|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Giáo sư Trần Trọng San
(29.10.1930 - 19.8.1998)
Giảng viên tất cả các Đại học Việt Nam, giáo sư Trần Trọng San sinh ngày 29.10.1930 tại Hà Nam, Bắc Việt, vốn là giáo sư Triết học và Văn chương trường Chu Văn An Sài gòn, tác giả nhiều biên khảo giá trị về luận lý học, Kinh Thi Trung hoa và Hán văn. Năm 1969 cuốn Văn học Trung quốc đời Chu Tần của ông được trao giải nhì Giải Văn học Toàn quốc bộ môn biên khảo. Từng là bỉnh bút cho tạp chí Thời Tập tại Sài gòn và tạp chí Khởi Hành ở hải ngoại do tác giả Viên Linh làm chủ nhiệm chủ bút.
I. Vào một ngày tháng tám, 19.8.1998, tác giả Việt Văn Độc Bản do Bộ Quốc Gia Giáo Dục xuất bản từ 1961, dịch giả ba bộ "Đường Thi, I, II, III,” cũng là tác giả cuốn sách “Thi Pháp Thơ Chữ Hán," và bộ “Hán Việt tự điển,” giáo sư Trần Trọng San qua đời tại Canada. Ông sinh ngày 29.10.1930 ở Hà Nam, Bắc Việt Nam, lớn lên ở Hải Dương. Ông dáng người nhỏ, nơi các giảng đường Đại Học Văn Khoa, Sư Phạm, Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Lạt, Huế (ông là giảng viên tất cả các Đại học Việt Nam), ông dễ lẫn vào với đám sinh viên. Con người ấy dung dị đến mức và âm thầm quá mức. Người ấy, đối với tôi, là một người có sức sống nội tâm vô vàn phong phú, bay bằng cánh lớn trên bao la, đêm ngày tâm sự với Thiên Cổ, đàm đạo với Thánh Hiền. Tầm mắt anh lúc nhìn cùng Đào Tiềm, khi ngó với Khuất Nguyên. (Khuất Nguyên nước Sở thời Chiến Quốc, ông vua của thơ lục ngôn. Có những ai làm thơ 6 chữ trong các thi sĩ Việt Nam?). Trưởng nam của giáo sư, anh Trần Trọng Tuyên nói sẽ chuyển cho tôi một bài khẩu thi chưa in của thân phụ anh. Tôi nóng lòng chờ đợi. Anh Trần Trọng Tuyên nói bố cháu làm bài thơ này, không có nhan đề, có thể coi là di chúc.
Dường như rất ít khi Trần Trọng San đăng thơ mình. Anh dịch thơ người có cả nghìn bài, thơ của anh, hầu như chưa ai được đọc. Vì sao? Phải chăng, như Lý Bạch ở lầu Hoàng Hạc, thấy thơ Thôi Hiệu vịnh hạc vàng ở trên tường, anh ngại đưa thơ mình cho bá tánh? Phải chăng dịch thơ nhiều quá, anh ngại thơ mình so với thơ nghìn xưa? Nhìn cùng Khuất Nguyên với Ly Tao, anh còn nhìn cùng các thi sĩ Đời Đường, để thấy mon men với thơ là tới với miếu đền nhân loại, không phải trò múa bút của đám văn đinh. Một chữ của anh viết ra, là năm, mười chữ đã so sánh gạn lọc mà thành. Dịch cả ngàn bài, nhưng làm, chỉ rất lơ thơ. Người ấy, vào năm 1957 cho xuất bản Thơ Đường, quyển I, (Bắc Đẩu Sài Gòn xuất bản, 208 trang, đã tái bản ít nhất 5 lần), năm 1962 cho xuất bản Thơ Đường II (Bắc Đẩu, 238 trang, tái bản nhiều lần), và năm 1973 in Thơ Đường III, (Bắc Đẩu, 300 trang), là người vào lúc cuối đời, viết một cuốn sách ít ai có thể viết: “Thi Pháp Thơ Chữ Hán,” (Bắc Đẩu, Scarborough, 148 trang, 1998). Giáo sư Trần Trọng San chỉ viết cuốn sách về thơ, và kỹ thuật làm thơ, 41 năm sau khi đã dịch vài ngàn bài thơ, và làm chắc chỉ vài chục bài.
Tôi giữ được nhiều lá thư nhỏ, ngắn gọn, viết trên giấy có kẻ dòng. Bìa thư, bao giờ giáo sư cũng lấy bút chì và thước kẻ, kẻ 3, 4 dòng mờ mờ, rồi mới lấy bút mực, viết tên và địa chỉ, như lá thư cuối cùng gửi cho tôi, đề ngày 18 tháng 6.1998. Trong ngày 17.3.1998, anh tặng tôi cuốn biên khảo mỏng, nhưng cực kỳ công phu về thơ: cuốn sách chỉ có 148 trang, nếu bỏ phần dẫn nhập 2 trang và phần lý lịch sách, thì nó chỉ còn có 128 trang nhưng tác giả đã tham khảo tới 44 tác phẩm, cả Hán văn, Pháp, Anh và Việt ngữ, để viết ra 128 trang đó. Hai ngày sau lá thư đó, là ngày 19.3.98, tác giả làm một bài thơ, chẳng khác gì một di chúc, bài Hải Âu Bên Thác Niagara Fall. Và 5 tháng sau anh trở thành Hải Âu Phi Xứ:
Nếu như còn có kiếp mai sau
Tôi chỉ mong làm kiếp hải âu.
(Trần Trọng San, Hải Âu Bên Thác Niagara Fall, di cảo)
II. Lúc này là 2 giờ chiều thứ bảy, 21.8, tức là 5 giờ chiều, giờ Gia Nã Đại. Trưởng nam của giáo sư Trần Trọng San nói với tôi đêm hôm trước:
"Theo ý bố cháu, xác sẽ được hỏa thiêu, rồi mang tro cốt thả xuống thác Niagara. Bố cháu muốn làm chim hải âu ở đó. Ngày mai, tang lễ cử hành lúc 10 giờ sáng.”
Bài thơ được thận trọng mở đầu bằng chữ Nếu:
Nếu như còn có kiếp mai sau
Tôi chỉ mong làm kiếp hải âu.
Giáo sư Trần Trọng San vốn người thận trọng, chữ “nếu” là một từ giả định. Ngay khi viết chữ ấy, ông đã tin rằng đương nhiên đời “còn có kiếp mai sau,” tôi tin như thế. Nhưng biết đâu, ... Hơn mười ngày sau, người đi hẳn đã toại nguyện: hôm thứ tư mồng 2 tháng 9.98, nhằm ngày 12 tháng 7 âm lịch Mậu dần, tro cốt giáo sư đã được thả xuống dòng sông Niagara. Tuần trước hỏi anh Tuyên sẽ thả tro ra sao, anh Tuyên nói tro sẽ thả xuống khúc sông này, và dòng sông nhập vào thác Niagara ở quãng dưới. Khi tôi viết tiếp những dòng này, hẳn cánh chim hải âu ấy đang lượn lờ giữa khoảng mênh mông của bụi nước, tiếng thác, giữa trời mây tần thủy, ca hát với thinh không.
KIẾP MAI SAU
Thơ Trần Trọng San
Nếu như còn có kiếp mai sau
Tôi chỉ mong làm kiếp hải âu
Sống nhởn nhơ trên dòng thác nước
Nhìn thế gian chất ngất lo sầu
Làm sao cho bằng kiếp hải âu
Chẳng phải lo, phải nghĩ, phải sầu.
Thế gian ơi!
Vĩnh biệt mi trong kiếp mai sau.
Hải âu ơi!
Hẹn cùng mi ríu rít bên nhau.
(Làm trong mơ đêm 19.3.1998)
"Làm trong mơ” là chữ của tác giả ghi dưới bài thơ.
III. Khoảng 1973, giáo sư Trần Trọng San viết bài Văn Học Hiện Đại Trung Quốc, Thơ Mới Trung Hoa cho tạp chí Thời Tập. Chính bài viết đó cho thấy người viết không chỉ là một giáo sư, một học giả hán văn, ông còn là một người đi sát với thời sự, ít ra là thời sự văn hóa. Không theo dõi thời sự, không thể viết được một bài như thế. “Trước lồng lộng không thời gian,” câu thơ ấy của anh, trong bài thơ khẩu khí, cũng là các tác phẩm của anh trong Văn Học Việt Nam cuối thế kỷ XX.
IV. Các sách Trần Trọng San đã in, một số ở hải ngoại có thể tìm được, gồm có:
- HÁN VĂN:
Sách Tự Học Tiếng Hán Cổ (văn ngôn), Hệ Thống Chữ Hán - Lục Thư - Quy Tắc Viết Chữ - Cách tra từ điển - Các Bộ Chữ - “Tân Quốc Văn”- Trung Quốc Văn Tuyến - Trung Quốc Văn Phạm - Bảng Tra Chữ Giản Thể - (giá bán gồm cả bưu phí 24 mỹ kim)
- BẠCH THOẠI:
SáchTự Học Tiếng Hán Hiện Đại. Hệ Thống Thanh Âm Của Tiếng Quan Thoại (phổ thông) - Các Bài Học Cơ Bản - Đàm Thoại - Trung Quốc Hiện Đại Văn Tuyển - Ngữ Pháp Bạch Thoại. (như trên, 24 mỹ kim)
- THƠ ĐƯỜNG:
Tìm hiểu nguyên nhân hưng thịnh, trình bày quá trình diễn biến của thi ca đời Đường. Lược thuật tiểu truyện, tuyển dịch 274 bài thơ của 98 thi nhân thời này.
- LÝ BẠCH, ĐỔ PHỦ, BẠCH CƯ DỊ:
Tường thuật tiểu truyện, phẩm bình phong cách, tuyển dịch 184 bài thơ của ba thi hào đời Đường
- THƠ TỔNG:
Trình bày quá trình diễn biến của thơ đời Tống. Lược thuật tiểu truyện, tuyển dịch 123 bài thơ của 48 thi nhân thời này.
- ĐƯỜNG TỐNG TỪ TUYỂN:
Từ là lời ca của điệu nhạc, thường làm theo thể thơ trường-đoản cú. Sách trình bày tường tận về khởi nguyên của từ, quá trình diễn biến của từ, từ thời Trung Đường cho đến hết thời Nam Tống. Lược thuật tiểu truyện, tuyển dịch 171 bài của 45 từ gia đại biểu của thời kỳ này
- HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN (soạn chung với Trần Trọng Tuyên):
Gồm hơn 10 ngàn chữ với thí dụ thuyết minh là những từ ngữ, thành ngữ thường dùng trong văn ngôn và bạch thoại. Bên cạnh phiên âm Hán Việt có in kèm chủ âm Trung quốc (tiếng phổ thông). Phần phụ lục gồm có Bảng tra chữ giản thể, Bảng tra chữ theo vần ABC, Bảng nêu sự tương ứng giữa phiên âm Hán Việt với chủ âm Trung quốc (xem bài điểm sách của giáo sư Đàm Trung Pháp, Khởi Hành số 21 tháng 7.98)
- Khoảng 1961:
VIỆT VĂN ĐỘC BẢN do Bộ Quốc Gia Giáo Dục xuất bản.
(Viên Linh, Quận Cam, 3.9.98)
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |