|
Lê Trọng Nguyễn(1.5.1926 - 9.1.2004) | Phạm Tăng(12.12.1924 - 9.1.2017) | Trần Bích San(31.8.1940 - 9.1.2021) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà biên khảo Trần Bích San
(1940 - 9.1.2021)
Theo người thân trong gia đình thì nhà biên khảo Trần Bích San mất đi do ông quá say mê, miệt mài sửa bản thảo cuốn Văn Học Việt Nam để kịp tái bản vào đầu năm nay, 2021 – lần in đầu ra mắt độc giả vào cuối năm 2018 đã tuyệt bản trong vòng một năm.
Trong dự định tái bản lần này, không những ông đã sửa hết lỗi đánh máy trong bản thảo cũ, ông còn hoàn tất thêm hơn 1000 trang nữa, gồm những đề tài mà ông cho là còn thiếu trong lần xuất bản trước. Việc làm này đã nâng cuốn biên khảo của ông lên thành hơn 2000 trang! Ông đổi tên cuốn sách là Việt Nam Văn Học Sử và tôi cũng được biết người nhà ông sẽ gửi đi in một ngày không xa. Ông lâm trọng bệnh mà không chịu dành thời giờ đi xét nghiệm. Đến lúc ông quyết định tạm dừng bút để lo cho sức khoẻ thì cũng là lúc ông đã kiệt sức!
Lúc sinh thời nhà biên khảo Trần Bích San từng tranh luận với tôi nhiều lần quanh đề tài “Viết để làm gì? Tại sao viết?” Ông quan niệm rằng “người cầm bút phải mang một sứ mạng.” Trong LỜI TỰA cuốn biên khảo Việt Nam Văn Học, ông trang trọng trích dẫn một đoạn nói về “sứ mạng nhà văn” của nhà văn Nga, Konstantin Georgiyevich Paustovsky — người được đề cử Nobel Prize về bộ môn văn chương vào năm 1965. Tôi xin lược trích lại như sau:
“Nếu đi sâu vào tận cùng âm hưởng của từ ngữ chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa ban đầu của hai chữ sứ mệnh. Sứ mệnh hàm ngụ ý kêu gọi thiêng liêng
(…)
Cái gì đã thúc đẩy nhà văn tự nhận lãnh lấy công việc tuyệt vời nhưng đầy gian nan và cay đắng đó? Trước hết là tiếng gọi của chính trái tim nhà văn. Tiếng gọi tha thiết của lương tâm, của niềm tin mãnh liệt vào tương lai không cho phép một người cầm bút chân chính giữ những tư tưởng phong phú, những tình cảm tràn trề làm của riêng cho tâm hồn mình, không chịu chuyển giao cho người khác một cách trọn vẹn.
(…)
Theo mệnh lệnh của sứ mạng, nhà văn có thể làm được những điều kỳ diệu và chịu đựng được những thử thách cam go. Nhà văn không thể chùn bước hay đầu hàng, dù chỉ trong giây phút, trước những chướng ngại hay thất bại.”
Nhà biên khảo Trần Bích San kết luận: “Quan niệm nhiệm vụ nhà văn có thể thay đổi theo thời gian, không gian, theo hoàn cảnh xã hội, chính trị, nhưng dù bất cứ ở đâu, thời nào thì sứ mạng người cầm bút chân chính là tiếp tục công việc chính đáng của tiền nhân, thực hiện những ủy thác của dân tộc, thời đại và nhân loại.”
Xem như vậy thì chúng ta cũng dễ hiểu tại sao ông lại chọn “công việc tuyệt vời như
ng đầy gian nan và cay đắng…” (Konstantin G. Paustovsky) đó. Chúng ta dù có thương tiếc ông thì cũng vẫn nên mừng cho ông đã làm tròn “sứ mệnh” của một người cầm bút. Ông tự mang lấy nghiệp con tằm nhả tơ. Nhả hết tơ rồi thì nay ông thành… bướm./.
- Học giả Trần Bích San đã làm tròn sứ mạng của người cầm bút Trương Anh Thụy Nhận định
- Ánh Đam Mê Trong Thơ Lưu Nguyễn Đạt Trương Anh Thụy Nhận định
- Viết Ðể Làm Gì? Tại Sao Viết? Trương Anh Thụy Nhận định
• Bộ sách “Văn Học Việt Nam” của Tiến Sĩ Trần Bích San (Du Tử Lê)
• Học giả Trần Bích San đã làm tròn sứ mạng của người cầm bút (Trương Anh Thụy)
• Giới thiệu sách Văn học Việt Nam của Trần Bích San (Trần Văn Tích)
Nhà Biên Khảo Văn Học TRẦN BÍCH SAN vừa qua đời (Hoàng Dược Thảo)
Tin Buồn : Nhà Văn TRẦN BÍCH SAN vừa qua đời tại Louisiana. (nhinrabonphuong.blogspot.com)
Giới thiệu sách "Văn Học Việt Nam" (caidinh.com)
(Hồ Trường An)
Một đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam (Trọng Đạt)
• Giáo Dục Quốc Gia (1945 - 1975) (Trần Bích San)
• Các Nhà Văn Nữ Chữ Việt (Chữ Nôm Và Chữ Quốc Ngữ) (Trần Bích San)
• Bài "Tựa" trong Việt Nam Văn Học Sử
(Trần Bích San)
• Nguyễn Bá Trác (1881-1945) (Trần Bích San)
• Tự Lực Văn Đoàn Tập Đại Thành Chữ Văn Quốc Ngữ (Trần Bích San)
Tác phẩm trên mạng: - vietthuc.org
- Câu Đối Trong Văn Học Việt Nam
- Phê Bình Văn Học Việt Nam Dưới Chế Độ Cộng Sản
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |