1. Head_

    Mai Trung Tĩnh

    (..1937 - 20.12.2002)

    Việt Dzũng

    (8.9.1958 - 20.12.2013)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trần Văn Tuyên, chính khách, người khách lạ (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-7-2020 | VĂN HỌC

      Trần Văn Tuyên, chính khách, người khách lạ

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


          Luật Sư Trần Văn Tuyên
         (1913 - 28.10.1976)

      Có một thời kỳ dài ở Việt Nam những người lo việc nước là các sĩ phu, thế kỷ XX chúng ta còn những nhân vật trong Đông Kinh Nghĩa Thục, giữa thế kỷ còn các vị như Trần Trọng Kim, Trần Văn Tuyên, cuối thế kỷ còn một Trần Văn Hương. Ở Việt Nam các thủ tướng làm thơ là chuyện thường, tới cuối thế kỷ, nếu nó xảy ra trong các nhà tù thế giới thì quá lạ, nhưng ở các nhà tù Việt Nam tù nhân là các thi sĩ, và hầu như tù nhân nào cũng làm thơ, đó là chuyện rất bình thường.

      Hơn một năm sau khi ở tù cộng sản, nhà văn hóa, người lo việc nước Trần Văn Tuyên (sinh ngày 1 tháng 9, 1913), gục ngã trên mặt bàn trong trại tù tập trung Hà Sơn Bình, hai ngày sau thì từ trần. Theo tin tức trong nước đưa ra, đó là ngày 28 tháng 10, 1976. Như thế cho tới khi tôi viết bài này, nhà lãnh tụ tên tuổi nhất của Việt Nam Quốc Dân Đảng của miền Nam đã khuất bóng vừa đúng 34 năm; và ở đời được 63 năm. Cuộc đời ông vào tù ra khám nhiều lần, song cứ theo một bài thơ ông để lại, hình như ông không “lấy đó làm điều:"

      GIAO THỪA TRONG NGỤC


      Ai vui ham Tết giữa ngày xuân

      Ta tạm ngồi đây khấn nguyện thầm

      Viết một bài thơ đêm trừ tịch

      Để ngày mồng một tặng tri âm.


      Bài thơ viết được chừng dăm chữ

      Ý bỗng tắt ngang bỗng nghẹn lời

      Ngó lại quanh mình trong ngục thất

      Ai người tri kỷ hiểu lòng ai?


      Thân già tuổi tác trời cho sống

      Ta vẫn yêu đời thỏa chí trai

      Cùm xích nung sôi hồn cách mạng

      Giao thừa chóng đến đợi sao mai.

      (Trần Văn Tuyên, Giao Thừa Trong Ngục, Khởi Hành số 24, 10, 1998)

      Thế hệ '40, '50 (những người trưởng thành vào những năm 1940, những năm 1950) lưu tâm tới tình hình đất nước của một Việt Nam tranh đấu, hầu như không ai là không nghe nói đến Trần Văn Tuyên. Nhưng sau đó, và nhất là sau khi đất nước thu vào một mối, ít người còn biết rõ con người ấy là ai. Cho nên bài viết này chỉ là một ghi chép thu gọn, nhằm giúp trí nhớ bạn đọc, nhất là các bạn đọc trẻ, về chân-thân người yêu nước Trần Văn Tuyên qua mô tả của nhiều nhân vật chứng nhân của một thời kỳ quốc cộng phân tranh.


      1.

      “Trong số những người thân thuộc này, tôi nghĩ tới chiến sĩ Trần Văn Tuyên, mà trong 40 năm qua tôi vẫn xem là một huynh trưởng, một người bạn vong niên, một nhà văn hóa, một nhà văn học, một nhà ái quốc, một nhà cách mạng chân chính đã nêu cao truyền thống dân tộc và giữ vững tinh thần bất khuất của giống nòi Lạc Việt.


      Ngày 6 tháng 12, 1947: Hội đàm Bollaert-Bảo Đại tại Vịnh Hạ Long


      Sau cuộc hội đàm Vịnh Hạ Long, cựu hoàng Bảo Đại cử hai vị cộng sự viên thân tín từ Hong Kong về nước tiếp xúc với các nhân sĩ quốc nội, nhằm thành lập chính phủ quốc gia đầu tiên. Hai cộng sự viên thân tín đó là ông Lưu Đức Trung và ông Trần Văn Tuyên. Năm 1951 Thủ Tướng Trần Văn Hữu ký nghị định cử ông Trần Văn Tuyên và chúng tôi (Thái Văn Kiểm) đi Pháp tham dự lễ kỷ niệm 2000 năm thành lập Paris (Paris tên cũ là Lutetie-Lutece được thành lập năm 51 trước CN,)


      Trong các hoạt động hiệp hội, đoàn thể, luật sư Trần Văn Tuyên là sáng lập viên phong trào Hướng Đạo Việt Nam, phong trào Truyền Bá Quốc Ngữ, Hội Bảo Vệ Nhân Quyền và Công Quyền, cố vấn Tổng Công Đoàn Tự Do. Ông có dạy học ở trường Thăng Long Hà Nội.” (Thái Văn Kiểm, Liệt sĩ Trần Văn Tuyên)


      2.

      "Sau hơn nửa thế kỷ qua, tôi vẫn còn nhớ rõ hình ảnh người huynh trưởng Trần Văn Tuyên bên đống lửa trại Chùa Láng (gần Hà Nội) năm xưa. Anh cũng mặc đồng phục Hướng Đạo như chúng tôi. Cũng quần sooc tím, áo sơ mi nâu bạc màu, cũng thắt khăn quàng nơi cổ như mọi hướng đạo khác. Lúc ấy hướng đạo sinh của các đoàn đã ngồi thành vòng tròn khá lớn quanh đống lửa trại. Anh Tuyên vừa bước qua vòng tròn, mọi tiếng rì rào nổi lên khắp dẫy, như một dòng điện truyền lan: 'Anh Tuyên! Anh Tuyên đấy!' Anh là hình ảnh một trong những thần tượng Hướng Đạo của chúng tôi.” (Mặc Thu, Nhớ về Trần Văn Tuyên, Khởi Hành 10, 1998)


      3.

      "Tầm thước, nhanh nhẹn, tóc húi cao, mắt sáng tinh anh sau cặp kính cận dầy cộm, luôn tươi cười cởi mở, anh Trần Văn Tuyên là mẫu người trí thức thông minh, rõ rệt là một hiền nhân. Rất uyên bác, đọc nhiều sách khảo cứu, có cả một thư viện trong nhà, anh thông thạo Pháp, Anh Và Hán tự. Anh viết báo, làm luật sư, lưu vong sang Tầu, ở tù nhiều lần, làm bộ trưởng Thông Tin, làm phó thủ tướng Đặc Trách Kế Hoạch, dân biểu, trưởng khối đối lập, thủ lãnh luật sư đoàn.” (Nguyễn Tường Bá, vài kỷ niệm về anh Trần Văn Tuyên. Vẫn theo ông Bá, báo New York Times gọi Trần Văn Tuyên trong tù là “một Solzhenitsyn của nhà tù Gulag Việt Nam).


      4.

      Khởi Hành phỏng vấn ông Trần Tử Miễn, con trai út của LS Tuyên. Lời Miễn:

      "Ông theo gương chí sĩ Nguyễn Thái Học, gia nhập Quốc Dân Đảng năm 16 tuổi. Ông cảm phục Abraham Lincoln, Thomas Jefferson (người nói báo chí là Đệ Tứ Quyền), và Tôn Dật Tiên, cha đẻ của thuyết Tam Dân của Trung Hoa Quốc Dân Đảng: Dân tộc độc lập - Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc. Ba tiêu đề này, csvn trộm mấy chữ sau: Độc lập Tự do Hạnh phúc để lừa phỉnh. Cũng chính vì ba chữ này mà một số anh em Việt quốc đi theo hàng ngũ cộng sản (trước cuộc di cư 1954). Về tình bằng hữu, cha tôi thân thiết với cố Dân Biểu Trần Văn Văn (thân phụ anh Trần Văn Bá) cả hai cha con đều bị việt cộng sát hại trước và sau 1975.

       

      Cha tôi không bao giờ chấp nhận chính phủ ba thành phần. Trước 30 tháng 4 độ hai tháng, Tòa Đại Sứ Mỹ có liên lạc nói họ dành 50 chỗ cho gia đình cha tôi và thân hữu trên máy bay để di tản. Nhưng ông không có ý định ra đi. Vì các lý do: Mình sinh ra ở đây, thà chết ở đây. Tất cả anh em VNQDĐ đều quyết định ở lại, vậy mình càng không bỏ rơi anh em.” (Thụy Khanh phỏng vấn, Saint Germain les Corbeit, 21 tháng 9, 1998)


      5.

      Lời Trần Văn Tuyên: “Xét quá trình hoạt động, tôi không thấy có tội gì với nhân dân Việt Nam. Nếu tôi có tội thì đó là cái nhìn của đảng cộng sản Việt Nam.” (Trần Văn Tuyên, Bản khai lý lịch tại trại tù Long Thành, 16 tháng 5, 1975)

      “Một ánh sáng chói lòa. Tôi giật mình ngẩng đầu nhìn, tưởng lựu đạn hay plát-tích nổ. Bên cạnh tôi, một đám khói trắng bùng lên. Tôi nhìn khách, không thấy khách. Cũng không phải là lựu đạn hay plát-tích. Cũng không phải là pháo bông ăn mừng cách mạng thành công. Ngẩn ngơ, tôi thủng thẳng bước đi. Mình cảm thấy lòng mình cũng bơ vơ, cơ khổ: không còn nơi dung thân, không có nơi gieo ý, không có nơi xây dựng! Như khách, tôi cũng nhận thấy con người mới chỉ thấy hoang tàn, tang tóc của cách mạng mà chưa thấy phần xây dựng của cách mạng. Và ngày ngày, mỗi buổi chiều, tôi tới vườn Diên Hồng ngồi đợi khách. Nhưng cách mạng! Anh còn đây hay đã đi đâu?” (Trần Văn Tuyên, Người Khách Lạ, tập truyện ngắn, 30 tháng 10, 1965)

      TÁC PHẨM TRẦN VĂN TUYÊN


      Hiu Quạnh, tiểu thuyết, 1944

      Đế Quốc Đỏ, tiểu luận, 1957

      Tỉnh Mộng, tùy bút, 1957

      Hồi ký Hội nghị Genève, 1957

      Chánh Đảng, tiểu luận, 1967

      Người Khách Lạ, truyện ngắn, 1968.


      Chú thích: Các trích dẫn trên đây chỉ là phần ngắn gọn từ những bài dài in trong Khởi Hành chủ đề Trần Văn Tuyên, số 24, xuất bản tháng 10, 1998.


      Viên Linh

      Nguồn: Lịch Sách Chân Dung Nhà Văn Việt Nam
      Nxb Khởi Hành, 2017

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài viết về Luật sư Trần Văn Tuyên (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Văn Tuyên

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trần Văn Tuyên (1913-1976) (Thái Văn Kiểm)

      Trần Văn Tuyên, chính khách, người khách lạ (Viên Linh)

      LS TRẦN VĂN TUYÊN Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn VNCH. Cựu Phó Thủ Tướng VNCH – Lãnh tụ VNQDĐ chết trong ngục tù cộng sản  (Đảng sử VNQDĐ)

      30 Năm với lãnh tụ Cách Mạng Trần Văn Tuyên (Bùi Ngọc Lâm)

      Kẻ Sĩ Đầy Tiết Tháo Của Miền Nam Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên (Võ Thị Linh)

      Thân Thế Và Sự Nghiệp Của Nhà Cách Mạng Trần Văn Tuyên (BS Trần Vỹ)

       

      Tác phẩm của Trần Văn Tuyên

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Người Khách Lạ (Trần Văn Tuyên)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)