|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Kịch tác gia Vi Huyền Đắc
(1899 - 1976)
Năm 1930, nhân một bài Hoàng Tích Chu ai điếu một bạn du học bên Pháp mới qua đời, chúng tôi được thư ông Vi ở Hải phòng cho biết bạn đó cũng là chí thân với mình và mời chúng tôi xuống chơi một bữa để hỏi thêm chi tiết, chúng tôi dành một buổi trưa thứ Sáu phát hành báo xong là ngồi xe lửa xuống Cảng.
Họ Vi bấy giờ làm đại lý cho sở xi măng cư ngụ một khu nhà khang trang bên Hạ lý. Tuy là tay kinh doanh bề thế, song cũng là một nhà văn nghệ nổi danh, tự gây lấy lưng vốn vững chãi về Pháp văn và nho học, lại bẩm tính hào hoa phong nhã, nên cuộc hội ngộ mới trong sơ giao mà tâm ý đều hợp. Quả là “hải nội còn tri kỷ, ngàn dặm như láng giềng” vì đến lúc thân mật anh em, mới biết anh vốn là gốc Nùng ở Mang nhai (người Tàu đọc là Móng cái, ta gọi theo) thì Nùng với Việt đâu còn xa lạ nữa...
Về văn nghệ, anh ưa môn kịch và chủ trương khác thông thường: thông thường đặt đề tài rồi mới dựng nhân vật, thì anh tìm nhân vật trước đã, để rồi nội tâm và cá tính của nhân vật tự thúc đẩy theo diễn biến tự nhiên. Anh đã thành công trong quan điểm này khi dựng vở “Anh Ký Cóp” và “Thành cát tư hãn”. Sau này anh để công phu vào vở “Uyên ương” (truyện Dương quý phi) mà rồi anh chuyển sang tiếng Pháp dưới nhan đề “1’Eternel Regret” được giải thưởng của ban Jeux Floraux tỉnh Nice.
Thế rồi gặp khủng hoảng, báo Đông Tây bị rút phép, Hoàng Tích Chu lìa đời... Tôi buông theo cuộc lãng du, khi viết Duy Tân, Nhật Tân, Hải Phòng, khi thăm báo Thanh Nghệ Tĩnh ở Vinh hay gặp lại bạn Đào Duy Anh ở Huế, khi tá túc nhà bạn Việt thần ở Đà Nẵng hay sốt rét trong bệnh xá Bồng Sơn, khi làm mấy tháng nơi văn phòng luật sư Dương Văn Giáo ở Sài gòn, rồi 1935 trở ra viết giúp mấy tờ Ích Hữu, Tiểu thuyết Thứ bảy, Đông dương tạp chí... Lần thâu ngày tháng cho đến lúc đất nước bổ đôi, lẽo đẽo vô Sài thành thì tái ngộ anh Vi năm 1955.
Nơi Ngã năm Bình hòa, cạnh khu nghĩa trang ngổn ngang mồ giát đá răm, anh tìm được căn nhà xinh xắn, sân sau vườn trước, rõ là "có cây có đá sẵn sàng” thêm có chị kế là nữ sĩ Thục đức mà đặc điểm là đương độ nhan sắc thướt tha, không hiểu vì sao lúc nào cũng băn khoăn lo vân vân bóng xế...
Căn nhà được mệnh danh là Hoàng mai hiên, dưới mái giai nhân tìm hứng bên hoa cỏ, trong khi tài tử khom lưng ngồi dịch sách Tàu. Bộ “Kinh hoa yên vân” của Lâm Ngữ Đường ba quyển “Khói lửa kinh thành” - “Bi kịch trong đình viên” - “Khúc ca mùa thu” đã dịch xong, chỉ mới “Khói lửa kinh thành” được xuất bản. Thấy tiểu thuyết Quỳnh Dao được hâm mộ, anh viết thư cho tác giả để xin phép dịch (anh làm việc gì cũng giữ đủ phép tắc) bấy giờ mới khám phá ra có nhiều bản Quỳnh Dao đã dịch rồi nhưng là giả hiệu. Thì ra danh tiếng hay bị lợi dụng: đồ thật một khi nổi giá là có ngay đồ giả phỏng theo cho dễ kiếm lời. Do đó, chỉ trông vào sức mình, giữ thành thực với chính mình, thì nghề văn ít khi đủ nuôi sống. Vì thế Vi quân thường sống trong một mối lo thường xuyên: lo nợ.
Khi Thục đức lâm bệnh thình lình rồi một buổi sáng phòng hương lạnh lẽo, anh khóc bằng hai câu chí tình:
Anh dại vô cùng, lo nợ vẫn còn vương nợ mãi
Em khôn bất trị, sợ già nên vội tránh già ngay
Sau mùa xuân thê thảm 1975, anh đến thăm tôi mấy lần. Rồi Vi Giác con anh ở Bắc vào đón, nhưng ra đến Hà thành anh nhuốm bệnh phải vào điều trị ở Bạch mai và từ trần đầu năm 1978.
Nghe tin này, tôi chợt nhớ đôi câu đối tặng anh khi trước:
Cuộc đời có có không không
Can chi phải lấy không làm có
Tình người hư hư thật thật
Hại gì đâu coi thật là hư (1)
Khi anh còn, anh đem kịch vào đời, đời vốn đã là kịch. Nay anh mất, là anh đã “qui chân” như nhà Phật nói, thì câu đối kia vẫn có thể viết lại để nhớ anh, khi anh đã xem “tấn hài kịch trăm màn khác nhau” đến màn cuối cùng...
_________________
(1) Câu này tóm lại ý nguyên văn chữ Hán:
Thế sự tổng qui không
hà tất dĩ không vi thực sự
Nhân tình đa thị giả
bất phương tượng giả tác chân thành.
- Kịch tác gia Vi Huyền Đắc Lãng Nhân Hồi ức
- Nhà báo Hiếu Chân Lãng Nhân Hồi ức
- Thái Văn Kiểm Lãng Nhân Hồi ức
- TchyA Lãng Nhân Hồi ức
- Hà Thượng Nhân Lãng Nhân Hồi ức
- Tri Kỷ Tìm Nhau Mắt Đã Mờ Lãng Nhân Phiếm luận
- Cao Ngọc Anh Lãng Nhân Giai thoại
- Đồng Khánh và Tự Đức Lãng Nhân Giai thoại
• Kịch tác gia Vi Huyền Đắc (Lãng Nhân)
- Vi Huyền Đắc – Kịch tác gia tiên phong của nền kịch nói Việt Nam (Trần Tâm)
- Vi Huyền Đắc- nhà soạn kịch nổi tiếng (thuvienhaiphong.org)
- Tiểu sử (wik)
- Kim Tiền
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |