|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
TchyA (1908-1968)
qua nét vẽ Tạ Tỵ
Một buổi sáng tháng 10-1959, tôi đang ngồi trong tòa soạn tạp chí Phổ Thông thì một người cao, gầy, tóc hoa râm, mặc âu phục lớn màu xanh nước biển, bước vào, bắt tay tôi thân mật như quen biết đã lâu. Tôi điềm nhiên vui vẻ mời ngồi, tưởng là một trong những "bạn đọc thân mến", mà tôi thường đón tiếp hàng ngày. Khách lạ tự giới thiệu:
- Thằng TchyA.
- À, anh!
Tôi cười xòa lên.
Tôi mừng rỡ được giáp mặt lần đầu tiên người bạn làng văn đã nghe tên từ hồi ở Hà Nội.
Sau 15 phút hàn huyên, TchyA bảo:
- Tôi có một loạt bài về ca kịch Việt Nam vừa viết xong, muốn đưa anh đăng vào Phổ Thông cho vui.
- Rất hoan nghênh.
- Ngày mai tôi sẽ mang lại.
- Vâng
- Hôm nào rảnh, mòi anh quá bộ đến tệ xá uống rượu chơi, Martell, Whisky, có sẵn.
- Vâng, tôi sẽ đến thăm anh, nhưng không uống được rượu đâu nhé.
- Thật à? Thế sao... lại có thơ "Nay ta thèm rượu nhớ mong ai... Một mình rót uống chẳng buồn say"?
- Ở Hà Nội, thỉnh thoảng bị Trương Tửu ép, uống với hắn chút xíu thôi, nhưng say đứ đừ.
- À, lạ nhỉ! Tôi cứ tưởng N.V. cũng là một cây Lưu Linh chứ! Thôi thi uống trà Tàu nói chuyện văn thơ cũng vui chán.
- Vâng, chắc chắn tôi sẽ đến thăm anh.
Một chiều nào đó, tôi đến thăm TchyA trong một ngõ hẻm đường Huỳnh Quang Tiên. Một dãy phố ngang, độ năm, sáu căn. TchyA ở căn đầu. Trần Quốc Bửu ở căn cuối, Bửu là bạn cũ thâm niên của tôi lúc còn đi học ở Qui Nhơn. Nguyễn Ang Ca ở căn giữa. Không ngờ 3 người bạn Trung Nam Bắc cùng ở chung trong một hẻm.
Như cái máy, TchyA niềm nở lấy chai Whisky ra để lên bàn, rồi sực nhớ, hỏi tôi:
- À, mà quên... Hay là, một ly vậy? Biết nhau từ dạo ở Thăng Long, 20 năm sau mới có ngày tao ngộ ở Bến Nghé, chúng ta chẳng lẽ không "fêter" cái biến cố vĩ đại này à?
Tôi cười:
- Vâng, đồng ý, để vui lòng anh. Nhưng anh cho một giọt thôi nhé. Và một chai soda.
TchyA cười to lên:
- Ít nhất cũng nửa ly hoặc một phần tư ly chứ.
Tôi đành chiều theo ý bạn. Tôi ngồi choi khá lâu, TchyA làm cạn hết 2 ly. Anh "tâm sự" về hoàn cảnh nước nhà bị phân qua, anh em làng văn cũng bị ngăn cách Bắc Nam. Nét buồn lộ ra trên mặt TchyA, làm tôi xao xuyến lạ. Tôi cảm thấy thân mến anh nhiều hơn.
Hai giờ sau, tôi ra về, mặt đỏ bừng. Thế là đêm đó tôi ngủ li bì, chẳng viết lách gì được.
Một lần nữa, một buổi tối thứ bảy, tôi đi với hai cô bạn gái, ngang qua câu lạc bộ báo chí, đường Lê Lợi. TchyA đang ngồi uống rượu trong đó, trông thấy tôi liền chạy ra kẻo tôi vào. Tôi giới thiệu hai cô bạn sinh viên Văn Khoa và Dược khoa. Hai cô quyết từ chối rượu. Tôi cũng không uống. TchyA gọi 3 ly Bireley's. Thế rồi anh chàng thao thao bất tuyệt, thuyết cho hai cô bạn nghe văn chương, triết lý Việt, Táy, Tàu. Anh lôi ra hàng tràng chữ Nho, từ đời nhà Tống, nhà Chu, nhà Đường, rồi bước qua nói chuyện ca kịch Đông Phương, Tây Phương, Hy Lạp, La Mã... Hai cô cứ tủm tỉm cười ngồi nghe. Tôi cũng im lặng nghe, thỉnh thoảng mới đáp úng vài câu. TchyA nói rất có duyên và hiểu biết rất nhiều. Lúc ra về, đi đường, Thanh Tân bảo Cúc:
- Tao sợ người Bắc lắm. Họ nói hay ác, nhưng đểu cũng số dách mày ơi.
Cúc cưòi:
- Sức mấy! Giáo sư của tao cũng đía không thua gì ông TchyA này, nhung khi tụi tao muốn coller ông về một điểm nào, ông ú ớ, tụi này cười muốn chết!
Hai hôm sau, TchyA đến tòa soạn bảo tôi:
- Hai cô hôm nọ đẹp quá nhỉ. Cô Thanh Tân học Dược có vê thông minh hơn cô học Văn Khoa.
- Sao anh biết?
- Cô ấy chăm chú nghe, ra chiều say mê. Còn nhà cô gì Văn Khoa chỉ cứ ngáp.
Tôi cười:
- Chính cái cô hay ngáp đó mới là chì lắm đấy. Chuyên môn "coller" giáo sư.
- Chiều thứ bảy nào, tôi cũng đến ngồi câu lạc bộ. Thứ bảy này, anh đưa hai cô sinh viên đến nói chuyện cho vui.
- Ừ, để xem. Tôi chưa dám hứa chắc.
Nhưng, sáng thứ bảy, tôi phải gọi điện thoại cho TchyA biết tôi có mời nhưng chiều thứ bảy, Thanh Tân và Cúc bảo mắc đi ciné, xin hẹn với anh hôm khác.
Tiếng TchyA ồ ồ trong ống nói:
- Anh cũng đi với hai cô ấy chứ?
- Dĩ nhiên.
- Ồ, thế thì anh sướng nhất trên trần gian này rồi. Nhưng anh đi ciné một mình với cô Cúc, và anh đưa cô Thanh Tân đến câu lạc bộ uống rượu với tôi cho vui chứ. Anh để tôi ngồi đấy một mình à?
- Vâng, tôi sẽ hỏi lại và sẽ trả lời anh sau nhé.
Tôi chuyển lời đề nghị của TchyA đến Thanh Tân và tôi muốn chính Tân trực tiếp trả lời nhà thơ đa sầu, đa mộng.
Bốn giờ chiều, Tân gọi điện thoại cho TchyA để... từ chối rất nhã nhặn.
9 giờ tối, ở ciné ra, tôi mời hai cô bạn gái đến câu lạc bộ. Tôi hi vọng thầm rằng TchyA còn ngồi đấy. Tôi không muốn TchyA buồn. Tân và Cúc cũng không muốn trái ý tôi. Nhưng đến câu lạc bộ, người ta cho biết TchyA đã đi về nhà lúc 8 giờ 30. Trong lòng tôi tự nhiên xót xa, khổ sở, băn khoăn. Tôi đoán chừng TchyA buồn lắm, đêm nay...
Hai tối thứ bảy kế tiếp, tôi đi ngang câu lạc bộ, không thấy bóng TchyA...
- Lan Khai Nguyễn Vỹ Hồi ức
- Lê Văn Trương Nguyễn Vỹ Hồi ức
- Vũ Trọng Phụng Nguyễn Vỹ Hồi ức
- TchyA Đái Đức Tuấn Nguyễn Vỹ Hồi ức
- Khái Hưng Nguyễn Vỹ Nhận định
- Sinh Khí Văn Nghệ Tiền Chiến Nguyễn Vỹ Biên Khảo
• TchyA (Lãng Nhân)
• TchyA Đái Đức Tuấn (Nguyễn Vỹ)
• Phỏng vấn nhà văn TCHYA (Nguiễn Ng. Í)
TchyA, thơ và truyện truyền kỳ (Viên Linh)
Chuyện bút hiệu nhà văn (Viên Linh)
Một nhân vật nữa: Tchya (Nhị Linh)
Tchya và Phổ thông bán nguyệt san (Nhị Linh)
Ông Cậu Xịa (Nguyễn Quốc Bảo)
Tiểu sử (chimviet.free.fr)
Sách của tác giả TCHYA (isach.info)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |