|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Bối cảnh cho hướng sáng tác:
Tờ tuần báo DÂN CHÚNG của nhà thơ Nguyên Sa chuyên về tin-tức âm nhạc mà chủ-đích chính là để quảng bá những công trình văn nghệ do Trung Tâm sản xuất băng nhạc ĐỜI của chính ông chủ trương. Tờ báo ở địa-chỉ thành phố Irvine-California, hiện diện đến 12 năm hoặc hơn nữa: số 532 ra ngày 16/1/1992 (vậy số đầu tiên chắc ở trong năm 1980). Quảng cáo cho băng nhạc và giới thiệu các ca sĩ đang lên thời đó như Thiên Trang, Như Mai, Hải Lý, Vũ Khanh, Tuấn Vũ… tuy vậy, ông cũng dành một số trang đăng thơ; thỉnh thoảng chọn đăng những bài thơ phảng phất “Chất-Tình-Ca Nguyên Sa”.
Chất tình ca này hàm-chứa qua bài thơ Nguyên Sa đã được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc, xuất hiện trong thời gian ấy (1980-1992: thời gian đang lên của tuần báo Dân Chúng). Đó là bài thơ “Tháng Giêng và Anh”, trong ấy có một đoạn thơ rất đẹp gắn bó Tình Ca với thể thơ Tám Chữ, khởi hứng cho vài người muốn làm thơ đậm “Chất-Tình-Ca Nguyên Sa”; nghĩa là nương theo sự gắn bó đó để sáng tác. Đoạn thơ ấy như sau:
“Tháng Giêng và Anh rủ nhau châm điếu thuốc
Điếu thuốc đầu năm và điếu thuốc đầu ngày…
Tháng Giêng và Anh rót đầy trong ly rượu
Một góc trời âu yếm, khúc Bolsa
Yêu cuộn tròn trong tám chữ mây qua
Khi em tới lượn vòng trên mái tóc”.
Hai câu cuối này có ý liên-hệ thể thơ tám chữ với tình ca, nhưng trong bản nhạc thì không còn ý này, được đổi lại như sau: “Yêu cuộn tròn trong áo trắng mây qua/ Một góc trời âu yếm khúc Bolsa”. Người viết bài này có một thời làm thơ tám chữ theo cách ấy (khoảng 6 hay 7 bài). Bây giờ sưu tầm và mong đăng lại 3 bài thơ với nguyên văn không sửa đổi; để kỷ niệm dấu-tích đã có một thời cũng muốn nghiêng về khuynh hưóng sáng tác tình ca lồng vào thể-loại thơ rất thành công của Nguyên Sa:
Khi còn là thiếu niên mười bảy tuổi
Tôi ở nơi thành phố biển cát vàng
Ngày kia có đôi trẻ từ Pháp sang
Họ nghỉ hè, yêu nhau trên xe đạp.
Nàng ngồi trước, chàng phía sau má áp
Chiếc xe tình yêu dạo bến thiên đường
Tôi bỗng hóa thân chàng trẻ Tây phương
Chở em về trời Paris buốt giá.
Mơ cùng em bên bờ sông ghế đá
Nhìn sông Seine nước trắng chảy qua cầu
Dẫu quanh mình có ngàn tiếng phi-lao
Và sóng biển rì rào trời nhiệt đới.
Rồi lớn lên đi học miền đô hội
Tìm tương lai còn lẩn khuất mù sương
Có bỏ qua vài săn đón thân thương
Đi đuổi bắt những bóng hình ảo mộng.
Lá mùa thu quay tròn chiều gió lộng
Sài Gòn mưa, ngõ hẻm nước tràn quanh
Thấy mình hóa thân một kẻ thành danh
Xe bóng loáng, chở em về mái ấm.
Cái gạt nước, hạt mưa nghiêng lấm tấm
Em không nói năng suốt cả đường về
Bởi tôi bên đường lại tưởng trong xe
Ta đâu thể lời nào mà trao đổi.
Và bây giờ nơi xứ người trôi nổi
Tôi vẫn còn mộng ước, còn hóa thân
Thấy mình vượt qua thực tế phù vân
Mơ thành kẻ kể chuyện tình không tuổi.
(Trong tuần báo DÂN CHÚNG, số 388 ra ngày 30 tháng 3 năm 1989)
Thương hạt bụi mỏi mòn bay tơi tả
Và hạt sương đầu cỏ sớm tan mau
Nhưng từ khi em chải tóc bên lầu
Hàng cây bỗng xôn xao ngàn sóng vỗ.
Sợi tóc mai chỉ bám hờ trên má
Rồi vô tình cơn gió đến, rụng rơi
Tình lược gương làm thơ mộng cuộc đời
Cũng như khi em xuống lầu, nhún nhẩy.
Điệu nhạc dập dồn anh không thích mấy
Anh chỉ ưa nhìn yểu điệu dáng hình em
Em đi xuống xe, tiếng hát qua thềm
Nơi anh ở bây giờ bâng khuâng nhớ.
Anh thầm mong, em sẽ không dời chỗ
Anh thành láng giềng nghe mãi em ca
Dẫu biết mỗi đêm em trở lại nhà
Cửa khép lại, và ngày mai chải tóc.
Sợi tóc hờ trên má em phút chốc
Sợi tóc hờ theo gió lại bay bay
Nhưng hề chi, như thế cũng hay hay
Chút bâng khuâng cho đời còn thơ mộng.
(Trong tuần báo DÂN CHÚNG số 370 ra ngày 24 tháng 11 năm 1988)
Trên lầu tiệm ăn một ngày tháng chạp
Phố Bolsa phía dưới dài thênh thang
Thoáng thấy em với một nhánh mai vàng
Đi vòng quanh bãi đậu xe rộng lớn.
Trong lòng xe, mấy cành đào mơn mởn
Bên những gói quà chuẩn bị Tết Đông Phương
Trước khi lái xe trực chỉ ra đường
Em vén lại tóc bồng qua cửa kiếng.
Hoa đào tươi như lòng em xuân đến
Và mai vàng rực rỡ đẹp ước mơ
Em đang nôn nao tháng chạp đợi chờ
Em về trang hoàng hoa xuân đất khách.
Đứng ở đây, anh thấy mình đáng trách
Sao đến giờ em chưa đáp lòng anh
Hàng quán Bolsa nhộn nhịp khánh thành
Tình em với anh thì chưa mở cửa.
Anh còn mua hoa xuân làm chi nữa
Em mới là hoa anh ước anh mong
Trang hoàng cho anh những cánh thiệp hồng
Anh mới thấy xuân về trong tháng chạp.
(Trong tuần báo DÂN CHÚNG, giai phẩm Xuân KỶ TỴ 1989- số báo 380-381)
City of Walnut, California (Kỷ niệm ngày sưu tầm lại thơ: 17/9/2016)
- Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh Trần Văn Nam Nhận định
- Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) Trần Văn Nam Nhận định
- Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ Trần Văn Nam Nhận định
- Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc Trần Văn Nam Nhận định
- Trường ca khi ở trên tầng bình lưu Trần Văn Nam Thơ
- Hà Nguyên Du đi giữa Duy Mỹ của Thơ Cũ và rất Hiện Đại của Thơ Tân Hình Thức Trần Văn Nam Nhận định
- Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông Trần Văn Nam Nhận định
- Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? Trần Văn Nam Nhận định
- Dẫn Lược Từng Chương Tiểu Thuyết Danh Tiếng của Thomas Hardy Trần Văn Nam Giới thiệu
- Chất Thơ Do Cảm Nhận Vài Kiến Thức Về Tư Tưởng Của Kant Và Hegel Trần Văn Nam Nhận định
• Anh Trần Văn Nam và những cơ duyên trong đời (Hoàng Xuân Trường)
• Nhà thơ và lý luận văn học Trần Văn Nam (Nguyễn Vy Khanh)
• Chiếc Ghế Trống (Để tưởng nhớ Trần Văn Nam) (Trần Mộng Tú)
• Trần Văn Nam: nhà thơ, bạn hiền (Trần Yên Hòa)
• Đọc Thơ Trần Văn Nam (Nguyên Sa)
• Trần Văn Nam (Học Xá)
Để đưa tiễn Trần Văn Nam (Viên Linh)
Nhận định về Trần Văn Nam (9 Tác giả)
Phỏng vấn Trần Văn Nam (Nguyễn Thanh Liêm)
Phỏng vấn Trần Văn Nam (Nguyễn Mạnh Trinh)
Tiểu sử (Học Xá)
• Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh (Trần Văn Nam)
• Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) (Trần Văn Nam)
• Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ (Trần Văn Nam)
• Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc (Trần Văn Nam)
• Trường ca khi ở trên tầng bình lưu
Bắt gặp những chi tiết hiếm quý trong ký sự phim ảnh (chimviet.free.fr)
Thơ đẹp là một vận chuyển toàn bộ
(huyenthoai.me)
Ba bài thơ có chút liên-hệ về chiến tranh được dịch qua Anh-ngữ
Thơ Tuyển (tranvannam.com)
Trang Thơ (hocxa.com)
Website (tranvannam.com)
Bài viết đăng trên mạng:
Học Xá, Talawas, Sáng Tạo, Diễn Đàn Thế Kỷ,
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |