|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Linh Mục Thanh Lãng
(1924 - 1990)
Linh mục tên thánh Gioan và tên thật Đinh Xuân Nguyên, sinh ngày 23-12-1924 tại Nga Sơn, Thanh Hoá. Năm 1936 vào chủng viện Ba Làng, năm 1945 đậu Tú tài, năm 1947 vào học Đại chủng viện Xuân Bích Hà-Nội. Đến 1949, giáo phận Thanh Hóa gởi qua Roma học Trường Truyền giáo và được thụ phong linh mục tại đây ngày 20-12-1953. Sau đó ông du học Thụy Sĩ, đậu cử nhân Thần học và Tiến sĩ văn chương Fribourg năm 1956 với luận án Apport français dans la littérature vietnamienne, 1651-1945. Năm 1957, hồi hương về miền Nam Việt Nam, làm giáo sư tiểu chủng viện Tân Thanh ở Bảo Lộc rồi giảng dạy các Đại học Văn khoa, Sư phạm Sài-Gòn và Văn khoa Huế. Từng giữ nhiều chức vụ về văn hoá, giáo dục như: Trưởng ban Văn Chương Quốc Âm tại đại học Văn khoa Sài Gòn, Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam (PenClub), Hội viên Uỷ ban Điển chế văn tự thuộc Bộ Văn Hóa, Hội viên Hội đồng Văn hoá Giáo dục. Là một nhà nghiên cứu văn-học và ngữ học, trước 1975, ông còn là chủ nhiệm hoặc chủ biên của các tạp chí Việt Tiến (1958- 1959), Nghiên Cứu Văn Học (1967-1968, bộ mới 1971-1972), Trách Nhiệm (1960),... đồng thời cộng tác thường xuyên với nhiều tạp-chí văn học, nghệ thuật và cùng với GS Phạm Việt Tuyền, lập nhà xuất bản Phong Trào Văn Hóa.
Lm. Thanh Lãng qua đời tại Sài-Gòn ngày 17- 12-1988.
Các công trình văn học sử đã xuất bản:
- Bộ Khởi thảo Văn-Học Sử Việt-Nam gồm 2 tập:
Văn-Chương Chữ Nôm (Hà-Nội: Phong Trào Văn Hóa, 1953) và
Văn-Chương Bình Dân (“Văn-học khởi thảo văn chương bình-dân”; Hà-Nội: Phong Trào Văn Hóa, 1954; Văn Hợi tái bản, 1957. 222 tr.).
- Biểu nhất lãm Văn học Cận đại Việt Nam (2 tập, NXB Tự Do, 1957), với mục-đích “tìm đặt các văn phẩm, các tác-giả vào trong tùng “thế hệ sống” tựa vào những sự kiện lịch-sử, xã-hội, kinh tế, chính trị,..., đã tác động mạnh đến sự phát hiện ra trong một thời-gian cả một đường lối cảm nghĩ chung. Những sự kiện đó thường là “những lục lịch-sử quyết liệt...”, là “tìm đặt các nhà văn vào các thế-hệ văn học để xác định, ở mỗi người, ai là người chỉ đạo, ai là người gieo ảnh-hưởng, và ai chỉ là người a dua, bị cuốn theo trào lưu”. Và phê bình văn học là cuộc đi tìm “cái phần chính, cái phần cốt yếu là mổ xẻ 'con người Ninh tồn' để tìm ra ý nghĩa hiện sống của nó và qua đó, của cả đoàn thể loài người”.
- Apport francais dans la littérature vietnamienne (1651-1945) (ký Đinh-Xuân-Nguyễn, Luận án Tiến sĩ Đại học Fribourg Thụy Sỹ; Sài-Gòn: Imprimerie Xã-Hội, 1961).
- Sách SS Sang Chép Các Việc của Lm. Philiphê Bỉnh; Thanh Lãng giới thiệu “tài liệu chữ quốc-ngữ tối cổ chép tay về thế kỷ XVIII" (Viện Đại Học Đà Lạt, 1968).
- Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (2 tập, Phong Trào Văn Hóa, 1972). Theo “Tại sao xuất-bản?” như lời mở đầu tập Thượng, Lm. Thanh Lãng cho biết phải xuất-bản cấp kỳ” 3 trong số 17 tập Lịch-Sử Văn-Học Thế Hệ 1932, do Chứng chỉ Văn-chương Quốc Âm trường Đại Học Văn Khoa cho quay ronéo năm 1966” vì đã bị các ông Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng từng “ăn cắp gần 2 chương đầu tập 1A của Bộ (này) đem xuất-bản thành sách nhan đề là 'Việt-Nam Thi Nhân Tiền Chiến' (1968)” (tr. 1) [và Khuynh Hướng Thi Ca Tiền Chiến, 1969] dù đã có bản mới cập nhật từ 1966 đến 1972, và vì do quảng cáo của cùng nhà Sống Mới sẽ in ”Biến cố văn học Việt-Nam qua 9 cuộc bút chiến thời tiền chiến” - cũng là nội-dung văn bản bộ Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 này. Ngày 22-9-1972, Tòa Sơ Thẩm Sài-Gòn tuyên án hai ông Phan Canh Và Nguyễn Tấn Long vi phạm tác quyền và bồi thường Lm. Thanh Lãng 'một đồng danh dự' (X. “Bài Bạt Tôi đi hầu Tòa”, Tập Hạ, tr. 543).
- Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (“trình bầy và trích tuyển”) gồm 2 tập do NXB Trình Bầy in năm 1967 trong Tủ sách Đại-học: Quyển thượng: Nền văn học cổ điển (từ thế-kỷ XIII đến 1862); Quyển hạ: Ba thành phần của nền văn học mới (1862 đến 1945) (“Tài liệu giáo khoa dành cho sinh viên Dự Bị Việt Đại Cương Đại Học Văn khoa Sài-Gòn, niên khóa 1966-1967").
- Văn Học Việt Nam I: Đối kháng Trung Hoa (từ đầu đến 1428) (Phong Trào Văn Hóa, 1969, tb, 1971);
- Văn Học Việt Nam II: Thế hệ dấn thân yêu đời 1428-1505 (PTVH, 1969; tb, 1971). (Tựa bản in ronéo “tài liệu học tập dự bị Việt đại cương” ở đại học Văn khoa Sài-Gòn: Bảng Lược Đồ Lịch-Sử Văn Học Việt Nam, phụ đề "Đại cương về văn-học sử”, 4 tập, 1965-66].
- Văn học Việt Nam: Lịch Sử Tiểu Thuyết VN (1932-1945) tài liệu học tập đại học Văn khoa Sài-Gòn in ronéo, 1964, và Vụ Án Truyện Kiều, 1965.
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam Lm. Thanh Lãng sử-dụng phương pháp thế hệ để phân chặng văn-học sử, như dựa theo cuộc đời, thân phận nàng Thúy Kiều, đã chia văn học Việt Nam thành 7 thời kỳ trôi nổi:
1- Thế hệ những người cùng thời Nguyễn Du (1788-1820);
2- Thế hệ Nguyễn Công Trứ (1820-1862);
3- Thế hệ Chu Mạnh Trinh (1862-1913);
4- Thế hệ Nguyễn văn Vĩnh, Phạm Quỳnh (1913-1932)
5- Thế hệ Tự Lực Văn Đoàn (1932-1945);
6- Thế hệ sau 45;
7- Thế hệ sau 54: “Kiều đầu thai. Ở miền Bắc nàng bỗng trở thành một cô gái vô sản, là hiện thân của hàng triệu phụ nữ Việt Nam bị các thế lực phong kiến và bọn địa chủ đàn áp bóc lột. Ở Miền Nam, nàng là một cô gái hiện sinh dám dấn thân, dù suốt mười lăm năm là những tháng ngày buồn nôn. Và hai nàng Nam và Bắc hơn 20 năm gườm nguýt nhau, chửi bới nhau không thương tiếc”!
Khởi đi từ quan điểm văn học Việt Nam là một, qua nhiều thời kỳ và văn tự sử-dụng, Lm. Thanh Lãng dùng phương pháp phân chia thời kỳ văn học theo thế hệ văn-chương, khởi từ năm 1862 và từ miền Nam, và biên khảo của ông đặt nặng việc sử-dụng văn bản. Với văn bản, ông chứng minh đã có một nền văn học Thiên Chúa giáo, sự đóng góp này có thật, nhất là với chữ quốc ngữ. Khởi sinh từ Nhà Chung và miền Nam, nền văn học chữ quốc ngữ Việt Nam như khác hướng đi với nền văn học từ đất văn vật ảnh hưởng Nho giáo hình thức và nặng nè.
Ngoài ra, trong quyển Hạ của bộ Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Trình Bầy, 1967), ông khai triển thêm quan niệm “Ý hướng” và phân chia các tác-giả thời trước 1945 theo một số ý hướng như đấu tranh, tình cấm, thi vị, truyền kì, hồi ký, hài biếm, phong tục và tả thực. Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam đặt nền tảng cho toàn bộ lý thuyết văn học sử của linh-mục dựa trên quan niệm “văn học là một sinh hoạt, một cuộc sống” và nó cũng “động đạt, thăng trầm hơn cả cuộc sống con người" (Tập 1. PTVH, 1967, tr. 21).
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam có những ấn bản khác xuất-bản trước và sau bộ này và theo thế hệ văn-học, như: Văn-Học Việt Nam gồm 2 tập:
1. Đối Kháng Trung Hoa,
2, Thế hệ dẫn thân yêu đời (Phong Trào Văn Hóa, 1969); Văn-Học Thế-Hệ 1913-1932, tập 2, tiểu thuyết (tài liệu học tập chứng chỉ Văn Chương Quốc Âm, Đại học Văn Khoa, 196?); Văn Học Việt-Nam Thế-Hệ 1932-1945, 2 tập ("tài liệu giáo khoa chứng chỉ Văn Chương Quốc Âm, Đại học Văn Khoa, 1964), “Văn- học thời-kỳ gặp gở Tây-phương”, chương 4. Thời kỳ chớm nở đối kháng thời thế (1505- 1592) (in ronéo, “tài liệu học tập dự bị Việt đại cương”, Đại học Văn khoa: 1966).
Lm. Thanh Lãng cũng đã áp dụng tiêu chuẩn “thế hệ” để phân chia các giai đoạn lịch-sử của báo-chí Việt-Nam. Trong bài “Báo-chí Việt-Nam và 100 năm xây dựng văn-hóa” đăng trên tập san Văn Bút (1, 1971) của hội Bút Việt, đã chia lịch-sử báo-chí Việt-Nam làm 7 giai đoạn cho đến năm 1971:
- Thế Hệ “Bình Tây Sát Tả” 1862-1900;
- Thế Hệ “Hóa Dân Cường Quốc” 1900-1913;
- Thế Hệ “Dung Hòa Đông-Tây” 1913- 1932;
- Thế Hệ “Đoạn Tuyệt Đông Phương” 1932-1945;
- Thế Hệ “Kháng Pháp dành Độc Lập” 1945-1954;
- Thế Hệ “Cộng Hòa I” 1954-1963: Làng báo Việt-Nam dồn mọi nổ lực cho việc xây dựng chế độ Cộng Hòa Nhân Vị, bỏ quên các mục tiêu khác. Số báo trong thế hệ này lên tới 212 tờ; và
- Thế Hệ “Cách-Mạng” 1963-1971: là “giai đoạn thác loạn của báo-chí nước ta, một cơn lốc khủng khiếp”: Số báo năm 1963 là 25, đầu năm 1964 lên 91 rồi xuống 47 năm 1965 (1).
Sau biến cố năm 1975, Lm. Thanh Lãng làm công nhân, vẫn tham gia nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học sử Công giáo các thế kỷ vừa qua. Sau khi linh mục mất ngày 17-12-1988, một phần công trình nghiên cứu, biên khảo khác đã được xuất bản:
- Từ điển Annam-Lusitan-Latinh ("Thường gọi Việt-Bồ-La” của A. de Rhodes; 1991, 900 tr.) soạn chung với Lm. Đỗ Quang Chính và GS Hoàng Xuân Việt;
- Về Sách Báo Của Tác Giả Công Giáo (Thế Kỷ XVII-XIX) do Khoa Ngữ Văn Trường Đại học tổng hợp Tp HCM in năm 1993 cùng các tác giả Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Võ Long Tê, Nguyễn Nhã, Trần Thanh Đạm, Phạm Đình Khiêm, Đỗ Như Thắng, Cao Xuân Hạo và Hoàng Châu Kỳ;
- 13 Năm Tranh Luận Văn Học (1932- 1945). 3 tập. Tp HCM: NXB Văn Học, 1995. Nhờ bộ sưu tập này mà người đọc có thể tham khảo những bài báo đã đăng trên Hà Nội Báo, Ích Hữu, Phụ Nữ Diễn Đàn, Ngày Nay, Tiểu Thuyết Thứ Bảy liên hệ đến những cuộc tranh luận thời đó về văn học, ngữ học và cả chính trị, thời sự.
Lm. Thanh Lãng cũng đã có công giới thiệu các văn bản chữ quốc ngữ đầu tiên, qua việc giới thiệu Lm. Philiphê Bỉnh (1759- 1832) dòng Tên, sống nhiều năm ở Lisbonne, Bồ Đào Nha, nay được xem là người Việt đầu tiên viết (tay) lịch sử bằng chữ quốc-ngữ - năm 1822. Ông là tác giả 27 cuốn sách bằng chữ quốc ngữ nhưng chỉ có một được xuất bản sau này, đó là tập ký ức Sách Sổ Sang Chép Các Việc 1822 (Lm. Thanh Lãng giới thiệu, Viện Đại Học Đàlạt, 1968. 608 tr.).
Mở đầu Sách Sổ Sang chép các việc, ông viết:
“Tôi là thầy cả Binh làm ở Kẻ chợ nước Portugal năm 1822, mà chép nhiều sự, cho nên gọi là Sách sổ sang, sách chỉ có từng Đoạn như các sách khác, bởi đấy thì tôi chia ra làm 3. Đoạn Mục lục, cho dể tìm, mà ai muốn xem việc nào, thì tìm Mục lục thuộc về Đoạn ấy. Mục lục Đoạn thứ 2. nói những việc thuộc về Đạo Đức Chúa Jesu. Mục lục Đoạn thứ 2. nói những vụ thuộc về tôi cũ các bạn. Mục lục D. thứ 3. chép các việc khác...”.
Lm. Thanh Lãng đã nhận xét:
“Đọc Sách sổ chép các việc, ta có dịp khám phá ở Philiphê Binh một nhà văn hóa, một nhà thông thái, một nhà văn, một nhà ngôn ngữ học, ta có dịp làm quen với lối văn của Philipphê Binh, chứng nhân của một lối văn mới, lối văn xuôi, tiếng nói hằng ngày của tồ tiên chúng ta, ta có dịp va chạm với một xã hội linh động, đau đớn là xã hội Việt Nam về thế kỷ XVIII, hơn thế ta còn có dịp may mắn chứng kiến, qua ngòi bút của ôug, cái xã hội Tây-phương xa lạ” (2).
Philiphê Bình đã viết một cách trung thực và chi tiết cũng như quan sát và suy nghĩ của ông về những nơi ông đi qua ở vào thời đại ông đang sống.
Theo Lm. Thanh Lãng, Philiphê Bỉnh còn là “nhà văn Việt Nam thứ nhất viết hồi ký:
"Về loại hồi ký tư riêng, có tính cách tâm tình này, Sách sổ sang chép các việc là loại sáng kiến đầu tiên, độc đáo, chưa ai làm trước đấy. Philiphê Binh không viết một thứ hồi ký kiểu cách, vô vị. Trái lại, ông đã viết về đời ông, về bạn hữu ông, về thù địch ông, về xã hội ông, về thời đại ông, nghĩa là qua tập hồi ký này, ông đứng vị trí hiện hữu ông trong tương quan của cảnh huống xã hội. Như vậy, trong địa hạt hồi ký, Philiphê Bình đã làm công việc phát minh, khởi xướng mở đường, sáng tạo...” (3).
Trong các tác phẩm còn lại, Lm. Philiphê Bỉnh đã ghi lại 40 bài thơ xướng họa theo thể thất ngôn bát cú thuộc Phần 4 của tập Nhật Trình Kim Thư Khất Chính Chúa Giáo (4). Lm. Thanh Lãng đã giới thiệu 4 bài năm 1958 (5). Nhật Trình Kim Thư Khất Chính Chúa Giáo viết xong năm 1797 và được bổ sung những năm cho đến 1814, là sách văn xuôi viết bằng tiếng Bồ và chữ quốc-ngữ tự thuật, tường trình lý do cho các chuyến công tác cũng như ghi lại thư từ trao đổi và sinh hoạt hơn 30 năm ở xứ Bồ.
Lm. Thanh Lãng đã cùng các học giả Vũ Văn Kính, Lm. Nguyễn Hưng phiên âm trước tác Truyện Các Thánh bằng chữ Nôm của thầy cả người Ý Girolamo Maicorica sang chữ Quốc ngữ, và đã được in vào năm 2002, 12 tập cho 12 tháng. Bộ truyện được soạn tại Kẻ Rum (Nghệ An) hoàn thành vào năm 1646, gồm hai quyển, với hơn 800 tờ, hiện được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Paris.
Lm. Thanh Lãng thuở sinh thời đã là khuôn mặt trí thức nổi bật của miền Nam Cộng hòa và Công giáo; ngoài công việc giảng dạy, ông sinh hoạt năng nổ về báo chí, xuất bản, Bút Việt cũng như tôn giáo, chính trị và đã để lại nhiều công trình giá trị và thiết yếu cho văn học sử. Trước sau biến cố tháng Tư năm 1975, ông đã bị lôi cuốn vào một số biến cố chính trị nhất thời đã khiến ông hối tiếc và đã công khai viết chúc thư xin lỗi (“với Chúa, với Hội thánh toàn cầu và Việt Nam” ngày 28-11-1988) trước khi mất.
Chú thích
1. X. Hồng Hà Nguyễn Việt Chước. Lược Sử Báo Chí Việt-Nam. Sài Gòn: Nam Sơn 1974, tr. 16-18.
2. Sách Sổ Sang Chép Các Việc 1822 (Viện Đại Học Đàlạt, 1968). Tr. XIX.
3- Sdd., tr. XXIII-XXIV.
4. Roland Jacques OMI sưu tầm; Đoàn Xuân Kiên chuyển và chú thích. Định Hướng Tùng Thư xuất bản, 2004; Ấn bản Phố Tịnh 2013 có sửa chữa.
5. “Nền văn chương Tôn Giáo ba thế kỷ đầu”. Văn Hóa Á Châu, số 1, 4-1958, tr. 32-44; 2, 5- 1958; tr. 22-31; 3, 6-1958, tr. 47-56.
- Nguyễn Minh Nữu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hân, Nhà Thơ Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Lê Hoằng Mưu, nhà tiểu thuyết tiên phong Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Thơ Hà Nguyên Du Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Về Một Cuộc Hội Thảo Văn Học và Báo Chí Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Văn Chương Có Biên Giới Không? Nguyễn Vy Khanh Tiểu luận
- Đến với Ngất Ngưởng Một Đời Mây của Phạm Hồng Ân Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Túy Hồng Nguyễn Vy Khanh Nhận định
- Cao Thoại Châu Nguyễn Vy Khanh Nhận định
• Thanh Lãng - Nhà Văn Hóa Bị Lãng Quên (Nguyễn Kiến Thiết)
• Vài Ngẫm Nghĩ Đọc Bảng Lược Đồ Văn Học Của Linh Mục Thanh Lãng (Tô Thẩm Huy)
• Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử (Nguyễn Vy Khanh)
• Thanh Lãng (Học Xá)
• Bút ký về hai vị thầy của tôi Gs Nghiêm Toản và Lm Thanh Lãng (Nguyễn-Văn Sâm)
• Sứ Mạng Của Người Cầm Bút Theo Linh Mục Thanh Lãng (Liễu Trương)
- Thanh Lãng, nhà văn hóa bị bỏ quên! (Nguyễn Văn Lục)
- Giáo sư Thanh Lãng – Thầy tôi (Nguyễn Kiến Thiết)
- Tiểu Sử (wiki)
- Bảng lược đồ Văn học Việt Nam (Quyển Thượng)
- Bảng lược đồ Văn học Việt Nam (Quyển Hạ)
- Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932
- Những vụ án văn học thế hệ 1932
- Câu Đố
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |