|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhiệm vụ người cầm bút một đề tài xưa cũ mà vẫn còn như mới. Cũ, bởi từ khi có văn tự, có tác phẩm văn chương, các tác gia từ nghìn xưa đã băn khoăn thao thức đi tìm ý nghĩa cho việc trước tác. Mới, vì bất kỳ người cầm bút có ý thức khi chọn nghiệp văn có lúc phải tự hỏi: viết để làm gì? viết cho ai?. Từ nghìn xưa tới ngàn sau chắc chắn những người làm văn học nghệ thuật phải suy tư về nhiệm vụ của mình. Qua tư tưởng chứa đựng trong văn nghiệp ta có thể tìm thấy mục đích trước tác năm trong tác phẩm của nhà văn.
Trước tiên, quan niệm nhà Nho, văn được dùng làm sáng tỏ đạo văn dĩ minh đạo 文 以 明 道 (Hàn Dũ), hay văn để chở đạo văn dĩ tải đạo 文 以 載 道 (Chu Hi, đời Tống). Các văn gia thuở trước cho rằng trước thư lập ngôn là sứ mệnh cao quý của Nho gia. Tuy nhiên,với tinh thần khiêm tốn, tác gia ngày xưa không muốn phô trương tác phẩm ra công chúng mà chỉ dành cho bạn hữu thuởng thức, sau đó lưu lại trong gia thư. Từ thế kỷ thứ 19 trở về trước công việc trước tác được coi như một thứ nghiệp dư. Sự nghiệp chính là công danh, thi cử đỗ đạt, tham gia việc nước.
Trong khung cảnh xã hội đề cao khoa cử quan niệm văn dĩ tải đạo chỉ đem lại cho văn học các tác phẩm về sử ký, địa lý, có tính cách sưu tập, ghi chép những dấu tích của thời đại tác gia đang sống hoặc các giai đoạn trước đó. Văn gia coi đó như những vốn liếng quý báu của dân tộc cần được gìn giữ, truyền lại cho hậu thế. Phần còn lại là sáng tác văn thơ biểu thị nhu cầu tưởng tượng, giải tỏa thất tình, hay đi tìm ý nghĩa sự vật hoặc đời sống con người.
Năm 1865 sáu tỉnh Nam Kỳ mất hẳn vào tay người Pháp, tiếp theo cả nước bị thôn tính bằng hoà ước Patenôtre 1884. Trước nạn nước, trong giai đoạn này người cầm bút quan niệm nhiệm vụ của họ là sáng tác thơ văn cổ động lòng yêu nước, đánh đuổi người Pháp giành lại độc lập cho quốc gia.
Sang đầu thế kỷ 20, sinh hoạt văn học bước vào giai đoạn lịch sử mới, người cầm bút quan niệm sứ mạng theo một chiều hướng khác.
Đông Dương Tạp Chí dùng cơn gió duy tân lay động, hối thúc xã hội cổ truyền Việt Nam lột xác để theo kịp sự tiến bộ của Tây phương.
Nam Phong Tạp Chí quay về quá khứ khai thác những giá trị cổ học với mục đích bảo tồn quốc hồn quốc tuý, phát huy cái vốn tinh thần sẵn có. Đồng thời, cổ suy nuôi dưỡng, phát triển, xây dựng nền quốc học để giữ bản sắc riêng, không bị tha hoá. Phạm Quỳnh từng tuyên bố nhiều lần tất cả công trình viết lách của ông trên Nam Phong nhằm vào công cuộc hướng dẫn quốc dân bồi đắp tinh thần, thực hành chủ nghĩa quốc gia về đường văn hoá. Ông dịch thuật tư tưởng Tây phương để làm vật liệu cần thiết trong việc xây dựng nền văn hoá quốc gia thêm phong phú.
Tờ Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng quan niệm dùng ngòi bút giữ gìn đạo lý, nền nếp xưa, lý tưởng Khổng Mạnh không sợ, không tham, không hèn. Những giá trị cũ vẫn không lạc hậu, lỗi thời nếu phát huy đúng chỗ. Huỳnh Thúc Kháng được Tản Đà tiếp tay với thuyết Thiên Lương và Trần Trọng Kim với bộ Nho Giáo.
Từ 1934 đến 1945 các tác phẩm của Lê Văn Trương đề cao triết lý sức mạnh bằng mẫu người hùng tràn ngập, ngự trị xã hội Việt Nam. Tuy giá trị nghệ thuật văn chương không cao, nhưng các sáng tác của ông mang lại nguồn sinh lực, sức sống mới tạo được ảnh hưởng, đáp ứng truyền thống trọng đạo lý của dân tộc Việt đang bị làn sóng vật chất, chủ nghĩa cá nhân Tây phương xô đẩy, tàn phá.
Nhiệm vụ nhà văn với Tự Lực Văn Đoàn là cổ võ theo mới, cấp tiển, đả phá tư tưởng chán đời, hủ tục, thói rởm chuộng hư danh, thay đổi đời sống cơ cực của dân quê. Nhất Linh, người sáng lập Tự Lực Văn Đoàn trả lời Nguyễn Ngu Í lý do tại sao ông đỗ đầu vào trường Mỹ Thuật Đông Dương mà lại bỏ: “Mang giá cọ theo cụ Tạc (họa sự Pháp Victor Tardieu) về nhà quê tôi thấy đời sống dân quê cơ cực tối tăm quá cần phải làm gì cho lớp đồng bào ấy mà giá cọ không giúp được thì phải bỏ qua một bên”.
Thiên chức nhà văn được Thạch Lam đưa ra trên tờ Phong Hoá: “Nhà văn không dạy đời hay giảng luân lý. Nhà văn không giãi bày hay thuyết phục. Thiên chức của nhà văn là phải diễn tả sự thực, và chỉ có những cảm giác thực mới có tác động và vang động sâu xa trong tâm hồn độc giả. Thái độ giả dối, trốn tránh sự thật đã sinh ra biết bao thương tâm trong lòng người, trong gia đình và trong xã hội”.
Nguồn: Kệ sách Học Xá
Thời tiền chiến có cuộc tranh luận đặc biệt kéo dài tới 4 năm lôi cuốn 15 người cầm bút về vấn đề sáng tác phục vụ cho cái gì, nghệ thuật hay nhân sinh?
Phái vị nhân sinh cho rằng loại nhà văn chỉ biết có nghệ thuật là bọn người ích kỷ. Cái hay cái đẹp thuần túy không giúp được gì cho đời sống. Văn chương là sản phẩm của con người, của thời đại. Văn chương không thể bay bổng trên xã hội. Nhà văn không thể ra khỏi thời đại họ đang sống.
Phái vị nghệ thuật đồng ý rằng nghệ thuật không thể độc lập với sinh hoạt nhân loại, văn chương không thể bỏ quên số đông nghèo khổ, nhưng nhà văn chỉ tả tâm tình, cảnh ngộ con người một cách nghệ thuật, trung thực. Vấn đề bất công, cải tạo xã hội không phải việc làm của nhà văn. Nhiệm vụ nhà văn là bằng tác phẩm giúp độc giả tìm giải thoát cho tâm hồn khỏi cuộc đời nhiều hệ lụy, tận hưởng những giây phút say sưa với cái đẹp mà tạo hóa ban cho. Sứ mạng của văn chương là khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ, làm cho cuộc đời phù phiếm, chật hẹp trở nên thâm trầm, rộng rãi, cuộc đời có ý nghĩa sâu rộng, cao cả. Nghệ thuật phải giúp ánh sáng cho những con người giả tìm về bản chất con người thật, con người muôn thuở.
Sứ mạng nhà văn được Konstantin Paustovsky trình bày như sau:
Nếu đi sâu vào tận cùng âm hưởng của từ ngữ chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa ban đầu của hai chữ sứ mạng. Sứ mạng hàm ngụ ý kêu gọi thiêng liêng. Chẳng ai kêu gọi con người đi làm chuyện vặt vãnh bao giờ. Con người kêu gọi con người thực hiện những nhiệm vụ cao cả, hoàn tất những công việc khó khăn.
Cái gì đã thúc đẩy nhà văn tự nhận lãnh lấy công việc tuyệt vời nhưng đầy gian nan và cay đắng đó? Trước hết là tiếng gọi của chính trái tim nhà văn. Tiếng gọi tha thiết của lương tâm, của niềm tin mãnh liệt vào tương lai không cho phép một người cầm bút chân chính giữ những tư tưởng phong phú, những tình cảm tràn trề làm của riêng cho tâm hồn mình mà không chuyển giao cho người khác một cách trọn vẹn.
Nếu một người cầm bút không làm cho nhãn quan của Con người sáng thêm lên, dù chỉ một chút thôi, người cầm bút đó không phải là nhà văn.
Nhưng một người trở thành nhà văn không phải chỉ thuần tuý vì tiếng gọi của con tim. Hồi trẻ, tất cả chúng ta đều nghe thấy tiếng gọi của trái tim không biết bao nhiêu lần bởi cái thế giới tươi mát của tình cảm trong tâm hồn chúng ta chưa bị cuộc đời tàn bạo bóp chết, chưa bị những oan khiến hệ lụy đập tan thành từng mảnh. Như thế, ngoài tiếng gọi của con tim nhà văn còn nghe thấy một tiếng gọi khác mãnh liệt hơn. Đó là tiếng gọi của dân tộc, của thời đại nhà văn đang sống, và của nhân loại nữa.
Theo mệnh lệnh của sứ mạng, nhà văn có thể làm được những điều kỳ diệu, chịu đựng được các thử thách cam go. Nhà văn không thể chùn bước hay đầu hàng, dù chỉ trong giây phút, trước những chướng ngại hay thất bại.
Quan niệm nhiệm vụ nhà văn có thể thay đổi theo thời gian, không gian, hoàn cảnh xã hội, chính trị, nhưng dù bất cứ ở đâu, thời nào, sứ mạng người cầm bút chân chính là tiếp tục công việc chính đáng của tiền nhân, thực hiện những ủy thác của dân tộc, thời đại, nhân loại.
Lập thân tối hạ thị văn chương. Biết rõ thế nhưng vẫn chọn. Phải chăng nghiệp văn do định mệnh an bài, một thiên chức?
Có những mốc thời gian đánh dấu các giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam cận đại:
- Năm 1907 Đông Dương Tạp Chí của Nguyễn Văn Vĩnh ra đời chấm dứt nền văn chương chữ Nôm, chữ Nho, khởi đầu việc đại chúng hóa văn Chữ Quốc Ngữ.
- Năm 1932 phong trào thơ mới bắt đầu cùng với Tự Lực Văn Đoàn với chủ trương bỏ cũ theo mới.
- Năm 1946 văn chương lãng mạn đi vào bóng tối nhường chỗ cho thơ văn thời chiến.
Trước khi văn học thời chiến tranh thực sự bắt đầu đã có một thời kỳ chuyển tiếp, đó là giai đoạn 1939-1945. Văn học thường đi sau chính trị, nhưng trong trường hợp bất thường này, văn học đi trước chính trị. Các biến động liên tục của thời cuộc tạo ra những suy tư băng khoăn, thôi thúc giới cầm bút, đưa đến công cuộc sửa soạn cho tương lai đất nước.
Thế chiến thứ II bắt đầu năm 1939 đem lại những biến đổi tại Đông Dương ảnh hưởng nặng nề trên tư duy giới trí thức, thay đổi hướng sáng tác nhà văn. Người cầm bút quy tụ vào một số cơ quan ngôn luận để cùng nhau theo đuổi, thực hiện mục đích chung.
Cuối tháng 08, 1939 Pháp khai chiến với Đức, Đông Dương là thuộc địa của Pháp ở xa mẫu quốc nên không bị chiến tranh ảnh hưởng trực tiếp, nhưng quân đội Nhật Bản với giấc mộng Đại Đông Á là mối hiểm họa kề bên.
Từ 1937 Nhật bắt đầu thôn tính Trung Hoa, nhòm ngó Đông Dương. Cuối tháng 09, 1939 quân Nhật ở Quảng Đông tiến vào Quảng Tây, tướng Nhật đến Hà Nội thương thuyết với Pháp yêu cầu đóng cửa biên giới, ngăn chặn sự tiếp vận vũ khí cho Tàu qua ngả Việt Nam. Toàn Quyền Georges Catroux đồng ý nhưng không chịu cho Nhật kiểm soát.
Để đề phòng biến loạn, chính phủ bảo hộ Pháp bắt đưa đi an trí hầu hết những người Việt thuộc đủ các xu hướng chính trị mà họ cho là có thể phương hại đến an ninh, trật tự. Khi Pháp đầu hàng Đức vào tháng 06,1940 chính quyền ở Đông Dương phải hoà hoãn với Nhật.
Ngày 19 tháng 06, 1940 Nhật gửi tối hậu thư đòi Pháp trong vòng 24 giờ chấm dứt việc cho Tưởng Giới Thạch sử dụng đường tiếp vận bằng ngả Hải Phòng và nhận phái đoàn kiểm soát của Nhật ở Bắc Kỳ. Ngày 20 tháng 06 Toàn Quyền Catroux miễn cưỡng chấp nhận.
Ngày 11 tháng 07, 1940 quốc hội Pháp với số phiếu 569/80 quyết định chấm dứt nền Đệ Tam Cộng Hoà (1871-1940) đưa Thống Chế Pétain lúc đó 84 tuổi lên làm Quốc Trưởng. Tân Bộ Trưởng Thuộc Địa Lémery bổ nhiệm Phó Đô Đốc Jean Decoux, Tư Lệnh Hải Quân Pháp tại Viễn Đông, thay thế Catroux trong chức vụ Toàn Quyền Đông Dương.
Tháng 08, 1940 Nhật gia tăng áp lực đòi sử dụng các phi trường ở Đông Dương, cảng Hải Phòng để chuyển quân đánh Tàu. Ngày 22 tháng 09, Pháp chưa trả lời, Nhật tung quân bất ngờ đánh úp Lạng Sơn, đổ bộ vào Hải Phòng. Tại Hà Nội, Pháp ký nhận tất cả các yêu sách của Nhật.
Tháng 07, 1941 Nhật ép Pháp gia nhập Đông Dương vào vùng thịnh vượng chung và ký kết hiệp ước phòng thủ Pháp - Nhật. Chính phủ Vichy ký thỏa ước cho phép Nhật đóng quân ở Đông Dương. Đến ngày 08 tháng 12 chính phủ lưu vong De Gaulle của Pháp ở Anh chính thức tuyên chiến với Nhật. Cho tới cuối năm Nhật hoàn tất việc thiết lập các cơ sở Hiến Binh trên toàn cõi Đông Dương. Nhật để Pháp điều khiển guồng máy cai trị nhưng kiểm soát về mặt chính trị, bắt Pháp cung cấp nhiên liệu, lương thực, quân phí cho quân đội Nhật.
Để chống lại chủ nghĩa cá nhân vị kỷ là nguyên nhân đưa đến chiến bại, Thống Chế Pétain đề xướng cuộc cách mạng với khẩu hiệu Cần Lao, Gia Đình, Tổ Quốc. Chính sách này được chính quyền bảo hộ Pháp ở Đông Dương thực hiện bằng đường lối phục hưng, bảo tồn các giá trị cổ điển nhằm giữ vững trật tự xã hội.
Trong giai đoạn này giới trí thức Việt cả tân lẫn cựu học đều quay về quá khứ, phát huy tinh hoa cổ học. Nhiều tác gia trẻ tiếp tục giải quyết những vấn đề còn dở dang do nhóm Nam Phong để lại như việc thu nhập giá trị Tây phương, phối hợp văn hoá Đông Tây về học thuật, giáo dục. Các nhóm văn thành hình đáp ứng với nhu cầu cấp thiết của đất nước có Tri Tân, Thanh Nghị, Hàn Thuyên. Chủ trương, đường lối đều nhằm vào mục đích vạch hướng đi về phần tư tưởng cho dân tộc.
Thanh Nghị
Nhóm Thanh Nghị, Chủ Nhiệm là Vũ Đình Hoè, quy tụ giới trí thức trẻ xuất thân đại học Pháp, đem cái học thu nhập được ra áp dụng vào việc phê bình, sáng tác. Họ sử dụng mẫu mực Tây Phương soi đường nhưng vẫn giữ cá tính Việt “Ta cần phải có một bản sắc riêng, ta là cần phải có gan chỉ là Ta” (Lê Văn Huy, Nghĩ Về Văn Học Việt Nam Hiện Đại).
Thanh Nghị chuyên về khảo luận chủ trương “thông hiểu sự vật và tư tưởng, đứng ra thu nhặt tài liệu để góp vào việc giải quyết những vấn đề quan hệ đến đời sống dân tộc Việt Nam”.
Báo ra mắt độc giả vào tháng 06, 1941 dưới hình thức nguyệt san. Đến tháng 05, 1942 đổi thành bán nguyệt san. Tới đầu năm 1944 trở thành tuần báo để đáp ứng với thời cuộc sôi động.
Để có được tòa nhà văn hóa xứng đáng cần phải tạo một cái nền vững chắc. Vì vậy, các tác gia thông hiểu Nho học tìm về những giá trị cổ Đông phương. Nội dung Thanh Nghị về lãnh vực chính trị có Vũ Văn Hiền, Phan Anh, sử học với Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Thiệu Lâu, Nguyễn Văn Huyên, kinh tế, xã hội với Nghiêm Xuân Yên, Vũ Văn Cẩn, Đỗ Đức Dục, văn học và giáo dục với Đinh Gia Trinh, Lê Huy Vân, Vũ Đình Hoè, Diệu Anh.
Vũ Đình Hoè nêu ra việc xây dựng giáo dục Việt Nam là mới, vấn đề đào tạo thanh niên. Vũ Văn Hiền viết về Địa Vị và Tương Lai Nước Ta, Phan Anh luận về Hiến Pháp và Các Chính Thể. Các tác gia khác bàn về việc cai trị ở thôn quê, chấn hưng nông nghiệp, địa vị của tiểu công nghệ trong nền kinh tế tương lai, vấn đề giao thông ở xứ ta, v.v. Tất cả những bài tiểu luận đều nhằm sửa soạn tương lai cho một nước Việt Nam độc lập.
Tri Tân
Ra đời vào tháng 06, 1941 Tri Tân là tạp chí chuyên về biên khảo, chủ bút là Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, chủ trương Ôn Cố Tri Tân. Lập trường của nhóm được công bổ trong bài phi lộ trên số báo đầu tiên như sau:
“Ôn cũ biết mới. Nhằm mục đích ấy Tri Tân đi riêng vào con đường văn hoá với cặp kính khảo cứu. Tri Tân lần giở từng trang lịch sử. Bằng con mắt nhận chân và lạc quan, Tri Tân đứng vào hàng ngũ công binh xây dựng lâu đài văn hoá Việt Nam”.
Các tác gia nòng cốt đa phần đều có căn bản Nho học vững vàng gồm Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố, Nhật Nham, Khuông Việt, Nguyễn Đôn Phục, Dương Bá Trạc, Chu Thiên Hoàng Minh Giám, Trúc Khê Lê Văn Triện, Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng, Phan Khắc Khoan, Minh Tuyền, Lê Thanh, Nguyễn Huy Tưởng, Thiếu Sơn Lê Sĩ Quí. Họ tìm hiểu, xây dựng lại những giá trị tinh thần cũ làm căn bản trong tương lai “cái gia tài của ông cha ta mấy ngàn năm vắt bao óc, mòn bao tim, trải bao cơn dâu bể để lại đến giờ há nỡ quăng đi cho thêm nghèo kho trí thức?" (Hoa Bằng, Thử Viết Văn Học Sử).
Những bài nghiên cứu về sử của Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố bàn về quốc hiệu, công cuộc trị nước sau khi giành được độc lập, v.v. mang những giá trị thiết thực cho việc thu hồi đất nước sau này.
Hàn Thuyên
Trương Tửu là người sáng lập, Nguyễn Xuân Tái đứng tên cơ sở hoạt động, Nguyễn Đức Quỳnh chủ biên với sự cộng tác của Nguyễn Đổng Chi, Đặng Thái Mai, Lê Văn Siêu, Lương Đức Thiệp, Nguyễn Tể Mỹ, Nguyễn Hải Âu, Nguyễn Đình Lạp, Phạm Ngọc Khuê, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Tuân, Đồ Phồn, Chu Thiên.
Năm 1939 thành lập nhà xuất bản Hàn Thuyên. Từ 1941 nhóm có cơ quan ngôn luận là loại sách Tân Văn. Từ 1944 thêm bán nguyệt san Văn Mới Nghị Luận, tuy gọi là báo nhưng mỗi kỳ xuất bản là một quyển sách khảo cứu, phê bình về vấn đề văn học, triết học, lịch sử, xã hội.
Nhóm bắt đầu hoạt động mạnh kể từ năm 1941. Họ muốn canh tân đất nước bằng cách "đi tìm một triết lý mới về nhân sinh có lợi ích thiết thực cho cuộc sống hiện tại của quốc dân Việt Nam" với nguyên tắc:
- Mở rộng con mắt mới nhìn sự kiện lịch sử cũ để nói lên những nhận định trào sôi máu hận của mình.
- Học lấy những tiến hoá cuối cùng của người, nhưng cũng phải nhìn rõ cảnh thế của mình khi tính chuyện áp dụng để đuổi theo các nưỚc tiên tiến.
Trương Tửu lấy bút hiệu Nguyễn Bách Khoa. Nguyễn Đức Quỳnh chủ biên của nhóm vốn bạn học cũ ở Hưng Yên với Cousseau, Giám Đốc Sở Kiểm Duyệt, úp mở nhận bút hiệu của mình là Nguyễn Bách Khoa để đánh lạc hướng kiểm duyệt.
Phương pháp nhận thức của các cây bút Hàn Thuyên là duy vật biện chứng. Không những ngôn ngữ trong tác phẩm, tựa sách cũng mang màu sắc Cộng Sản. Nhãn quan chính trị bộc lộ trong tất cả các tác phẩm về lịch sử, kinh tế, chính trị của Hàn Thuyên cho thấy nhóm theo chủ thuyết Cộng Sản. Phạm Thế Ngũ nhận định lý thuyết nòng cốt của nhóm Hàn Thuyên là chủ nghĩa duy vật:
Sau ngày Cách Mạng Tháng 8 nhóm Hàn Thuyên tuy không ai tham chính (trừ Đặng Thái Mai) nhưng tư tưởng của họ khác nào gặp cơn thời vũ bành trướng khắp nơi, ở giới biên khảo, giới sáng tác, ngay cả ở học đường, trong sách và văn giáo khoa. Đối với những người quốc gia Việt Nam sau này, trung thành với những nền nếp dân tộc, việc được mùa Mác Xít trên thật là điều đáng tiếc. Ngay trước 1945, trên báo Tri Tân, cụ Nguyễn Văn Tố phê bình những sách Hàn Thuyên đã có lần hạ bốn chữ thống thiết "tai lê, họa táo!", lê và táo là những gỗ đế khắc bản in ngày xưa. Ý nói tư tưởng biện bạch gây tai vạ đến cả cho cây gỗ táo, gỗ lê bởi người ta mượn chúng để truyền bá sai lầm và độc hại" (Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, quyển 3, trang 628).
Ngoài các tác gia Cộng Sản, những cây viết khác của nhóm Hàn Thuyên có thể vì nhiệt tình trong lúc hăng say đi tìm tư tưởng cứu nước trước ngã ba lịch sử của quốc gia đã sử dụng đường lối khuynh tả mà họ thực tâm tin tưởng sẽ có ích lợi thiết thực cho đất nước ngày mai. Tuy nhiên, vì chọn lầm chủ thuyết ngoại lai phi dân tộc, họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.
Chính tư tưởng Cộng Sản độc hại mà nhóm Hàn Thuyên cổ võ, truyền bá khiến cho nhiều thanh niên trí thức yêu nước có cảm tình đi theo Việt Minh, tiếp tay giúp Cộng Sản thành công. Đến khi vỡ mộng, tỉnh mộng thì quá trễ, dân tộc đã bị đọa đày dưới chế độ độc tài, phản dân hại nước. Việc lầm đường của nhóm Hàn Thuyên đóng góp một phần không nhỏ vào thảm họa dân tộc. Thiết tưởng, những người cầm bút, các nhà tư tưởng, trí thức cần lưu tâm tránh lập lại bài học lịch sử đau thương mại hậu cho dân tộc.
Hiệp định Genève năm 1954 chia đôi đất nước. Sau khi hoàn tất việc tiếp thu miền Bắc, Cộng Sản ra lệnh phần thư tất cả các ấn phẩm xuất bản trong thời gian thuộc phần đất Quốc Gia mà họ gán cho là đồi trụy. Ngày 30 tháng 04, 1975 chiếm được Miền Nam, Cộng Sản thực hiện cấp thời và quy mô chính sách tiêu diệt toàn bộ văn hóa phẩm của Việt Nam Cộng Hòa, thiêu hủy khoảng hơn 180,000,000 quyển sách đủ loại. Sau đó, trên toàn quốc, tất cả sách báo thuộc mọi lãnh vực bị đặt dưới sự kiểm duyệt khắt khe, phải viết theo quan điểm duy vật biện chứng nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị đưa đến sự hủy diệt toàn bộ nền văn hóa nhân bản dân tộc.
Sách này được soạn thảo với mục đích bảo tồn sự trung thực của lịch sử văn học Việt Nam.
- Giáo Dục Quốc Gia (1945 - 1975) Trần Bích San Khảo luận
- Các Nhà Văn Nữ Chữ Việt (Chữ Nôm Và Chữ Quốc Ngữ) Trần Bích San Khảo luận
- Bài "Tựa" trong Việt Nam Văn Học Sử Trần Bích San Khảo luận
- Nguyễn Bá Trác (1881-1945) Trần Bích San Khảo luận
- Tự Lực Văn Đoàn Tập Đại Thành Chữ Văn Quốc Ngữ Trần Bích San Khảo luận
• Bộ sách “Văn Học Việt Nam” của Tiến Sĩ Trần Bích San (Du Tử Lê)
• Học giả Trần Bích San đã làm tròn sứ mạng của người cầm bút (Trương Anh Thụy)
• Giới thiệu sách Văn học Việt Nam của Trần Bích San (Trần Văn Tích)
Nhà Biên Khảo Văn Học TRẦN BÍCH SAN vừa qua đời (Hoàng Dược Thảo)
Tin Buồn : Nhà Văn TRẦN BÍCH SAN vừa qua đời tại Louisiana. (nhinrabonphuong.blogspot.com)
Giới thiệu sách "Văn Học Việt Nam" (caidinh.com)
(Hồ Trường An)
Một đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam (Trọng Đạt)
• Giáo Dục Quốc Gia (1945 - 1975) (Trần Bích San)
• Các Nhà Văn Nữ Chữ Việt (Chữ Nôm Và Chữ Quốc Ngữ) (Trần Bích San)
• Bài "Tựa" trong Việt Nam Văn Học Sử
(Trần Bích San)
• Nguyễn Bá Trác (1881-1945) (Trần Bích San)
• Tự Lực Văn Đoàn Tập Đại Thành Chữ Văn Quốc Ngữ (Trần Bích San)
Tác phẩm trên mạng: - vietthuc.org
- Câu Đối Trong Văn Học Việt Nam
- Phê Bình Văn Học Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |