|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Tam Ích
(1915 - 5.1.1972)
Tam Ích tên thật là Lê Nguyên Tiệp, sinh năm 1915 (có nơi ghi là 1917) quê xã Ngọc Đường, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá, là con trai của cụ Tú Lê Nguyên Long, ông đã rời gia đình quê quán vào Nam từ năm 1935 tham gia nhóm Đệ Tứ của Tạ Thu Thâu. (*) Hồi thập niên '40, đầu '50 thành lập nhóm Chân Trời Mới cùng các bạn Thiên Giang, Thê Húc, ước vọng hoạt động cải cách xã hội, nhân sinh, tất cả những gì ông ôm ấp chỉ còn lại trong sách vở.
Nhà văn, nhà phê bình, giáo sư Tam Ích, hồi 14 giờ chiều ngày 5 tháng 1, 1972, đã treo cổ tự tử tại tư thất số 563/74 đường Phan Đình Phùng Sài gòn, để lại bốn bức thư tuyệt mạng gửi cho nhà chức trách, thân nhân và ông Ngô Đình Căn, Hội Subub, cùng hàng ngàn bộ sách qúi.
Được biết, lợi dụng lúc toàn gia đình đi vắng, ông Tam Ích đã ra sân thượng, dùng nhiều quyền tự điển và các sách bìa cứng xếp chồng lên nhau, chui đầu vào chiếc thòng lọng đã buộc sẵn từ một sà ngang, rồi đạp đố chồng sách dưới chân.
Thuở thiếu niên ông là một học sinh rất giỏi ở Trường Vinh cùng thời với ông Phạm Biểu Tâm ở trường Y khoa sau này. Ông cũng là một nhà văn nổi tiếng cánh tả, đã cùng với hai ông Thiên Giang và Thê Húc thành lập Tủ sách Chân Trời Mới, xuất bản loại sách nghiên cứu phê bình Văn Học Chính Trị có khuynh hướng Xã hội. Ông cộng tác với hầu hết các tạp chí văn học uy tín tại Sài gòn, có thể kể Giữ Thơm Quê Mẹ do Nhất Hạnh chủ trương (1965), Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh do Tuệ Sỹ chủ bút (1966-) Văn do Trần Phong Giao điều hành, Khởi Hành, Diễn Đàn, Thời Tập của Viên Linh. Tác phẩm đã xuất bản của ông có thể kể:
- Nghệ thuật và Nhân sinh, Chân Trời Mới, Sài Gòn, Nam Việt [*đề trên sách], 1949; cùng viết với Thiên Giang, Thê Húc.
- Dialogue, Pháp ngữ, Lá Bối xuất bản, 1965.
Nhiều người viết, trong đó Nhất Hạnh viết tiếng Anh, và Tam Ích viết tiếng Pháp. Bài của Tam Ích nhan đề: Lettre à André Malraux.
- Trẻ Guernica, Lá Bối.
Nguyên tác của Hermann Kesten, Blanche Gidon dịch ra Pháp ngữ, Tam Ích “diễn” ra Việt ngữ. Chữ diễn là do Tam Ích muốn dùng như thế, hơn là dịch.
- Sartre và Heidegger trên thảm xanh, 1968.
- Ý Văn, I, Lá Bối, 1967. (lưu trên mạng Talawas)
- Ý Văn, II. và Hồ Sơ Văn Hoá. (Tác phẩm chưa xuất bản).
(Tác phẩm đắc ý cuối cùng của ông, tập nghiên cứu về hiện sinh và các bài đã đăng trên các Tạp chí Văn học.)
Khoảng ba bốn năm gần đây, vì tình trạng sức khỏe, ông đã tạm nghỉ việc huấn luyện sinh ngữ và dạy triết tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, Đà Lạt, Louis Pasteur v.v... Ông được bốn người con gồm ba trai và một gái, tất cả đều đã trưởng thành. Ông thọ 58 tuổi.
Nhóm Chân Trời Mới đã tung hoành một thời gian trong làng báo và ngành xuất bản mà những bài tham luận của Tam Ích được đón đọc một cách nồng nhiệt, uy thế của Tam Ích lên cao thì Mật Thám Pháp bắt ông tra tấn đánh đập tàn nhẫn hàng tháng trời nhưng ông không khai ai hết. Cuối cùng Tam Ích bị Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm đưa ra Đà Nẵng an trí. Tại đây ông làm Tự vị Pháp Việt với Đào Văn Tập và đi dạy Pháp Văn.
Khi trở về Sài gòn, Tam Ích không hoạt động gì nữa. Năm 1954 đồng bào miền Bắc di cư vào Nam trong đó có đồng bào Công Giáo Ba Làng tức là các làng Sùng Mãn, Ngoại Hải, Như Xuân và các làng không Công Giáo như Du Xuyên, Biên Sơn, Ngọc Đường, đã báo tin cho Tam Ích biết cụ Tú Ngọc Đường thân phụ của ông đã bị chính người con trai, cũng là em ruột của Tam Ích, một cán bộ đệ tam, đưa ra tố khổ. Cụ Tú Ngọc Đường phải tự vận chết, còn cụ bà thì bị đuổi ra khỏi nhà. Hẳn là từ đó những sách vở mà ông cho là tiến bộ của thời đại, chủ thuyết mà ông và bằng hữu thời trẻ lập nhóm để nghiên cứu, nhà xuất bản Chân Trời Mới in những nghiên cứu sưu tầm và những hệ luận từ đó mà có, đáng để ông giẫm chân lên, bước vào cõi chết.
Tôi không có mặt tại hiện trường, chỉ hỏi quanh những bạn bè từng tới lui nhà Tam Ích, như Hoàng Trúc Ly, Trần Tuấn Kiệt, rằng có ai có mặt ở đó ngay tức khắc không, và chồng sách mà ông giẫm chân lên là những cuốn nào, ngoài “mấy cuốn từ điển” như người ta nói. Không ai biết gì hơn.
Theo một thư mục nọ, thì bảy phần mười sách của Chân Trời Mới in ra, mà Tam Ích là linh hồn, là sách nghiên cứu, khảo luận. Hai phần mười là sách dịch, còn lại mới là truyện. Như thế, sự đóng góp của ông nhiều lắm.
Tôi tin dưới chân Tam Ích, cách một khoảng không, có những cuốn như Tìm Hiểu Biện Chứng Pháp, Giữa Hai cuộc Cách Mạng, Văn chương và Xã hội, Cuộc cách mạng Việt Nam thành công chăng?... Toàn sách do Chân Trời Mới in khoảng 1947, 48, 49.
Cái chết của nhà văn Tam Ích khiến giới cầm bút Miền Nam buồn bã. Và ngậm ngùi. Có lẽ ngậm ngùi nhiều hơn. Nguyên do thúc đẩy tới sự việc hiện chưa ai được biết rõ, và trong lá thư gửi cho nhà chức trách, kẻ tuyệt mệnh “yêu cầu đừng điều tra về cái chết của ông, bởi ông tìm lấy” như Dương Trữ La viết trong tin Thời sự Văn nghệ Khởi Hành-, nhưng nhìn qua thì ngoài những phiền bực, những hệ lụy của đời sống thường tình phải có trong một 'thời đại pháo xiết,' hẳn còn những nguyên do có thể suy đoán -một cách xa gần- thường khiến những người trí thức tự kết liễu đời mình. Những tuyệt vọng và những phi lý người khác không thể nhìn thấy như người trong cuộc.
Giẫm chân lên một chồng sách cao, hất đổ chồng sách xuống, ông bước cái bước cuối cùng trên dương thế, trên chữ nghĩa, trên chủ thuyết. Buông hai chân trong không, và hai tay trong không, ông chết đứng, chết lửng lơ. Cái chết không thoải mái, cái chết rất khổ cực, cái chết khó thở. Năm mươi tám tuổi là còn trẻ lắm. Còn sống lắm. Nhưng hẳn là người quá cố đã thấy đời sống không còn ý nghĩa gì nữa.
Lửa giường, lạ thay lần này không ấm nữa. Ngọn đèn dầu lạc cũng không còn để làm gì nữa. Và tiên dược vốn gây nên những thiên đường ảo giác lần này vô dụng, tuy rằng chưa chắc ông đã cần những ảo giác do nó đem lại. Nó vốn là thuốc quên, lần này thật là hiếm hoi, không còn công hiệu chút nào. Người quá cố nhất định còn sáng suốt đến giây phút cuối cùng. Nhưng đã phải chọn cái chết. Điều đó thật là buồn rầu. Càng buồn rầu hơn khi những năm sau này ông đã xa cái Chân Trời Cũ kia, và hô hào cho một nền văn chương dân tộc, là "văn chương Miền Nam vạm vỡ,” như ông viết trong bài “Văn chương tân Duy nhiên ở Việt Nam” đăng trên Khởi Hành.
Nhà văn mới quá cố là người tôi có dịp liên lạc nhiều trong mấy năm sau này, từ khi ông viết cho tờ Tuần báo Nghệ Thuật - tôi làm thư ký toà soạn, 1966 - viết cho Khởi Hành - và viết thường xuyên “mỗi tuần chỉ một trang” cho tờ tuần báo Diễn Đàn từ khi tôi làm chủ bút tờ tuần báo này.
Ông là người dễ dãi, nhiều tin tưởng, vui vẻ nhưng có đôi chút mặc cảm với lớp trẻ tuổi, tôi nhận thấy như thế, nhưng hy vọng nhận lầm. Tôi không rõ đây là mặc cảm gì, nhưng có một cái gì đó như là ngập ngừng; hay tính ông vốn thận trọng, e dè chăng? Một cách nào đó tôi thấy Tam Ích rất đắn đo khi nói chuyện, giống như cách viết của ông --ông hay dùng những gạch ngang trong câu văn -- một cách như là dừng lại để nhấn mạnh, dừng lại để nói thêm --trước khi để câu văn nối mạch.
Ký giả Lô Răng cũng nhận ra điều mô tả ở trên, nhưng viết một cách khác:
“Tam Ích và Hà Thượng Nhân là chỗ quen biết lâu năm. Một bữa Tam Ích có đến toà soạn [Tiền Tuyến] tìm họ Hà, không gặp. Trong lúc ngồi tiếp ông Tam Ích, tôi thấy ông nói năng rất kiểu cách, thái độ nhã nhặn. Tôi nhớ ông có để lại một cái danh thiếp trên đó ông viết cho Hà Thượng Nhân một đôi câu tiếng Pháp rất văn hoa.
“Thái độ của ông bữa ấy làm tôi suy nghĩ. Ông là một nhà báo, nhà văn “tiền bối” nổi tiếng đã lâu rồi. Ngay từ hồi mới hồi cư về thành (1950) tôi đã thấy nhiều bài văn, bài báo của ông xuất hiện ở trong Nam, cùng một lứa với Thiên Giang, Thẩm Thệ Hà, v.v... Tuổi của ông cũng đã lớn, trên 60. Tại sao đối với một kẻ hậu sinh như tôi mà ông lại khiêm cung quá vậy?” (**)
Trong cái nhìn của người viết bài này, cái đáng quí nhất ở ông là nhận mình là nhà văn lớp trước, đã thất bại, ông tạo cho một số người đi sau cái hào quang rực rỡ về việc cầm bút; trong khi qua tấm gương cụ thể nhất là ông, nghề cầm bút không rực rỡ như thế. Vì thời thế, ông lạc lõng.
Cũng nhờ có cuộc đảo chính 1963, không khí chính trị bớt ngột ngạt, và môi trường văn hoá mở rộng hơn, ảnh hưởng ky-tô-giáo xẹp đi dần, báo chí có tinh thần Đông Phương, khuynh hướng dân tộc, trở về nguồn, và Thiền học nhẹ nhàng như một cơn gió mát, một lớp sương mai làm chân trời xanh hơn, mơ màng hơn, đẹp huyền diệu hơn. Nếu không có cuộc đảo chính đó, chưa có các tạp chí như Giữ Thơm Quê Mẹ, Tư Tưởng, Nghệ Thuật, và chưa có những Đại Học như Vạn Hạnh, Hoà Hảo,... và những trí thức như Tam Ích, Thạch Trung Giả, Hồ Hữu Tường... chưa thể xuất hiện trở lại.
Một điều khác là Tam Ích làm giảm đi ảnh hưởng các nhà văn nhà thơ quốc tế bên các nhà văn nhà thơ Việt Nam; nhấn mạnh nhiều lần rằng chúng ta dư sức viết hay như họ, không lý gì để nghĩ rằng Tây là nhất, Mỹ là nhất. Ta cũng vẫn nhất như thường. Điều này rất quan trọng khi mà trước đó không lâu, và kéo dài trong nhiều năm, mấy ông du học Tây, ở Bỉ về nước đem theo thơ văn những Paris, những tóc vàng, những nhân vật chêm tiếng Pháp linh tinh tạo cho độc giả trẻ cái lại căng trí thức và một khi nói đến Văn đến Triết là nói đến Prévert, đến Sagan, đến Sartre, ... Những người như Tam Ích, tiếng Pháp không thua mấy ông Tây con kia, đề cao văn chương dân tộc, ca ngợi Việt Nam, đã góp công rất nhiều để Văn học Miền Nam thời kỳ thứ hai, -từ 1964 tới 1975- phong phú hẳn so với thời kỳ 1954-1964.
Trên tờ Nghệ Thuật trước đây cũng như ngay trên mặt báo Khởi Hành này, Tam Ích có nói tới vài ba cây bút trẻ là những người có những “truyện ngắn hay nhất trong thế kỷ này” mà ông đọc được. Nói như thế chắc là không đúng hoàn toàn. Nhưng có nên hiểu một cách khác chăng; là ông muốn nói Tây Mỹ gì nó cũng thế thôi -(Bùi Giáng diễn tả ý nghĩ tương tự bằng một danh từ khác: bá láp.)- Nó cũng nhiều cái vớ vẩn bá láp không kém gì mình, đừng tưởng rằng chỉ có ở Tây Bán Cầu là nhất thế giới mà lầm. Ông bảo nghĩ như thế là “u mê dại dột” (trong bài “Mười Năm Truyện Ngắn” - Nghệ Thuật Xuân Bính Ngọ 1966). Ông bảo sở dĩ ta chưa có dịp để năm châu bốn biển trầm trồ khen ngợi là vì đất nước lâm vào những cảnh “lịch sử chó má” nên chưa ai biết đến văn chương mình mà thôi. Nhiều tin tưởng như thế, ông hẳn là người cởi mở.
Là người mời ông viết bài cho ba tờ tuần báo khác nhau từ 1966 tới nay, tôi chưa từng thấy ông chê bai một ai trong bài viết, dù rằng hầu như trong bài viết nào ông cũng nhắc đến tên năm bảy người. Ông nhắc nhở nhiều lắm, mỗi khi có dịp. Ông không phải là một học giả chỉ còn chú ý đến vấn đề, vấn đề không thôi, mà luôn luôn chú ý đến sự kiện và nhân vật. Đọc ông sẽ biết thêm những liên hệ của ông đối với những người được nhắc đến. Sẽ thấy từ ông A đến ông Z, và từ một tác giả lão thành tới một người chưa tên tuổi. Đó cũng là một điều đáng qúi: Qua điều này, Tam Ích chứng tỏ ông luôn luôn theo dõi sinh hoạt văn học nghệ thuật, những chuyện đang xảy ra, những người vừa mới tới: ông có tuổi, tóc đã bạc, nhưng chưa ra ngoài lề, không đứng bên lề sinh hoạt, mà ở trong, có mặt thường trực, bên cạnh các nhà văn nhà thơ trẻ. Chắc chắn ông không bao giờ muốn để mất một khoảng cách nào.
Tam Ích, đôi khi ông viết XXX; bút hiệu này của ông không biết có nghĩa gì? Ích cho xã hội, cho văn chương, cho vợ con? Nhưng ông đã từ bỏ một số tư tưởng chính trị đã theo đuổi từ lâu - trong khi Tết Mậu Thân, người bạn sát cánh với ông thời Chân Trời Mới là Thiên Giang còn bỏ ra ngoài - và ông từ một năm nay không còn hoạt động đều nữa. Riêng tôi sẽ chẳng còn bao giờ như có lần, nhận được thủ bút của ông với một chữ ký tắt: XXX.
(Khởi Hành số 139, Sài Gòn, 13.1.1972. Viết bổ sung 2006.)
(*) Ngay từ buổi đầu, vào những năm '30, [chủ nghĩa mác-xít du nhập vào Việt Nam] đã có sự phân chia làm hai trường phái, nói giản dị hơn, hai khuynh hướng: stalien (theo Staline) và trốtkýt, (theo Trotsky), Đệ Tam và Đệ Tứ. Ở Việt Nam Đệ Tam do Nguyễn Ái Quốc, sau này là HCM, đứng đầu; Đệ Tứ do Tạ Thu Thậu đại diện.
Cả Staline và Trotsky đều là nhân viên Bộ Chính trị đảng CS Nga, thân cận của lãnh tụ Lenine. Nhưng sau khi Lenine chết, 1924, cuộc Cách mạng tháng mười 1917 ở Nga bị Staline phản bội. Staline đã dựng nên những vụ án gọi là “gián điệp,” “theo phát xít Đức Nhật,” “tay sai đế quốc tư bản” để loại trừ những người đối nghịch. Trong số 1956 đại biểu của Đại Hội XVII, Staline bắt giam và thủ tiêu 1108 người về các tội trên. Năm 1939 trong các bức thư từ Trung Quốc gửi về nước cho đảng CSVN, HCM tán thành các vụ án do Staline dựng nên và gọi phe Đệ Tứ của Tạ Thu Thâu là “bọn chó săn của phát-xít Nhật và phát-xít quốc tế.” (Tóm ý của Hoàng Hoa Khôi trong bài "Về Phong Trào Đệ Tứ Việt Nam”, Paris, 1991.) Chú thích này mới bổ sung, không có trong bài viết về Tam Ích năm 1972.
(**) Ký giả Lô Răng, Nhân cái chết của Tam Ích, Khởi Hành 139, 1.72. Bài thơ của Hoàng Trúc Ly khóc Tam Ích cũng trích từ số báo này.
PHỤ LỤC 1:
CÁI CHẾT CỦA TAM ÍCH
“Đột nhiên, khi viết đến đây, tôi lại nhớ đến nhà văn Tam Ích vốn là một cây bút lừng lẫy trong những năm 1947-1951 trên tờ Việt Bút Tân Văn ở Sài gòn. Thuở đó, về nhật báo thì có hai tờ hàng đầu - một là Thần Chung của Nam Đình và hai là Tiếng Dội của Trần Tấn Quốc. Còn tuần báo thì không tờ nào có thể sánh nổi với Việt Bút Tân Văn trong đó nòng cốt là Tam Ích.
Năm 1970, khi lão tiền bối Trần Văn Ân tục bản tờ Đời Mới - có nhờ tôi đứng tên chủ nhiệm - đó là vì tiên sinh đang phụ tá về Chính trị và Văn hóa cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nên không tiện chính thức chủ trương tờ báo. Lúc đó, nhà văn Tam Ích cũng vốn là chỗ thân tình với Trần Văn Ân, nên thường tới lui báo quán đặt tại đường Bùi Thị Xuân. Do vậy, tôi cũng được dịp trò chuyện với Tam Ích nhiều lần về rất nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội.
Cũng nhờ vậy, tôi được biết Tam Ích rất uyên thâm về triết học và văn chương - và qua những lần đó, tôi cũng được dịp học hỏi rất nhiều. Cũng trong những lần đó, đôi khi tôi bắt gặp những nét ưu phiền tiềm ẩn kín đáo trong ánh mắt của Tam Ích. Có lần ông ấy nhắc đến sự tự kết liễu cuộc đời của nhà văn Stephen Sweiss và nhà văn Ernest Hemingway - mỗi người đều tự bắn vào đầu mình mấy phát đạn.
Thế rồi chỉ ít lâu sau đó, tôi bàng hoàng và buồn bã khi hay tin nhà văn Tam Ích tự kết liễu đời mình bằng cách đứng lên trên một chồng cao, những quyển tự điển... cổ cho vào giây thòng lọng, rồi dùng chân đá đổ những quyển sách bên dưới...”
TRẦN BÌNH
(Nguyên chủ nhiệm Đời Mới, Sài gòn: bản thảo gửi Viên Linh, chưa đăng)
PHỤ LỤC 2:
Khóc TAM ÍCH
“Cách đây mấy tháng, Tam Ích gặp tôi và căn dặn: “Nếu tao chết, mày làm thơ khóc tao.” Tôi tưởng anh khôi hài, hay ít ra, đó là sự thật có tính cách khôi hài. Khốn khổ cho tôi, nay sự thật đã đến, cớ sao tôi phải khóc? Tôi hỏi Tam Ích, nhưng Tam Ích nào có nói gì đâu? Tôi hỏi Trời, nhưng Trời nào có nói gì đâu?”
Nỗi buồn siết cổ ngàn thu,
Cho người nghẹn họng giã từ khổ đau
Tấm thân huyễn vọng về đâu
Trái tim đã nát, vết sầu chưa tan.
Nỗi buồn buộc chặt vành tang
Vòng tay bạch lạp
áo quan một người.
HOÀNG TRÚC LY
(Khởi Hành số 139 - 13.1.1972)
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Tam Ích, bằng hữu tiễn đưa (Viên Linh)
Tam Ích trong bối cảnh văn học miền Nam sau 1945 (Huỳnh Như Phương)
Tiểu sử (wiki)
• Mười năm Truyện Ngắn (Tam Ích)
Ý Văn 1 (talawas)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |