|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Có người yêu thơ và hay tập tành làm thơ, sau khi đọc một tác phẩm “Tô Ðông Pha, những phương trời viễn mộng” của một người làm thơ viết về một người làm thơ khác (Tuệ Sỹ viết về Tô Ðông Pha) đã cảm khái:
“nghe từ thiên cổ
lời ru mênh mang
bước vào cuộc Lữ
mấy chuyến đò ngang.
Tà dương có khóc
Nắng ngả ánh vàng
Mưa bay thoảng chốc
Thiên địa hoang tàn
Một người đọc thơ
Nhìn trăng vừa khuyết
Sinh tử đâu chờ
Vòng quay nhật nguyệt.
Ði vào đất trích
Quanh quẩn nhân gian
Cho tròn vai kịch
Giây phút muộn màng
Phương trời viễn mộng
Sẵn lúc chào đời
Bốn bề gió lộng
Người ơi, Thơ ơi!!”
Viết về Tô Ðông Pha, mà nghe như viết cho chính mình. Tuệ Sỹ, trong cái quay cuồng của lịch sử, đã nhìn vào chặng lữ hành của lịch sử để tìm vào cõi sâu kín của vòng chuyển dịch. Ông, không phải trong vai trò thiền sư để đi tìm cái uyên áo mà, với thái độ mơ mộng lãng mạn đi tìm cho riêng mình một cõi thơ riêng. Ông viết:
“Thơ vẫn là một cuộc lịch nghiệm Riêng và Chung, của Thời Ðại và Lịch Sử. Từ cuộc Riêng, Thơ nương theo cánh của Thi và Dịch để đi về nơi Hoằng Viễn, dẫn Lịch Sử Uyên Nguyên tụ hội với Thời Ðại. Hình như những sự này tôi nghe được từ nơi thơ của Tô Ðông Pha, nhưng có nghe lộn hay không thì không biết…”
Kinh Thi và Kinh Dịch là những trầm lắng suy tư của người xưa, theo Tuệ Sỹ là hai cánh chim lớn của con thần nhạn chuyên chở định mạng của dân tộc Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Ðông. Thi và Dịch, là suy ngẫm để tìm đến đích đến rốt ráo của Chân Lý. Và, cũng là những phiến gương soi để tìm lại những bóng hình vẫn còn hiện hữu dù đã xa xôi những không gian, thời gian muôn trùng…
Có những câu thơ, của thấp thoáng tình Riêng trong Ý chung. Thấp thoáng nỗi niềm của Tuệ Sỹ trong ngôn ngữ một thuở Thịnh Ðường. Dù thơ lục bát, của ngữ ngôn thuần túy Việt Nam, nhưng giấc mộng vẫn vút cao
“Ðồi mai ngơ ngác nụ cười
cánh hồng lả mộng của đời lưu ly
tồn sinh thấp thoáng nẻo về
dấu trơ bãi tuyết, ngoài tê cánh hồng
Sư già, tháp mới, hồn không
Tường rêu đổ xuống đâu đồng vọng Thơ
Gập ghềnh năm tháng, hay chưa?
Ðường dài người mỏi, gót lừa kêu đau…”
Ôi, những phương trời viễn mộng, của những kiếp nhân sinh trôi nổi theo dòng thời thế, của nỗi niềm người tha hương lưu lạc ngay trong chính đất nước mình. Những canh trường mộng, những lời nỉ non nghe vẳng lại từ hai bờ tịnh không của cảm xúc. Vẫn, vần lục bát, lời của Tuệ Sỹ, làm vẳng nhớ đến Tô Ðông Pha thuở nào xa xưa:
“Ðá mòn phơi nẻo tà dương
nằm nghe bước lũ khóc chừng Cuộc Chơi
nghìn năm vang một nỗi đời
gió đưa cuộc lữ lên lời Viễn phương
đan sa rũ mộng phi thường
đào tiên trụi lá bên đường Tử Sinh
đồng hoang mục tử chung tình
Ðăm chiêu dư ảnh nóc đình hạc khô”
Viết về bài thơ, viết về cái tâm tình của bờ biển lớn, của cõi hoang vu mà thiên nhiên là đại dương bí ảo để, ở đó những dấu chân tỏ mờ trong ngã về hoang lộ. Tuệ Sỹ viết:
“… Người đã lãng phí trọn vẹn tinh thể của người, để cho thiên nhiên tỏ bày ân tình trơ trọi, như viên sỏi bên đường lây lất với nắng và gió. Nắng lên cùng với dấu hiệu của hao mòn và sụp đổ. Gió lên cùng với những ước nguyện thiên thu phảng phất ra ngoài khung trời Hoằng viễn và Tịch nhiên. Mộng Phi Thường được ký thác trong đan sa trong dấu hiệu của trường sinh bất tử, nhưng đường Sinh tử đi trong cõi Hoằng viễn Tịch nhiên, ấy thế mà không bao giờ dừng bước cho Lữ Khách một lần ngụ cư ở đó. Sống và Chết vẫn còn như một nỗi đời hư huyễn, vẫn rầm rộ như một cuộc chơi. Giữa khoảng đồng rộng, đồng trống, đồng không mông quạnh. Mục tử đăm chiêu tư lự những chuyện đường đời. Và Lịch sử qua bóng dáng con Hạc gầy, rồi tự hỏi; Ðâu là Cõi Mộng Thiên Thu?..”
Ðọc “Tô Ðông Pha, những phương trời viễn mộng” của Tuệ Sỹ để thấy từ một người hậu sinh sau những thế kỷ dài đã chia sẻ với Người Thơ những nỗi niềm của những người tri kỷ. Thời thế có khác, đất nước có khác, nhưng chất Thơ vô cùng bát ngát của những phương trời mở ra mênh mông những cánh vỗ để đi vào cái tận cùng của ngữ ngôn, để bay vào cái vô tận của ý tưởng. Viết về thơ đã khó, giải thích thơ lại khó hơn nhưng tái tạo lại không gian thơ, lại khó bội phần. Thơ ở trong thơ, không chỉ là cái khám phá hời hợt bên ngoài, mà, Thơ có tham vọng đi sâu vào cõi vô thủy vô chung của những nốt lặng của một bản trường ca chưa hoàn tất. Chinh cái dở dang ấy, là thái độ của người thơ, dù trong hoàn cảnh lao lung cấm cố, bốn bề là những bức tường đá lạnh lùng, mà, hồn vẫn thoát đi, bay bổng, không có gì ngăn chắn được. Thơ, là thái độ sống, là sự thản nhiên của người hiểu biết được cái vô cùng nhỏ nhoi nhưng cũng vô cùng lớn lao của tâm thức con người…
Một buổi tối, đọc lại tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn. Không dừng lại được, ngồi dậy bật máy, viết… Những tâm cảm đón nhận được từ những câu thơ. Như những làn sóng lan tỏa từ mặt nước yên tịnh. Ngoài trời chắc khuya lắm thì phải. Và những giọt mưa, mù mịt đất trời. Sắc không, còn mất, có lúc như hơi thở nhẹ. Lắng nghe từ vô thức, tôi đọc…
Có những điều, nói nhiều mà chẳng đủ. Cũng như có những việc, nói ít mà vẫn thừa. Chuyện thi ca, có khi chỉ một giây phút, hiểu rồi, sẽ bất khả tư nghị. Tôi không dám làm người vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh. Mà, tôi chỉ diễn tả cái tâm chân thực của mình. Ðọc rồi cảm, cái quá trình ấy phải chăng là lúc này, khi mọi lắng đọng đã theo giấc ngủ ngon vút mất. Thơ như cáinh tay lay động, thức tỉnh ngũ quan..
Ðóng lại tập thơ. Với bài thơ cuối. Những câu lục bát đơn sơ. Như một lời nhắn nhủ. Có thể với chính mình nhưng cũng có thể là một ai khác, cùng mang khắc khoải trong lòng. Một chút vỗ về, một chút xao động thoảng qua. Bước chân ai, đi về, biền biệt.
“Khói ơi, bay thấp xuống đi
Cho ta nắm lại chút gì thanh xuân
Ta đi trong cõi Vĩnh hằng
Nhớ tàn cây nhỏ mấy lần ra hoa.”
Tại sao lại nhớ những lần cây nhỏ ra hoa? Có phải vì ý niệm thời gian? Tôi nghĩ là không phải. Mổi lần ra hoa, là một lần sự phát triển đến mức tuyệt đối. Trong hành trình của con người, có phải là đi tìm một cái gì tuyệt đối mà chẳng bao giờ nắm bắt được. Cõi vĩnh hằng, có khi là khói sương, là những mong manh vô định….
Giấc mơ Trường Sơn – Những bài thơ có man mác ý tình, của cái tâm như biển động lúc nào cũng trào khơi theo ngàn sóng vỗ. Không nói đến thời thế mà quê hương vẫn hiển hiện trong thơ. Những nhọc nhằn của một thời đại nhiều máu lệ. Những giấc mơ của những người tham dự vào lịch sử một cách bất đắc dĩ. Những người nhìn thấy Trường Sơn vòi vọi nhân chứng.
Quê hương, những bước chân đi của mười năm, những mốc thời gian đau đớn.
“Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng
Nhìn quê hương qua dấu tích điêu tàn
Triều Ðông Hải vẫn thầm thì cát trắng
Truyện tình người và nhịp thở Trường Sơn.
Mười năm nữa anh vẫn lầm lì phố thị
Yêu rừng sâu nên khóe mắt rưng rưng
Tay anh với trời cao chim chiều rủ rỉ
Ðời lênh đênh thu cánh nhỏ bên đường
Mười năm sau anh băng rừng vượt suối
Tìm quê hương trên vết máu đồng hoang
Chiều khói nhạt như lòng ai còn hận tủi
Từng con sông từng huyết lệ lan tràn
Mười năm đó anh quên mình sậy yếu
Ðôi vai gầy từ thuở dựng quê hương
Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu
Bản tình ca vô tận của Ðông phương
Và ngày ấy anh trở về phố cũ
Giữa con đường còn rợp khói tang thương
Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ
Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương”
Có phải đó là tự truyện của một người Việt Nam? Ở bên kia? hay bên này? Của chiến tuyến đã vạch sẵn từ bao nhiêu năm nay. Dường như đó là nỗi niềm chung mang của cả một thế hệ? Ở phố thị, lầm lì với những tâm tình khó ngỏ thành lời. Trời thì cao mà bàn tay thì khó với tới những ước nguyện và chim trời thì lênh đênh những cánh nhỏ ngơ ngác bên đường. Mười năm rồi tiếp mười năm, quê hương vẫn chỉ là những con sông huyết lệ. Ngày trở về phố cũ vẫn man mác nỗi hờn thiên cổ, của những người hình như mất mát một quê hương.
Thơ Tuệ Sỹ, trong ngôn ngữ bình dị có những suy tư thâm trầm. Xúc cảm hình như cố gắng để lắng đọng lại và ý tưởng cũng được trình bầy một cách gián tiếp để trong màn sương mờ ảo ấy, thấy được cái lẽ xoay vần của thời thế.
Thi sĩ cũng làm thơ tù. Cũng những ngày biệt giam, cũng những bức tường cao nhưng sao lồng lộng gió và đầy trăng sao. Cái thong dong của tâm thể đã vượt quá cái cùm gông của thân xác …
“…Vẫn khúc điệu tự ngàn xưa ám khói
Ép thời gian thành rượu máu trong xanh
Rượu không nhạt mà thiên tài thêm cát bụi
Thì ân tình ngây ngất cõi mong manh
Ôi tiết nhịp thiên tài hay quỷ mị
Xô hồn ta lảo đảo giữa tường cao
Trưa dài lắm ta luân hồi vô thủy
Ðổi hình hài con mắt vẫn đầy Sao.”
Viết ở trại giam Phan Ðăng Lưu mà tưởng đến quán trọ của ngàn sao, có lẽ chỉ có một mình Tuệ Sỹ! Sự tưởng tượng ấy như cánh buồm đưa con thuyền ra khơi về chân trời nào mênh mông chỉ có được từ những hồn thơ trải theo muôn dặm bát ngát. Thơ, vô úy, thong dong. Thơ, như trèo qua được con dốc thực tại để đến một nơi, rộng khắp bao la
“Mắt em quán trọ của ngàn sao
Ngọt ngất hoang sơ ánh rượu đào
Pha loãng nắng tà dâng cát bụi
Ấm lòng khách lữ bước lao đao
Mắt huyền thăm thẳm mượt đêm nhung
Mưa hạt long lanh rọi nến hồng
Sương lạnh đưa người xanh khói biển
Bình minh quán trọ nắng rưng rưng.”
Có những vần thơ ngưng đọng, xót xa. Như những thề nguyền, hứa hẹn cho những bước chân lên đường. Những hùng tráng trộn lẫn với bi thương.
“… Ta đã hát những bài ca của suối
Gã anh hùng bẻ vụn mặt trời
Gọi quỷ sứ từ âm ty kéo dậy
Ngập rừng xanh lấp lánh ma trơi
Ðêm qua chiêm bao ta thấy máu
Từ sông Ngân đổ xuống cõi người
Bà mẹ soi tim con thành lỗ
Móc bên trong hạt ngọc sáng ngời.”
Những câu thơ diễn tả tâm trạng của một người muốn làm chuyện đội đá vá trời. Ta đã hát những bài ca của suối. Gã anh hùng bẻ vụn mặt trời… Lời suối thầm thỉ muôn năm. Hát bài ca đó, có phải là từ thiên thu vọng lại. Gã anh hùng? Ta? Hay kẻ khác? Bẻ vụn mặt trời, để đêm tối kéo về, để quỷ sứ từ âm ty kéo dậy, để hãi hùng rừng núi những ánh ma trơi…
Một bài thơ viết giữa những ngày tháng tư năm 75 ở Nha Trang, lúc tình trạng đất nước nghiêng ngửa thẳm đen. Bài thơ, như một mốc dấu tích cho những ngày tháng không thể xóa nhòa trong tâm khảm những người dân Việt.
“Phố trưa nắng đỏ cờ hồng
Người yêu cát bụi đời không tự tình
Sầu trên thế kỷ điêu linh
Giấc mơ hoang đảo thu hình tịch liêu
Hận thù sôi giữa ráng chiều
Sông tràn núi lở nước triều mênh mông
Khói mù lấp kín trời đông
Trời ơi tóc trắng rủ lòng quê cha
Con đi xào xạc tiếng gà
Ðêm đêm trông bóng Thiên Hà buồn tênh
Ðời không cát bụi chung tình
Người yêu cát bụi quê mình là đâu?”
Cát bụi, từ ngữ được nhắc đi nhắc lại một cách cố tâm. Người yêu cát bụi đời không tự tình. Rồi Ðời không cát bụi chung tình. Người yêu cát bụi quê mình là đâu? Cát bụi, hình ảnh của hỗn loạn, của những lênh đênh ngày tháng. Bài thơ diễn tả nỗi niềm của một người ngơ ngác giữa vần xoay của thời cuộc… Tháng tư năm 75, những ngày tháng chẳng thể nguôi quên. Dù là một thiền sư cố giữ lòng không vọng động. Mà sao vẫn ầm vang thác lũ nỗi niềm.
Thơ Tuệ Sỹ có lúc cô đọng đến chẳng thể ngắn gọn hơn. Như những hé mở, để ở đó tầm nhìn bị kích thích để trải dài tới sâu xa rộng khắp hơn. Không phải thơ haiku của những cây trồng ép mình trong chậu bonsai mà ở đây tự nhiên sống đời thảo mộc trong khổ hạnh chịu đựng náu thân vào ngôn ngữ.
“Bứt cọng cỏ
Ðo bóng thời gian
Dài mênh mang”
Hay:
“Gió cao bong bóng vỡ
Mây sương rải kín đồng
Thành phố không buồn ngủ
Khói vỗ bờ hư không”
Buổi sáng tập viết chữ thảo, có một chút mênh mang thời cũ nhưng cũng có những khắc khoải bây giờ. Ban mai là lúc tấm lòng mở ra, vô tận. Thơ, cũng phơi phới, an nhiên vô ngại:
“Sương mai lịm khói trà
Gió lạnh vuốt tờ hoa
Nhè nhẹ tay nâng bút
Nghe lòng rộn âm ba”
Tụê Sỹ. Thiền sư khổ hạnh. Hay một nghệ sĩ phiêu bồng. Hay là chiến sĩ tranh đấu cho dân tộc cho đất nước với sự sắt son kim cương vô hoại. Thơ cũng trong những góc cạnh ấy để có một đời sâu sắc phong phú mà ngôn từ bình dị như thanh kiếm gỗ của Ðộc Cô Cầu Bại trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung sắc bén hơn vạn lần bảo kiếm. Thơ Tuệ Sỹ, ngôn ngữ đời thường để biểu hiện tấm lòng bồ tát…
Trong cuộc hành trình, đời sống mở ra những cảm xúc. Tuệ Sỹ làm thơ trong cái phơi phới của thiên nhiên, của núi cao mây trắng, của bến cũ neo thuyền, của mặt biển khơi xao động. Bài thơ “Một Bước Ðường”, không có phong vị của một bài hành nhưng sao nghe như có một điều gì bừng dậy của tâm tư, của những tâm can bừng bừng ngữ ngôn:
“Một bước đường thôi nhưng núi cao
trời ơi mây trắng đọng phương nào?
Ðò ngang neo bến chờ sương sớm
Cạn hết ân tình nước lạnh sao
Một bước đường xa xa biển khơi
Mấy trùng sương mỏng nhuộm tơ trời
Thuyền chưa ra biển bình minh đó
Nhưng mấy ngàn năm tống biệt rồi
Cho hết đêm hè trong bóng ma
Tàn thu khói mộng trắng Ngân hà
Trời không ngưng gió chờ sương đọng
Nhưng mấy ngàn sau ố nhạt nhòa
Cho hết mùa thu biệt lữ hành
Rừng thu mưa máu dạy lều tranh
Ta so phấn nhụy trên màu áo
Trên phím dương cầm hay máu xanh…”
Giấc mơ Trường Sơn, một tập thơ mỏng nhưng chứa đựng nhiều biển trời và đại dương như thi sĩ Bùi Giáng đã nhận xét khi đọc một bài thơ trong đó. Và tôi xin được trích dẫn lại thay cho lời kết bài viết này:
“… Thi nhân đã mấy phen ngồi ngắm trăng tàn. Ngồi trên một đỉnh đá? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp với chân trời xa xôi đại hải?
Ðỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Ðỉnh đá quy tụ về mọi hướng màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Ðó là cái bất tận của tâm tình đứng sững tại giữa tuế nguyệt phiêu du. Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ từ Ðường thi Trung Hoa đến siêu thực Tây phương…”
- Thanh Tịnh và Tôi Đi Học Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định
- Đọc thơ Trần Vấn Lệ Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định
- Đọc Thơ Đường Ta Đi của Nguyễn Lê Minh Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định
- Tưởng niệm Nguyễn Đức Lập Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định
- Nguyễn Ðức Tùng: Từ “Thơ Ðến Từ Ðâu” đến “40 Năm Thơ Việt Hải Ngoại” Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định
- Đọc Thơ Trạch Gầm Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định
- “Những chuyện rất Việt Nam” của tác giả Đỗ Tiến Đức Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định
- Từ Huỳnh Phan Anh đến Diễm Châu: Văn chương và thời thế Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định
- Từ Huỳnh Phan Anh đến Diễm Châu: Văn chương và thời thế Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định
- Lệ Khánh, Em là gái trời bắt xấu Nguyễn Mạnh Trinh Nhận định
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
• Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)
• Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ hai vị Thiền Sư (Phạm Công-Thiện)
• Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ Và Nhân Quyền (Hoàng Dung)
• Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ Và Giấc Mơ Trường Sơn (Quảng Đức)
• Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi (Viên Linh)
• Tuệ Sỹ, viễn mộng mấy khung trời (Nguyễn Mạnh Trinh)
- Bùi Giáng viết về thơ Tuệ Sỹ
- Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ – Hai Vị Thiền Sư (Phạm Công Thiện)
- Thầy Tuệ Sỹ là viên ngọc quý của Phật Giáo và của Việt Nam (Nhiều tác giả)
- Vì sao Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ bước ra nhận Phật sự, lại được ủng hộ? (Tuấn Khanh)
- "Tuệ Sỹ – Tinh Hoa Phật Giáo Việt Nam, Vị Thầy Của Bốn Chúng" của Bạch Xuân Phẻ (Nguyên Giác)
- Lịch sử và tình hình tiếp nhận thơ Tuệ Sỹ (Tâm Thuần)
- ‘Piano Sonata 14,’ một truyện ngắn của Tuệ Sỹ (Trần Doãn Nho)
- Cuối năm đi thăm Thầy Tuệ Sỹ (Đỗ Hồng Ngọc)
- Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (Đinh Quang Anh Thái)
- Đọc lại thơ Tuệ Sỹ (Nguyễn Mộng Giác)
- Hòa Thượng Tuệ Sỹ, Trí Siêu những thiên tài lỗi lạc (Thích Nguyên Siêu)
- Bài thơ tứ tuyệt của Tuệ Sỹ (Nguyên Lạc)
- “Bỉnh Bát Lệ Vô Ngôn” Trong Bài Tuyệt Thi “cúng Dường” Của Thi Sĩ, Thiền Sư Tuệ Sỹ (Trần Ngẫu Hồ)
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
• Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ (Tuệ Sỹ)
• Lục bát Viên Linh (Tuệ Sỹ)
- Thích Tuệ Sỹ: Tâm thư của Hội Đồng Hoằng Pháp
- Những Phương Trời Viễn Mộng:
- Gốc Tùng
- Tuệ Sỹ viết về Nguyễn Đức Sơn
Tác phẩm trên mạng:
- quangduc.com - phatviet.info
- thuvienhoasen.org - thivien.net
- phannguyenartist.blogspot.com
- tranthinguyetmai.wordpress.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |