1. Head_

    Tường Linh

    (12.12.1931 - 5.2.2021)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thơ Trần Yên Hòa, nặng tình với quê hương (Bích Huyền) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-5-2016 | VĂN HỌC

      Thơ Trần Yên Hòa, nặng tình với quê hương

        BÍCH HUYỀN
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Trần Yên Hòa

      Tình trong thơ của Trần Yên Hòa không chỉ thu nhỏ trong tình Cha, tình Mẹ, tình yêu đôi lứa, tình bằng hữu mà còn rộng lớn hơn, mênh mông hơn… Đó là tình quê hương, sông núi…


      Nhà thơ Trần Yên Hòa thuộc thế hệ của Hoàng Lộc, Phan Xuân Sinh, Thái Tú Hạp, Phạm Xuân Ðài...và cũng sống một khoảng đời nhiều thăng trầm, chìm nổi tương tự như các nhà văn thơ xứ Quảng nói trên.


      Ông sinh năm 1947 tại làng Kỳ Mỹ, Tam Kỳ, Quảng Nam. Học trường Trần Cao Vân, và sau đó gia nhập khóa 2 trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Sau 1975, anh vào tù Cộng Sản, ra tù đi làm rẫy. Sau khi định cư tại California từ 1995, Trần Yên Hòa sáng tác nhiều hơn. Rất nhiều tác phẩm thơ và truyện ngắn đã xuất bản và được độc giả đón nhận.


      Tình trong thơ của Trần Yên Hòa không chỉ thu nhỏ trong tình Cha, tình Mẹ, tình yêu đôi lứa, tình bằng hữu mà còn rộng lớn hơn, mênh mông hơn… Đó là tình quê hương, sông núi.

      Một chiều buồn như trăm năm trước

      Ta bơ vơ đứng gọi thất thanh

      Quê nhà, quê nhà đâu mất hút

      Mà ta như gãy cánh lìa cành

      Trong tập thơ "Khan Cổ Gọi Tình, Về" chúng ta có thể tìm ở đó, ngoài những bài thơ về tình yêu trai gái dễ thương, còn có rất nhiều bài viết về quê Tam Kỳ của anh như "Ngày trở lại Tam Kỳ", "Gởi Cô Gái Tam Kỳ, Ðất Khổ", và rất nhiều những câu, những ý nặng lòng với quê hương…

      tần ngần trở lại hiên xưa

      nắng vàng rưng, nhớ ngày mưa thuở nào

      Thơ Trần Yên Hòa là tâm sự đời ông, như tiếng nước sông Thu vỗ dưới chân cầu Bà Rắn, Câu Lâu, Vĩnh Ðiện, vọng lại như những điệp ngữ "Mù xa, mù xa", "Quê nhà, quê nhà..." thiết tha, nghẹn ngào và xa vắng.


      Hình như những bài thơ cảm động nhất của các nhà thơ xứ Quảng thường là những bài thơ viết về quê hương hay chia xẻ cái đau xót, sự chịu đựng của thân phận họ, quê hương họ.

      Thời gian qua...đã mấy mươi năm

      nhánh sông tuổi thơ vẫn còn chảy mãi

      Tam-kỳ và ta, một thời thơ dại

      đốt đuốc tìm hoài cái thuở mười lăm

      Trần Yên Hòa không chỉ thu nhỏ nơi vùng quê hương xứ Tam Kỳ mà còn trải dài mênh mang tới Sài Gòn, nơi ông đã có “những ngày tháng có bước chân Sài Gòn”. Và Hà Nội, nơi ông gặp hoài trong trí tưởng:

      Chẳng hề quên mùa thu mênh mông

      Ngày tháng cũ

      Ở một nơi có bầy chim bay về xao xác

      Hình như trong lòng ta vọng tưởng

      Những mùa thu xa ngái


      Ở một nơi ta đến theo cánh chim bay

      Có lá vàng rụng ngoài hiên vắng

      Đó là xứ sở thần tiên

      Mà ta gặp hoài trong trí tưởng


      Mùa thu nào có bước chân Hà Nội

      Bước chân lang thang trên phố Quan Thánh

      Ta chợt thấy Khái Hưng

      ngất ngưởng trên chuyến tàu điện

      Thấy Nhất Linh từ trường Thăng Long bước ra

      Thấy Thế Lữ, Thạch Lam, Hoàng Đạo

      Ôi một thời làm ta rưng rưng nhỏ lệ

      Mùa thu bây giờ ở đâu?

      Nếu không phải là một kẻ tha hương, làm sao ta biết được thế nào là lòng viễn xứ. Nếu không ở trong một buổi xế chiều, nếu trong đời không có một lần tiễn biệt làm sao ta có thể hiểu được thế nào là cái mỏng manh của hy vọng và tuyệt vọng, hiểu được thế nào là ngày-không-còn-là-ngày nhưng đêm chưa tới…


      Khi yêu vào trong cái thời khắc gợi cảm của chiều đi đêm xuống, người tình ở đâu cũng có thể có những tình cảm giống nhau. Thế giới chỉ còn lại hai người và con đường tình nào cũng đầy say đắm, mơ mộng nhưng cũng lắm mấp mô…

      từ em, bỏ cội bỏ nguồn

      bỏ con sông nước đứng buồn nhìn theo

      nhánh sông chảy miết qua đèo

      anh heo hút đợi, bơ vơ một mình

      cũng đành thôi một cánh chim

      bay xa, bay mãi, hút chìm nơi đâu

      Hỡi em, sương rớt thấm đầu

      Hỡi em, vô lượng ngàn sau có về


      Hỡi em, rời cõi u mê

      anh khan cổ gọi, em về cùng anh

      có con chim nhỏ trên cành

      líu lo hót đợi mùa xanh hoa vàng

      đợi em, bên vườn địa đàng

      xin em hãy ghé cài tràng hạt xưa

      Bài thơ Khan Cổ Gọi Tình Về thơ Trần Yên Hoà đẹp như một khúc ca dao.

      Thơ Nhạc-Bích Huyền-09.04.2010


      Mời quý vị nghe chương trình này:

      Bích Huyền

      Nguồn: voatiengviet.com/

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Dạ Chung - Hoàng Vĩnh Lộc Bích Huyền Nhận định

      - Thơ Trần Yên Hòa, nặng tình với quê hương Bích Huyền Giới thiệu

      - Nhạc phổ thơ, thơ phổ nhạc Bích Huyền Phỏng vấn

      - Chút Duyên Văn Nghệ Bích Huyền Tạp bút

      - Chinh chiến một thời trong những tình khúc của Nguyễn Văn Đông Bích Huyền Tạp bút

    3. Bài viết về nhà thơ Trần Yên Hòa (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Yên Hòa

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      ‘Nghiệp’ thơ của Trần Yên Hòa (Trần Doãn Nho)

      Những Người Nữ Trong Thơ Trần Yên Hòa (Phan Ni Tấn)

      Giới Thiệu Sách Mới: Bi Kịch Bản, Truyện dài (Trần Yên Hòa)

      Trần Yên Hòa hơn 55 năm làm thơ (Thanh Phong)

      Đọc Thơ Trần Yên Hòa: Hơn Năm Mươi Lăm Năm Thơ (Phan Tấn Hải)

      Trần Yên Hòa (Học Xá)

      Trần Yên Hòa và tác phẩm mới: “Sấp Ngửa” (Du Tử Lê)

      Đọc “Sấp Ngửa” của Trần Yên Hòa (Đỗ Xuân Tê)

      Thơ Tình Huyền Diệu Pha Lẫn Phàm Tục... (Qua Thơ Trần Yên Hòa) (Trần Văn Nam)

      Thơ Trần Yên Hòa, nặng tình với quê hương (Bích Huyền)

      Nhà thơ Trần Yên Hòa và thi tuyển “Uyên Ương, Phượng Hề, và Khát Vọng” (Mặc Lâm, RFA)

      Nói Chuyện Với Trần yên Hòa (Phạm Phú Minh)

      Trao Đổi Ngắn Với Nhà Văn Trần Yên Hòa

       (Lương Thư Trung)

      Những cảnh đời quen thuộc (T.Vấn)

      Đọc lại “Mẫu Hệ” – Nỗi đau còn đó

       (Nguyễn Lương Vỵ)

      Nhà văn Trần Yên Hòa và 'Rớt xuống tuổi thơ, tôi' (Nguyên Huy, NV)

      Nhà Văn Trần Yên Hòa Ra Mắt Truyện Dài ‘Đi Mỹ’ (Việt Báo)

      Đọc Rớt xuống tuổi thơ, tôi của Trần Yên Hòa

       (Đỗ Xuân Tê)

      Nhật ký đời sống trong thơ, văn Trần Yên Hòa”! (Du Tử Lê)

      Khi nhà văn Trần Yên Hòa nhất định không “yên”, cũng chẳng “hòa”! (Du Tử Lê)

      Trần Yên Hòa (Luân Hoán)

      Tiếng Thơ Gọi Tình Của Trần Yên Hòa

       (Hà Khánh Quân)

      Trần Yên Hòa (Vĩnh Hảo)

       

      Tác phẩm của Trần Yên Hòa

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Cái tên Khánh Trường! (Trần Yên Hòa)

      Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa)

      Một Đêm (Trần Yên Hòa)

      Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ (Trần Yên Hòa)

      Mua bán lạc xoong (Trần Yên Hòa)

      Đi Mỹ (vietmessenger.com)

      Sấp Ngửa (banvannghe.com)

      Các bài viết khác (sangtao.org)

      Website (banvannghe.com)

      Trang Thơ (hocxa.com)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Trạch Gầm, “Đời Ghét… Đời Thương (Vương Trùng Dương)

      Nguyễn Văn Lục - Một Lần Nhìn Lại (Uyên Thao)

      Từ khi nào báo Xuân miền Bắc vào được Sài Gòn? (Phạm Công Luận)

      Trò Chuyện Với Nhà Văn Đặng Mai Lan: Người Lạ Người Quen (Triều Hoa Đại)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)