắng Đen ở Mỹ.
Anh Võ Đại Tôn có một dáng vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da hồng hào, sạm nắng, có vẻ phong sương. Anh ăn nói khoan thai, từ tốn của một người có học. Cách nói chuyện vui tươi và dí dỏm, rất dễ lấy được cảm tình của người đối diện. Qua cuộc đổi thoại ngoài cái tên Võ Đại Tôn với ý chí Phục Quốc ra tôi được biết anh còn là một nhà thơ mang tên Hoàng Phong Linh, tập thơ anh viết rất có hồn đã được phiên dịch sang Anh ngữ. Tập thơ này nói lên tâm trạng của anh, một người dân mất nước lưu vong, lúc nào cũng tưởng nhớ quê hương, nơi đó có mẹ già, em nhỏ, thân quyến và bạn bè, kẻ đã nằm xuống sau cuộc chiến hoặc đang bị lưu đày trong các trại cải tạo ngục tù của Cộng sản Việt Nam.
Một người bạn nhắc tôi, trước 1975 có một hồi anh Võ Đại Tôn phục vụ trong binh chủng Biệt Kích. Tôi gợi ý anh Tôn và hỏi: “Hình như trước đây anh có phục vụ trong binh chủng Biệt Kích?” Anh xác nhận là có.
Tôi hỏi tiếp:
Ở Biệt Kích chắc anh có biết Đại tá J.G. Hayes? Ông này có một thời làm cố vấn cho ông Thiệu và ông Hiếu ở sư đoàn 5 (Lai Khê).
Đáp lời tôi, anh Tôn mỉm cười và trả lời:
“Tôi biết, và biết rất rõ về ông ta. Ông ta là một gentleman".
Câu trả lời của anh Tôn đã gây cho tôi rất nhiều tin tưởng về con người và ý hướng hoạt động của anh.
Tôi thầm nghĩ, chức vụ cấp bậc cao giờ này còn nghĩa gì. Đại cuộc cần người, cần người có nghĩa khí, có nghị lực, có tài năng, có thể làm được việc lớn hay không, chứ đâu cần cấp bậc của họ trong quá khứ.
Trong lịch sử Việt Nam, một Lê Lợi ở đất Lam Sơn, một Nguyễn Huệ ở đất Tây Sơn là những anh hùng đã phát xuất từ chỗ đồng quê áo vải.
Sau cuộc gặp gỡ này, tôi ra về lòng cảm thấy vui vui, và tin tưởng vào một ngày mai trời lại sáng trên quê hương đang đau khổ, và người Việt lưu vong chúng ta lại có dịp “Tung cánh chim tìm về tổ ấm!”
Tôi vội vã ra xe về Hòa Lan ngay để báo cáo sự việc với Ban Chấp Hành Cộng Đồng cùng nhau xúc tiến gấp việc tổ chức một buổi văn nghệ mang tựa đề “Tất cả cho quê hương Việt Nam.”
VÕ ĐẠI TÔN XUẤT HIỆN TẠI HÒA LAN
Buổi văn nghệ được tổ chức hơi vội vã nhưng thật chu đáo tại hội trường De Flint (Amersfoort) ngày 28.06.1980 với sự tham gia đông đảo của toàn thể người Việt tị nạn tại Hòa Lan, của các Phái Đoàn, Hội Đoàn Người Việt cũng như Ban Văn Nghệ đến từ các quốc gia Pháp, Đức, Bỉ..
Đúng ngày giờ, trời Hòa Lan sương mù, mưa lất phất, Vô Đại Tồn đã đến Hòa Lan với sự tháp tùng của hàng trăm Việt kiều tại Pháp, trong đó có đa số đoàn viên Lực lượng Quân Nhân Âu Châu với nhiều khuôn mặt tranh đấu từ Pháp như: Luật sư Nguyễn Gia Khánh, Giáo sư Phạm Hữu, anh Phan Gia Ân và anh Đinh Văn Ngọc... Phía tôn giáo có Thượng Tọa Thích Như Điển, và Phái đoàn tu sĩ từ Pháp và Đức tới, phía báo chí từ Mỹ có ông bà Việt Định Phương (báo Trắng Đen).
Tin Võ đại Tôn đến Hòa Lan đã lôi kéo được hầu hết người Việt tham dự vào phút chót, ngoài ra lại có rất nhiều người Hòa Lan tới chứng kiến trong đó có ông bà Hilderbrant đại diện Chính Đảng Dân Chủ Tự Do, đã ngồi hàng giờ theo dõi anh Tôn nói chuyện.
Hội trường chật ních người, không một ghế trống, người tới sau đã phải ngồi cả xuống những bậc thang lối đi, người tới sau nữa phải chen vai sát cánh kéo dài tới bức tường cuối cùng của Hội trường.
Anh Võ Đại Tôn xuất hiện ở phần cuối chương trình như 1 tia nắng Hạ sưởi ấm lòng người Việt ly hương đã từ lâu tâm hồn lạnh buốt và trống trải, phần vì thời cuộc, phần vì thời tiết...
Lối kể chuyện dí dỏm của một nhà văn, nhà thơ khúc chiết qua 2 câu chuyện “Đôi Bông Tai” và “Đôi Mắt” thật hấp dẫn, rồi anh chuyển hướng về thời sự, đôi mắt anh long lanh, căm hờn khi anh nói về thảm trạng Việt Nam. Dưới sự thống trị hà khắc của Cộng sản Việt Nam, hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi mang hoài bão sẽ trở về phục quốc, anh khẳng định phải trở về, trở về để cứu đồng bào.
Võ Đại Tôn đã lèo lái, đưa buổi văn nghệ thành một cuộc hội ý, và mọi người có mặt đều tưởng mình đang sống lại không khí của một Hội Nghị Diên Hồng thuở nào, cả ngàn cánh tay giơ cao thề quyết “Diệt Cộng, Cứu nước”.
Người Hòa Lan có mặt hôm đó đã hiểu thêm phần nào lý do của người Việt ra đi. “Đi để tìm tự do hay là để tìm miếng cơm manh áo? !”
Giờ giải lao tới cũng như lúc giã từ Hòa Lan để trở về Pháp hàng trăm thanh niên đã bao quanh Võ Đại Tôn để tâm tình, để khich là, để xin địa chỉ liên lạc. Khi chia tay rồi còn dặn với tiếp:
“Anh Tôn ơi, nhớ dành cho em một chỗ nhé, một chỗ trên đường trở về quê hương”
Sau này tôi được biết có một số thanh niên cảm mến Võ Đại Tôn đã tự động lái xe rà theo xe bus, tiễn đưa anh tới tận biên giới Bỉ và Hòa Lan, rồi mới trở lại, nhưng mắt còn ngóng theo.
Sau buổi nói chuyện của anh Tôn tại Pháp, Hòa Lan, Bỉ, nhiều Hội Đoàn người Việt ở Đức và ở rải rác khắp Âu Châu có ý mời anh Tôn tới nhưng vì chương trinh thời khóa biểu dành cho nhiều tiểu bang bên Mỹ đã định sẵn, nên Võ Đại Tôn đành phải chối từ.
HOẠT ĐỘNG CỦA VÕ ĐẠI TỒN TẠI MỸ THÁNG 8 VÀ 9 NĂM 1980
Chương trình hoạt động của anh Tôn dự trù 2 tuần lễ đã phải kéo dài cả tháng, có sự tháp tùng của Phái đoàn người Việt định cư tại Âu Châu, do ông Đinh Văn Ngọc dẫn đầu, đã đi từ tiểu bang này sang tiểu bang khác.
Có tiểu bang như Virginia Washington D.C. yêu cầu anh trở lại nói chuyện một lần nữa, vì bà con một số đã không có mặt ở buổi nói chuyện kỳ trước.
Tại khắp các tiểu bang Hoa Kỳ như Washington D.C. Dallas, Houston, Los Angeles, Orange County, San Diego... đâu đâu anh cũng thu hút cảm tình của mọi người xung quanh, hàng chục và hàng trăm thanh niên nhảy lên sân khấu tình nguyện cắt máu, ăn thề với Võ Đại Tôn...
Tuy nhiên quần chúng Việt Nam đôi khi cũng có người nghi kỵ, khó tính, chẳng hạn như tại San Diego, có một cụ già đứng lên phát biểu: “Từ ngày bỏ nước ra đi tôi đã tham dự nhiều buổi hội thảo rồi, ai đứng lên nói cũng hay, cũng thề thốt, hò hét diệt Cộng, nhưng tới giờ này cũng chưa có ai rời quốc gia tạm dung của mình để trở về Việt Nam phục quốc. Tôi nói thiệt dù rằng hôm nay Đại tá Tôn tuyên bố sẽ về nước, nghe nói thì thật là hay, nhưng tôi mới chỉ tin một nửa... chứ chưa tin hết..”
Trong khi mọi người hồi hộp theo dõi, thì Võ Đại Tôn đã từ tốn bước ra đáp lễ:
- “Cám ơn lời chỉ giáo của cụ, một nửa lòng tin của cụ đã đủ để làm hành trang cho con lên đường trở về quê hương.”
Câu trả lời lễ độ và khiêm nhường của Võ Đại Tôn đã làm mọi người ở đó thở phào nhẹ nhõm.
Có người lại nghĩ: nói để ba hoa thì anh Tôn không phải là loại người đó. Nên có cụ già khác đã không ngần ngại móc túi lấy ra tờ giấy 20 đô dúi vào túi anh Tôn và thân mật nói:
“Đây là lòng thành của tôi đối với đại sự, tôi cầu chúc Đại tá lên đường thành công và tôi không muốn phải chết già nơi xứ người.”
TÌNH ĐỜI VÀ NỖI ĐẮNG CAY CỦA VÕ ĐẠI TÔN TẠI THÁI LAN
Than ôi! Trong khi đó một số người vì đố kỵ chính kiến, bè phái đặt điều bôi bẩn Võ Đại Tôn, họ đã vô tình làm tay sai không công cho Cộng sản. Một lần nữa họ đắc tội ngoài cái tội bỏ đồng đội chạy lấy thân khi đất nước lâm nguy nay họ lại phỉ báng một người từ bỏ hạnh phúc riêng tư, dám dấn thân tìm đường khôi phục lại quê hương.
Nếu nói đi tìm cuộc sống tiện nghi, vợ đẹp con khôn, thì tôi quả quyết rằng với kiến thức và khả năng cùng nhiệt tâm hoạt động, anh Võ Đại Tôn thừa điều kiện để có một cuộc sống phong lưu, màn che trướng rủ, ô tô nhà lầu nơi xứ người.
Có ai hiểu rằng Võ Đại Tôn, mỗi lần đi đốt đuốc kháng chiến phục quốc ở đâu về là lại mất sở, mất job tốt, tiếp nối là chuỗi ngày khó khăn mà chị Tôn và Cu Lì lại phải vất vả tần tảo để nuôi anh.
Nói thì dễ, làm thì khó. Người ta nghĩ rằng kháng chiến phục quốc dễ lắm sao? Thực sự muôn vàn khó khăn, khó hơn cả thời Lê Lợi và Nguyễn Huệ khi xưa, vì Việt Nam ngày nay không ít thì nhiều đã bị ràng buộc và dính chắc vào với thế cờ quốc tế, mà chủ động là những siêu cường. Việt Nam Cộng Hòa và thế cờ 1976 chỉ là một sự chia chác, trao đổi, một sự bội phản gây ra bởi chính Đồng Minh thân tín của mình, điều mà mấy ai hiểu nổi…
Phải chăng chính vì sự đố kỵ, sự chèn ép bè phái, hay vì tráo trở của lòng người mà đôi khi đã làm Võ Đại Tôn chán nản phải bực dọc và thốt lên câu: “Tôi là người Quốc gia không đeo mặt nạ, ngoài mối thù không đội trời chung với Cộng sản, tôi còn nhiều nỗi niềm u uẩn, chua xót tình đời...”
NHỮNG NGÀY THÁNG KHỐN KHỔ TẠI LÀO
Từ sự đố kỵ đưa đến sự bôi bẩn không xa. Có người tung tin Võ Đại Tôn là Võ Đại Bịp... anh đang ăn chơi du hí ở Thái lan, hay anh đang trốn ở một nơi nào đó... tại Nam Cực.
Sự tung tin một cách vô ý thức trên thật là tàn nhẫn. Họ có biết đâu rằng trong lúc họ rêu rao đặt điều bôi nhọ thì anh Võ Đại Tôn cùng đồng đội đang gặp nhiều nỗi khốn đốn trên đường về nước. Trong một lá thư từ nội địa Lào, anh viết về như sau: “Liên tiếp ba ngày hai đêm, chúng tôi phải nhịn đói không kiếm được gạo và đang bị hai trung đội địch bao vây. Áp lực của địch mỗi ngày một nặng nề, chúng tôi vẫn tiếp tục đi, không còn một hạt gạo, không còn một hạt muối và không một xu dính túi.”
Để rồi dẫn tới một sự biệt tăm, biệt tích của anh, kẻ xấu mồm thì nói anh bị chết rồi, người có thiện chí thì cầu ơn trên ban cho anh một sự an toàn trên đường thi hành sứ mạng đầy nguy hiểm, đầy trắc trở... Để anh làm được trọn lời hứa hẹn hôm nào: “Quí vị đừng kêu tôi là Đại Tá nữa, tất cả là quá khứ.. Giờ đây tôi chỉ là một Võ Đại Tôn không mơ ước để trở thành những tinh cầu hào quang chói sáng mà chỉ có một ước vọng tầm thường, nguyện trở thành một viên đá lót đường để quí vị trở lại quê hương!!”
SỰ ỨNG PHÓ KHÔN NGOAN CỦA VÕ ĐẠI TÔN TẠI HÀ NỘI
Ngay khi bắt được Võ Đại Tôn, Hà Nội dùng đủ mọi cách để khai thác. Chúng áp lực và buộc anh phải nhận sự trở về của anh là do bàn tay CIA của Mỹ nhúng vô, có sự đồng tình của Thái Lan và Trung Quốc.
Cộng sản Hà Nội giả câm, giả mù chúng cố tình lờ đi sự trở về của Võ Đại Tôn là do muôn lòng như một của người tị nạn Việt nam phục quốc, muốn tiêu diệt Cộng sản, một loài ma quỉ không tình người. Chúng đã giam giữ anh từ tháng 11.1981, với dụng ý không khai thác được anh thì chúng sẽ âm thầm giết anh như chúng đã thủ tiêu hàng trăm ngàn cán bộ Quốc Gia (Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội...) trong những năm 1945-1948 ở Vĩnh Phúc Yên (Bắc Việt), hoặc như để trả thù cho sự thất bại của chúng ở Huế Tết Mậu Thân, Cộng sản đã sát hại hàng trăm ngàn dân lành trong các mồ chôn tập thể...
Biết vậy, nên anh Võ Đại tôn đã tương kế tựu kế, vừa bảo toàn sinh mạng, vừa thoát cảnh tra tấn cực hình của bọn Cộng An Hà Nội, anh bằng lòng nhận bản văn mà Hà Nội gán là “Tự Thú”.
Ngày 13.7.1982 trong một cuộc họp báo Quốc Tế tổ chức tại Hà Nội, Thứ Trưởng Văn Hóa Việt Cộng Lê Thành Công đã hí hửng đọc bản “thú tội” gán ghép nêu trên trước các ký giả quốc nội và quốc ngoại. Lê Thành Công nghĩ rằng qua đòn phép thâm độc của chúng, Võ Đại Tôn sẽ ngoan ngoãn thú hết tội lỗi trước báo chí, xác nhận có sự xúi giục và trợ giúp của ngoại quốc và ca ngợi sự đối xử tử tế của Cộng sản, sau đó xin được khoan hồng... Nhưng Cộng sản Hà Nội đã vỡ mặt. Vào giờ phút chót khi được đưa ra trình diện, anh Võ Đại Tôn đã khẳng khái tuyên bố, anh chán trò chơi này lắm rồi và nói thẳng với các ký giả quốc tế, quốc nội và bọn tay chân của CS rằng:
“Không ai có thể chứng minh được rằng sự trở về phục quốc của tôi có bàn tay trợ giúp ngoại quốc. Dù cho thế nào chăng nữa, tôi cũng không thể phản bội lại ước nguyện của dân tộc tôi và những người đã giúp tôi. Tôi tiếp tục giữ vững lập trường chính trị, chiến đấu cho lý tưởng tự do, giải thoát cho quê hương và đồng bào.”
Sau đó anh nói: “Tôi sẵn sàng chấp nhận những hình phạt mà chính quyền này giáng xuống tôi.”
Võ Đại Tôn nói chưa dứt lời, bọn công an Cộng sản đã nhảy xổ tới bịt mồm anh, đánh đấm túi bụi và lôi anh vào phòng kín ngay.
Võ Đại Tôn nói và làm như đã nói. Người Việt tị nạn chúng ta nghĩ gì về hành động can trường của Võ Đại Tôn. Trước gươm giáo của kẻ thù anh Tôn vẫn giữ được khí tiết, nói lên được nỗi niềm u uất của người Việt trong cũng như ngoài nước. Hành động ngoạn mục của anh chính là một cái tát, cái tát nảy lửa vào mặt bọn Cộng sản Hà Nội. Chúng phải hổ thẹn khi chúng ngậm máu phun người, nói rằng chúng ta đi tị nạn kinh tế, vì bát cơm manh áo, chúng ta là bọn người lười biếng không chịu hòa nhập đời sống khắc khổ của quê hương sau 30 năm chinh chiến.
- Đời hoạt động của Thi sĩ Hoàng Phong Linh tức chiến sĩ Võ Đại Tôn Lê Quý An Tường thuật
• Đời hoạt động của Thi sĩ Hoàng Phong Linh tức chiến sĩ Võ Đại Tôn (Lê Quý An)
• Hồi Ký Tuổi Thơ & Chiến Tranh (1945-1950) của Võ Đại Tôn (Vương Trùng Dương)
- Phỏng Vấn Ông Võ Đại Tôn-40 Năm Đấu Tranh (Hữu Nguyên)
- Nhà Thơ Hoàng Phong Linh -Võ Đại Tôn (vietnamvanhien.org)
- Kháng chiến phục quốc: Võ Đại Tôn (doppelganger)
- Anh Hùng Việt Tộc Võ Đại Tôn (Nam Phong tổng hợp)
- Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy của Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn (Điệp Mỹ Linh)
- Chiến Sĩ Võ Đại Tôn Đến Thung Lũng Hoa Vàng (Ký Giả Vân Hằng)
- Thơ Nhạc Hoàng Phong Linh - Võ Đại Tôn Nhân Sinh Nhật (vietbao.com)
• Vũ Hối, một mắt còn lại, nhìn cả trời Quê Hương... (Võ Đại Tôn)
• Kỷ Niệm Chiến Thắng Đống Đa (Võ Đại Tôn)
• Việt Dzũng, nghệ sĩ đấu tranh không tàn tật tâm hồn (Võ Đại Tôn)
- Chiến Sĩ Võ Đại Tôn và Những Hồi Ức trong mùa Quốc Hận thứ 45
- Nguyện đồng hành cùng anh em!
- Lòi Người Vợ Thương Binh VNCH
- Vũ Hối, một mắt còn lại, nhìn cả trời Quê Hương
- Tạm biệt Bạn Tù Nguyễn Chí Thiện
- Ông Võ Đại Tôn kể chuyện Bộ Chính Trị Đảng CSVN bị ông lật tẩy trong cuộc họp báo Quốc Tế tại Hà Nội
Tác phẩm trên mạng:
- hung-viet.org - denthanhtran.org
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |