1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      23-11-2024 | VĂN HỌC

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       

      Tuệ Sỹ Văn Tuyển 1: Tư Tưởng Phật Học. Hạnh Viên sưu tập.
      Hương Tích Phật Việt xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ

      Đã từ lâu và vài ba lần mỗi khi nói đến sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam, lúc phân chia các thời kỳ, niên biểu 1963 và những năm tiếp theo cho thấy sự chuyển hướng ngoạn mục cho tinh thần và sự sáng tạo bật lên lan tràn cho ít ra là một thế hệ thanh niên mà sự vận động của thời thế đã mang lại. Không có cuộc thay đổi quyền lực quyết liệt năm 1963 – ở đây tránh dùng chữ cách mạng – có thể dùng chữ đảo chánh – sẽ không có sự ngoạn mục vừa nói. Tinh thần Đông phương, sự hòa hài của nhân quần, Thiền tính và thiên nhiên xanh mát một sớm một chiều đã từ các mái chùa lan tỏa vào tuổi trẻ thành phố, các phường khóm, những con đường quê, tiếng chuông thu không, lời kinh niệm Phật, và trở thành thơ, thành nhạc, thành văn chương nghệ thuật miền Nam Việt Nam trong ít nhất là 10 năm sau đó [nó chỉ biến đổi năm 1973 với Hội Nghị Quốc Tế về ngưng bắn và vãn hồi hòa bình ở Paris, một vận động chính trị ở ngoài tầm tay của Sài Gòn].


      Mười năm trước đó, với dấu mốc 1963, sách vở báo chí nay còn ghi lại cho đời sau: các trí thức thất thế dưới “chính quyền nhân vị” và dưới một bầu trời rợp ác điểu mây đen đã thấy lại Phương đông, dập dìu nơi mái trường Vạn Hạnh lại thấy thầy xưa, vẻ cũ thân thuộc: những Nguyễn Đăng Thục, Thích Minh Châu, Thạch Trung Giả, Ngô Trọng Anh, Tam Ích một phía, phía khác những người trẻ tuổi tràn đầy sức sáng tạo trên tờ tạp chí Tư Tưởng, với các nhà xuất bản An Tiêm, Lá Bối, Ca Dao, Hoàng Hạc và Ban Tu Thư Vạn Hạnh, và cả trăm cả ngàn cuốn sách viết và dịch với Tuệ Sỹ, Phùng Khánh Trí Hải, Phùng Thăng, Phạm Công Thiện, Chơn Pháp, Phước An, Lê Tôn Nghiêm, Chơn Hạnh, Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng, Trúc Thiên, Hoài Khanh, Phạm Thiên Thư,… Hôm nay mục Thời Sự Nhân Văn sẽ nói về một trong nhưng người trẻ nhất trong những danh tính vừa kể: nhà thơ Tuệ Sỹ.


      Trong tổ chức của đại học Vạn Hạnh, Tuệ Sỹ là khoa trưởng Phật học. Ông nổi tiếng với sự thấu suốt “Triết Học Về Tánh Không,” được coi là học giả xuất sắc về Long Thọ. Lúc ấy ông mới hơn hai mươi tuổi. Vào đời ngày 15 tháng 2, 1943 tại Paksé, Lào, nguyên quán Quảng Bình, tên khai sinh là Phạm Văn Thương, vào chùa tu năm 7 tuổi, tức “đồng nhi xuất gia.” Năm 21 tốt nghiệp cao đẳng Phật Học, năm 1965 học xong phân khoa Phật học đại học Vạn Hạnh, đến năm 1970 được hội đồng viện đặc cách phong giáo sư thực thụ. Năm 1972 chủ biên Tạp chí Tư Tưởng. Tác phẩm đầu tay là “Tô Đông Pha những phương trời viễn mộng”, 1973. Ông đọc Tô Đông Pha từ nguyên tác chữ Hán. Ngoài sự uyên bác về Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo đại thừa, ông còn là một học giả về văn chương cổ Trung Hoa. Năm 1984 bị cộng Sản Việt Nam bắt giam do sự tranh đấu không ngừng đòi tự do tôn giáo, và ngày 30 tháng 9, 1988 bị tòa án của họ ở thành phố HCM tuyên án tử hình cùng thượng tọa Trí Siêu. Do áp lực của quốc tế, nhiều năm sau họ đổi bản án thành chung thân, cuối cùng trước dư luận chống đối không bớt giảm, họ đã phải để ông tự do sớm hơn hạn định. Hòa thượng Tuệ Sỹ từng là đệ nhất phó viện trưởng Viện Hóa Đạo Kiêm Tổng Thư Ký Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trước khi trở về chùa vùng Bảo Lộc. Cố Hòa Thượng Mãn Giác Phó Viện Trưởng Đại Học Vạn Hạnh từng nói: “Tuệ Sỹ đã tu từ ngàn kiếp trước, Phật Giáo Việt Nam phải đợi tới 350 năm mới có một Thiền sư uyên bác như Tuệ Sỹ.”


      Tuệ Sỹ Văn Tuyển 2: Tiểu Luận Triết Học. Hạnh Viên sưu tập.
      Hương Tích Phật Việt xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ

      Trong mấy tháng gần đây một bộ sách 900 trang khổ lớn nhan đề là “Tuệ Sỹ Văn Tuyển” được Hương Tích xuất bản tại Hoa Kỳ. Trước khi đi vào Văn Tuyển này, về Tư Tưởng Phật học, tiểu luận triết học và về văn học, trước hết là những đề mục của cuốn I: Tư Tưởng Phật Học:


      Tổng Thuyết Vũ Trụ Luận: Vũ trụ luận thần thoại, Vũ trụ luận cổ đại, Ý nghĩa thần thoại.


      Dẫn vào Duy Thức học: Thức là gì? Tâm-ý-thức, Thức biến, Thành duy thức, Thành duy thức luận. Giá trị của Bồ tát hạnh. Thức ăn để tồn tại: đoàn thực hay đoạn thực, xúc thực, ý tư thực, thức thực.


      Vấn đề ngữ pháp trong phiên dịch kinh tạng Phạn ngữ và Hán ngữ. Lý luận phiên dịch, Cấu tạo từ. Bát quan trai giới, tu giới, ý nghĩa bát quan trai, ý nghĩa thọ giới, nội dung tám giới, tăng trưởng thiện căn. Du già bồ tát giới. Và lễ Tháng Bảy cho những oan hồn phiêu bạt.


      Xin trích một đoạn dẫn giải và quan điểm của Tuệ Sỹ vế vấn đề đã tốn nhiều giấy mực, đó là “vấn đề ngữ pháp trong phiên dịch.”

      “Theo định nghĩa chung ngày nay, phiên dịch là sự chuyển dịch một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Tất nhiên trong Hán văn hai từ ‘dịch’ trong đây cơ bản không đồng nghĩa. Chúng ta nói là chuyển dịch, vì quen với từ Anh ‘translation,’ mà gốc La-Tinh của nó, translatio là từ phát sinh từ phân từ thụ động quá khứ – translatus, của động từ transfere mà chúng ta tạm cho là tương đương với từ chuyển dịch. Nội hàm của từ ngữ như vậy cũng cho ta thấy rõ mục đích của công việc này và cách thức thực hiện. Về cơ bản, và có lẽ kể từ nguyên thủy, dịch là chuyển một vật từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để người nghe đồng nhất nội hàm của hai từ khác nhau. Như khi một Phạn tăng muốn chuyển từ ãmra-vana sang Hán, vì lúc bấy giờ đức Phật đang ở tại chỗ đó. Theo chứng kiến hiện trường, hay do mô tả chính xác, họ chuyển được từ vana sang từ viên là cái vườn, mặc dù nhiều khi họ phân vân giữa viên và lâm. Nhưng hiện trường không có vật gì tương đương với từ ãmra, và cũng không thể mô tả để người Hán hiểu, đành phải phiên âm là yêm-ma-la viên. Hoặc giả khi họ phiên dịch những điều Phật quy định về thức ăn cho tỳ kheo. Họ đưa ra từ khãdanĩya. Sự kiện được đề cập này có thể mô tả xác thực, mà cũng có thể chứng kiến hiện trường. Nhưng Hán văn không hề có từ tương đương, vì người Hán không bao giờ nghĩ đến thực phẩm theo cách đó. Vậy lại phải phiên âm khư-đà-ni, hay khư-xà-ni, hay tương tự, tất nhiên phát âm lơ lớ với nguyên ngữ.


      Tuệ Sỹ Văn Tuyển 3: Văn Học. Hạnh Viên sưu tập.
      Hương Tích Phật Việt xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ

      Đó là trường hợp phiên chuyển những từ cụ thể, sờ nắm được, mà vẫn vấp phải những điều bất khả. Trường hợp liên hệ đến ý tưởng, sự việc tất phải khó hơn. Nhưng cũng có thể dễ hơn. Vì người ta nói vẽ quỷ dễ hơn vẽ người.” (Tuệ Sỹ, Tư Tưởng Phật Học, tr. 183-184.)

      Cuốn thứ hai là tiểu luận triết học. Cuốn thứ 3 là văn học. Người sưu tập lại các bài viết này, anh Hạnh Viên mà tôi đã có gặp, đã trích dẫn một số thơ tuyển của sư phụ anh, rồi viết một “Hậu Từ” ý vị. Tôi sẽ làm như thế, cũng trích dẫn một vài đoạn thơ của người bạn tôi, trên nửa thế kỷ qua, rồi dùng hậu từ của anh để tạm kết luận bài đọc sách này.

      Thiên Lý Độc Hành


      1

      Ta về một cõi tâm không

      Vẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tàn

      Còn yêu một thuở đi hoang

      Thu trong đáy mẳt sao ngàn nửa khuya


      2

      Ta đi dẫm nắng bên đèo

      Nghe đau hồn cỏ rủ theo bóng chiều

      Nguyên sơ là dáng yêu kiều

      Bỗng đâu đảo lộn tịch liêu bến bờ

      Còn đây góc núi trơ vơ

      Nghìn năm ta mãi đứng chờ đỉnh cao.


      3

      Bên đèo khuất miễu cô hồn

      Lưng trời ảo ảnh chập chờn hoa đăng

      Cây già bóng tối bò lan

      Tôi ôm cỏ dại mơ màng chiêm bao.


      4

      Đã mấy nghìn năm đợi mỏi mòn

      Bóng người cô độc dẫm hoàng hôn

      Bởi ta hồn đã phơi màu nắng

      Ôm trọn bờ lau kín nỗi buồn

      Tuệ Sỹ


      Thầy Hạnh Viên (ảnh: Facebook Kelly Võ)

      “Hậu từ của người sưu tuyển:


      Chuỗi thơ khép lại tập sách, lại mở ra một phương trời cô tịch. Hình ảnh trong thơ đọng thành những vì sao xa lấp lánh trong đêm dài.


      Tập 3 này đến tay độc giả đã góp thành bộ ba tập Tuệ Sỹ Văn Tuyển, tạm chia theo ba chủ đề: Phật học, Triết học và Văn học, là bước đầu sưu tập những bài viết rải rác của tác giả còn lại sau quãng đường 50 năm xuôi ngược. Ba tập sách mỏng hẳn không thể tập thành đầy đủ các bài viết của tác giả trong gần nửa thế kỷ, với bao biến động của xã hội cũng như bản thân người viết không ngừng lưu chuyển; chúng tôi hy vọng trong tương lai, các bạn hữu có thể tình cờ tìm thấy, giúp chúng tôi sưu tập lại các bài viết mà vì nhiều hoàn cảnh đã thất lạc hay còn nằm đâu đó trong các ngăn tủ bị bỏ quên. Ở đây trong các tập sách này, chúng tôi chỉ đơn giản sưu tập và sắp xếp lại theo thời gian, còn lại tất cả đều được giữ nguyên, dù qua đó độc giả có thể thoáng thấy dấu vết ngang tàng sôi nổi của tuổi trẻ một thời xung thiên chí hay sự trầm mặc bao dung của tuổi già lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu, hay chuẩn mực nghiêm trang nơi giảng đường Phật học. Những vết tích trong từng dấu chân như vậy vẫn miệt mài để lại bên đường.


      Nhớ chuyện xưa. Khi còn trẻ, trong một lần chán chường thất vọng, tác giả đã liều bỏ chùa đi hoang. Buổi tối nằm trong phòng trọ một bến xe tỉnh lẻ để chờ chuyến xe sáng hôm sau, ông tình cờ nghe được mẩu chuyện của hai cô gái phòng bên cạnh:


      – Cả ngày chưa có thằng khách nào, xui thiệt! Kiểu này chắc tối nay húp cháo.


      Im lặng một lúc, có tiếng trả lời:


      – Hay mày làm bộ qua gõ cửa phòng kế bên thử. Tao thấy hồi chiều có thằng cha mới tới. Mặt mày coi cũng ngon lắm.


      – Tao thấy rồi, thầy chùa đó bà. Ai lại…


      – Thầy chùa thì cũng là đàn ông chớ mậy…


      Ông nằm im không dám cử động, vờ như đã ngủ để cô nàng kia đừng có bạo gan tìm đến.


      Ấy là thời chiến tranh, thời buổi nhiễu nhương, những số phận không may phải ngụp lặn trong một thực tế trần trụi và một lý tưởng xa xôi, mơ hồ.


      Gần nửa thế kỷ sau, thời bình, với tuổi 70 ông còn phải giả ngủ lần nữa, tuy trên một cung bậc khác…” (Tuệ Sỹ Văn Tuyển, tr. 267-8).

      Viên Linh

      Nguồn: thuvienphatviet.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài viết về Thầy Tuệ Sỹ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tuệ Sỹ

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ hai vị Thiền Sư (Phạm Công-Thiện)

      Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ Và Nhân Quyền (Hoàng Dung)

      Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà (Viên Linh)

      Tuệ Sỹ Và Giấc Mơ Trường Sơn (Quảng Đức)

      Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi (Viên Linh)

      Tuệ Sỹ, viễn mộng mấy khung trời (Nguyễn Mạnh Trinh)

      - Bùi Giáng viết về thơ Tuệ Sỹ

      - Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ – Hai Vị Thiền Sư (Phạm Công Thiện)

      - Thầy Tuệ Sỹ là viên ngọc quý của Phật Giáo và của Việt Nam (Nhiều tác giả)

      - Vì sao Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ bước ra nhận Phật sự, lại được ủng hộ? (Tuấn Khanh)

      - "Tuệ Sỹ – Tinh Hoa Phật Giáo Việt Nam, Vị Thầy Của Bốn Chúng" của Bạch Xuân Phẻ (Nguyên Giác)

      - Lịch sử và tình hình tiếp nhận thơ Tuệ Sỹ (Tâm Thuần)

      - ‘Piano Sonata 14,’ một truyện ngắn của Tuệ Sỹ (Trần Doãn Nho)

      - Cuối năm đi thăm Thầy Tuệ Sỹ (Đỗ Hồng Ngọc)

      - Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (Đinh Quang Anh Thái)

      - Đọc lại thơ Tuệ Sỹ (Nguyễn Mộng Giác)

      - Hòa Thượng Tuệ Sỹ, Trí Siêu những thiên tài lỗi lạc (Thích Nguyên Siêu)

      - Bài thơ tứ tuyệt của Tuệ Sỹ (Nguyên Lạc)

      - “Bỉnh Bát Lệ Vô Ngôn” Trong Bài Tuyệt Thi “cúng Dường” Của Thi Sĩ, Thiền Sư Tuệ Sỹ (Trần Ngẫu Hồ)

       

      Tác phẩm của Tuệ Sỹ

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ (Tuệ Sỹ)

      Lục bát Viên Linh (Tuệ Sỹ)

      - Thích Tuệ Sỹ: Tâm thư của Hội Đồng Hoằng Pháp

      - Những Phương Trời Viễn Mộng:

         - Tập I - Tập II

      - Piano Sonata 14

      - Gốc Tùng

      - Sư Thiện Chiếu

      - Giấc Mơ Trường Sơn

      - Viết cho Đức Hạnh

      - Tuệ Sỹ viết về Nguyễn Đức Sơn

      Tác phẩm trên mạng:

      - quangduc.com        - phatviet.info

      - thuvienhoasen.org  - thivien.net

      - daophatngaynay.com

      - phannguyenartist.blogspot.com

      - tranthinguyetmai.wordpress.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)