1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trần Dạ Từ (Võ Phiến) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      3-3-2019 | VĂN HỌC

      Trần Dạ Từ

        VÕ PHIẾN
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Trần Dạ Từ

      Trông qua danh sách tác phẩm của Trần Dạ Từ, thấy Tỏ tình trong đêm, rồi lại thấy Thuở làm thơ yêu em, thấy thế e có người vội kêu: “A! Ông này chuyên yêu. Ông này yêu đương dữ đa!”


      Nói thế dễ dãi quá. Yêu vậy mà bảo là yêu dữ! Dữ cái gì? Ở đời mấy người không yêu. Trên tình trường bá quan gặp nhau đủ mặt: Ai cho khỏi? Trong biển tình, đâu phải chỉ bảy nổi với ba chìm: Lắm khi, một cái nổi đèo bòng năm bảy cái chìm. Lại có khi năm bảy cái cùng nổi lều bều trước mắt thiên hạ, cái nào cũng rực rỡ thắm thiết cả. Lại nữa, thỉnh thoảng dám có những dị nhân quái kiệt hào hoa, sống cuộc đời huyền thoại với một vài trăm mối tình v.v... Vậy mới gọi là dữ, chứ ông Trần Dạ Từ có dữ gì đâu?


      Nhưng dù ông có yêu dữ thiệt thì ở đây cũng không phải chỗ trầm trồ. Chuyện yêu đương thuộc về đời sống riêng tư của người ta, đâu phải chuyện văn chương nghệ thuật: lôi nó làm chi vào trang sách?


      Lẽ ra thì thế, nhưng ở trường hợp Trần Dạ Từ có khác. Trần Dạ Từ cũng như Vũ Hoàng Chương, mỗi người một đời chỉ có một mối tình, không có gì là nhiều là dữ cả, nhưng không thể không nói đến khi bàn về sự nghiệp văn chương của họ. Bởi vì những mối tình Hoàng-Tố, mối tình Từ-Nhã, là chất liệu chính của thi nghiệp. Thi nghiệp nọ dính liền với ái tình kia. Không dám quyết rằng không có tình nọ thì không có thơ kia; nhưng ai cũng thấy là tình này chiếm phần rất quan trọng, gần như chính yếu, trong sự nghiệp thi ca kia, là mối tình này tựa hồ đã dẫn khởi thi nghiệp nọ.


      Như thế ở chỗ văn học đàm trường, các bậc tài tử làm sao có thể chỉ mải mê bàn về nghệ thuật, say sưa dẩu miệng luận về tiếng bình tiếng trắc, âm thanh âm trọc, mà lờ đi các mối tình? Sự thực chẳng ai mà lờ.

      *

      Tình Hoàng-Tố là mối tình lỡ; nó dẫn khởi một uất hận khôn nguôi. Tình Từ-Nhã là mối tình đưa tới hôn nhân, kéo dài từ thuở đầu xanh đến ngày tóc bạc, từ thuở mười lăm mười sáu cho đến ngày con đàn cháu lū...


      – Ủa, ấy là một trường hợp cổ điển. Nó diễn tiến theo truyền thống, một cách tốt đẹp, có hậu. Như vậy thơ chen vào đâu? Thiết tưởng xưa nay chuyện éo le mới ra thơ, chứ êm xuôi cả thì còn thơ thẩn nỗi gì?


      – Thơ là cái rắc rối. Đừng đặt ra nguyên tắc, đường lối này nọ, ép thơ vâng theo. Đừng có đứng ngoài mà lý luận dông dài, hãy cứ xông đại vào thơ – thơ về tình xuôi cũng như về tình ngược - xem nó ra sao đã, nhiên hậu sẽ biện giải. Xưa nay tình vẫn nhiều thứ. Có thứ tình dị thường, tình phi thường, tình tuyệt diệu, tình diễm ảo... Có thứ tình tầm thường. Lại có thứ tình tối tầm thường. Tình dị thường, diễm ảo vẫn nhan nhản trong truyện trong thơ. Những mối tình êm xuôi tầm thường mới thực là khó tìm. Càng lui về trước càng khó. Nó chỉ mới xuất hiện gần đây thôi. Tình dung tục là thứ ái tình hiện đại nhất.


      Nói đến ái tình qua thời gian không thể bỏ qua Đinh Hùng: ông Đinh trấn giữ con Đường vào tình sử. Trong thơ ông có Em Huyền-Diệu, có Công chúa Si-Mê, rồi có luôn cả Nữ chúa Sầu... Những nhân vật cao sang huyền diệu ấy, họ ăn mặc ra sao? họ nói năng di chyển kiểu nào? Có điều chắc chắn là không ai vừa huyền diệu vừa đi đôi guốc lóc cóc như người nữ của Trần Dạ Từ:

      “Làm sao anh không thể nhớ em ngày tóc chẻ đôi

      Mùa đông dài, chiếc guốc nhỏ

      Khua mãi vào vô thức.”

      (Dạ khúc một”)

      Chiếc guốc không phải như làn thu thủy, như nét xuân sơn, như má thắm, như môi hồng v.v... Những món vừa kể bất quá nổi lều bều trên hữu thức; còn chiếc guốc nhỏ khua tận chỗ vô thức thẳm sâu.


      Trong thơ Nguyễn Nhược Pháp có cô bé mười lăm đi chùa, một chàng trai mê mẩn bắt theo. Chàng ra sao? Nàng bảo:


      “Người đâu thanh lạ nhường!

      Tướng mạo trông phi thường.

      Lưng cao dài, trán rộng.

      Hỏi ai nhìn không thương?”


      Chỉ cái tướng mạo nhìn qua đã bắt thương rồi, huống chi chàng còn văn vẻ tài hoa tuyệt vời:


      “Ngâm nga chàng đọc thơ!

      Thầy khen hay, hay quá!

      Em nghe rồi ngẩn ngơ.”


      Trần Dạ Từ cũng từng là một chàng. Chàng ấy ra sao? Nàng bảo: Buổi sơ kiến, nàng thấp thỏm trông chờ, nhác thấy bóng dáng người nam, tự hỏi: “Anh ta vậy há? Mỏng như tờ giấy.” Rồi người nam đến. “Bước vào nhà, chưa mời, anh ta đã ngồi (...) Anh ta ngồi đó. Ốm nhom. Mặt rỗ. Giọng Bắc kỳ dấm dẳng như ông thánh ông tướng.” (Nhã Ca, Hồi ký)


      Ấy vậy mà họ cứ tình tự. Tình tự ra sao? Hoặc chàng và nàng không cần nói thì:

      “Chân bên chân, hồn bên hồn, yên lặng,

      Người cùng tôi đi giữa đường rải nắng,

      Trí vô tư cho da thở hương tình.

      Người khẽ nắm tay, tôi khẽ nghiêng mình”...

      (Đi giữa đường thơm...)

      Hoặc chàng và nàng ra rít thì:

      “Em nói anh nghe tiếng lẫn lời;

      Hồn em anh thở ở trong hơi.

      Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,

      Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.”

      (Áo trắng?)

      Đại khái như những anh những em của Huy Cận vậy chứ gì? – Ồ, không. Nhã Ca kể lại cuộc tình tự đầu tiên:

      “Một ngã ba:

      'Cây gì đây?'

      'Cây sầu đông.'


      Một ngã tư:

      'Còn đây là cây gì?'

      'Cây đoát.'

      'Cây gì?'

      'Cây đoát.'

      Đoát. À. Còn con đường?

      'Đường Hàng Đoát.'


      Đi nữa. Khuôn mặt anh ta lúc nào cũng như muốn lẩn vào bóng đêm. Mấy lần con bé phải nén tiếng kêu, cố để khỏi bổ nhào vì những con cóc ở đâu ra nhiều quá, nhẩy lon ton bên chân.

      'Cóc à?'

      'Cóc.'


      Cứ dấm dẳng vậy cho tới lúc quay về bên cánh cổng sắt.” (Nhã Ca, Hồi ký)


      Bạn thắc mắc? Bạn ái ngại: Trong ái tình sao cóc nhảy vào lắm thế? Có nên không?


      – Nên tất. Bởi vì rất nhiều năm sau đó, chính Trần Dạ Từ, chính “anh ta”, từng viết những câu thế này:

      “Trời đã sáng, trời đã sáng rồi thật

      Từ phía sau chuồng gà bỏ không

      Mùi rác ải bốc lên ngây ngất

      Trong các tổ rơm dưới mái hiên

      Chim sẻ đã thức dậy ríu rít

      (.................)

      Trong khi đó, trong phòng, trên giường

      Nơi bóng tối vừa vùng vằng ra đi

      Người trở lại đang dựa đầu vào tường

      Chàng hút thuốc, chàng thở khói

      Chàng nhìn ra ngoài, nhìn ra vườn,

      Chàng nhìn và nhìn thấy ánh sáng

      cùng hạnh phúc đang tung tăng bước tới.”

      (Một buổi sáng)

      Trần Dạ Từ vẽ ra cái khung cảnh nơi xuất hiện hạnh phúc: khung cảnh ấy không là nhung lụa, là non xanh nước biếc, mà chỉ là nơi có cái chuồng gà bỏ không, có đống rác ải bốc mùi; vậy mà hạnh phúc nó cứ hớn hở xông tới. Nó xông tới không phải trong lúc chàng cầm tay chàng hôn hít mê ly gì ráo. Chỉ là giữa lúc chàng tỉnh bơ, chàng đang ngồi hút thuốc, chàng thở khói. Vậy thôi. Đơn sơ hết sức. Còn hạnh phúc, nó cũng đơn sơ rất mực: nó cặp kè với một bạn đồng hành bất ngờ, là ánh sáng! Ối, kỳ cục ơi kỳ cục. Hạnh phúc nó xuề xòa quá đỗi, nó không đòi hỏi gì hết, nó tự nhiên, dễ dãi quá trời.


      Yêu đương, hạnh phúc đã như thế, đã không nề hà, đố kỵ những chuồng gà, đống rác, mùi hôi v.v... thì sá gì mấy con cóc với lũ cây đoát?


      Ở đây, nàng không là Em Huyền-Diệu, chàng không tướng mạo phi thường, cảnh trí không có bờ hồ thơ mộng, không có hoa cười yến hót, nhân vật không có phong lưu công tử, cũng không có chiến sĩ oai hùng với em đồi hoa tím... gì cả. Chỉ là chàng ốm nhom, dấm dẳng, là cóc nhảy, là rác dậy mùi v.v... Vậy mà đây là tình yêu, là hạnh phúc. Và tình yêu ấy nằm ở cuối một diễn trình dằng dặc. Vâng, ở chỗ cuối cùng.


      Xuân Diệu là ông chúa thơ tình tiền chiến. Nghe có lời khoe rằng ông không ngừng yêu đương ngay trong khói lửa. Yêu mãi yêu hoài, tình yêu thiên biến vạn hóa; cuối đời được nhiều người xuýt xoa trầm trồ về kiểu yêu như biển hôn bờ, như nước liếm cát. Liệu như thế đã là tân kỳ chưa? Nghĩ cho cùng, như thế e có vẻ lăng xăng, đại ngôn.


      Ở Trần Dạ Từ, “chàng hút thuốc, chàng thở khói”, rồi chàng “nhìn thấy ánh sáng cùng hạnh phúc đang tung tăng bước tới”. Không có gì rối rít cả, mà không thể nói ở đây hạnh phúc không lớn lao.


      Cái đơn giản không hề dễ dàng. Cái thông tục không dễ vói tới. Trong Chinh phụ ngâm, thương nhớ mênh mông, tác phẩm thật dài, khuôn khổ đủ rộng lớn để dung chứa trăm thứ linh tinh: sa trường, ngàn dâu, bốn mùa, bóng nguyệt, trường thành v.v...; nhưng không có chỗ cho một đống rác ải mùi, hay một chuồng gà. Từ những huy hoàng diễm ảo xa xưa, phải nhiều trăm năm sau thơ tình mới tiến tới cuộc sống thường nhật, tới cái tầm thường, dung tục.


      Một lần nọ, Trần Dạ Từ nói về hạnh phúc:

      “Hạnh phúc đi qua một lần,

      cũng chỉ một lần thôi.

      Và sự tan vỡ ấy làm mọi người cười rộ.”

      (Buổi trưa về Thị Nghè)


      Thiết tưởng cái Tình Yêu trẻ trung mới lạ, nếu tình cờ nó ngoái nhìn lại những son phấn lòe loẹt màu mè diêm dúa của các cụ cố Tình Yêu thời trước, e nó cũng đến bật lên “cười rộ” thôi.

      *


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Đó là một phương diện. Thơ tình Trần Dạ Từ còn có phương diện khác.


      Xưa kia hai chàng Lưu Nguyễn vào Thiên Thai, hưởng ngay được hạnh phúc tràn trề và triền miên.


      Gần đây thị sĩ Vũ Hoàng Chương vừa lớn lên chạm mặt một mối tình oái oăm, và từ đó vật mình vật mẩy mãi. Tình yêu trong thơ Trần Dạ Từ không phải là tình yêu độc vị: hoặc tuyệt hảo hoặc tuyệt vọng.


      Ở Trần Dạ Từ có lúc huy hoàng:

      “Trên mỗi ta, vạn đóa hồng

      Hôn em trời đất một lòng chứa chan.”

      (Nụ hôn đầu)


      Có lần mê ly:

      “Khi không da thịt cả cười

      Cùng ta trộn lẫn đất trời với em.”

      (Buổi hẹn đầu)


      Khi khác tưởng hạnh phúc đi đời, đã thành dĩ vãng không vết tích, và chàng mát mẻ:

      “Em đi qua đời anh

      Không nhớ gì sao em”

      (Thơ cũ của nàng)


      Có lúc giọng chàng ngùi ngùi u hoài:

      “Tôi gửi đời tôi trong tóc ấy

      ôm người chưa chắc nổi vòng lưng”

      (Bài kỷ niệm)


      Có lúc giọng hóa dữ dằn:

      “Khi buổi chiều rụng xuống, lũ cột đèn đứng lên

      Con phố này nỗi đau buồn bật sáng.”

      (Dạ khúc một)


      Mà nàng thì còn dữ hơn, nàng cay đắng:

      “Tôi trót dại, tin lời trao tất cả

      Đâu biết người mang nửa dạ yêu tinh”

      (Nhã Ca- 'Bài tháng sáu')


      Tưởng như mọi sự hỏng bét đến nơi, vậy mà rồi “sau cơn mưa trời trong trẻo”, hạnh phúc lại cặp kè với ánh sáng ùa về.


      Cứ nghe họ xưng hô với nhau cũng đủ thấy sự hay ho: khi thì chàng với nàng, khi thì anh và em, khi khác lại là tôi với... người!


      Thực tại lúc nào cũng phong phú. Dưới cái nhìn hiện thực của thời đại mới, ái tình không đơn điệu, không còn mờ ảo mộng mơ; nó bày ra rõ nét nhiều mặt bất ngờ, đa dạng. Trong cái ái có lẫn cả hỉ nộ ai lạc v.v...


      Đủ bảy tình. Nó phức tạp hơn thứ ái tình thời cổ điển, thời lãng mạn nhiều. Nó phức tạp vì thực tại vốn phức tạp; và vì đến đây bỗng xuất hiện một lớp người dám thẳng thừng chiếu một cái nhìn không kiêng nể vào thực tại. Đây là thời đại của thế hệ sỗ sàng.


      Sỗ sàng, thẳng thừng, cynique, khinh mạn, phũ phàng vv..., hàng loạt những tiếng như thế thường được dùng để chỉ định thái độ của thế hệ này. Lần đầu tiên thơ tình có giọng... dấm dẳng. Thơ tình phá cách!


      Trong thời kỳ văn học 1954-75 ở Miền Nam từng có thơ tình của tu sĩ Phạm Thiên Thư, rồi lại có thơ tình dung tục của Trần Dạ Từ. Có thơ tình phá giới, lại có thơ tình phá cách. Không phải chúng ta hí hửng vì những món lạ; không ai dám coi thường nghệ thuật như thế. Thật ra, chỉ mừng rằng chúng ta đã từng có một thời kỳ sống trong bầu không khí đủ tự do để phát triển các bản sắc dị biệt phong phú của tâm hồn. Bấy giờ chúng ta không bị gò bó trong phạm vi cái bầu hay cái ống. Do đó, dù tình yêu không phải là đề tài chủ yếu của thơ 1954-75, thơ tình 1954-75 ở Miền Nam vẫn có sắc thái độc đáo.


      Tới đây nên mở một dấu ngoặc. Không ngoặc e không xong. Bởi vì Trần Dạ Từ không chỉ yêu đương một mình. Cũng không phải ông yêu riêng một kiểu, Không phải chàng nhìn cái chuồng gà bên đống rác ải trong khi nàng mơ màng nghĩ tới đào nguyên, thiên thai, ngọc tuyền v.v... Trong trường hợp này quan niệm yêu đương là một xây dựng chung của hai người. Họ đồng tâm hợp ý. Không thể nói đến người này mà không nhắc đến người kia.


      Chúng ta vừa thử đặt Từ bên cạnh Xuân Diệu để thấy chỗ khác biệt. Giờ so Nhã với Xuân Diệu, cái khác nhau cũng không nhỏ hơn. Năm 1962, lão thi nhân tưng bừng:

      “Anh xin làm sóng biếc

      Hôn mãi cát vàng em

      Hôn thật khẽ, thật êm

      Hôn êm đềm mãi mãi.

      Đã hôn rồi, hôn lại

      Cho đến mãi muôn đời.

      Đến tan cả đất trời

      Anh mới thôi dào dạt.

      Cũng có khi ào ạt

      Như nghiến nát bờ em

      Là lúc triều yêu mến

      Ngập bến của ngày đêm”.

      (Biển)

      Những tiếng mãi mãi, muôn đời, đất trời, dào dạt, ào ạt v.v... trong bài thơ Xuân Diệu rao giảng một thứ ái tình vượt cả không gian lẫn thời gian, ái tình lý tưởng, bất diệt. Năm 1965, người thiếu phụ hăm lăm tuổi là Nhã Ca đã trông thấy rõ cái mệt mỏi của tình yêu, cái suy tàn của mọi sự mọi vật trên đời:

      “Mùa xuân đã qua

      mùa hạ cũng qua dần

      trong mắt em hạnh phúc thôi vồn vã

      đời sống lại đều đặn như đồng hồ

      duỗi hết tay chân suốt ngày giục giã.


      Căn nhà mỗi ngày mỗi quen

      cửa sổ mỗi ngày mỗi mở

      bữa cơm mỗi ngày một đầy

      con cái ta mỗi ngày một lớn

      và đời ta mỗi ngày mỗi thống khổ

      trong trí nhớ bắt đầu thiu

      cũng đừng cố vùng vẫy

      ................

      (Năm một chín sáu năm)

      Ái tình vượt thời gian? Không có đâu! Vượt gì nổi; ái tình nó chóng mệt mỏi lắm. Mười năm sau thời “ngông cuồng”, nó đã hết gân cốt, uể oải quá lắm. “Trong mắt em hạnh phúc thôi vồn vã”. Mắt em một thời, mắt Xuân Diệu thuộc một thời khác, do cái nhìn cả. Thời Nhã Ca, một lớp người nhìn tình yêu và hạnh phúc với đôi mắt khô khấc. Họ trông thấy những sự thực không ngờ.


      Mới nửa số tuổi của Xuân Diệu, Nhã Ca đã thấm thía sức tác dụng của nhịp sống thường nhật đều đều, với chiếc đồng hồ, nhà cửa, con cái, cơm ăn, việc làm..., sức tác dụng làm mòn mỏi mọi sôi nổi, bồng bột, đã trông thấy cái ngông cuồng trong tình yêu thời mới lớn (điều mà bác Xuân Diệu không hề trông thấy bao giờ), đã hầu như ngao ngán nhận ra đó chẳng qua là một giai đoạn lặp lại liên lỉ qua các thế hệ, chẳng có gì lạ lùng, bí ẩn, cao siêu. Nhã Ca già hơn Xuân Diệu rõ ràng. Nàng thiếu phụ già hơn lão thi nhân không phải già về cái tuổi đời của cá nhân (dĩ nhiên) mà già vì cái tuổi của thời đại.


      Ở thơ Nhã chúng ta không phải chỉ bắt gặp được chiếc guốc của thơ Từ, mà cả cái nhìn suồng sã, cái nói thẳng thừng về tình yêu. Hai người, họ đồng tâm hợp ý như thế, biển đông họ còn tát cạn, huống hồ là đập vỡ các huyền thoại về tình yêu huyễn mộng. Họ thành công là phải. Họ đánh dấu một biến chuyển lớn của tình yêu trong thi ca chúng ta.

      *

      Vừa rồi trót dài dòng về giọng thơ tình dấm dẳng, sỗ sàng. Thực ra, trên đời không có ai chỉ yêu đương độc một kiểu dấm dẳng. Không ai yêu thế mãi được, huống hồ Từ-Nhã là một cặp nghệ sĩ: tâm hồn họ có cánh chứ. Khi bay, họ bay cao hơn những Em Huyền-Diệu những Nữ chúa Sầu là cái chắc.

       

      Dung tục chẳng qua là một phương diện. Phương diện du dương diễm ảo thường gặp trong các bài thơ lục bát của Trần Dạ Từ mà một bài (Nụ hôn đầu) đã được Nguyễn Hưng Quốc phân tích tinh vi.


      Vậy thơ Trần Dạ Từ có tất cả hai giọng thơ chăng? Giọng dấm dẳng và giọng du dương?


      - Hơn thế. Ít ra, ông còn thêm một giọng khục khặc:

      “Một cây tùng mới lớn ôm lấy người đàn bà

      Nàng dẫy dụa la hét và kháng cự

      Và vật vã vô vọng và vĩnh viễn

      Những và

      Tôi trắng. Tôi đen. Tôi vàng võ.

      Tôi xanh xao. Tôi đỏ”...

      (Dạ khúc bảy)

      Thành thực mà nói, tôi không thích giọng ấy, bất luận nó diễn đạt loại tư tưởng cao xa nào.


      Nhưng nói ra là để cho nó cạn lời, chứ điều ấy không đáng đếm xỉa. Ngẫm lại mình, viết ra mười cái nếu có lấy vài cái được người đời tạm vừa ý là đã mừng húm. Đâu dám tham lam. Vả lại, người ta chín người mười ý, hơi đâu quan tâm. Miễn mình thành tâm và thận trọng.


      Về chỗ thận trọng thì không thể nghi ngờ: lời thơ Trần Dạ Từ thường cân nhắc kỹ. Không lúc nào ông dễ dãi.


      2 - 1994


      Võ Phiến
      Văn Học Miền nam - Thơ
      Nxb Văn Nghệ, 1999

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một Người, Một Người... Võ Phiến Tạp luận

      - Hoàng Hương Trang Võ Phiến Nhận định

      - Nhà biên khảo Giản Chi Võ Phiến Nhận định

      - Tô Thùy Yên Võ Phiến Nhận định

      - Phạm Công Thiện Võ Phiến Nhận định

      - Nhã Ca Võ Phiến Nhận định

      - Trần Dạ Từ Võ Phiến Nhận định

      - Tường Linh Võ Phiến Nhận định

      - Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ Võ Phiến Nhận định

      - Nguyễn Đình Toàn Võ Phiến Nhận định

    3. Bài viết về nhà thơ Trần Dạ Từ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Dạ Từ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Trần Dạ Từ (Võ Phiến)

      Nhã Ca - Trần Dạ Từ (Vĩnh Phúc)

      Trần Dạ Từ - nhà thơ bước ra từ nhà tù: 1, 2, 3, 4.

      Ở tù với Trần Dạ Từ và bạn hữu (Hồ Văn Đồng)

      Viết Về Nhã Ca, Trần Dạ Từ (Nguyên Giác)

      Tuyển Tập ‘Thơ Trần Dạ Từ’ Với 60 Năm Thơ Đã Ấn Hành  (vietbao.com)

      Trần Dạ Từ, Thuở Làm Thơ Yêu Em (Nguyễn Đức Tùng)

      Trần Dạ Từ, người đứng sau những khởi động đáng ghi nhớ, Du Tử Lê

      Ca khúc Trần Dạ Từ, một bất-ngờ-hạnh-phúc (Du Tử Lê)

      Cung Tiến & Trần Dạ Từ: Thuở Làm Thơ yêu Em (TV và BH)

       

      Tác phẩm của Trần Dạ Từ

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Sức Mạnh Thức Tỉnh Từ Chính Thân Xác Người Cầm Bút

      Thuở Làm Thơ Yêu Em: Cung Tiến phổ nhạc, Camille Huyền trình bày

      Người Đi Qua Đời Tôi: Phạm Đình Chương phổ nhạc, Thái Thanh, Ý Lan trình bày

       

         Thơ trên mạng:

      - vietbao.com  - dutule.com 

      -  thivien.net    - vnthuquan.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)