|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Thơ là “nghiệp!” Theo tôi, ít có nhà thơ/nhà văn nào thành thật với độc giả và với chính mình như Trần Yên Hòa. Trong lời mở đầu của tập thơ “Hơn Năm Mươi Lăm Năm Thơ” (2018), anh ghi lại, như một lời tự bạch, quá trình theo đuổi “nghiệp” thơ của anh một cách chi li. Để hiểu rõ con người nhà thơ, tôi dẫn lại vài trích đoạn:
“Năm mười hai tuổi, tôi bắt đầu tập tễnh làm thơ. (…) Trong suốt thời gian trung học đệ nhất cấp, tôi làm nhiều bài thơ nữa, rồi lại xé đi, nay không còn dấu vết. (…) Dù một lòng quyết chí lập công danh bằng con đường học vấn, nhưng chuyện thơ văn vẫn âm thầm theo đuổi tôi hằng giờ, hằng ngày. (…) Sau này, tôi nghĩ thêm ra rằng, cái gì thuộc về Văn Học Nghệ Thuật mà không có năng khiếu bẩm sinh, thì cố gắng đến đâu cũng thua, cũng không làm ra một bài thơ hay, một truyện hay, một bản nhạc hay… dù có cấp bằng tiến sĩ này hay thạc sĩ kia…(…) Cho đến những năm tôi đi lính, khoảng năm 68, 69, 70, tôi mới có những bài thơ (và truyện ngắn) ra hồn, đăng trên Khởi Hành, Tuổi Ngọc, Thế Đứng, nhật báo Tiền Tuyến…(…) Nếu nói, thơ văn là nghiệp mà tôi đã vướng vào thì cũng đúng, vì hầu như suốt đời, tôi lúc nào cũng nghĩ đến nó… Đây là tâm tư thật lòng của tôi.”
Tập thơ anh khá dày, suýt soát 350 trang, với gần 190 bài thơ, có lẽ đã được chọn lọc kỹ lưỡng trong một số lượng (chắc là rất nhiều) của một quá trình làm thơ dài đến… 55 năm. Thơ đủ thể loại: tự do, lục bát, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ và tám chữ. Nhưng dường như nhà thơ ưu ái thơ tám chữ hơn, vì tôi tìm thấy khá nhiều bài thuộc loại này, nhất là những bài thơ tình, dù đôi khi có lẫn vào một đôi câu bảy chữ hoặc chín chữ.
Một trong những đặc điểm của thơ Trần Yên Hòa là anh sử dụng khá nhiều chữ “ta” như là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất cùng với – thậm chí có lúc lấn lướt – chữ “tôi” và chữ “anh.” Chữ “ta” xuất hiện khi thì trong bài thơ về người lính:
“Khi ta quỳ xuống giữa Vũ Đình Trường
Là ta đã tự nguyện với đất”
(Tráng Ca)
Khi thì trong thơ (tạm gọi là) “nhân sinh:”
“Ta lên núi đứng trông trời bát ngát
Nghe ngàn xưa chợt hiện giữa muôn trùng”
(Ngày Trên Núi)
Khi thì trong thơ tình:
“Ta hốt nhiên làm thân lãng du
Mưa xưa trường cũ biệt sa mù
Em thơ đội nón nghiêng nghiêng nắng
Ta lạc em từ bao thu qua”
(Hốt Nhiên)
Những chữ “ta” khiến cho hơi thơ nghe bi tráng, giang hồ, khinh thế ngạo vật, nhuốm chút tự trào trong lúc chữ “tôi” thường nghe khiêm tốn, nhũn nhặn hay chữ “anh” nghe thân tình, âu yếm. Tôi không nghĩ là anh ưu ái riêng một chữ nào, mà sử dụng tùy theo ngữ cảnh. Trong nhiều bài thơ, đôi khi chỉ trong một đoạn thơ, cả ba đại từ này đều xuất hiện:
“Huớ (1) em tôi, hãy bỏ xa tiền kiếp
Nghiệp xưa anh đã trả hết nợ nần
Vay ngắn hạn giữa bộn bề trời đất
Xin ta cùng tay ngoéo chớ phân vân”
(Nhặt Khoan Cho Ngày Sinh Nhật)
Thỉnh thoảng, Trần Yên Hòa “cải biến” thơ lục bát bằng cách xuống hàng bất định khiến cho nhịp thơ thoát khỏi cái rề rà, đều đều của lục bát thông thường.
“Em đậu xe
Giữa bãi chiều
Ta qua
Ngóng
Thấy tiêu điều
Biển dâu
Cũng nơi này
Những năm xưa
Anh đưa đón
Em cùng mưa
Ướt nhèm
(…) Nhìn em
Trên chuyến xe đời
Nhìn xe bãi vắng
Một thời có nhau
Có còn
Chút luyến lưu
nhau
Đời trăm năm hẹn
Kiếp sau
Anh chờ”
(Tại Bãi Đậu Xe)
Cũng sử dụng cách chấm câu, ngắt nhịp và thêm vào đó, số chữ trong một câu bất thường (bảy, tám và chín chữ), anh có bài “Tình Thua:”
“Anh suốt đời. Làm kẻ tình thua
Khi em bước ra. Khỏi đời ta. Vội vã
Một sớm mai. Trời đất giao mùa
Em quay ngoắt. Như là chiếc lá
Buổi sáng mùa thu. Mây trời tứ phía
Em mang theo. Gồng gánh. Linh hồn
Ta chết xuống. Chết lên. Vô nghĩa
Không còn gì. Ngoài khoảng trống. Mênh mông
(…)
Tình thua đau. Làm trầy xước thịt da
Lòng. Đau điếng. Máu trong tim. Chảy mãi
Ta cứ nhủ. Thôi hãy buông. Và bỏ.
Sao dại khờ. Không quên được. Tình ơi.”
Về mặt nội dung, thơ Trần Yên Hòa tập trung trên nhiều đề tài khác nhau: thời sự, thân phận, tự trào, quê hương, tôn giáo và tất nhiên, tình yêu. Dù sử dụng thể loại hay đề tài nào, nói chung, thơ Trần Yên Hòa mang không khí và tính cách truyền thống, pha lẫn giữa thơ mới và thơ mới cải biến, thỉnh thoảng có phá cách, nhưng phá cách một cách chừng mực, không chạy theo trào lưu cách tân mới mẻ sau này, về mặt ngôn ngữ, kỹ thuật. Thơ anh dung dị, hơi thơ mềm mại, thỉnh thoảng nhuốm chút ngang tàng.
Thơ về thời sự không nhiều, trong số đó, tôi chú ý bài “Tháng Tư, Ngó Lại.” Làm theo thể tự do dưới dạng tùy bút, anh ghi lại cụ thể những sự kiện và cảm giác chân thực của anh trong những ngày tháng cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa khi anh đi Sài Gòn để theo học khóa Tổng Thanh Tra. Vào ngày 30 Tháng Tư, 1975, anh thú nhận đã “trút bỏ quân phục,” “sợ sệt,” “hèn nhát,” “không dám nhìn ai,” nhưng “suy cho cùng tôi không hèn kém hơn” một số “tướng tá,” những người mà theo anh:
“hưởng lộc nước đầy tràn
(mà) bỏ đất bỏ quân bỏ dân chạy trước”
Trần Yên Hòa viết khá nhiều thơ về những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu, thời học sinh, về những mối tình học trò… lúc đất nước còn thanh bình hoặc sau này, nhớ về quê hương khi lưu lạc ở xứ người.
- “con sông nước vỗ tràn thơ dại
gợi lòng ta nỗi nhớ thương xưa
cơn mộng dữ mười năm lưu lạc
đất khách hoài ngóng một chiều mưa”
(Ngõ Tình Phai)
- “gió cũng gió mà sao nghe lạ
có cái gì như thể hắt hiu
nắng cũng nắng vàng hanh trên lá
mà nghe sao lạnh thấm tiêu điều”
(Buổi Chiều Ở Mỹ Nhớ Quê)
Bằng những hình ảnh vô cùng thân quen, chữ nghĩa lại đơn giản, ý tứ nhẹ nhàng, những đoạn thơ như thế này lúc nào cũng gợi cho người đọc một cảm giác bâng khuâng, bùi ngùi.
Nhưng nói gì thì nói, đã thơ là phải thơ tình. Không có gì ngạc nhiên, so với các đề tài khác, thơ tình chiếm một số lượng lớn trong thơ Trần Yên Hòa. Những bài thơ hay những đoạn hay nhất trong tập thơ đều là thơ tình. Tình yêu trong thơ anh đa dạng vì nó được nhìn từ nhiều khía cạnh hay hoàn cảnh khác nhau: tình chung thủy, tình phụ, tình lỡ, tình thua, tình rỗng, tình thoáng qua, tình vĩnh cửu…
“Môi Mắt Tình” là một bài thơ lạ, trong đó, anh liệt kê nhiều người tình khác nhau, mỗi “Em” gắn liền với một nơi chốn chứa đầy kỷ niệm. Em ở Thị Nghè là Hiền, “đã là sư nữ;” Em ở Mỏ Cày là Sương, “bây giờ xa tít mắt;” Em ở Hốc Môn là Phụng, “cùng tôi thầm lặng;” Em ở Mỹ Tho là Hồng và Khánh…
Thỉnh thoảng, anh phẫn nộ vì… tình, phẫn nộ đến nỗi có lúc anh phải:
“…rống cổ gào
gọi em xanh xao. về đây. trầm ngải”
(10 Khúc. Nhớ. Người Bội Vong)
Thỉnh thoảng, anh có những chữ (mà tôi đoán là) ngẫu hứng, xuất phát từ một bắt gặp rất bình thường, nhưng lại gợi nên cảm giác khác thường:
- “Em buổi sáng ngồi chải đầu rất điệu”
(Ngồi Mơ Hoa Cúc)
- “Em lấp ló ngoài hiên, tia nắng sớm”
(Xuân Tươi, Ai Cũng Đẹp)
Những chữ như “rất điệu,” “lấp ló” khiến cho ý thơ trở nên lạ.
Trong suốt tập thơ, tôi tìm thấy nhiều đoạn thơ đẹp hẳn lên nhờ những bắt gặp ngẫu hứng như thế.
Chẳng hạn, tóc xõa “ngọt lịm lòng:”
“ta với người chung một nhánh sông
dòng sông xưa nước chảy xanh dòng
em đi qua phố ngày chan nắng
tóc xõa bờ vai ngọt lịm lòng”
(Chung Một Nhánh Sông)
Chẳng hạn, “ngọt ngào cắn nhẹ hàm răng,” da thịt “mát rượi:”
“Tháng chín, em ơi, tháng chín xanh
Anh ngọt ngào cắn nhẹ hàm răng
Da thịt em hồng ơi mát rượi
Làn hương là gió thoảng mong manh”
(Khúc Tháng Chín, Sinh Nhật Em)
Chẳng hạn “vàng nỗi nhớ:”
“thị nghè những đêm hò hẹn cùng em
vàng nỗi nhớ và hồng kỷ niệm
ngồi ngắm phố phường xưa, biệt dạng
dáng dấp em mù mịt nơi mô
hạnh ngộ cùng ngày vô tận
mặt trời chìm, sóng nổi lô nhô”
(Ngồi Ở Thị Nghè)
Trong tập thơ, “Phượng Hề” là bài thơ tám chữ dài nhất (hơn 16 khổ), lại mang tính đa nghĩa. Phượng vừa là cây Phượng đỏ, vừa là một ai đó tên Phượng, vừa là một biểu tượng của cái đẹp, vừa là một biểu tượng của tình yêu. Mời đọc một khổ thơ lạ… chữ và lạ… ý:
“Thử làm tỳ kheo tay ôm bình bát
Dắt em đi về tịnh độ uyên nguyên
Đôi mắt trỏm lơ (2) tụng hoài câu hát
Máu chảy qua tim dội vết chân thiền”
“Trỏm lơ!” Thật là Quảng Nam hết ý.
—–
Trần Doãn Nho
Chú thích:
(1) và (2): Tiếng địa phương: huớ = hỡi; trỏm lơ = gầy gò
________________________________________
Trần Yên Hòa là bút hiệu của Trần Văn Hòa, sinh trưởng ở Tam Kỳ, Quảng Nam. Trước 1975, dạy học, đi lính (Sĩ Quan Thanh Tra); sau 1975, đi tù. Năm 1995, định cư ở Hoa Kỳ theo diện H.O. Hiện sống ở Orange County (California), chủ trương trang mạng Bạn Văn Nghệ.
Ở hải ngoại, Trần Yên Hòa cộng tác với các tạp chí Thế Kỷ 21, Văn, Văn Học, Khởi Hành, Người Việt, Sóng Văn, Hồn Việt…
Đã xuất bản nhiều tác phẩm, trong đó, có “Khan Cổ Gọi Tình, Về” (thơ, 2001), “Những Chuyến Mưa Qua” (tập truyện ngắn, 2001), “Áo Gấm Về Làng” (tập truyện ngắn, 2004), “Mẫu Hệ” (truyện dài, 2004), “Uyên Ương – Phượng Hề Và Khát Vọng” (thơ, 2009), “Đi Mỹ” (truyện dài)…
- Tình bạn trong văn chương Trần Doãn Nho Phiếm luận
- Tưởng nhớ Phan Xuân Sinh Trần Doãn Nho Nhận định
- Một cái gì rất Nguyễn Xuân Hoàng: Sổ tay Trần Doãn Nho Nhận định
- ‘Nghiệp’ thơ của Trần Yên Hòa Trần Doãn Nho Nhận định
- Đọc Ngu Yên: Trải nghiệm học thuật về thơ Trần Doãn Nho Nhận định
- Tranh Tĩnh Vật Trần Doãn Nho Tạp bút
- Tháng Tư, nói chuyện tị nạn Trần Doãn Nho Tạp luận
- Một truyện rất Huế, ‘Thương Nhớ Hoàng Lan’ Trần Doãn Nho Giới thiệu
- Từ một tờ bìa báo cũ... Trần Doãn Nho Hồi ức
- Buổi trao giải văn học Phan Thanh Giản (15.8.2021) Trần Doãn Nho Tường thuật
• ‘Nghiệp’ thơ của Trần Yên Hòa (Trần Doãn Nho)
• Những Người Nữ Trong Thơ Trần Yên Hòa (Phan Ni Tấn)
• Giới Thiệu Sách Mới: Bi Kịch Bản, Truyện dài (Trần Yên Hòa)
• Trần Yên Hòa hơn 55 năm làm thơ (Thanh Phong)
• Đọc Thơ Trần Yên Hòa: Hơn Năm Mươi Lăm Năm Thơ (Phan Tấn Hải)
• Trần Yên Hòa (Học Xá)
• Trần Yên Hòa và tác phẩm mới: “Sấp Ngửa” (Du Tử Lê)
• Đọc “Sấp Ngửa” của Trần Yên Hòa (Đỗ Xuân Tê)
• Thơ Tình Huyền Diệu Pha Lẫn Phàm Tục... (Qua Thơ Trần Yên Hòa) (Trần Văn Nam)
• Thơ Trần Yên Hòa, nặng tình với quê hương (Bích Huyền)
Nhà thơ Trần Yên Hòa và thi tuyển “Uyên Ương, Phượng Hề, và Khát Vọng” (Mặc Lâm, RFA)
Nói Chuyện Với Trần yên Hòa (Phạm Phú Minh)
Trao Đổi Ngắn Với Nhà Văn Trần Yên Hòa
(Lương Thư Trung)
Những cảnh đời quen thuộc (T.Vấn)
Đọc lại “Mẫu Hệ” – Nỗi đau còn đó
(Nguyễn Lương Vỵ)
Nhà văn Trần Yên Hòa và 'Rớt xuống tuổi thơ, tôi' (Nguyên Huy, NV)
Nhà Văn Trần Yên Hòa Ra Mắt Truyện Dài ‘Đi Mỹ’ (Việt Báo)
Đọc Rớt xuống tuổi thơ, tôi của Trần Yên Hòa
(Đỗ Xuân Tê)
Nhật ký đời sống trong thơ, văn Trần Yên Hòa”! (Du Tử Lê)
Khi nhà văn Trần Yên Hòa nhất định không “yên”, cũng chẳng “hòa”! (Du Tử Lê)
Trần Yên Hòa (Luân Hoán)
Tiếng Thơ Gọi Tình Của Trần Yên Hòa
(Hà Khánh Quân)
Trần Yên Hòa (Vĩnh Hảo)
• Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa)
• Một Đêm (Trần Yên Hòa)
• Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)
• Mua bán lạc xoong (Trần Yên Hòa)
• Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào (Trần Yên Hòa)
Đi Mỹ (vietmessenger.com)
Sấp Ngửa (banvannghe.com)
Các bài viết khác (sangtao.org)
Website (banvannghe.com)
Trang Thơ (hocxa.com)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |