|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Tản Đà (1889 - 7.6.1939)
Mỗi nhà thơ thường để lại dấu vết trong ngôn ngữ, chữ dùng, thường là một cách tự nhiên nếu ai để ý tìm tòi sẽ thấy. Nhà thơ Tản Đà (tên thật Nguyễn Khắc Hiểu người Sơn Tây, nơi có núi Tản Viên và dòng Đà giang), để lại một di sản lớn lao vừa là thi ca, vừa là những bài viết nho nhỏ trên các tờ báo ông cộng tác, nhất là trên tờ An Nam Tạp Chí của chính ông. Nghiên cứu về ông cần nhiều công phu, ít ra là một cuốn sách dày, hoặc cần từng bài viết nhỏ, mỗi bài bàn về một khía cạnh nào đó mà thôi: như các giai thoại liên hệ tới độc giả, như Tản Đà và nghệ thuật uống rượu, Tản Đà và nghề bói toán, ... Bài này bàn về hai chữ ông hay dùng: hai chữ Non Nước.
Các nhà văn nhà thơ thường vô tình hay nhắc đi nhắc lại một số từ ngữ mà họ đã dùng, hay rất vô tình dùng một vài chữ sẽ được gắn liền với họ, không còn gột bỏ được, dù đời không có ác ý. Mai Thảo bị gắn liền với hai chữ “vỡ òa”. Nắng vỡ òa. Thanh Tâm Tuyền được nhắc nhở với mấy chữ “đạn nổ nhịp ba không chết”.
Tại Miền Nam có thi sĩ được gọi là thi sĩ “rong rêu,” vì chữ này hiện lên liên tục trong nhiều bài thơ của ông. Có thi sĩ “liên tồn,” ai cũng biết là nhà thơ không vợ Bùi Giáng. Ngược đường xuân thu, Nguyễn Du hay dùng chữ số phận, “phận sao phận bạc như vôi,” Cao Bá Quát văng tục vào mặt lịch sử “Đù ỏa trần gian,” Nguyễn Khuyến quanh quẩn với “ao thu,” “gió thu;” và tháng 6 này, ngày 7 năm 1939, nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu ra đi, chúng ta hãy nhớ lại xem những chữ ông hay dùng...
Các thi sĩ làm thơ, mỗi người có một thi ngữ riêng, dù người thi sĩ đó không tuyên bố thi ngữ của họ như thế nào. Thi ngữ của một thi sĩ ví như bửu bối của một hiệp khách, có người rành về trường kiếm, có kẻ giỏi về đoản đao, hay nói một cách khác, về hình thái chẳng hạn, có người xuất sắc về lục bát, có kẻ thiện nghệ về thất ngôn. Làm một ngàn bài thơ có khi không phải là thi sĩ giỏi, nếu thơ như máy nước, vặn xuôi thì nước chảy ào ào, vặn ngược thì nước đóng lại ngay, không nhỏ một giọt, tựa như vòi phông-tên được tiện khéo mà thôi. Sau này vòi nước không phải là vặn xuôi hay vặn ngược nữa, mà nhấc lên, ấn xuống, thì có nước nóng, nước lạnh, vặn trái hay phải thì đóng hay mở, đó chỉ là vòi nước tân hình thức, hậu hiện đại, công dụng vẫn là có nước hay không, khiến người ta dơ hay sạch, dễ hay khó. Trở về với Tản Đà, thi hào của Văn chương Việt Nam thế kỷ hai mươi, ông hay dùng hai chữ, ngoài Thơ và Rượu, là chữ Non Nước.
Đây là bài thơ Tản Đà thích nhất:
Non xanh xanh
Nước xanh xanh
Nước non như vẽ bức tranh tình
Non nước tan tành
Giọt lụy chàn [tràn] năm canh!
Đêm năm canh
Lụy năm canh
Nỗi niềm non nước
Đố ai quên cho đành?
Quên sao đành?
Nhớ sao đành?
Trần hoàn xa cách
Bồng lai non nước xanh xanh!
Bài này chính thi sĩ ngâm lên sau câu hỏi của nhà biên khảo Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa:
“Một lần nói chuyện với tiên sinh [Tản Đà], tôi có hỏi: ‘Thưa cụ, trong các bài thơ cụ đã làm, cụ có thể cho biết cụ thích bài nào nhất?’ Không suy nghĩ, thi sĩ trả lời ngay: ‘Tôi thích nhất bài ca làm trong tập Giấc Mộng Con thứ hai đề Tây Thi hát.’” Rồi tiên sinh ngâm, sảng khoái. (Trương Tửu, Uống rượu với Tản Đà, Đại Đồng Thư Xã, Hà Nội, 1939, trang 25.)
Tản Đà mất ngày 7 tháng 6.1939, mà bài viết của Trương Tửu ghi ở dưới “Viết trong tháng Janvier 1939,” nghĩa là viết trước đó 5 tháng.
Nhà thơ Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 19.5.1889 tại Sơn Tây, hưởng dương 50 tuổi.
Trong quãng đời ngắn ngủi ấy, trải qua những ngày tháng phong trần, vào Nam ra Bắc chỉ để làm báo, thơ ông lồng lộng nắng gió, mênh mông núi sông, ngào ngạt mùi vị rau ngải rau tần, và những lúc lắng đọng, người ta nghe ông ngâm thơ về non nước:
Dưới bóng trăng tròn, tán lá xanh,
Nhớ chăng? Chăng nhớ? Hỡi cô mình?
Trăm năm ghi nguyện cùng non nước
Nước biếc non xanh một chữ tình!
(Tản Đà, Lưu tình)
Kìa bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười.
(Vịnh bức dư đồ rách)
Mơ màng đâu đó bao dân chúng
Tô điểm nào ai với núi sông!
(Đêm Tối)
Lo nước, thương đời đêm chẳng ngủ
(Tháng ba không mưa)
Còn non, còn nước, còn trăng gió
Còn có thơ ca bán phố phường
(Đề Khối Tình Con thứ nhất)
Bốn mặt non sông một mái chèo
(Sông cái, chiếc thuyền nan - đề báo An Nam Tạp Chí số 1)
Mặt nước khói tan chìm vía cá
Đầu non sương phủ dạn thân tùng
(Hủ nho lo mùa đông)
Ai rằng Nam Bắc cách đôi nơi
Cũng một non sông một giống nòi
(Thơ tặng Phụ Nữ Tân Văn xuất bản ở Sài gòn)
Mặt nước sông Đà tim róc rách
Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ
(Ngày Xuân thơ rượu)
Và bài thơ nổi tiếng nhất của Tản Đà trong nhiều sách Giáo Khoa, là bài
Thề non nước
Nước non nặng một nhời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời “nguyện nước thề non”
Nước đi chưa lại, non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã dầy tuyết sương.
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa.
Non cao đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề.
Trích dẫn từng ấy cũng đủ để thấy rằng lòng Tản Đà ở với nước non, thơ Tản Đà sống cùng non nước. Làm thi sĩ như ông, thi ngữ quê hương tự tại bẩm sinh trong dòng máu, thơ ông tự bản chất là thơ của thi bá thi hào dân tộc thế kỷ XX, và mãi mãi.
(6 tháng 6.2012, ngày giỗ thứ 73 của người Núi Tản Sông Đà.)
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Con hạc của vua Tự Đức (Viên Linh)
• Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước (Viên Linh)
• Tâm huyết Tản Đà trong “Thề non nước” (Đàm Trung Pháp)
• Vịnh Bức Dư Đồ Rách (Tản Đà) (Huỳnh Sanh Thông)
• A Heart Warming Symbol for Tản Đà's Devotion to his Homeland (Đ.T.Pháp&V.Linh)
- Tản Đà: Người thi sĩ với cái tôi đớn đau của buổi giao thời (Ngọc Linh)
- Tản Đà - Thi Sĩ Của Hai Thế Kỷ
(Đỗ Ngọc Thạch)
- Tiểu Sử (wiki)
Tác phẩm trên mạng:
- thivien.net - thica.net
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |