|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Linh Mục Thanh Lãng
(1924 - 17/12/1988)
Nói đến Thanh Lãng người ta nghĩ ngay tới một Linh Mục, một trí thức khỏi bảng, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu phiên bình văn học nổi tiếng thời Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên cuộc đời của ông cũng còn uẩn khúc, những đóng góp của ông cho văn hóa, cho giáo dục chưa được triệt để khai thác, đánh giá đúng mức, đôi khi lại có cái nhìn phiến diện, hoặc bị bỏ quên. Đặc biệt “những dấn thân của ông vào thời cuộc trước và sau 1975 có thể gây nhiều ngộ nhận” (theo Nguyễn Văn Trung). Người viết muốn dựa vào cuộc đời và văn nghiệp của ông cùng một số tư liệu khác để có một cái nhìn, đánh giá khách quan về ông, về những đóng góp của ông cho văn hóa, văn học Việt Nam.
* Vài nét về Tiểu sử
Thanh Lãng, tên khai sanh là Đinh Xuân Nguyên (1924-1988)| (1), sanh ngày 23/12/1924 tại Tam Tổng, Nga Sơn, Thanh Hóa, Thuở nhỏ ông theo học trường làng đến năm 12 tuổi, rồi lần lượt vào Tiểu Chủng Viện Ba Làng, đậu Tú Tài Pháp năm 1945, dạy học hai năm (1947), và học hai năm Triết học tại Học Viện Xuân Bích Hà Nội. Năm 1949, ông được cử đi học trường Truyền Giáo Roma (Ý) và được thụ phong Linh Mục ngày 20/12/1953. Sau đó vào Đại học Fribourg (Thụy Sĩ), đậu Tiến Sĩ Văn Chương năm 1957. Trở về nước với bằng Tiến Sĩ Văn Chương, ông vào giảng dạy tại Tiểu Chủng Việt Tân Thanh (Bảo Lộc, Lâm Đồng); đồng thời giảng dạy tại các Đại Hai Văn Khoa Huế, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn (DHVKSG 1957-1975), có lúc làm Giáo Sư thỉnh giảng tại Viện Đại Học Hòa Hảo (An Giang). Năm 1958, Linh Mục Thanh Lãng được mời làm Giám Đốc ngành Thông tin Công Giáo và Chủ Biên tuần báo Việt Tiến rồi Giám Đốc Trụ Sở Thanh Hóa (Trương Minh Giảng, Sài Gòn). Có thể nói ngoài công việc giảng dạy tại các Đại Học, từ đây cho tới ngày 30/4/1975 là “thời gian hoạt động văn học nhộn nhịp trong cuộc đời Thanh Lãng." Ngoài việc lãnh trách nhiệm Trưởng Ban Việt Văn ĐHVKSG, ông còn “hoạt động nhộn nhịp” về văn hóa, như:
- Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Nhân danh Chủ Tịch TTVBVN, ông đã can thiệp với tòa án xin trả tự do cho các văn nghệ sĩ bị cầm tù (kể cả “bên này” lẫn “bên kia”). Năm 1972, ông cũng đã đề cử giải Nobel Văn Học cho thi sĩ Vũ Hoàng Chương.
- Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Văn Hội Đồng Văn Hoá Giáo Dục.
- Chủ Tịch Mặt Trận Nhân Dân Cứu Đói (9/1974-4/1975).
Sau tháng 4 năm 1975, ông “được cám ơn để về vườn, từ giã ngôi trường vì lý do không thể để tôn giáo trong Đại Học.” Người ta gọi ông bằng “anh.” Họ không muốn gọi ông là “Thầy," là “Giáo Sư,” là "Cha" hay gì gì đi nữa. Ông xin chuyển ngành sang địa hạt ngôn ngữ ít ra cũng còn hít thở không khí văn chương chữ nghĩa, có thể được đọc, được viết, để cảm thấy đời mình chưa đến nỗi bỏ đi. Những năm tháng cuối đời, ông chìm ngập trong nỗi chán chường, thất vọng, bao nỗi đắng cay dày vò, có lúc không còn muốn sống. Ông buồn chán đến nỗi bỏ hết sách vở, kêu ve chai bán ký lô. Nhà văn hóa bất đắc chí Thanh Lãng từ đó “bế môn” không muốn giao tiếp với văn giới, học giới - kể cả đám môn sinh thân yêu của mình. Ông Lê Hữu Mục có dịp đọc những tài liệu do ông Thanh Lãng viết, giảng, nói chuyện sau này và nói "Tôi thấy tội nghiệp, ái ngại cho ông ta quá. Ông TL [tức Thanh Lãng] đã phải nói, phải viết những gì về tôn giáo, văn học và ngôn ngữ học mà chế độ muốn ông viết.” (Hội Văn Hóa Việt phỏng vấn GS Lê Hữu Mục, ngày 6 June 2003).
Ông trút hơi thở cuối cùng tại Sài Gòn ngày 17/12/1988 bởi cơn đau bụng vật vã sau khi đi “làm việc” ở Phường về (theo Nguyễn văn Lục). Tang lễ của ông được cử hành tại nhà thờ họ đạo Chí Hòa (Tân Bình) và an táng tại nghĩa trang họ đạo Fatima (Bình Triệu). Ông ra đi để lại một sự nghiệp giáo dục, văn hóa vô cùng lớn lao - trong đó có một mảng về Thiên Chúa Giáo. Không chỉ dùng lý thuyết suông, ông còn dấn thân, nhập cuộc. Nhưng lực bất tòng tâm, ông hoàn toàn là người thua cuộc - cụ thể từ sau 1975, bị bỏ rơi và chết trong cô đơn, buồn tủi. Cái chết của Thanh Lãng kể ra cũng “vô duyên.” Một cái chết không “đẹp” so với cái chết của thi sĩ Đông Hồ trên bục giảng, trong vòng tay môn sinh của mình. Thượng Tọa Thích Hiển Pháp đã “Khóc Thương Tiếc Quý Linh Mục Gioan Thanh Lãng”: “Ngày xưa đã qua đi, những kỷ niệm hãy còn. Người cũ đã mất, nhưng tâm tình vẫn còn mãi." (24/12/1988)
* Tác phẩm:
- Sách đã xuất bản gồm 10 đầu sách:
1. Khởi thảo văn học sử Việt Nam: Văn chương chữ Nôm (Hà Nội, 1953; Văn Hợi, Sài Gòn, 1957, 220 tr.)
2. Khởi thảo văn học sử Việt Nam: Văn chương bình dân (Hà Nội 1954; Văn Hợi, Sài Gòn, 1957, 254 tr.)
3. Biểu nhất lãm văn học cận đại Việt Nam (Cơ sở Báo chí và Xuất bản Tự Do, Sài Gòn, 1957)
4. Apport francais dans la Littérature Vietnamiennne: Đóng góp của Pháp trong văn học Việt Nam (Luận án Tiến sĩ Xã hội, Sài Gòn 1961, 240 tr.).
5. Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Tài liệu giảng dạy Đại học Văn Khoa Sài Gòn, 2 tập, Trình Bày, Sài Gòn, 1967)
6. Sách Sổ Sang Chép Các Việc (Philipphê Bỉnh, thủ bản 1822, Thành Lãng giới thiệu, Viện Đại học Đà Lạt, 1968, 626 tr).
7. Văn học Việt Nam: Đối kháng Trung Hoa (từ đầu đến 1428) (Phong Trào Văn Hóa, Sài Gòn, 1969, 380 tr.)
8. Văn học Việt Nam: Thế hệ dấn thân yêu đời (1428-1505) (Phong Trào Văn Hóa, Sài Gòn, 1969, 356 tr.)
9. Phê bình văn học thế hệ 1932 (Phong Trào Văn Hóa, Sài Gòn, 2 quyển, 1972)
10. Thử suy nghĩ về về văn hóa dân tộc (Bách Khoa Đại Chúng, Sài Gòn, 1967, 40 tr.)
- Sách in Ronéo: gồm 12 đầu sách. Sẽ giới thiệu vào dịp khác.
- Tài liệu in Ronéo, đánh máy (chưa công bố): gồm 10 tài liệu. Sẽ giới thiệu khi có dịp. Đặc biệt có mấy tài liệu:
. Tài liệu số 2 (ký tên Linh Mục Đinh Xuân Nguyên, 35 trang).
. Tài liệu số 3: Trưởng Ban Việt kính gửi quý vị giáo sư Ban Việt: Làm sáng tỏ vài điểm về bức thư GS Nguyễn Thiên Thụ kiện Ban Việt.
. Tài liệu số 10: Lời tuyên bố của người cầm bút tại bên này Miền Nam, ngày 25/4/1975.
* Tác phẩm từ 30/4/1975:
Gồm 6 tác phẩm. Sẽ công bố khi có dịp. Có mấy tác phẩm đáng lưu ý:
- Sách xuất bản: Từ điển Annam-Lusitan-Latinh (soạn chung với Hoàng Xuân Việt, Linh Mục Đỗ Quang Chính) nhà xb Khoa Học Xã Hội, 1991 (450 + 200 + 155 trang).
- Bài tham luận (4 bài).
- Một số bản thảo (16 bản thảo) trong đó có:
- Tiếng và chữ người Saigon, 45 trang đánh máy.
- Việc phiên âm tiếng Việt, 34 trang.
- Phân tích 8 cuốn Từ Điển.
- Thử thiết lập một hồ sơ về hai người con gái, một con của Phật, một con của Chúa (Quan Âm Thị Kính, Các Thánh truyện của Majorica), 27/11/1987, 97 trang đánh máy, đã trao tặng cho một vài văn hữu).
- 13 năm tranh luận văn học (3 tập, Hội Nghiên Cứu Văn Học TP/HCM, 1995).
* Một người thầy khả kính, tận tâm, yêu nghề
Là một trong số giáo sư khoa bảng danh tiếng và do tiếp cận với văn hóa phương Tây, với một kiến thức bao la, Giáo Sư Thanh linh giảng thao thao bất tuyệt về Văn Hóa dân tộc, về Lịch Sử phát kiến chữ Quốc Ngữ, về Phê Bình văn học thế hệ 1932 v.v... khiến sinh tiên ghi “cours” mệt nghỉ và bị “mê hoặc” đi vào con đường nghiên cứu! GS Thanh Lãng là một nhà giáo yêu nghề, một người thầy khả kính. Ông là tấm gương sáng cho môn đệ noi theo: từ sự cẩn trọng trong cách ăn mặc, sự mềm mỏng, lịch thiệp trong giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp, văn thi hữu - đặc biệt niềm đam mê nghiên cứu phê bình văn học với tinh thần nghiêm cẩn khoa học, “nói có sách mách có chứng.”
Có thể nói trong 18 năm đứng trên bục giảng (1957-1975), ông đã đào tạo nhiều thế hệ sinh viên, giúp họ khám phá một chân trời mới, với đầy đủ sắc màu, muôn vàn tinh tú: đó là chân trời văn học với những khuynh hướng học thuật mới mẻ, những phong cách độc đáo trong biên khảo, trước tác và dịch thuật. Xuất phát từ việc thương học trò, ông áp dụng phương pháp giảng dạy độc đáo: đó là sưu tầm tư liệu để tránh học chay. Chính Đỗ Lai Thúy đã đánh giá cao phương pháp giảng dạy của nhà giáo Thanh Lãng: “Chỉ học nguyên lý mà không đọc tác phẩm, chỉ học luận điểm mà không đọc, hoặc không có để đọc, các luận chứng. Bởi thế, dạy – học trở nên áp đặt, độc thoại. Sinh viên không có tư liệu gốc, thứ vật liệu mà từ đó thầy khái quát nên những nguyên lý, những luận điểm.., một mặt xác lập ý kiến của mình, mặt khác hiểu sâu quan điểm của thầy, thậm chí đối thoại với quan điểm của thầy.” (Thanh Lãng, từ tư liệu đến cách phân kỳ văn học).
Nhằm mục đích nâng cao kiến thức cho môn sinh của mình, và nhứt là để tránh “học chay,” trong một số buổi giảng tại ĐHVKSG, ông đã mời các văn, thi sĩ đến thuyết trình về kinh nghiệm viết văn, làm thơ, làm báo của họ. Chẳng hạn tác giả “Tôi Kéo Xe” (Tam Lang), tác giả “Vòng Tay Học Trò” (Nguyễn Thị Hoàng). Từ đó sinh viên được dịp tiếp cận, “mắt thấy tai nghe” và tha hồ đặt câu hỏi để các nhà văn có tên tuổi giải đáp. Ngoài ra, ông còn đỡ đầu cho Nhóm Văn Học Việt Nam trong việc in ấn tài liệu học tập, tập tành viết văn, làm báo. Cụ thể là in được 7 số Tập San Văn Học (Chủ Bút là Nguyễn Kiến Thiết). Đầu năm 1969, nghe tin thi sĩ Đông Hồ có ý muốn nghỉ dạy vì tuổi già sức yếu, GS Thanh Lãng, Trưởng Ban Văn Chương Việt Nam ĐHVK gặp nhà thơ và nói: “Thưa tiên sinh, sinh viên nó quý tiên sinh lắm. Tiêu sinh cố gắng trở lại với học trò, nếu lỡ tiên sinh có ra đi giữa đám hội trò thì âu đó cũng là nghiệp dĩ.”
Như ai nấy đều biết, đã chọn nghề thầy, ai cũng yêu nghề yêu trẻ dầu giảng dạy ở cấp lớp nào, từ Tiểu Học, Trung Học hay Đại Học. Riêng ở Đại Học, mỗi thầy thể hiện mỗi cách. Trường hợp GS Thành Lãng có một cái gì “đặc biệt”, đáng kính, đáng trân trọng và “rất Thanh Läng!"
Ông không phân biệt vùng miền, kỳ thị Bắc-Nam, tôn giáo, sắc tộc... nên đã nhận bảo trợ Cao Học cho nhiều sinh viên đến từ mọi miền đất nước. Điều đáng ghi nhận, về văn chương bác học, ông chú trọng bảo trợ sinh viên soạn Cao Học lấy đề tài từ văn chương miền Nam - Nam Kỳ Lục Tỉnh, chẳng hạn “Văn Chương Tranh Đấu Nam Bộ.” (Nguyễn Văn Sâm). Còn về văn học dân gian, với tình-yêu-say- sưa-văn-chương-bình-dân, ông đã nhận bảo trợ nhiều sinh viên soạn Cao Học lấy các đề tài như: “Tâm Lý Dân Tộc Qua Tục Ngữ Ca Dao” (Trần Đức Rật), “Từ Hoa Trong Ca Dao Việt Nam” (Phạm Văn Đang), "Hò Huế” (Lê Văn Chưởng), “Tính Cách Đặc Thù Của Ca Dao Miền Nam” (Nguyễn Kiến Thiết), v.v... Hình như có lúc ông chú tâm đến vùng đất mới phương Nam và có “thiện cảm” đối với những ai khai thác văn hóa phía Nam. Chưa hết, với tình thương yêu học trò vô bờ bến, ông đã đưa hầu hết sinh viên tốt nghiệp Cao Học Văn Chương vào giảng dạy ở ĐHVKSG (chẳng hạn Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Thiên Thụ, Lê Văn Chưởng, Nguyễn Kiến Thiết). Ông cũng nhận bảo trợ hầu hết môn sinh có bằng Cao Học soạn luận án Tiến Sĩ Văn Chương. Tuy vậy, ông Trần Văn Giàu vẫn có cái nhìn thiên lệch về người thầy Thanh Lãng. Khi nghe ông Lê Hữu Mục ca ngợi “Giáo Sư Linh Mục Thanh Lãng dạy học rất giỏi” thì ông Trần Văn Giàu đã phản bác: “Ông Thanh Lãng chỉ nên giảng đạo trong nhà thờ hơn là giảng ở trường Đại Học.” ((Hội Văn Hoá Việt phỏng vấn GS Lê Hữu Mục, ngày 6 June 2003).
* Một người thiết tha với báo chí
Ngoài sự nghiệp giảng dạy, Thanh Lãng còn là người thiết tha với báo chí qua vai trò Chủ Nhiệm, cộng tác viên thường xuyên cho các tạp chí và nhật báo tại Sài Gòn. Một số tạp chí do Thanh Lãng làm Chủ Nhiệm (kiêm Chủ Bút):
- Thanh Lãng và tờ Việt Tiến: Số đầu tiên phát hành ngày 1/4/1957, Tụ sở đặt tại Trung Tâm Công Giáo. Với tư cách là Giám Đốc Thông Tin Công Giáo, Linh Mục Thanh Lãng chánh thức lãnh trách nhiệm từ hàng 6/1958 (từ số 17 trở đi), cho đến tháng 3/1960 thì đình bản (với số 36). Tờ báo này là "Tiếng nói của người Công Giáo”, sau đó rút lại chỉ còn “Tiếng nói của Thanh Lãng.” Qua tờ Việt Tiến, Thanh Lãng đăng nhiều bài xã luận và ký dưới nhiều bút danh, như Việt Tiến, Thanh Lãng, Nguyễn Hưng Nhân, Hưng Nhân, NDL và nặc danh.
- Thanh Lãng và tờ Tin Sách: nguyệt san của Trung Tâm Văn Bút Sài Gòn.
- Thanh Lãng và tờ Nghiên Cứu Văn Học (bộ cũ): Tạp chí nghiên cứu và phê bình văn học, Thư Ký tòa soạn: Thế Nguyên. Nguyệt san này ra mắt tháng 11/1967 (số 1) đến tháng 11/1968 (số 10) thì đình bản. Tổng cộng 10 số.
- Thanh Lãng và tờ Nghiên Cứu Văn Học (bộ mới): Tạp chí nghiên cứu, phê bình, sáng tác, sinh hoạt văn học, Tổng thư ký tòa soạn: Nguyễn Kiến Thiết. Nguyệt san này ra mắt tháng 3/1971 (số 1) đến thán 6/1972 (số 16) thì đình bản. Tổng cộng 16 số báo.
Ngoài ra, ông cũng có rất nhiều bài đăng trên các tạp chí như: Văn Hóa Á Châu, Văn Hóa Nguyệt San, Tạp Chí Đại Học, Thế Kỷ Hai Mươi, Luận Đàm, Tin Sách, Nghiên Cứu Văn Học (bộ cũ và bộ mới), Trình Bày, Tập San Văn Học, Văn Hóa Nguyệt San (Phan Kim Thịnh), Văn Bút, Bách Khoa, Nhà Văn, Hiện Tượng.
Trong số 15 tạp chí do Thanh Lãng cộng tác, có nhiều bài đáng chú ý như:
. Những chặng đường của chữ viết Quốc Ngữ (Tạp Chí Đại Học số 19/1961).
. Nhà văn nào viết văn xuôi trước hết? (Nghiên Cứu Văn Học bộ cũ, số 2, tháng 12/1967).
. Nguyễn Du như là một huyền thoại (Nghiên Cứu Văn Học bộ mới số 4, tháng 6/1971; số 5, tháng 7/1971; số 6, tháng 8/1971).
. Tưởng nhớ văn hữu Nhất Linh (Văn Hóa Nguyệt San, số 109, ngày 13/7/1970).
. Vụ án văn học đạo văn của GS Thanh Lãng (Văn Hóa Nguyệt San số 155, ngày 15/9/1972).
. Vụ án đạo văn (Bách Khoa số 377, ngày 14/9/1972).
. Phỏng vấn LM Thanh Lãng, Chủ Tịch Văn Bút Việt Nam (Nhà Văn Xuân Ất Mão, tháng 2/1975).
Ngoài ra Thanh Lãng còn viết nhiều bài đăng trên các nhật báo ở Sài Gòn, như:
. Tôi đi biểu tình (báo Hoà Bình ngày 14/10/1974).
. Hiến Pháp và Hiệp Định Paris ở bên này miền Nam (báo Đại Dân Tộc | Hy 27/1/1974).
. Đấu tranh leo thang khủng khiếp (báo Bút Thép ngày 2/2/1975. vân vân...
“Một nhà văn hóa bị quên lãng
Như đã phân tích ở trên, Thanh Lãng, một nhà giáo tận tâm, yêu nghề, một nhà nghiên cứu-phê bình văn học có tầm cỡ, với nhiều tác phẩm đã xuất bản và chưa xuất bản dưới mọi hình thức; đồng thời ông cũng là một người thiết tha với báo chí, là nạn nhân của mấy vụ “đạo văn”...
Chẳng hạn việc Thanh Lãng bị đạo văn. Sự việc này khiến ông nổi giận vì có một bọn ăn cắp tài liệu của mình và cho in công khai. Chính Thanh Lãng đã viết:
“Đó là quý ông Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng và Phan Canh đã công khai ăn cắp tài liệu giảng khóa, in ronéo dành cho các sinh viên Văn Khoa hai chương đầu, tập 1A của Bộ Phê Bình Văn Học, Thế Hệ 1932 gồm 17 tập đem xuất bản thành sách với nhan đề mới: “Việt Nam thi nhân tiền chiến, Quyển Thượng”... Thấy làm ăn trót lọt, năm sau, năm 1969, Nguyễn Tấn Long và Phan Canh lại tiếp tục ăn cắp thêm hẳn hai chương của tập 1A và tập 1B của Bộ Lịch Sử Văn Học Thế Hệ 1932, gồm 17 tập đem in thành sách lấy tên mới: Khuynh hướng thi ca tiền chiến, nhà Sống Mới xuất bản” (2).
Ông đến gặp Nghị Sĩ Nguyễn Văn Chức và Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Trần Văn Linh, kể lại câu chuyện đạo văn để nhờ đưa nội vụ ra tòa. Cuối cùng bị tòa án xử “chìm xuồng.” Vụ án “đạo văn” đã đi vào quên lãng.
Từ sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, nhà văn hóa Thanh Lãng hầu như đã bị bỏ quên. Người ta quên đóng góp lớn nhất cho nghiên cứu văn học Việt Nam của Thanh Lãng là phương pháp thế hệ. Ông định nghĩa “thế hệ” là: “Một thời gian vắn nào đấy (thường là không quá mấy chục năm) đã được quy định, nên do những kiện lịch sử, xã hội chính trị khiến cho khoảng thời gian ấy được coi như là một hướng rẽ, một đường quặt, sánh với cái thời gian đi trước nó, và đồng thời từ đấy là trường sở hoạt động và xuất hiện: của những đường lối sống giống nhau, chung; của những đường lối tư tưởng chung, của những đường lối tình cảm chung, của những nghệ thuật chung” (3).
Người ta cũng quên Thanh Lãng là người có công không nhỏ trong việc áp dụng phương pháp tư liệu, tư tưởng tư liệu. Chính Đỗ Lai Thúy đã nhận định:
“Thanh Lãng đã có một số những ý tưởng độc sáng đến nay còn gợi ra nhiều ngẫm nghĩ (hoặc ít ra đối với tôi). Trước hết, tôi muốn nói đến tư tưởng tư liệu. Tư liệu với nhà phê bình cũng quan trọng như vậy, thậm chí còn hơn (...). Những công trình tư liệu thường sống lâu hơn những công trình chỉ có luận điểm chay: Mọi luận điểm sẽ qua đi nhưng tư liệu thì còn lại. Cũng nhờ tư liệu mà Thanh Lãng có cái nhìn mới với một vài giai đoạn văn học. Trước hết là “văn học Thiên Chúa Giáo”. Trước đây chúng ta thường nghĩ văn học Việt Nam có văn học Nho Giáo (điều quá hiển nhiên), văn học Phật Giáo (một số người còn nghi ngờ!), nhưng văn học Thiên Chúa Giáo thì nhất quyết không có. Nhưng Thanh Lãng đã làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta.” (Thanh Lãng, từ tư liệu đến cách phân kỳ văn học).
Có thể nói Thanh Lãnh cùng Nguyễn Văn Trung là những người đi đầu trong tác phong nghiên cứu coi trọng tự liệu.
Cho đến nay, giới nghiên cứu văn học ở trong nước cũng như tại hải ngoại, khi đánh giá những đóng góp của Thanh Lãng cho vận học Việt Nam, vẫn chưa có sự đồng thuận. Người khen ngợi, kẻ chê bai. Ngay cả việc Hội Nghiên Cứu Văn Học TP/HCM xuất bản cuốn "13 Năm Tranh Luận Văn Học” của ông (3 tập, 1995) vẫn “chưa trung thực” trong phần trích dẫn tư liệu và bình luận của nhà nghiên cứu văn học Thanh Lãng. Nguyễn Văn Lục đã thuật lại một số chi tiết: "Tuy cho xuất bản với tên sách là “13 năm tranh luận Văn Học,” gồm ba tập khoảng 1600 trang. Nội dung 1600 trang này chí trích dẫn phần tài liệu của Thanh Lãng và không cho in hơn 1000 trang phần bình luận của cá nhân Thanh Lãng viết. Lần đầu tiên, tôi đọc một tập sách nghiên cứu văn học, tên của tác giả thì có, nhưng lại không có một chữ nào của tác giả trong suốt 1600 trang giấy được in ra.” (Thanh Lãng, Nhà Văn Hoá Bị Bỏ Quên. DCV Online.net).
Ngoài ra, một số người Việt làm văn hóa ở hải ngoại vốn mang nặng tinh thần bè phái vẫn còn đối xử “bất công” với nhà văn hóa Thanh Lãng. Riêng Nguyễn Văn Lục đã thú nhận: “Đối với cá nhân tôi, dù không học ông một ngày nhưng nợ ông nhiều. Nhờ Thanh Lãng, tôi nắm bắt được các xu hướng phê bình, tranh luận văn học từ 1932...” (DCV Online.net).
Chúng tôi còn nợ và học rất nhiều ở giáo sư Thanh Lãng, một người thầy khả kính với phương pháp giảng dạy độc đáo, một người thiết tha với báo chí, một nhà nghiên cứu văn học có tầm cỡ “đã dùng hết vốn liếng của tuổi đời để đầu tư về văn học.” Từ phát biểu của GS Thanh Lãng ngày 28/03/1971, nhân kỷ niệm húy nhựt cố thi sĩ Đông Hồ tại Kiên Giang: “Nếu Nhất Linh đã làm đẹp mặt miền Bắc, thì ít ra Đông Hồ cũng làm đẹp mặt miền Nam” (4), tôi có thể nói: “Thanh Lãng rất xứng đáng làm đẹp mặt Việt Nam.”
Nguyễn Kiến Thiết
Montréal, Kỷ niệm 35 năm ngày mất của nhà văn hóa Thanh Lãng (1988-2023)
Chú thích:
(1) Tôi xin xác nhận GS Thanh Lãng mất ngày 17/12/1988 tại Sài Gòn để đính chính những sai lầm của các trang mạng xã hội và của một số tác giả. Các trang mạng như Wikipedia (Vi.m.wikipedia.org) và nguyendinhchuc.Wordpress.com đều ghi GS Thanh Lãng mất năm 1978 là không đúng. Trần Hải Yến: Từ điển văn học (bộ mới), nhà xuất bản Thế Giới, 2004 cũng ghi GS Thanh Lãng mất năm 1978, cũng sai.
(2) Thanh Lãng: Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Phong trào Văn Hóa Sài Gòn xuất bản, 1972. Chương mở đầu: Tại sao xuất bản)
(3) Thanh Lãng: Phê bình văn học thế hệ 1932 tập 1, Phong trào Văn Hóa Sài Gòn xuất bản, 1972, tr. 98.
(4) Nguyễn Kiến Thiết: “Lễ kỷ niệm húy nhựt cố thi sĩ Đông Hồ tại Kiên Giang”. Tạp chí Nghiên Cứu Văn Học, bộ mới, số 2, ngày 15/04/1971 tr.121-122.
- Thanh Lãng - Nhà Văn Hóa Bị Lãng Quên Nguyễn Kiến Thiết Nhận định
• Thanh Lãng - Nhà Văn Hóa Bị Lãng Quên (Nguyễn Kiến Thiết)
• Vài Ngẫm Nghĩ Đọc Bảng Lược Đồ Văn Học Của Linh Mục Thanh Lãng (Tô Thẩm Huy)
• Linh Mục Thanh Lãng, nhà văn học sử (Nguyễn Vy Khanh)
• Thanh Lãng (Học Xá)
• Bút ký về hai vị thầy của tôi Gs Nghiêm Toản và Lm Thanh Lãng (Nguyễn-Văn Sâm)
• Sứ Mạng Của Người Cầm Bút Theo Linh Mục Thanh Lãng (Liễu Trương)
- Thanh Lãng, nhà văn hóa bị bỏ quên! (Nguyễn Văn Lục)
- Giáo sư Thanh Lãng – Thầy tôi (Nguyễn Kiến Thiết)
- Tiểu Sử (wiki)
- Bảng lược đồ Văn học Việt Nam (Quyển Thượng)
- Bảng lược đồ Văn học Việt Nam (Quyển Hạ)
- Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932
- Những vụ án văn học thế hệ 1932
- Câu Đố
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |