|
Phạm Ngọc Lũy(20.11.1919 - 21.12.2022) | Quách Tấn(4.1.1910 - 21.12.1992) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Trương Đạm Thủy
(1940 - 12.10.2021)
Nhà văn, nhà thơ Trương Đạm Thủy, tên thật Trương Minh Hiếu. Sinh năm 1940 tại Bến Tre. Anh từng đoạt giải truyện ngắn trên nhật báo Tiếng Chuông của ông Đinh Văn Khai vào đầu thập niên 1960 và sống chết với ngòi bút tại Sài Gòn cũng từ năm 1960 cho đến nay.
Tôi biết nhà văn Trương Đạm Thủy từ giữa thập niên 1960 từ tờ tuần báo Ngày Mới của ông Hoàng Phố lúc đó nằm ở số 54 Võ Tánh (nay là một siêu thị trên tên đường mới là Nguyễn Trãi) gần ngã sáu Phù Đổng; còn tôi chỉ là một “văn nghệ trẻ” đang tập tễnh vào đời. Lúc đó anh còn rất trẻ, viết truyện ngắn và làm thơ rất hay, cùng với Bình Nguyên Lộc, Phan Trần Duyên (Phan Yến Linh), Phương Triều, Ngô Tỵ thay nhau mỗi người mỗi tập truyện ngắn mỗi tuần.
Lúc đó tôi mê một truyện ngắn của Trương Đạm Thủy, một truyện có tên “Tháng giêng cỏ non” nói về một cô gái gánh nước mướn bị người cha dượng hãm hiếp không còn đời con gái, khi có một chàng trai ngỏ ý lấy cô làm vợ, cô gái khóc nói “sợi dây thừng đã đứt, nếu cột thì vẫn còn tỳ vết” – loại dây câu móc thùng lấy từ giếng nước lên – để thấy một cô gái dù thất học nhưng luân lý đạo đức Á Đông vẫn luôn tồn tại trong đầu óc mọi người, luôn lấy tiết trinh đánh giá nhân phẩm của người phụ nữ.
Cô gái mang mặc cảm vì không còn tiết trinh để trao lại cho người yêu. Còn chàng trai trẻ không vì tính phong kiến của người đời, vẫn giang tay đón nhận thực tế dù cho có phũ phàng, để cùng người yêu đến một chân trời mới nơi đó chỉ có tháng Giêng mùa Xuân và cỏ non. Hay một bài thơ mang tựa “Thì thầm trong tối” mà tôi mê nhất một đoạn : “nếu biết tôi nghèo, em yêu tôi không / sự nghiệp trắng tay tóc xanh phiêu bồng / con tim nhỏ, mang nhiều thương tích lớn / Ước vọng chưa thành đời đã long đong…” diễn tả nội tâm của một anh nghèo đang yêu và mặc cảm trong tình yêu.
Và vì truyện và thơ Trương Đạm Thủy làm tôi say mê, thích lối văn phong bình dị mà sâu sắc, lãng mạn và trữ tình, và ai đọc cũng hiểu bởi văn chương thơ phú của anh không “xa hoa” với những ngôn từ “vĩ mô” theo mốt thời thượng bây giờ. Tôi xin làm em anh từ dạo đó.
Nhà văn Trương Đạm Thủy rất ít người thân, anh nói mồ côi cha mẹ từ dưới quê Bến Tre lên Sài Gòn kiếm sống, rồi anh dẫn tôi về trên một gác trọ nhỏ đang thuê trong hẽm đường Phan Thanh Giản khi xưa, để tiện dịp anh em gặp gỡ nhau hơn. Cũng từ đó tôi biết nhà văn Trương Đạm anh còn cộng tác với nhiều báo – từ giữa thập niên 1960 – như Lẽ Sống, Chuông Mai, Tia Sáng… và các tuần san tuần báo khác, đa phần do người miền Nam biên tập.
Sau này khi tôi về cộng tác với nhật báo Trắng Đen, anh đã có mặt ngay từ số báo đầu tiên phụ trách trang trong, giữ mục tuyển thơ cùng Cẩm Thi – Lý Dũng Tâm, Phan Trần Duyên, trang văn nghệ trẻ và một fueilleton. Khi anh bận bịu và không thích gò bó bị “đóng khung” của những người làm báo chuyên nghiệp, anh đã giao lại những khoản mục này cho tôi phụ trách để được tự do bay nhảy khắp các nơi.
Vì thế tôi biết cuộc đời nhà văn Trương Đạm Thủy rất “ba chìm bảy nổi”, lúc ngày xưa người ta đi xe gắn máy nhiều hơn đi xe hơi, thì anh đã có một chiếc xe “Đơ-chơ-vô con cóc” cầm lái chạy giật le với đời, tuy chiếc xe không mới tinh hoành tráng nhưng cũng đủ làm mọi người phải nhìn anh bằng đôi mắt thán phục.
Với nghề cầm bút, ít ai biết nhà văn Trương Đạm Thủy ngoài tài viết truyện ngắn, làm thơ anh còn viết fueilleton, giữ mục tuyển thơ cho nhiều tờ nhật báo và tuần báo vào thời trước 1975, nổi tiếng trong nhóm “Sông Hậu” cùng với các nhà văn nhà thơ khác như Hoài Điệp Tử, Tâm Đạm – Dương Trữ La, Ngô Tỵ, Phương Triều; nhóm này giờ đây chỉ còn có anh là đang sống để tiếp tục “dzung dzăng dzung dẻ” với văn nghệ và với cõi dương trần đang trong độ tuổi gần Bát Tuần này.
Và cũng ít ai biết nhà văn Trương Đạm Thủy còn là một võ sư hoặc từng kinh qua nhiều môn võ thuật khác như Vovinam, Thái Cực Quyền, Aikido… nhờ vậy sau những năm 1975 nhiều gia đình phải ăn cơm độn với bobo, còn gia đình anh vẫn có gạo trắng nước trong của miền đồng bằng sông Cửu Long để nấu nhờ vào tiền “bồi dưỡng” vào mỗi sáng anh dạy võ dưỡng sinh cho người cao tuổi nơi những công viên cây xanh.
Bây giờ cuộc sống mọi người đã khá hơn, còn anh thì lại “long đong” với phận già, viết chuyện phiếm, làm thơ, viết văn cho các báo để nhận nhuận bút từng bài rồi cùng các anh em tri kỷ của “một thời Sài Gòn” như nhà thơ Thiên Hà, như tôi – bởi người của một thời giờ xưa giờ đây không còn nhiều, có người đã khuất núi, có người đã đi xa – cùng vô CLB Văn Nghệ uống lai rai vài chai bia để nói chuyện “văn nghệ văn gừng” quá khứ hiện tại tương lai, rồi về ngủ một giấc, cho đến hôm sau tiếp tục kéo cày để tiếp tục hùn tiền uống bia cùng với mọi người, cho cuộc sống tồn tại của ngày hôm ấy luôn thấy vui vẻ, yêu đời.
Vào đầu thiên niên kỷ thứ III mọi người còn thấy nhà văn Trương Đạm Thủy một mình một ngựa sắt (chiếc “xế điếc” đòn dông) rong ruổi trên các đường phố đi tìm bạn bè thân hữu mới cũ cho qua ngày tháng. Cái năm mọi người đã bắt đầu đi xe gắn máy hàng hiệu, hàng thùng, thì anh chỉ có một cái xe cánh én loại “sơ-công-hen” dùng lã lướt cho khỏi mỏi gối chùng chân, đi từ ngã tư Xóm Gà – Gia Định (nơi anh đang sống) đến quán Văn Nghệ ngồi nhâm nhi bên ly bia và đấu láo mọi sự trên đời cùng mọi người – trừ chuyện “chính trị chính em”, anh không bao giờ hưởng ứng. Thấy vậy vào giữa năm 2009 vừa qua, đứa con trai lớn mới hay ra, anh thường vất vả khi cái “xế nổ” cũ xì này hay giỡ chứng giữa đường, đã sắm cho anh một chiếc xe gắn máy mới khui thùng. Bây giờ anh “yêu xe như con, yêu xăng như máu” chăm chút cho xe mỗi ngày.
Cuộc đời nhà văn, nhà thơ Trương Đạm Thủy là như thế, rất văn nghệ và sống bằng văn nghệ. Anh không luồn cúi, bi lụy ai để có một cuộc sống xuyênh xoang như mọi đồng nghiệp khác; mà sống tự tại bằng thế “đứng tấn” bởi hai chân cũng như bằng đôi tay còn cầm bút được. Nên không ai biết anh là nhà văn hội viên trong Hội Nhà Văn thành phố, vì anh cũng khá trầm tính và rất khiêm tốn không khoe khoang với những chức danh in trong danh thiếp, hay trong những tập truyện, thơ từng xuất bản cũng không có đôi dòng nói về tiểu sử hay cuộc đời của anh…
Còn nói về tình ái, nhà văn nhà thơ nào mà không lãng mạn, ngày anh còn trẻ đã yêu đơn phương một chị làm “thầy cò” trên báo Ngày Mới, đến giờ anh vẫn còn nhắc đến tên Họa Mi của chị, rồi hỏi tôi có còn gặp không. Nói như thế không phải nhà văn nhà thơ Trương Đạm Thủy không chung tình, chung thủy; trước 1975 anh cưới vợ, vợ anh làm ở một hãng dược phẩm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đến nay vẫn “đầu gối tay ấp” mặn nồng bên nhau cùng với hai con. Con trai anh hiện giờ đang thành đạt trên trường đời, con gái đã lấy chồng đi theo chồng xa xứ. Nên ngày ngày anh vui với những đứa cháu nội sau những giờ không đi tìm bạn bè thân hữu… uống bia.
Có lẽ tôi chỉ biết về nhà văn, nhà thơ, nhà báo Trương Đạm Thủy chỉ có bấy nhiêu, và nhưng có lẽ cũng đã gói ghém hết cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của anh trong bài viết này, không còn thiếu xót bao nhiêu, nếu có, xin mọi người cho thêm những đóng góp phản hồi.
Những tác phẩm của nhà văn nhà thơ Trương Đạm Thủy đã xuất bản vào thập niên 1960 – 1975: Miền đất hồi sinh (tập truyện), Cành cây nước lũ (tiểu thuyết), Chuyện những dòng sông (tập truyện.
Từ thập niên 1990: Không có tình yêu (tiểu thuyết), Bên kia bờ cỏ xanh (tiểu thuyết), Như lá vàng bay (tiểu thuyết).
Vào thập niên thế kỷ 21: Thơ tình Trương Đạm Thủy, Hát xẩm giữa đêm (thơ) – Hợp tuyển thơ Bến Tâm Hồn 1, 2 (Một thời Sài Gòn), 3 (Tôi còn kỷ niệm).
Đang thai nghén tập truyện ngắn: Vượt vũ môn.
- Nhà văn nhà thơ, nhà báo Trương Đạm Thủy & truyện "Ma Xem Hát" Nguyễn Việt Giới thiệu
• Nhà văn nhà thơ, nhà báo Trương Đạm Thủy & truyện "Ma Xem Hát" (Nguyễn Việt)
- Nhà văn Trương Đạm Thủy qua đời (Hiểu Nhân)
- Trương Đạm Thủy sống với niềm vui (Lê Hoàng Nguyễn)
- Lần sau cùng với Trương Đạm Thủy (Thiên Hà)
- 'Hát xẩm giữa đêm' thơ Trương Đạm Thủy (Nguyễn Quốc Nam)
- Đọc "Nước Mắt Tuyết" của nhà văn Trương Đạm Thủy (Thường Đoan – N. Tường)
- Lời bạt tập thơ 'Bây Giờ Là Mai Sau' của Thiên Hà"
Tác phẩm trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |