1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Giới thiệu sách "Bóng Ngày Vui" - Tác Giả Vĩnh Phúc (ngo-quyen.org) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      9-5-2023 | VĂN HỌC

      Giới thiệu sách "Bóng Ngày Vui" - Tác Giả Vĩnh Phúc

        NGO-QUYEN.ORG
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà văn Vĩnh Phúc

      Trong tuần qua, Hội Ái Hữu CHS Ngô Quyền vừa nhận được một tác phẩm mới. Đó là quyển truyện dài dày trên 290 trang, mang tựa đề “Bóng Ngày Vui” của tác giả Vĩnh Phúc do nhà xuất bản Tam Vĩnh, London, England phát hành.


      Tưởng cũng nên biết, nhà văn Vĩnh Phúc – cựu chủ biên đã hồi hưu của ban Việt Ngữ đài BBC Luân Đôn – vốn là một tên tuổi quen thuộc trong giới viết lách với năm tựa sách đã được in ra, trong đó có ba cuốn do nhà Văn Nghệ, một nhà xuất bản rất uy tín ở California, phát hành và đã bán hết. Đó là cuốn Dòng Thames Thì Thầm (năm 1997), Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm (năm 1998), và Đối Thoại (2001). Năm 2006 Nxb Tam Vĩnh London tái bản cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ NĐD với phần bổ sung 100 trang, rồi phát hành thêm hai cuốn Phiếm 2006 (2006) và Ngộ Nhận (2011).



            Kệ sách Học Xá

      Và một điều mà chúng ta, các cựu học sinh Ngô Quyền, cần biết hơn nữa, đó là nhà văn Vĩnh Phúc vốn không ai xa lạ. Ông chính là Thầy Kiều Vĩnh Phúc, vị giáo sư Anh Văn khả kính của trường Ngô Quyền, người đã từng gắn bó với ngôi trường thân yêu của chúng ta ngót nghét mười năm.


      Bằng một kỹ thuật vững chãi, tác giả đã khéo léo đan kết những hiểu biết cùng những nhận xét của mình về một địa phương mà ông đã trải qua một thời gian dài chia sẻ buồn vui dưới hình thức truyện dài, một thể loại vốn rất thu hút sự theo dõi của độc giả, đúng như lời dẫn nhập của nhà xuất bản:

      “Bằng cách lồng vào sinh hoạt của một nhóm giáo sư trẻ và một mối tình thầy trò vô vọng – tất cả đều do hư cấu – tác giả làm sống lại bầu không khí của Biên Hòa thuở thanh bình, dẫn ta đi thăm lại các cảnh cũ, từ Cù Lao Phố đến núi Bửu Long và làng bưởi Tân Triều, từ quán Mì Chú Mừng trong hẻm nhỏ cạnh tiệm ảnh Phạm Lung cho tới Dưỡng Trí Viện v.v… Đặc biệt là sinh hoạt trong ngôi trường trung học công lập lớn nhất Miền Đông.”

      Và cũng đúng như được giới thiệu, qua truyện dài “Bóng Ngày Vui,” người của Biên Hòa muôn năm cũ nói chung và các cựu học sinh trường trung học Ngô Quyền nói riêng, sẽ “tìm lại được đầy đủ những hình ảnh thân quen cũ” nhờ “một hồi ức phong phú và sắc bén, một bút pháp linh động, giản dị và sáng sủa” của tác giả. Bên cạnh đó, sự nhận xét khách quan tinh tế và đôi lúc chen lẫn óc khôi hài dí dỏm của tác giả cũng làm cho quyển sách càng thêm giá trị và duyên dáng, chẳng hạn như ở những đoạn tả về tô hủ tiếu dai ở quán gần rạp hát Biên Hùng, sự hấp dẫn của tô mì Chú Mừng, nguyên nhân của những tiếng nổ rần rần từ xe lam ba bánh, bộ điệu cử chỉ lời lẽ của anh lơ xe đò (Nam Thành) mỗi khi đón khách hoặc dặn dò khách khi xe qua cầu Gành và cầu Rạch Cát, vân vân…



      Tính nhân bản cũng được thể hiện bàng bạc trong toàn truyện qua những trang kể lại chuyện học trò mời các thầy về thăm vườn bưởi, chuyện các người điên trong Dưỡng Trí Viện làm thơ, chuyện một lớp học nổi tiếng là phá phách bỗng ngoan ra vì đau nỗi đau mất bạn trong cuộc chiến tranh tàn khốc của đất nước, vân vân…


      “Bóng Ngày Vui” kể lại những sinh hoạt hầu hết là vui nhộn, nhưng ẩn hiện trong đó có những sợi tơ buồn của một mối tình kết thúc bằng một bi kịch, có lẽ vì vậy mà tác giả đã để thêm chữ “Bóng” bên cạnh hai chữ “Ngày Vui”? Nói cho cùng thì trong cái vui nào lại không thấp thoáng mỗi buồn, một khi tất cả đã lui vào dĩ vãng và đã trở thành hình bóng của ngày qua, những hình bóng mà chúng ta chỉ có thể tìm thấy trong kỷ niệm mà thôi. Và cũng vì vậy, ban điều hành xin mượn đoạn kết trong lời dẫn nhập của nhà xuất bản Tam Vĩnh, như một lời giới thiệu quyển sách này đến với quý thầy cô và bạn hữu Ngô Quyền: “Bóng Ngày Vui chắc chắn là một cần thiết đối với những ai ra đời và trưởng thành, hoặc đã có một thời gắn bó cùng xứ bưởi, nếu muốn tìm lại những kỷ niệm vô cùng thân thương với vùng đất này.”

      Ban Điều hành website NQ

      Địa chỉ liên lạc để ủng hộ, mua sách:

      Tố Tâm

      830 Shepard Crest Dr

      Corona, CA 92882

      Hoặc

      Email: codytotam@hotmail.com

      Phone: 626 - 205- 3720

      Ban Điều hành website NQ

      Nguồn: ngo-quyen.org

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới thiệu sách "Bóng Ngày Vui" - Tác Giả Vĩnh Phúc ngo-quyen.org Giới thiệu

    3. Bài viết về nhà văn Vĩnh Phúc (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Vĩnh Phúc

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Giới thiệu sách "Bóng Ngày Vui" - Tác Giả Vĩnh Phúc (ngo-quyen.org)

      - Mạn đàm với Vĩnh Phúc (Nguyễn Văn Lục)

       

      Tác phẩm của Vĩnh Phúc

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nhà thơ Vi Khuê (Vĩnh Phúc)

      Trần Long Hồ (Vĩnh Phúc)

      Nhã Ca - Trần Dạ Từ (Vĩnh Phúc)

      Hà Thượng Nhân (Vĩnh Phúc)

      Nguyễn Xuân Hoàng (Vĩnh Phúc)

      - Cuộc đời nhà văn Duyên Anh

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)