|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Có một chuyện cung đình thời nhà Nguyễn do nhà thơ Tản Đà kể lại, xưa nay người viết bài này chưa từng đọc thấy ở đâu, cho mãi tới tháng 6 này, nhân ngày giỗ thứ 73 của thi sĩ (7 tháng 6, 1939). Lạ là ở chỗ Tản Đà được biết đến như một thi sĩ bình dân, xuôi Nam ngược Bắc vì nghề báo, khi túng thiếu còn phải mở cửa hàng Quỷ Cốc bói toán Hà Lạc tại nhà ở Phố Bạch Mai Hà Nội để mưu sinh, làm sao lại biết đến những chuyện ở chốn cung đình chưa từng ghi trong sử sách? Đó là chuyện con hạc của Vua Tự Đức, khác với những con hạc của dân dã, vì vua có đeo cho nó một tấm kim bài, xác định rằng nó là con hạc của ổng.
Người đời ít biết rằng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là con một ông ngự sử triều Tự Đức. Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa, hồi thập niên '50 tưởng chết vì tham gia Nhân Văn Giai Phẩm, vốn là một kiện tướng của Nhóm Hàn Thuyên cùng những nhà văn nổi tiếng thời tiền chiến như Nguyễn Đình Lạp, tác giả Ngoại Ô, như Nguyễn Đức Quỳnh, tác giả Thằng Kình, một hôm được tác giả Khối Tình Con mời tới nhà dự tiệc rượu, đã là người viết ra giấy chuyện này vào tháng “Janvier 1939.” (1)
Theo ông thì “Cụ (Tản Đà) vốn dòng dõi quyền quý, hấp thụ Nho giáo từ bé. Như lời cụ thuật lại, tổ tiên xưa kia vẫn làm quan dưới Triều Lê. Cập đến lúc Nhà Nguyễn thế chân Triều Lê, các ngài thề với nhau quyết không bao giờ chịu ra làm quan nữa. Đến đời thân sinh của thi sĩ, lời thề ấy bị phụ. Vì gia đình bần bách, thân sinh cụ - Nguyễn Danh Kế tiên sinh - phải đi đánh quay đất * để nuôi mẹ già. [* đánh quay đất? - không rõ là gì.] Nghĩ cực quá, tiên sinh đành lỗi ước với tổ tiên, ra thi và chịu ấn phong của Nguyễn triều. Tiên sinh làm đến chức ngự sử trong Kinh, giữ việc Án-lý.
Tục truyền văn án tiên sinh hay lắm. Những lý lẽ tiên sinh dùng để gỡ tội cho bị-cáo-nhân bao giờ cũng đanh thép, nhiều lần vua Tự Đức đã phải khen.”
Tranh vẽ Vua Dực Tông nhà Nguyễn, hiệu Tự Đức (1829-1883)
Để chứng minh những điều viết ở trên (trong cuốn Uống Rượu với Tản Đà, Đại Đồng thư xã, Hà Nội, 2.1939), Trương Tửu viết:
“Vua Tự Đức có nuôi một con hạc rất đẹp. Vua yêu nó lắm, đã phong tước vương cho nó. Ở cổ hạc có đeo lủng lẳng một cái bài ngà. Một buổi chiều kia hạc ta ngất nghểu ngao du ra ngoài cửa thành và bị cắn chết bởi một con chó của người chủ quán bán hàng cơm gần đấy. Tức thời chủ quán bị bắt giam và truy tố. Tiên sinh (Nguyễn Danh Kế, thân phụ Tản Đà), ở địa vị ngự sử, làm trạng sư cãi cho bị-cáo-nhân.”
Bản cãi là một “bài thơ” như sau:
Hạc hữu kim bài
Khuyển bất thức tự
Xúc [Súc] vật tương thương
Hà phương nhân sự.
(Con hạc có đeo kim bài. Nhưng con chó không biết chữ. Súc vật hại lẫn nhau. Việc gì con người lại có tội?)
Vua Tự Đức đọc xong, tha bổng người chủ quán.
Nhân chuyện này, người viết lục tìm tiểu sử Nguyễn Danh Kế ở Khê Thượng, Bất Bạt, Sơn Tây, chỉ biết thêm ông đỗ cử nhân Hán học, có ít ra là ba vợ. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là con bà thứ ba, tên là Nhã Thị Nghiêm, bà là một cô đào giỏi thi thư, nổi tiếng giai nhân tuyệt sắc, sáng tác thơ ca rất nhiều.
Tản Đà còn có người anh khác mẹ là Nguyễn Tài Tích, thi đỗ Phó Bảng. Ông được người anh này dạy dỗ từ nhỏ, nên giỏi thơ văn, năm 14 tuổi đã thành thạo văn chương khi học ở Hà Nội. Ông từng viết tham luận bằng chữ Hán gửi ra ngoại quốc, và một bài nhan đề “Âu Á nhị châu hiện thế luận” đã được đăng trên một tờ báo Hoa ngữ ở Hương Cảng. * Người yêu của ông họ Đỗ, là cô hàng sách ở phố Hàng Bồ, ông từng thú nhận mỗi ngày kể cả trời mưa mà không vòng qua Phố Hàng Bồ, đi qua tiệm sách ngó cô, thì không chịu được. Nhưng ông thi Hương hoài vẫn trượt tú tài, ít ra là hai khóa 1909 và 1912, nên có dịp đứng xa xa ngó đám cưới của cô hàng sách về nhà chồng.
Cảnh sống bó buộc và chuyện đời nổi trôi của nhà thơ Núi Tản Sông Đà đã để lại cho hậu thế những bài thơ tuyệt tác, kể cả thơ dịch: Tống Biệt, Hoàng Hạc Lâu, Thề Non Nước,... không kể các tác phẩm Giấc mộng con, 1 và 2, Giấc mộng lớn, Đài gương truyện, Liêu trai chí dị, hay hàng trăm bài vở đăng trên các tờ báo lớn: Đông Dương Tạp chí, Đông Pháp thời báo, và tờ An Nam tạp chí của ông, gây dựng mãi vẫn không trụ nổi với đời.
Cũng dịp này chúng ta biết thêm một khía cạnh của vua Tự Đức (1829-1883), người ở ngôi vua đến 36 năm, có 14 thứ bệnh khác nhau trong người, kể cả “bệnh vô sinh” (không có con), ngày nào cũng phải uống thuốc. ** Ông nuôi chim hạc, và là tác giả hai câu thơ tình yêu thật ý vị, nồng nàn: “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng / Xếp tàn y lại để dành hơi.”
Ới Thị Bằng ơi! Đã mất rồi!
Ới tình ới nghĩa, ới duyên ôi!
Mưa hè nắng chái oanh ăn nói
Sớm ngõ trưa sân liễu đứng ngồi.
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng (3)
Xếp tàn y lại để dành hơi
Mối tình muốn dứt càng thêm bận
Mãi mãi theo hoài cứ chẳng thôi.
(Dực Tông (Tự Đức), Khóc Bằng phi)
Tự Đức sống giữa thời đại đầy giặc giã bên trong, bên ngoài thì Pháp xâm nhập đánh phá rồi lập nền đô hộ, mà không phải là anh hùng; nhưng được cái có công với văn học, say mê Truyện Kiều, ngâm vịnh bổ sung rồi còn ra lệnh khắc in Kiều, do đó bản Tự Đức cho in có tên là “bản Kinh,” để phân biệt với các bản của dân dã. Vua mê Kiều thì nước phải đầy Kiều, đến nỗi tên gọi này trở thành một chung gọi gái mại dâm, và sau Tự Đức là Phạm Quỳnh, Tể tướng đăng đàn cổ võ Kiều, tới nay thì cái nạn ấy cả trong lẫn ngoài nước đều biết. Kiều xúm xít xếp hàng cho đàn ông ngoại quốc định giá rồi nhập cảng qua Đài Loan, Hán Thành, Thái Lan...
Sự việc có nguồn gốc từ “triều đình” mà ra.
(VL, Tháng 6, 2012. Bài này là Phần 2 của Bài viết nhân ngày giỗ Tản Đà, 7 tháng 6.1939. Phần 1 nhan đề "Hai chữ Non Nước trong Thơ Tản Đà.)
Chú thích:
1 Trương Tửu, Uống rượu với Tản Đà, Đại Đồng thư xã, Hà Nội, 1939.
2 Bùi Minh Đức, Lịch sử nhìn lại dưới góc độ Y khoa, Nxb Văn hóa-Văn nghệ, 2012.
3 Câu này Tự Đức ảnh hưởng câu của Trần Danh Án (1754-1794): Phá toái lăng hoa tầm cựu ảnh. (Theo Nguyễn Tường Phượng-Bùi Hữu Sủng, Văn-học-sử Việt Nam hậu bán Thế kỷ XIX, nxb Nguyễn Khuyến, Sài gòn, 1956).
* Từ điển Văn học bộ mới, Hà Nội 2000.
1. Dấu hiệu của Tản Đà Thư Cục.
2. Bút tự và chữ ký Tản Đà. Bốn câu thơ là:
Ngồi rỗi ăn không nói láo chơi,
ai nghe nghe gẫu một đôi lời.
Văn chương lớp trước còn đâu nữa,
chữ nghĩa bây giờ có thế thôi.
Cụ viết "trương" trong văn chương, và "trữ" trong chữ nghĩa.
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
- Văn Quang - Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành 2009 Viên Linh Thông báo
• Con hạc của vua Tự Đức (Viên Linh)
• Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước (Viên Linh)
• Tâm huyết Tản Đà trong “Thề non nước” (Đàm Trung Pháp)
• Vịnh Bức Dư Đồ Rách (Tản Đà) (Huỳnh Sanh Thông)
• A Heart Warming Symbol for Tản Đà's Devotion to his Homeland (Đ.T.Pháp&V.Linh)
- Tản Đà: Người thi sĩ với cái tôi đớn đau của buổi giao thời (Ngọc Linh)
- Tản Đà - Thi Sĩ Của Hai Thế Kỷ
(Đỗ Ngọc Thạch)
- Tiểu Sử (wiki)
Tác phẩm trên mạng:
- thivien.net - thica.net
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |