|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
1.- Trương Vĩnh Ký (cũng thường kêu là Pétrus Ký) người thôn Cái-mong, làng Vĩnh Thanh, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long, sanh ngày 6-12-1837.
Cha là Trương-chánh-Thi, lãnh binh dưới triều Minh-Mạng, đồn trú ở Nam Vang, bị bịnh và tạ thế ở đó (1845). Vĩnh Ký mồ côi sớm được mẹ tần tảo nuôi cho đi học chữ Hán. Đến năm lên 9, có ông linh mục tục gọi là cụ Tám (là người đã từng hàm ơn Chánh-Thi che chở trước) ghé thăm, thấy gia đình nghèo-thiếu bèn xin nuôi và dạy giùm. Từ đó theo cụ Tám, rồi theo Cố Long, Cố Hòa, học quốc-ngữ và la-tinh.
Còn nhỏ ông đã tỏ ra thông-minh hiếu học được các cha rất quí mến, và năm 11, được gởi đi học trường đạo Pinhalu ở Cao-Miên, nơi tụ tập học trò nhiều xứ (Miên, Xiêm, Lèo, Tàu) mà sự tiếp xúc đã làm phát-sinh nơi ông cái khuynh hướng bác ngữ sau này. Học rất xuất sắc nên sau đó ông được gửi đi học trường giáo hoàng (college constantinien) Pinang (là một chủng viện tối cao cho Á đông khi đó đặt ở đảo Poulo Pinang ngoài khơi Ấn độ Dương, do người Anh cai trị). Ông ở đấy sáu năm từ 1852 đến 1858, học tiếng Hy-Lạp, trau dồi thêm la-tinh, rất khá về môn này, đoạt được phần thưởng luận văn la-tinh (do nhà cầm quyền Anh tặng). Ở đó nhờ sự tiếp xúc với các bạn từ khắp nơi đến, ông cũng học thêm tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Ấn-độ. Năm 1858 ông trở về quê hương, vừa lúc để chứng kiến cuộc chiến tranh Việt Pháp khởi lên ở Tourane (1-9-1958) rồi diễn ra ở Saigon (17-2-1959). Pháp chiếm Gia-Định rồi 3 tỉnh, cần một người Annam có khả năng để giúp việc. Giám mục Saigon Lefèvre tiến cử Pétrus Ký (1860).
2.– Ông lãnh chức vụ thông ngôn (interprète), ăn lương mỗi tháng 20$. Rồi cưới vợ (là Vương thị Thọ), làm nhà ở Chợ quán, sống an ổn cuộc đời viên chức Pháp đầu tiên, thỉnh thoảng được quan Tây đem theo trong các vụ tiếp xúc thông dịch quan trọng (như năm 1862 theo thiếu tá Simon ra Đà nẵng để thương lượng với quan ta). Năm 1863, ông được khâm sai Phan thanh Giản yêu cầu người Pháp cho mượn để tùng hành qua Tây thương thuyết và sung chức "sứ bộ trùng dịch".
Trở về Saigon ông được bổ giáo sư rồi Giám đốc trường Thông Ngôn (1866-1868), lại làm chủ bút tờ Công báo quốc ngữ Gia định báo (1868). Năn 1872, ông được thăng huyện hạng nhất, bổ chân Thư ký hội đồng thành phố Chợ lớn, rồi 1873, giáo sư trường Hậu Bổ (école des stagiaires), dạy Việt và Hán văn, cũng bắt đầu từ đó viết sách. Năm 1876, ông được đô đốc Duperré Thống đốc Nam kỳ biệt phải ra Bắc kỳ nghiên cứu tinh hình chính trị (thật ra là để thăm dò cho việc mở rộng thế lực người Pháp ngoài đó). Ông ở lại Bắc kỳ ba tháng, làm công việc điều tra cho súy phủ Pháp đồng thời thâu thập tài liệu cho tập hồi ký sau này (Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi). Trở về ông được Duperré cử vào hội đồng Thành phố Saigon (hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam), hội đồng học chánh thuộc địa, và trở lại với công việc trước tác, được bổ Officier d'Académie (1883).
3- Năm 1886, Paul Bert – nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học – được chánh phủ Pháp cử sang ta làm Tổng trú sứ Bắc Trung Kỳ để đặt nền móng cho cuộc bảo hộ Pháp ở Bắc và Trung Việt Nam. Paul Bert biết năng lực và học thức Pérus Ký (từ khi đi sứ với Phan thanh Giản ở Balê) nên đến Saigon (tháng 2-1886) là cho tìm, chủ tâm trọng dụng. Paul Bert bắt đầu cậy Pétrus Ký mấy việc nhỏ: lập một danh sách người Annam có thể ra Bắc làm thông ngôn, dịch (ra Hán văn) bài bố cáo phải đọc ở Kinh đô... rồi điều đình với súy phủ Saigon cho đặt hẳn P. Ký dưới quyền ông. Ông đem P. Kỷ (4-1885) đặt ở viện cơ mật, trao cho nhiệm vụ quan sát những hoạt động của viện này và bên trong vận động - cảm tình của vua Đồng Khánh cùng các quan Annam cho công cuộc của nước Pháp. Theo một vài tài liệu thì chính Trương Vĩnh Ký bày ra chước cho vua Đồng Khánh "ngự giá" ra Quảng Bình, Hà Tĩnh để dụ an. T.V.Ký cũng lãnh việc dạy vua Đồng Khánh học chữ Pháp, được phong hàn lâm viện thị giảng học sĩ.
Ở Huế được vài tháng ông đau phổi, cáo về Saigon (8-1986). Vua cũng có bụng mến nên ban cho nhiều bửu vật, ban thơ tỏ lòng luyến tưởng, cho biệt hiệu là Nam Trung ẩn sĩ (khi đó ông đã 50 tuổi). Paul Bert từ Hà nội viết thư đốc thúc song Pétrus Ký ở lỳ Saigon. Đến tháng 11, Paul Bert nhiễm trọng bệnh mất ở Hà nội. Cuộc hợp tác chính trị của Trương Vĩnh Ký và Paul Bert đến đây là dứt.
4.- Trương Vĩnh Ký trở về đời sống viên chức súy phủ Saigon. Song người ta không dễ tha thứ cho ông cải ân sủng quá lớn của Paul Bert. Người ta làm khó dễ với ông về việc vào ngạch giáo sư sinh ngữ Đông phương. Người ta hạ lương bổng ông xuống. Rồi năm 1888, trường thông ngôn đóng cửa, giáo sư Pétrus Ký hầu như thất nghiệp, nhờ sự can thiệp của nhiều thân hữu Pháp mới được một chân dạy chữ Hán và tiếng Miên với niên bổng còm cõi 1800đ. Song ông cũng có thời giờ trở lại hẳn với công việc viết văn làm sạch, coi như một nguồn an ủi lớn cho ông cho đến khi chết (ngày 1-9-1898).
Điều ai cũng chú ý khi coi lại tiểu sử Trương Vĩnh Ký là ông có thể tự hào là người trí thức Việt Nam đầu tiên có học thức quảng bác mở rộng sang Tây phương. Tuy phần lớn là tự học và học trong nhà dòng song sở đắc của ông thật là đáng giá và đáng trọng. Trên kia đã nói con người thông minh sớm có khiếu bác ngữ. Ông học ngoại ngữ một cách mau chóng và đôi khi trong sự tình cờ và dễ dàng không thể tưởng tượng.
Như câu chuyện thường kể lần đầu ông biết tiếng Pháp ở Pinang: Một hôm ông cùng bạn học đi dạo trong sân nhà trường, ông lượm được một tờ giấy viết bằng một thứ tiếng ông chưa tường. Trương Vĩnh Ký dừng lại xem xét thấy giống La tinh bèn suy loại từ La tinh mà cố dịch ra để tìm hiểu, ông nắm chắc đó là bức thư gởi cho một giáo sư trong trường, ông mới đem tới ông giáo này cùng bài dịch ông vừa làm. Ông thầy hết sức ngạc nhiên, nhận thấy thiên tài của cậu học trò nên sau đó kiếm một cuốn tự điển, một cuốn ngữ pháp để công dạy cho Vĩnh Ký thứ tiếng đó (chính là tiếng Pha lang sa). Đến tiếng Anh tiếng Nhật, tiếng Ấn Độ (hindoustani) mới đầu ông cũng tự học bằng cách cắt nhặt những mẫu báo cũ rồi so sánh, suy diễn, tự mình tìm ra mẹo luật. Kết quả của khuynh hướng ấy là về sau tạo ra nhà bác ngữ Trương vĩnh Ký "đọc và nói rành được 15 thứ tiếng sinh và từ ngữ của Đông Tây và viết được 11 thứ" (theo J. Bouchot trong cuốn sách về thần thế Pétrus Ký). Một nhà du lịch Anh J. Thomson thời đó ghé Saigon được tiếp xúc với Trương vĩnh Ký có ghi lại về nhà bác ngữ của chúng ta nhữnghàng sau đây:
"Petrousky (sic) là giáo dân Nam Kỳ và giáo sư trường thông ngôn Saigon. Ông là một ngoại lệ đặc biệt trong đám dân bản xứ mà tôi vừa mô tả. Ông theo học trường trung học công giáo Pinang và tôi không bao giờ quên sự ngạc nhiên của tôi khi được giới thiệu với ông. P. Ký ngỏ lời với tôi bằng một thứ tiếng Anh rất khá với giọng pha Pháp một chút. Tiếng Pháp ông cũng nói được mà nói không kém thuần túy và tao nhã. Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý đối với ông cũng quen thuộc như những tiếng nói Đông-phương. Một hôm tôi đến thăm thấy ông đương soạn một tập Phân tích đối chiếu những sinh ngữ thế giới, cuốn sách ông đã để ông nghiên cứu từ mười năm. Ông có bên tay tất cả một kho sách hiếm và quý ông đã thâu thập được phần ở Âu châu, phần ở Á Châu. Vào buổi tối, một ông cố đạo đến góp chuyện với chúng tôi, và lúc ra về tôi để lại cho hai ông tranh luận bằng tiếng La tinh về một vấn đề thần học". (Mười năm du lịch ở đất Tàu và Đông Dương).
Ngoài ngôn ngữ T. v. Kỷ để ý nghiên cứu các ngành học thuật. Lần sang Pháp, ông đã gặp Duruy, sử gia Pháp nổi tiếng bấy giờ, gặp Littré mà ông trù tinh dịch cuốn tự điển sang Việt ngữ, gặp cả thi sĩ Victor Hugo, nhất là nhà thực nghiệm học Paul Bert. Sau này ông sẽ có công trình biên khảo về sử ký, địa dư Việt Nam, làm hội viên thư tín nhiều học hội tại Tây phương. Nay mở lại tập Bulletin du comité agricole et industriel de la Cochinchine còn thấy cả một thiên khảo cứu của Pétrus Ký về loại kiến vàng với việc trồng tỉa của nhà nông. J. Bouchot đã nhận xét về sự đào tạo mới mẽ của con người trí thức đông phương áy như sau:
Nếu một mặt cách học chữ Hán di truyền làm cho trí nhớ ông hết sức phát triển, thì mặt khác ông cũng biết lợi dụng những phương thức để đồng thời mở mang năng khiếu suy luận, cái năng khiếu thường hoàn toàn thiếu vắng trong tác phẩm các nhà nho Trung Hoa. Được thừa hưởng tinh hoa cả hai giống người và hai nền văn hóa nên ở ông trí nhớ không hủy diệt sự suy xét và lý luận mà lại phụ giúp cho sự suy luận bằng một mở sự diện quan sát suy diễn, ông lượm hái được trong những cuộc nghiên cứu hoặc du lịch. Sở dĩ đạt được những kết quả ấy hẳn rằng nhờ ở sự giáo dục của các thầy trong nhà Dòng song cũng không thể phủ nhận tư chất thiên phú của con người". Một nhà bác học và ái quốc Nam Kỳ: Pétrus T. v. Ký)
Nước bại trận, xứ sở về tay người, Trương Vĩnh Ký cho rằng đó là hậu quả tất yếu của luật ưu thắng liệt bại và chấp nhận tình thế. Không kể giáo lục, tín ngưỡng, hoàn cảnh tất cả đều như đẩy ông vào con đường hợp tác. Tuy nhiên ông không giống bọn người nông nổi như Tôn thọ Tường lòa mắt trước cảnh khói tàu bay, giây thép chạy. T.v. Ký với học thức sẵn có, trong chuyến công du Âu Châu, tìm hiểu chỗ sai biệt giữa hai văn minh, hai xã hội, nhận định đâu là những ưu điểm của người, ta phải công nhận và học hỏi. Ông lại tự coi mình như có bổn phận làm trung gian giữa hai phe xô xát hầu lấy lại tinh hòa hiếu lập lại sự an ninh, mưu sự thịnh vượng cho đất nước. Chủ trươug ấy thấy rõ khi được ông cử ra lo liệu việc ngoài Bắc nhất là trong thời gian ông hợp tác với P. Bert. Nhữug bức thư tờ trình ông để lại tỏ rõ nhiều khi ông có cái nhìn sáng suốt và xác thật về thời cuộc Việt Nam khi ấy. Như năm 1876, ra Bắc điều tra, ông nhìn thấy những căn bệnh của xã hội Bắc kỳ, tệ nhũng lạm quan chức, nạn cường hào ác bá, nạn trộm cướp lục lâm, tình hình lương giáo xung đột trầm trọng, tất cả đòi hỏi những cải cách triệt để về hành chánh tư pháp. Song ông cho rằng: "Triều đình Huế không thế nào làm nổi những cải cách ấy và chỉ có người Pháp mới có thể đưa tay đỡ dậy một xứ sở, quá suy yếu như vậy." (Phúc trình gởi Duperré đề ngày 28-4-76).
Một điều đáng chú ý nữa là thái độ của ông trong vấn đề tôn giáo. Tuy có đạo và minh từng là chứng nhân và nạn nhân những vụ khủng bố đạo, song ông không có ý kiến thiên lệch. Sau khi người Pháp can thiệp, ngoài Trung vài chỗ dân đạo tự cho có ưu thế nên đã có những hành vi lộng quyền, Ông thẳng thắn phúc trình và lên án. Ông cho rằng khi đã từ quan điểm của nhà nước mà xét việc mà làm việc thì phải từ bỏ mọi vị nể tín ngưỡng. Ta thường thấy ở người cuu sinh viên nhà dòng ấy cải nhìn thực tiễn của nhà chính trị, óc duy lý của một học giả chớ không thấy những thành kiến của một tín đồ. Ông viết trong một bức thu cho Paul Bert: «Les religions ne vivent que par certains principes de moralité qui leur sont communs. En voyant les choses ainsi le devoir et le rôle de l'état son bien simples; ils se résument dans une attitude neutre tant que les sectes ne troublent pas l'ordre public, l'un des premiers soucis de l'état ».
Không có tư kiến khi lo việc quốc gia nên ông đã hết sức thuyết phục quan lại Nam triều chấp nhận sự hợp tác, sự bảo hộ của Pháp vì những lợi ích của nó. Tuy nhiên ông cũng biết bênh vực cái Nam triều ấy, không chịu để cho Pháp dễ dàng dẫm chân lên quyền lợi hoặc thể diện.
Như trong vụ Paul Bert đòi triều đình dành cho Pháp nhiều quyền hơn ở
Bắc kỳ, ông đề nghị đổi lại Pháp cũng phải có thái độ nhân nhượng hợp lý cho Nam triều, chẳng hạn chia một phần thuế thâu ở Bắc kỳ cho ngân quỹ Hoàng gia
(Thư gởi Paul Bert ngày 4-11-86). Tóm lại ở ông ta thấy thái độ thích đáng công minh của một bậc
trí thức trung thực và tự trọng, không thấy cái xu phụ mù quáng của thứ tẩu cầu ngoại nhân. Con người ấy thực ra ở trí sáng suốt, óc chừng mực, phong tao nhã, vẫn cốt yếu là một đồ đệ Nho giáo. Và trái tim ông vẫn đập về phía
đất nước, đồng bào. Một bằng chứng hùng hồn là mặc dầu thực dân cám dỗ, thúc dục nữa,
ông nhất định không chịu vào làng Tây (đổi sang Pháp tịch). Ông đã thẳng thắn trả lời về việc ấy trong một bức thư gửi cho một bạn người Pháp là ông Pène Siefert (ngày 15-9-88).
Lẽ dĩ nhiên, tánh tình ấy, thái độ ấy khó tạo cho ông có quyền có vị để hoạt động. Ông chỉ được một thời ngắn ngủi tương đắc với Paul Bert. Paul Bert thẩm giá ở ông người trí thức bản xử hiếm có. Ông mến phục ở Paul Bert thái độ văn nhã và tán thành chính sách hòa hiếu phủ dụ mà Paul Bert muốn đem giải quyết việc Bắc Kỳ, nên nhận ra Huế để đóng vai trò trung gian. Nhưng vai trò ấy thật là khó khăn và bạc bẽo. Phía ta thì ngoan cố, nghi kỵ mỗi thiện ý của ông vì cho ông là người của Tây. Phía Tây thì thấy ông được nhiều sủng huệ của Paul Bert nên tìm cách phá, nói xấu nói vu ông là Annam nên không thật lòng với Tây. Đụng phải thật tế buồn lòng, người trí thức cao thượng ấy tính chuyện rút lui. Ông bỏ về Saigon, trở lại với đời sống phẳng lặng một học giả, cặm cụi làm việc để thực hiện vai trò trung gian trên địa hạt văn hóa vậy.
Có thể nói Trương Vĩnh Ký là nhà văn đầu tiên ở nước ta xứng danh ấy, xứng với cái nghĩa nhà văn như ngày nay ta hiểu, nghĩa là người coi việc viết văn làm sách như một hoạt động chính yếu, thường xuyên, một chuyên nghiệp, khác với văn gia nho sĩ ta xưa mà việc trước tác chỉ là một hoạt động phụ thuộc, tài tử. Ông bắt đầu có sách xuất bản từ năm 26 tuổi (1862) và theo nghiệp viết cho đến năm từ trần (1898). Ông Long Điền trong một số báo Tri tàn (số 44 ngày 28-1-1911) có làm một bảng liệt kê "Những sách của cụ Trương Vĩnh Ký" và đếm được tới 118. Con số ấy thật là đồ sộ. Song cũng cần nhận xét có nhiều nhan đề nêu ra đó chỉ là một bài diễn thuyết, một bài báo, hoặc có những sách xuất bản hẳn hoi nhưng chỉ dày độ vài chục trang hay vài trang, như Học trò khó phú 8 trang, Hịch con quạ 7 trang, Gia định phong cảnh vịnh 11 trang, Mắc bịnh cúm 3 trang (theo chi tiết trong thư mục của ông Bouchot) cho nên con số đó không nên gây cho ta một ý tưởng quá đáng về văn nghiệp Trương Vĩnh Ký ngay ở mặt số lượng. Mặt khác nên nhận xét nữa là có nhiều sách ấy ông đã viết bằng Pháp văn. Dưới đây, phàn loại để phê bình, chúng ta kể cả loại này song chỉ đặc biệt chú ý vào loại Việt văn:
1.- Trước hết là những sách dạy ngôn ngữ, trong phạm vi hoạt động của ông giáo sư ngôn ngữ tại trường thông ngôn, hoặc dạy tiếng Pháp (cho người Việt) hoặc dạy tiếng Việt (cho người Pháp) hoặc dạy chữ Hán, tiếng Tàu. Đó là (kê theo thứ tự thời gian):
- Abrégé de grammaire annamite (1867).
- Cours pratique de langue annamite (1868)
- Cours de langue mandarine ou de caractères chinois (1875)
- Guide de conversation annamite (1882)
- Cours d'annamite aux élèves européens (1886)
- Vocabulaire annamite français (1887)
- Tam thiết tự giải âm (1887)
- Dictionnaire francais annanite (1884).
Về sau, về già ông còn soạn thêm những sách dạy ngoại ngữ khác như:
- Cours de Siamois (1884),
- Cours de Cambodgien (1890),
- Cours de langue malaise (1893), de langue birmane (1894), de Ciampois (1894), de langue laotienne, de langue tamoule (1894), de langue indoustanne (1895).
2.- Kế đến những sách giáo khoa sơ học thuộc công việc biên khảo của Trương-vĩnh-Ký trong nha học chính Nam Kỳ và dùng cho học sinh các trường Pháp Việt khi đó: Tập Manuel des écoles Primaires, tuy nhan đề tiếng Pháp mà nội dung là Việt và gồm có 3 phần: Syllabaire quốc ngữ, Histoire annamite, Histoire chinoise (1870)- Sách địa dư bằng Pháp văn: Petit Cours de geographie de la besse Cochinchine (1875). Sách Việt-sử bằng Pháp vàn: Cours d'histoire annamite à l'usage des écoles de la Basse Cochinchine (1875) gồm hai tập, 184 và 278 trang.
3.– Kế đến những sách hoặc bài khảo cứu có tính cách cao hơn, hướng sang học thuật của nhà bác học Pétrus-Kỷ, dành riêng cho độc giả học thức, nhất là độc giả Pháp và dĩ nhiên viết bằng Pháp văn như:
- Notice sur le royaume Khmer (1863)
- Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, nguyên là một bài diễn thuyết đọc ở trường Thông ngôn (1883)
- Flora annamite (1884)
- Produits annamites (1891)
- Etude comparée des langues et écritures des 3 brunches linguistiques (1894).
Trong số sách trên, có đôi cuốn có giá trị, được người Pháp khi ấy để ý, ngợi khen, như sách dạy tiếng Việt "có phương pháp dễ theo dễ học", sách Địa dư về Nam Kỳ giúp họ hiểu biết đất này khi mới đặt chân tới, nhất là cuốn Cours d'histoire annamite tuy viết cho học trò ta học, song giúp họ hiểu được nhiều điều về quá khứ Việt-Nam, mà biên khảo có phương pháp, được Ernest Renan khen (trong bài thuyết trình buổi họp ngày 30-6-80 của hội Á học ở Paris): "Trình bày mạch lạc, sáng sủa, phán đoán vô tư, như chưa từng thấy trong sách nào của người Á đồng làm ra”. Người Việt miền Bắc học tiếng Pháp chậm hai ba chục năm sau, cũng còn nhớ mãi những cuốn tự điển Pháp Việt của Pétrus Ký. Tuy nhiên đối với chúng ta ngày nay, giá trị của nhà văn Trương-vĩnh-Ký không phải ở chỗ đó. Công lao của ông khiến ông có một chỗ ngồi trong pho sách văn học sử này, là việc ông đã làm cho Văn học Việt-Nam, cho sự thành hình của nền văn quốc ngữ, công trạng ấy có thể thấy trong phần trước tác sau đây:
1.– Trước hết ông đem dịch thuật ra văn quốc ngữ những sách Hán học của nho gia: Trung dung (1875) - Mạnh thượng tập chú (1875) - Sơ học vấn tân (1877) – Đại học (1877) - Tam tự kinh quốc ngữ diễn ca (1884) - Minh tâm bửu giám (1893). Người viết những hàng này không kiếm đâu ra để mà xét đoán giá trị. Xin nhường lời phê bình cho cụ Nguyễn-văn-Tố nói về hai cuốn Đại học và Trung dung:
"Ông (chỉ Trương-vĩnh-Ký) đã biết giữ cho những tư tưởng ấy cái vẻ linh hoạt, và biết theo cả thể văn mà làm cho câu tiếng Việt đi sát với nguyên văn, không suy chuyển đến văn vẻ, vì ông đã hiểu rằng cái điều thú vị trong tứ thư không kể đến lý thuyết chính và những cái đột ngột, bất thường, không theo luật câu văn và cái đặc điểm ấy cần phải phản chiếu từng li từng tí trong bản Quốc ngữ".
Dù sao ta thấy ý nghĩa, và ích lợi của công việc của Trương vĩnh-Ký. Chữ Hán thất thế, Hán học suy tàn, ông nhuốn đem tư tưởng nho gia dạy cho người mình mà bằng thử chữ mới. Chính là công việc bảo tồn cổ học mà nhà học giả Đông phương nhận thấy giá trị bất biến trong xã hội Việt-Nam nên muốn giềng giữ để chống lại sức xâm lấn của Tây Phương.
2 – Ông lại đem nhiều tác phẩm văn nôm của nho gia xưa phiên âm ra chữ quốc ngữ, chú giải bằng văn quốc ngữ và lần lượt cho xuất bản: Kim Vân Kiều (1878) - Đại nam quốc sử diễn ca (1875) - Huấn nữ ca (1882) – Thơ dạy làm dâu (1883) - Gia huấn ca (1888) – Lục súc tranh công (1887) - Phan Trần (1889) – Lục Vân Tiên (1889). Ông Thanh Lãng là người có lẽ đã được đọc tất cả những sách trên đây nhận xét rằng "Trương-vĩnh-Ký có óc phê bình rất tinh tế, biết áp dụng phương pháp khoa học để so sánh phê bình giá-trị sử liệu của các văn kiện" (Biều nhất lãm...) Dù sao ta thấy Trương Vĩnh Kỷ đã làm công việc bổ ích cần thiết. Sao lục những áng cổ văn là để giềng giữ làm nền móng cho văn học mới, phiên âm ra chữ quốc ngữ là để bắc một chiếc cầu giữa quốc văn của nho gia xưa và quốc văn mới đương thiết lập.
3.– Sau đến những tác phẩm có thể gọi là phần sáng tác văn học của chính Trương Vĩnh Ký liệt kê theo thứ tự ấn hành:
- Chuyện đời xưa (1886)
- Chuyến đi Bắc kỷ năm Ất hợi (1876)
- Chuyện khôi hài (1882)
- Gia Định phong cảnh vịnh, Gia định thất thủ vịnh (1882)
- Kim Gia định phong cảnh vịnh (1882)
- Trương lưu hầu phú (1882)
- Học trò khó phú (1882)
- Thạnh suy bĩ thái phú (1883)
- Hịch con quạ (1883)
- Ngư tiều trường diệu (1883)
- Phú bần truyện diễn ca (1885)
- Cờ bạc nha phiến diễn ca (1885).
Trong những tác phẩm trên, có nhiều tác phẩm ta ngờ là thi văn tiền nhân hoặc đương thời được ông sao lục lại, như Gia định phong cảnh vịnh, Gia định thất thủ vịnh... Người viết những hàng này chỉ được biết trong các tác phẩm trên tập Chuyện đời xưa, 2 bài phú Trương Lưu hầu phú, Ngư tiều Trường diệu, vài đoạn trong Chuyến đi Bắc Kỷ năm Ất hợi và một bài thơ Tuyệt mệnh. Căn cứ vào đó cũng có thể nhận định về nhà văn quốc ngữ tiền phong của chúng ta như sau: (xin xem tiếp bài Văn Quốc Ngữ của Trương Vĩnh Ký).
- Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận
• Một công trình có ý nghĩa về Trương Vĩnh Ký - tập “Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo (Trần Hữu Thục)
• Trương Vĩnh Ký từ chối vào quốc tịch Pháp (Phạm Phú Minh)
• Đọc Kiều của Trương Vĩnh Ký, nghĩ về ngôn ngữ Việt... (Bùi Vĩnh Phúc)
• Văn Quốc Ngữ Của Trương Vĩnh Ký (Phạm Thế Ngũ)
• Trương Vĩnh Ký (Phạm Thế Ngũ)
• Phỏng vấn ông Phạm Phú Minh về Cuộc Triển lãm và Hội thảo về Trương Vĩnh Ký (Phương Nghi)
• Trương Vĩnh Ký, người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ (Nguyễn Văn Sâm)
• Đọc quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký với lời chú giải của Nguyễn Văn Sâm (Trần Văn Chánh)
Về Trương Vĩnh Ký Và Một Số Vần Đề Văn Bản, Lối Nhìn … (Nguyễn Vy Khanh)
Trương Vĩnh Ký – Nhà giáo dục yêu nước của VN (Nguyễn Quang Duy)
Petrus Trương Vĩnh Ký - nhà Bác học đa năng, nhà ái quốc khả kính (Trần Ngọc Thạch)
Trương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hóa Tiên Phong (Liễu Trương)
Trương Vĩnh Ký—Trở về với con đường văn hóa, văn học (Cao Thế Dung)
Trương Vĩnh Ký và Gia Định Báo (Gs Trần Văn Chi)
Trương Vĩnh Ký: Nhà Văn Hóa Lỗi Lạc (GS Nguyễn Vĩnh Thượng)
(Đặng Thúc Liên)
Tiểu sử nhà Bác Học Petrus Trương Vĩnh Ký (petrusky.de/)
Tiểu sử (Wiki)
Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876 (petruskyaus.net)
Chuyện Đời Xưa (drive.google.com)
“Chuyện Đời Xưa” Của Trương Vĩnh Ký Vừa Được Tái Bản Và Ra Mắt Tại California (Nguyễn Văn Sâm)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |