|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
– Tiểu Luận và Thơ của cựu luật sư Trần Thanh Hiệp in tại Sài gòn 1960/1966
– Biển khơi – Normandie tái bản lần thứ nhất tại Pháp 2024
– Đánh máy bản thảo, sửa lỗi, phỏng vấn: Đặng Mai Lan
– Trình bày bìa & Dàn trang: Trúc Tiên
– Chân dung tác giả: Họa sĩ Đinh Trường Chinh
– Phụ bản: Cố họa sĩ Ngọc Dũng, Thái Tuấn và Duy Thanh.
Sách dầy 240 trang, giá 20 euros.
Bạn đọc có thể mua sách trên mạng: Lulu.com
Đặng Mai Lan giới thiệu.
Luật gia, nhà văn, nhà thơ
Trần Thanh Hiệp
qua nét vẽ Đinh Trường Chinh
Điều tôi muốn nhắn nhủ với các thế hệ nam nữ thanh-niên trẻ là chúng ta phải sống làm sao cho đáng sống kiếp người. Nói theo ngôn ngữ của Lý Đông A, con người phải sống đủ 3 mặt là: Sống − Còn − Nối tiến hóa. Gói gọn là sống Nhân Chủ, dựa vào Nhân Bản, rồi Nhân Chính và Dân Chủ.
Khởi đầu, chúng ta phải cố gắng lưu giữ và trao truyền văn hóa của dân tộc.
Lưu giữ thì nhiều lắm! Chúng ta lưu giữ những gì học hỏi được từ những bậc tiền nhân, các vị bô lão. Chúng ta góp nhặt tất cả những gì đặc biệt của dân tộc mình, dựa trên hòa bình – dân chủ − tự do. Vì dân tộc mình có góp mặt được một cách xứng đáng với nhân loại thì phải tiến tới con người nhân chủ. Dân tộc mình kém dân tộc khác vì mình không phát huy được văn hóa của mình. Tóm lại, đó là việc Vận Động Văn Hóa mà tất cả chúng ta phải góp sức làm.
Việc tái bản tập sách này, Phan Thị Trọng Tuyến và Đặng Mai Lan đang lưu giữ và trao truyền. Nhưng ở đây, tôi không nói về công việc của hai nhà văn nữ. Tôi thấy nhân dịp này cũng nên đóng góp, nhắc nhớ lại những trang sử oai hùng của dân tộc ta.
Trong lịch sử chống Tàu, chúng ta đã có những bài hịch, những áng văn cổ tuyệt vời được lưu lại từ các thời Lý, Trần, với các vị vua, các tướng lãnh kiệt xuất. Nào Trần Thái Tôn, Trần Nhân Tôn, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Quang Trung Nguyễn Huệ.
Khi Nguyễn Huệ lên ngôi xưng đế, chiêu dụ đồng bào, không phân biệt Bắc-Nam, đàng trong đàng ngoài, bằng bài hịch sau đây:
Ðánh cho để dài tóc
Ðánh cho để đen răng
Ðánh cho nó chích luân bất phản
Ðánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Ðánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
Đánh cho chúng nó không quay xe về được, đánh cho chúng tan tành áo giáp, cho chúng biết nước Nam anh hùng này có chủ! Bạo lực phải có, để tự vệ vì quân địch đã vào thủ đô; trong vòng 10 ngày, vua có một đạo quân cũ mới khoảng 10 vạn người. Tướng tá, dân quân nức lòng dốc sức cùng tiến lên, đánh bật quân Thanh ra khỏi Thăng Long. Khiến Sầm Nghi Đống phải tự vận, quân Thanh chết quá nửa, đạp nhau chạy về Tàu. Gò Đống Đa nay vẫn còn tại Hà Nội.
Và Lê Lợi sau 10 năm kiên trì đánh đuổi quân nhà Minh, chúng ta có hịch của Nguyễn Trãi Bình Ngô đại cáo, là một áng văn cổ tuyệt vời của sử Việt. Ngoài ra, còn có Lý Thường Kiệt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư…
Nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt là truyền thống đạo nghĩa đồng bào yêu thương đùm bọc, là đoàn kết giữ vững ranh giới đất nước, dù trả giá đắt chúng ta vẫn hãnh diện còn nói tiếng Việt, không bị kẻ xâm lăng đồng hóa.
Các chiến công ở sông Bạch Đằng, Vạn Kiếp… Các tuyên ngôn bất hủ không ai trong chúng ta có thể quên được. Những Ô Mã Nhi, Toa Đô, Thoát Hoan… thất trận nhục nhã, kẻ chết, người bị bắt.
Những năm tháng bạo lực chỉ là hậu quả của sự tự vệ, giữ gìn sự sống còn của dân tộc và đất nước. Nhưng trong bối cảnh hiện tại của đất nước, Cộng Sản Việt Nam độc tài, đã dùng bạo lực đàn áp kẻ bại trận và đối lập. Quan trọng hơn hết là chúng ta đang đứng trước hiểm họa của giặc ngoại xâm truyền kiếp từ phương Bắc. Chúng ta phải biết đoàn kết, đừng bao giờ là những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.
Chúng ta chống bạo lực và dối trá, nhưng anh em đồng bào không nên sát hại nhau bởi vì không bạo lực và dối trá nào có thể tồn tại mãi.
Muốn sống hòa bình – tự do, mình phải chống độc tài.
Nếu không có độc tài thì cộng sản chỉ là cái ý nghĩ hoang tưởng, vì quyền tư hữu của con người không thể mất được.
Nên, mình chủ trương không cách mạng bạo lực mà chỉ tạo mạng để kiến thiết. Tức là người Việt sẽ không còn chém giết nhau. Mình phải dựa trên “sống – còn – nối tiến hóa”. Vì dân vạn đại thì đất nước mới trường tồn.
Rút lại, để đi đến nhân chủ là phải Sống − Còn – Nối tiến hóa.
(lời nhắn nhủ của cựu LS Trần Thanh Hiệp được ghi âm ngày 5/4/ 2024)
- Tiểu Luận và Thơ của cựu luật sư Trần Thanh Hiệp Đặng Mai Lan Giới thiệu
- Trần Thanh Hiệp: Người thi sĩ không làm thi sĩ Đặng Mai Lan Nhận định
• Tiểu Luận và Thơ của cựu luật sư Trần Thanh Hiệp (Đặng Mai Lan)
• Trần Thanh Hiệp: Người thi sĩ không làm thi sĩ (Đặng Mai Lan)
• Trần Thanh Hiệp, “Lý thuyết gia” của nhóm Sáng Tạo? (Du Tử Lê)
- Sài Gòn Muôn Năm Cũ – Trần Thanh Hiệp với Sáng Tạo (Hoàng Lan Chi)
- Trần Thanh Hiệp: ‘Thành công và Thất bại của nhóm Sáng Tạo?’ (Du Tử Lê/)
- Phỏng vấn Luật Sư Trần Thanh Hiệp về tạp chí Sáng Tạo (Đinh Quang Anh Thái)
• Mai Thảo người kể chuyện bằng văn
(Trần Thanh Hiệp)
Tác phẩm trên mạng:
- vietthuc.org - hung-viet.org
- Nguyễn Chí Thiện và thơ của ông
- Việt Học: LS Trần Thanh Hiệp Nói Về Văn Hóa Mới Hậu CS
- Đừng chờ đợi những anh hùng dân chủ
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |