|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà yêu nước Trần Cao Vân
(1866 - 3.5.1916)
So với thi ca thế giới, thơ Việt Nam nổi bật về cả thể lẫn loại, chúng ta có dòng lục bát đặc thù, lại là thể thơ sở trường dùng để kể những câu chuyện dài, mặt khác về loại, chúng ta giàu có về loại thơ trong tù. Niềm vinh dự đó thật ra là niềm đau nỗi nhục: sĩ phu Việt Nam thời nào cũng ở tù, sống trong tù, và chết trong tù, thời nào chúng ta cũng có thơ tù, có rất nhiều.
Tù nhân là sĩ phu Việt, quản ngục cũng là người Việt, Việt Nam phong phú thơ tù vì cứ một lần thay đổi cơ cấu cai trị, ngoài sự lệ thuộc Tầu và đô hộ Pháp, còn chính, và nhiều hơn hết, là dòng họ này diệt dòng họ kia, miền này kỳ thị phương khác, thơ tù phát sinh và phát triển từ nội chiến và quốc nạn phân ly. Hãnh diện thay!
Trong một ngày cuối tuần hồi giữa tháng 5.2012, tại Little Saigon ở miền Nam California có hai cuộc họp mặt văn nghệ, một do nhà thơ Thành Tôn mời vào buổi sáng, một mời vào buổi chiều. Cuộc họp mặt buổi sáng tổ chức tại Cafe Gypsy trong Trung tâm Thương mại Catinat để đón tiếp nhà văn Nguyễn Xuân Hòang từ San Jose xuống tham dự hai cuộc ra mắt sách tại Hội trường báo Người Việt, còn cuộc họp mặt buổi chiều tại một tự gia ở Garden Grove, để đón tiếp một nhà thơ từ Việt Nam qua Little Saigon của dân tị nạn.
Người viết bài này được mời trong cả hai dịp, song chỉ tham dự được vào buổi sáng. Nội dung hai cuộc họp mặt hắn có khác biệt. Trong buổi sáng, chúng tôi nói về nhiều chuyện, trong có “Văn chương Việt Nam trên mạng lưới internet,” và một chủ đề về “Chân dung Văn học Miền Nam,” nhất là khi Miền Nam được hiểu là miền Nam của giai đoạn 1954-1975. Mấy ngày hôm sau một vấn đề nổi lên trong đầu: đề tài thứ hai của tôi về các nhà văn nhà thơ Miền Nam chắc hẳn sẽ khó nói khi có mặt các cây bút từ trong nước ra, nhất là cây bút ấy đang cộng tác, ở vai trò cấp điều động kiểm soát an ninh một số báo chí lề phải, khác hẳn những người đang sống trong dòng nguyên thủy của nhân sinh.
Hãy đưa ra một ví dụ.
Trong văn thơ miền Nam, và trong văn thơ của các nạn nhân, có một thế loại (cả thể lẫn loại) đặc biệt chỉ có ở Việt Nam, vô cùng đặc sắc và phong phú, đó là “Thơ Trong Tù.” So với văn thơ thế giới nói chung, Việt Nam có thể không sút kém, vì tài năng sáng tạo, sự mẫn cảm của vốn người, cái tinh tế của nguồn gốc, quá khứ của nòi giống, kinh nghiệm của lịch sử kinh qua truyền thống sinh tồn, các nghệ sĩ sáng tạo Việt Nam sẽ không thua các nghệ sĩ thế giới. Mà có một thứ chắc chắn các nghệ sĩ Việt Nam vượt hẳn các nghệ sĩ thế giới: về tiềm năng quá khứ lẫn số lượng từ Thời đại cổ sơ, qua thời Trung đại và Cận đại hay Hiện đại, lúc nào chúng ta cũng đông đảo phong phú lượng và phẩm: Thơ-Trong-Tù và Thi sĩ trong Tù. Việt Nam có bao nhiêu danh sĩ, sĩ phu, anh hùng, liệt nữ làm thơ? Việt Nam có bao nhiêu nhân vật lịch sử làm thơ trong tù? Con số chính xác là bao nhiêu thì không ai có thể kiểm kê, song dõi theo các dấu mốc của thời đại, có thể tin chắc rằng chúng ta là vô địch hoàn cầu.
Thơ Trong Tù, xưa kia và cổ đại, kêu là Ngục Trung Thư đã là nhan đề liệt hạng của Lịch sử, đến nỗi có nhiều nhân vật lịch sử bị đi tù, nhưng không làm được thơ, đã phải lấy thơ tù của người khác rồi ghi tên mình lên đó? Cũng không phải là ít. Chẳng thế mà một ông giáo sư Hán Nôm đã viết một cuốn sách để trả lời những nghi vấn tương tự; ông còn xác định, chứ không hỏi nữa: “Ngục Trung Thư là do con người viết, không phải do cáo hồ viết.”
Tóm lại, để trả lời hai câu hỏi nêu trên, chúng ta cần viết một bộ sách lớn. Tạm thời chỉ xin trích dẫn một vài bài, và vài nét ghi chú về Thơ Trong Tù.
1. NGUYỄN HỮU HUÂN:
Muôn việc cho hay số ở trời
Cái thân chìm nổi biết là nơi
Mấy hồi tên đạn ra tay thử
Ngàn dặm non sông dạo gót chơi
(Khi bị lưu đày, Văn Đàn Bảo Giám, III-22)
2.- PHAN CHÂU TRINH:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lấy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan nào xá sự con con.
(Đập đá Côn lôn)
3. NHƯỢNG TỔNG
Hàng vạn con người áo một màu
Khác nhau con số chẳng đều nhau
Xưa nay vẫn có câu bình đẳng
Bình đẳng là đây lọ phải cầu.
(Cảnh Nhà Tù)
Việc cả ai hay chuyển hóa đùa
Cơ đồ này đến thế này ru?
Thanh danh chạy được ba kỳ báo
Nhân vật trở ra một lũ tù
Hàn gắn đành mong ngày tái tạo
Bẽ bàng riêng để thẹn ngàn thu
Biết bao tâm huyết, bao công của
Nghĩ đến nguồn cơn lệ muốn khô.
(Hỏa Lò Hà Nội, 1929)
4. NỮ TÙ NHÂN CÔN ĐẢO
Nhắn bảo cùng ai đến chốn này
Đừng buồn đói khổ với chua cay
Hy sinh hai chữ ta ghi nhớ
Phấn đấu một lòng chớ chuyển lay
Ba thước roi mây un máu nóng
Một phen lao lý đúc gan dày
Bất bình còn đó còn cơ hội
Ngang dọc rồi đây cũng có ngày.
(1920)
5.- PHAN BỘI CHÂU
Nếu chết phăng đi cái cũng hay
Còn ta ta lại nghĩ sao đây?
Trời đâu có ngục chôn thần thánh
Đất há không đường ruổi gió mây?
Tát cạn bể Đông chìu tấc lưỡi
Phá tan rừng Bắc vẫy đôi tay
Anh em ai nấy xin thêm gắng
Công nghiệp ngàn thu há một ngày?
(Ngồi tù cảm tác)
6.- TRẦN CAO VÂN
Đứa nào muốn chết chết như chơi
Chết vị non sông chết vị trời
Chết thảo bao nài xương thịt nát
Chết ngay há ngại cổ đầu rơi
Chết trung tiếng để ngoài muôn dặm
Chết nghĩa danh lưu đến vạn đời
Chết được như vầy là hả lắm
Ta không sợ chết hỡi ai ơi.
(Chết chém)
Bài này Trần Cao Vân, anh hùng chống Pháp, làm trước khi bị hành hình. Bài thơ và thực tế có khác biệt. Ông biết là Pháp xử mình chết chém, nên làm câu thơ “Chết ngay há ngại cổ đầu rơi.” Có lẽ biết được bài thơ này, giặc Pháp (hay tay sai của giặc) đã làm khác đi, là khi xử ông ở Cống Chém, An Hòa, ngày 3 tháng 5 năm 1916, đã không chém ông ở cổ (cổ đầu rơi), mà tàn nhẫn hơn, chém ông ở ngang lưng.
Chúng ta có nên tổ chức một cuộc họp mặt văn nghệ khác lấy chủ đề là “Soạn thảo một thi tập Thơ Trong Tù Việt Nam?”
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |