1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tú Kếu, Thơ Chém Treo Ngành (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      25-4-2018 | VĂN HỌC

      Tú Kếu, Thơ Chém Treo Ngành

       VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Tú Kếu
          (1937 - 25.4.2002)

      Tú Kếu là một thi sĩ trào phúng nổi tiếng nhất của làng báo miền Nam trong hai thập niên '60 và '70 qua các mục thơ biếm trích thường xuyên trên các nhật báo và tuần báo mà anh đặt là: Thơ Đen, Thơ Chua, Thơ Chém Treo Ngành. Đối tượng của anh không phải chỉ là những thói hư tật xấu của một hạng người nào đó, mà còn là chính quyền đương thời. Do đó thơ anh thường bị kiểm duyệt đục bỏ, toàn bài hay từng câu từng chữ.


      Trong một bài báo Xuân gần đây từ trong nước gửi ra hải ngoại, nhà thơ Trần Tuấn Kiệt, giải khôi nguyên Thơ Miền Nam trước 1975, viết rằng: Từ sau tháng 4, 1975, miền Nam mất hẳn một thể loại văn chương vốn trước đó phồn thịnh: đó là Thơ Trào Phúng.


      Tấm ảnh chót của nhà thơ Tú Kếu (1937-2002) do Nguyễn Thụy Long chụp, tháng 4, 2002.


      Trào phúng, hay châm biếm, thường là “khí giới” của nhà thơ dùng để chống lại kẻ mạnh. Trên báo chí miền Nam trước 75, báo nào cũng có ít ra là hai mục châm biếm: mục văn xuôi, nhất thuộc loại “Ao Thả Vịt,” hay “Radio Catinat,” hay “Tin Trời Biển,” viết theo lối hư mà thực, hư hư thực thực, loại tin đồn không có lửa sao có khói, bởi lẽ viết đích xác ra thì sẽ rắc rối, nếu không bị kiện ra tòa thì cũng ăn đòn hội chợ, hay bị bắn sẻ. Mục này có khi được đưa ra trang nhất. Ở trang trong mục đó thông thường là một mục thơ, Thơ Trào Phúng, có khi gọi là Thơ Chua, Thơ Chì, Thơ Xám. Với Tú Kếu, thi sĩ khét tiếng của thể loại này, mục của ông có tên khởi đầu là Thơ Ðen. Thơ châm biếm của ông lên tới độ siêu đẳng: có thời gian có tới 4 nhật báo mua thơ ông mỗi ngày, ông trở thành thi sĩ duy nhất không cần mưu sinh bằng nghề gì khác (dù dạy học), vì thơ đã nuôi ông. Ông giữ bốn mục Thơ Ðen, Thơ Chì, Thơ Xám, Thơ Chua cho bốn tờ báo khác nhau.


      Ông vẫn làm thơ khi cộng sản chiếm được miền Nam, không có báo đăng thì truyền tay cho bạn bè, và rồi, sau những móc ngoặc, Tú Kếu bị đưa ra tòa cộng sản, và bị kết án 18 năm tù. Hình như chưa có thi sĩ nào bị kết án nặng như thế. Thơ ông đáng sợ lắm sao? Xin đọc một bài của Tú Kếu làm sau 1975, có lẽ khoảng thập niên '80:

      Nhân quyền


      Việt Nam quyền con người

      Người được quyền đi lại

      Quanh quẩn trong vùng thôi

      Ra ngoài bị tóm cổ


      Việt Nam quyền con người

      Người được quyền cư trú

      Nơi chỉ định mà thôi

      Ra ngoài cũng tóm cổ


      Việt Nam quyền con người

      Người được quyền phát biểu

      Ca tụng đảng mà thôi

      Ngoài ra bắt tự kiểm


      Việt Nam quyền con người

      Người được quyền đau khổ

      Ðược quyền khóc trước cười

      Ðược quyền chui xuống mộ

      Tú Kếu

      Nhà thơ Tú Kếu không còn nữa


      Từ Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Thụy Long báo tin cho bằng hữu hải ngoại: “Tôi báo cho các bạn một tin buồn: Tú Kếu chết hồi 8 giờ 30 sáng ngày 25 tháng 4 năm 2002, tức ngày 13 tháng 3 năm Nhâm Ngọ.” Tin cũng cho hay tang lễ nhà thơ được cử hành vào ngày 27 tháng 4, tức là Thứ Bảy cuối tuần.


      Bằng hữu và độc giả thường biết Tú Kếu tên thật là Trần Ðức Uyển, thực ra không phải. Tên thật ông là Nguyễn Huy Nhiên, còn Trần Ðức Uyển, hay Hoàng Bình Sơn chỉ là những bút hiệu ông dùng trong khi làm những bài thơ không châm biếm.


      Tú Kếu sinh năm 1937 tại Sơn Tây, dạy học trước khi bước vào làng báo. Anh lập gia đình với con gái một người bạn, và đó là gia đình đầm ấm anh sống cho tới cuối đời, ở Sài Gòn và Lâm Ðồng. Sau khi miền Nam sụp đổ, anh bị cộng sản bắt, và đưa ra tòa, bị lên án 18 năm tù. Dĩ nhiên cũng vì những bài thơ chống Cộng của anh. Ở tù được trên mười năm thì Tú Kếu được thả về, có lẽ vì căn bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ) bắt đầu tác hại. Ra khỏi tù, anh về sống ở Bảo Lộc. Những ngày đầu tháng 4, 2002, bệnh của Tú Kếu quá trầm trọng, anh được gia đình đưa về Sài Gòn. Cái chết của Tú Kếu là một cái tang lớn cho làng thơ trào phúng Việt Nam. (1)


      Theo nhà thơ Trần Thúc Vũ:

      “Tú Kếu với một tâm hồn ngay thẳng, chân thực, đôn hậu và can trường. Dưới bất cứ thời buổi nào, anh luôn luôn dùng ngòi bút để chống: cường quyền, bạo lực, bất công, áp bức... cả những thói hư, tật xấu cho dù đó là ‘ai’ đi chăng nữa, và ngay cả với chính mình. Anh châm chọc nhưng không tàn nhẫn, anh chỉ trích nhưng tràn đầy yêu thương. Năm 1976, anh bị kết án 18 năm tù cũng bởi những điều như thế. Nhưng năm 1988 thì được thả. Hiện nay anh sống lặng lẽ ở Sài Gòn mà lòng đầy u uẩn về một tương lai cho Việt Nam.”

      Tú Kếu ra đi đã được 9 năm. Ðể tưởng niệm một nhà thơ chính khí tài ba của Việt Nam, xin đọc một vài bài thơ cũ của anh:

      Vịnh một chính khách bên Tây về


      Thời cơ có lẽ tới rồi đây

      Phúc hậu ông tôi mặt vẫn đầy

      Lưu lạc mấy năm người béo lẳn,

      Giang hồ dăm bận má tròn phây!

      “Ái quần” số dách trong vòng... “mật”

      Ðoàn kết “bom nhe” dựa thế Tây!

      Nghe nói quan anh tài... đỡ đẻ

      Thôi đừng chính trị, hãy ra tay!


      Phúng ông Kennedy


      Ông chết rồi, ông chết thật rồi!

      Cõi đời khốn nạn lắm ông ơi!

      Hòa bình thế giới què chân đứng,

      Dân chủ năm châu hụt chỗ ngồi!

      Hý hửng anh Mao lòng mở hội

      Ngậm ngùi bác Kút, miệng bôi vôi!

      Thương ông: hiệp chủng văn minh quá

      Ðen, xám, vàng, nâu... trách cụ trời!


      Trách cụ trời gây loạn trước tiên,

      Làm cho ông mệt mấy năm liền!

      Ba thằng tư bổn càng to vốn,

      Các gã lưu manh lại rộng quyền.

      Khuynh hữu phất phơ cờ... cứu quốc

      Cộng huề khấp khởi ghế... ăn trên!

      Không gian bát ngát, ông về đất,

      Nhớ chống tam vô dưới cửu tuyền!


      Dưới cửu tuyền ví gặp cụ Ngô,

      Giảng hòa thôi nhé, tiếng cười to!

      Bắt tay thân thiện: tôi và bác,

      Chào hỏi khoan dung: tớ với bồ!

      Súng đạn than ôi, thời buổi loạn!

      Anh hùng thảm bấy, phút sa cơ!

      Ngàn trùng biển Thái xanh ngăn ngắt!

      Ngơ ngác trên cây một ngọn cờ!


      Tú Kếu

      Chú thích:

      1. Trích bản tin đăng báo Khởi Hành số 67, tháng 5, 2002. (Viên Linh, Hồi Ký Văn Học)


      Viên Linh

      Nguồn: Lịch Sách Chân Dung Nhà Văn Việt Nam
      Nxb Khởi Hành, 2017

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)