|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Một trong những tiêu chuẩn để chọn tác giả trao Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành là trước hết, đó là một người đã suốt đời cầm bút, viết ra những tác phẩm mô tả được những nét đặc thù trong thời đại của mình, và nhất là người ấy dù sống trong áp bức, vẫn viết lên sự thật mà một kẻ sĩ phải tỏ thái độ.
Tác giả Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành có thể sống và viết ở bất cứ đâu, miễn là tác phẩm phổ biến ra được độc giả Việt Nam đón nhận, như đón nhận một sản phẩm trong Dòng Văn Chương Truyền thống Dân Tộc, một tiếp nối của Văn Thơ Dân Tộc chống mọi áp bức, kiềm chế, phi nhân bản.
Giải được trao hai năm một lần, trị giá 3.000 mỹ kim, hoàn toàn do thân hữu, văn hữu, bạn đọc của Tạp chí Khởi Hành đóng góp.
Năm 2007, nhà thơ Hữu Loan, tác giả Màu Tím Hoa Sim, từ hơn 50 năm nay vẫn sống ở làng quê Nga Sơn Thanh Hóa, đã nhận được Giải Văn Chương của chúng tôi. Trong thư tuyên bố nhận giải Hữu Loan viết rằng: Ông cảm ơn văn nghệ sĩ bạn đọc Hải ngoại đã thưởng thức và duy trì thơ ông, (là những tác phẩm chính Miền Bắc cấm đoán), để những vần thơ ấy [như toàn thể tác phẩm của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, tồn tại ở miền Nam, ở Hải ngoại, và trở lại miền Bắc như hiện nay chúng ta thấy.
Năm thành lập đầu tiên, 2005, nhà văn Nguyễn Thụy Long, (mới qua đời giữa năm nay), được trao giải nhờ những truyện ngắn xuất sắc của ông viết trong thời gian sau 1975 và đã lần lượt đăng trên Khởi Hành, là Cái còng, Ao cá Bác Hồ, Con tắc-kè say thuốc lào, Phiên tòa dưới địa ngục, Một đi không trở "nại", v.v...
Hôm nay, đại diện cho Tạp chí Khởi Hành, bộ biên tập và các thân hữu văn hữu bạn đọc đã đóng góp, chúng tôi xin long trọng tuyên bố: Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp kỳ thứ III, 2009, được quyết định trao cho nhà văn Văn Quang.
Nhà văn Văn Quang sinh năm 1933 tại Thái Bình, là tác giả khoảng 30 cuốn truyện, mà tác phẩm đầu tay là Thùy Dương Trang 1957, Nghìn năm mây bay 1963, Nét môi cuồng vọng 1964, Người yêu của lính 1965, Đường vào Bến Mê 1966, Tiếng hát học trò 1969, Trong cơn mê này 1970, ... Chân trời Tím, v.v... (chúng tôi kể theo thứ tự, ông còn rất nhiều tác phẩm khác)...
Ông tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, tốt nghiệp khóa 4 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, cấp bậc cuối cùng là Trung tá, chức vụ cuối cùng là Quản đốc Đài Phát Thanh Quân Đội, tọa lạc trong cục Tâm Lý Chiến. Tháng 4.1975, ông quyết định ở lại. Là sĩ quan cao cấp nhưng ông cũng không xuất ngoại theo dạng H.O. mà ở lại trong nước cho đến ngày nay, trong khi các con ông hoặc đi du học ở Mỹ từ trước 75, hoặc đã vượt biên được hết ngay sau 75.
Ông ra tù khoảng 1989 là đi học ngay: đi học computer, để viết. Chắc chắn là như thế. Ông đã viết được 187 bài Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự, gửi đăng trên khắp báo chí ở Hải ngoại, từ Úc đến Hoa Kỳ, cho tới khi cách đây mấy tháng, tất cả đồ hành nghề của ông, máy computer, điện thoại, máy scan hình, máy in để bàn, đều bị tịch thu. Khoảng ba bốn tháng nay, loạt bài "tường trình" về Quê Hương của ông đã phải im tiếng. Dù im tiếng, những gì ông đã viết từ sau 1975 vẫn là những gì chưa nhà văn nào viết được trong khoảng thời gian đó, phơi bày một hệ thống chức sắc, cán-lại, mục nát dù rỗng tuếch từ trên xuống dưới, nhưng huênh hoang thiển cận cuồng tín ngoài sự tưởng tượng của con người.
Văn Quang được nhiều người gọi là "người tù cuối cùng" vì trên thực tế, ông ở tù hơn 12 năm ở K5 Vĩnh Phú và K2 Z30 Hàm Tân. Chúng tôi đã chuyển lời tới ông, và ông xác nhận sẽ nhận giải. Hy vọng chúng ta sẽ gặp ông trong một ngày rất gần đây.
Little Saigon, 8.11.09
VIÊN LINH
Chủ nhiệm chủ bút Tạp chí Khởi hành
Người sáng lập Giải Văn chương Toàn Sự nghiệp
Thưa qúy vị độc giả Tạp chí Khởi Hành,
Từ Saigon, tôi rất xúc động nhận được thông tin: đa số độc giả Tạp chí Khởi Hành đã ưu ái dành cho tôi giải thưởng “Giải Văn chương Toàn Sự Nghiệp.” Nhất là thông tin đó đến với tôi trong giai đoạn khó khăn của người cầm bút mà không được viết.
Trước hết, tôi xin gửi đến qúy vị độc giả lời cảm ơn chân thành.
Hơn 50 năm viết văn làm báo, tôi vẫn quan niệm rằng bất cứ tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng chỉ có giá trị khi được độc giả công nhận chứ không phải của một cơ quan quyền lực hay một phe nhóm nào.
Trên chặng đường dài ấy, tôi đã từng gặp một vài phe nhóm hoặc cá nhân tìm mọi cách “đánh phá” chặn bước, vu khống, xuyên tạc. Đó là điều mà hầu hết những tác giả, những vị có chút ít tên tuổi, gây được ít nhiều uy tín trong phạm vi văn chương và nhiều lãnh vực khác thường gặp. Hẳn quý vị cũng đã biết quá rõ và quá chán nản với tình trạng này. Vì ghen ghét đố kỵ, vì cạnh tranh chút quyền lợi, danh vọng nhỏ nhen và không loại trừ họ bị lợi dụng. Biết vậy nên tôi không chùn bước, vẫn trung thành đi theo con đường mình đã chọn. Viết trung thực, cố gắng phản ảnh hình ảnh thời đại mình thật chính xác.
Nhưng tiếc rằng hiện nay, như quý vị đã biết, tôi đang ở trong hoàn cảnh không được viết qua internet gửi bài ra nước ngoài
Tuy nhiên tôi vẫn hy vọng một ngày sáng sủa, tôi sẽ lại được phục vụ độc giả qua những bài viết, những phóng sự và những trang truyện dài truyện ngắn của mình.
Một lần nữa, trong dịp này, tôi xin cảm ơn tất cả độc giả và anh chị em trong Tạp chí Khởi Hành. Tôi cũng xin cảm ơn quý vị độc giả đã từng có tấm lòng ưu ái dành cho tôi trên tất cả các tờ báo tôi đã từng cộng tác hơn 50 năm đã qua và thời gian gần đây ở Mỹ, Canada, Úc châu trong hơn gần 20 năm qua.
Trân trọng kính chào quý vị.
Saigon, tháng 7 năm 2010
Văn Quang
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Văn Quang mà tôi biết (Trùng Dương)
• Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 (Viên Linh)
• Tưởng Niệm Nhà Văn Văn Quang (1933-2022) (Phan Tấn Hải)
• Sài Gòn Muôn Năm Cũ Với Văn Quang (Hoàng Lan Chi)
• Văn Quang (Học Xá)
(Phan Nguyên blog)
Văn Quang Với "Những Người Muôn Năm Cũ" (Nguyễn Mạnh Trinh)
(Tiếng Quê Hương)
Thư Ngỏ & Giới Thiệu Tác Phẩm Mới Của Văn Quang (Tủ Sách Tiếng Quê Hương)
"Lên Đời", phóng sự tiểu thuyết của Văn Quang (Phạm Điền/RFA)
Bác Văn Quang từ giã bạn đọc ở khắp nơi (Viễn Đông)
• Cái Muỗng (Văn Quang)
• Vĩnh Biệt Hoàng Anh Tuấn Một Nghệ Sĩ Đích Thực Từ Tác Phẩm Đến Cuộc Đời (Văn Quang)
• Tết Trong Trại Tù Cùng Bạn Bè (Văn Quang)
• Bây giờ là Mùa Thu, tôi đi tìm dĩ vãng
(Văn Quang)
• Một Chút Kỷ Niệm Xưa (Văn Quang)
Tác phẩm trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |