|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Học Xá: Nhà biên khảo Trần Văn Nam đã gởi nhiều bài nhận định văn học rất giá trị cho Học Xá. Nay nghe tin anh đang trọng bệnh; vì ở xa không đến thăm được, xin gởi lời chúc anh chóng bình phục để tiếp tục góp thêm phần sinh khí cho hoạt động văn học nghệ thuật.
Tôi không biết tôi quen biết Nhà thơ Trần Văn Nam khi nào - tôi muốn gọi anh là nhà thơ hơn là nhà nghiên cứu, nhà triết học (vì anh đã nghiên cứu viết ra 2 cuốn sách dày cộm mới đây). Bởi vì anh làm thơ và có nhiều bài thơ hay.
Có thể cũng do anh Đạm Thạch và Thành Tôn kết nối những bạn văn hiền lành chân chất chúng tôi thành một nhóm, nhưng thời gian chính thức gặp, quen và đi ăn chung và cà phê thường xuyên vào thời điểm nào tôi không nhớ rõ.
Trước đó rất lâu, có thể trước năm 1975, tên Trần Văn Nam có lướt qua trong đầu tôi, hình như ở Khởi Hành, Thời Tập của Viên Linh hay đâu đó. ..Tôi không chú ý lắm, vì tên Trần Văn Nam thường viết nghiên cứu, triết hay một vài bài thơ, chưa để tác đồng sâu đậm vào tôi.
Khi quen anh, tôi biết thêm Trần Văn Nam là một người yêu đọc sách, anh tìm tòi nghiên cứu về tác phẩm, tác giả, cũng vì vậy mà anh đã cho in 2 quyển sách về nghiên cứu văn học, cuốn nào cũng dày trên năm, sáu trăm trang, đầy đặc cả chữ.
1. Trong Dòng Cảm Thức Văn Học Miền Nam Phân Định Thi Ca Hải Ngoại. Sưu Tầm và Tiểu Luận của Trần Văn Nam, 556 trang.
2. Tiếp nối dòng cảm thức văn học sau năm 1975 (556 trang).
Đây là một công trình rất đồ sộ mà Trần Văn Nam đã dày công nghiên cứu. Hầu như những tác giả quen thuộc ở hải ngoại có sáng tác thơ văn, anh đều để mắt tới. Anh viết với tấm lòng thương yêu quý mến các bạn văn.
Trong 2 quyển sách nhà nghiên cứu Trần Văn Nam in ra, phần lớn là anh dành biếu cho bạn bè. Anh muốn đem những nghiên cứu của mình về các tác giả quen biết, giới thiệu đến với bạn bè, bạn đọc.
Mỗi lần ngồi chung uống cà phê với anh, anh thấy một người bạn nào đó mà anh quen, trong giới văn nghệ, anh đều hỏi chuyện và tìm cách biếu sách. Hình như đó cũng là một thú vui, khi sách của mình được đến tay bạn đọc.
Đó là nói về 2 cuốn sách đồ sộ mà tác giả Trần Văn Nam đã trình làng, nhưng trước đó, khi anh còn học ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Khoa Triết, (anh tốt nghiệp cử nhân Triết) hay khi anh đã ra trường đi dạy học, anh đã có xuất bản mấy tập thơ.
Thơ anh cũng mang màu sắc triết học, khó đọc, nhưng đọc kỷ, rất hay, sâu sắc về ngôn từ.
Anh có một bài thơ viết về giòng sông Cửu Long, một bài thơ hay, mà tôi, cả các anh Phạm Phú Minh, Thành Tôn cũng đều khen hay..
Tôi xin ghi cả bài ra đây:
Ngược Dòng Vạn Dặm Trường Giang
Dòng sông không phải bắt nguồn từ không gian
Của bình nguyên tuyết trắng
Qua rừng núi bạt ngàn
Dòng sông đã bắt nguồn từ thời gian
Do tình thương quá khứ
Do muôn trùng kỷ niệm miên man.
Phải, dòng nước tâm tư ra đi từ đất lành
Vang xa tiếng hát ru con của quê hương thời tuổi mộng
Bên cầu tàu Mỹ Tho đèn lu đèn tỏ
Nhớ về Sài Gòn đèn ngọn đỏ ngọn xanh
Phải, ngọn nguồn sẽ khởi hành từ quê hương
Tất cả sẽ được kể từ dĩ vãng
Câu chuyện một dòng sông sẽ không đi về cửa biển
Chín Con Rồng sẽ bơi ngược tạm biệt trùng dương…
Dẫn khởi kể từ quê tôi có hàng dừa xanh trường cửu
Những đồng bằng cũng rợp bóng cò bay
Một đám dân hiền lành, có khi quả cảm
An phận đời nghe nước chảy đêm ngày…
Dẫn khởi từ đất nước chúng tôi có quá trình lịch sử
Thăng trầm trong bụi cuốn bánh xe quay
Không xây mộng trường chinh
Không dựng đền tháp công trình vĩ đại
Sống hòa đồng với mọi sắc dân bằng cảm thông
Bằng ngôn ngữ độc âm Nam Á-Nam Đảo cội nguồn.
Quê hương chúng tôi là nước Việt Nam
Ven bờ trùng dương sóng vỗ
Cuộc chiến nào từng rung chuyển núi non
Từ rừng xa xanh về miền châu thổ
Bóng lê dân trên khắp nẻo đường mòn.
Chúng tôi đã nhiều khổ đau
Chúng tôi ước mơ hòa bình thế giới
Cũng như con sông Xuyên Á nước về dịu ngọt
Yên bình cho đến cả ngàn sau…
Xuyên Á Xuyên Á
Ngược dòng mà đi, dòng sông muôn dặm
Chảy dọc trời xa: giải nước khổng lồ
Mặt trăng đỏ lừ chặn đường qua biên giới
Và võ vàng trên điêu tàn phế tích hư vô.
Ngã ba biên giới, ngã ba cuộc đời
Nước chảy mông mênh nước lên Biển Hồ
Đường chia đất đai, đường chia dân tộc
Những cuộc tranh hùng là xương trắng khăn sô.
Hỡi bí mật Đế Thiên, hỡi linh thiêng Đồng Tháp
Nước của tình thương xuyên qua bao nhiêu thế kỷ?
Vượt lên bao nhiêu cơ đồ?
Hai dân tộc mong tìm đường thân thiện
Nhạc của đại hòa trên sóng nước mấp mô…
Xuyên Á Xuyên Á
Đường qua xứ Lào, đường qua An Lạc
Dòng nước song hành đường lộ xa xăm
Xứ của người dân lang thang thung lũng
Triết lý cuộc đời sống thác bao năm
Dòng nước êm ru qua miền đất Phật
Mái chùa cong huyền ảo đêm rằm
Đất của ngoại nhân đi tìm sự nghiệp
Súng đạn lên đường trong gió rét căm căm.
Trong chiến cuộc nghe từ Sầm Nứa
Một người hiền vượt biển đến Nam Tha
Bác sĩ Thomas Adooley
Vào thung lũng dựng nhà
Giúp những đời nghèo khổ S
ống với núi non lửa hồng cháy đỏ
Mưa trút và súng nổ nghe xa…
Xuyên Á Xuyên Á
Bên kia bờ là xanh xanh trùng điệp
Là vương quốc hòa bình phương Đông
Sông nước ngược xuôi kinh thành Vọng Các
Thành quách hoàng gia trăng sáng mênh mông
Suốt bao năm không chinh chiến
Cuộc sống hiền như nhịp nước trên sông
Bên kia bờ là Đông Dương sôi động
Đời nơi đây êm ả nước bềnh bồng
Dòng nước còn đi còn đi mãi
Mặc cõi đời ai được ai không
Tiễn đưa bằng tiếng hát
Bờ bến chim ca trong buổi mai hồng.
Xuyên Á Xuyên Á
Dòng nước chảy vào Quốc Gia Phật Giáo Á Châu
Đi ngang qua khoảnh khắc
Mà lưu luyến tiếng kinh cầu
Núi xanh trùng trùng điệp điệp
Ngã ba rẽ vào Miến Điện thâm sâu
Trên núi cao, thời Thế Chiến có con đường chiến lược
Chạy ngoằn ngoèo hoang phế đã từ lâu
Người dân không muốn nhắc nhở
Chiến chinh rồi còn được những gì đâu?
Có một đoàn quân bại trận lẩn trốn
Rồi phôi pha trong mưa gió công hầu…
Xuyên Á Xuyên Á
Nước chảy ngược dòng, nước vào Bách Việt
Nước vào nguồn mạch: Thanh Hải, TrungHoa
Mênh mông hoàng thổ
Tuyết trắng chan hòa
Vùng văn minh Đông Á
Miền bí sử thâm cung
Dãy Thiên Sơn rền vang quá khứ
Trống chiêng tướng mã binh hùng
Xứ của rừng mai ẩn sĩ
Người của Chiến Quốc lao lung
Dòng Dương Tử tràn đầy thơ nhạc
Đường biên cương giặc giã Phiên Ngung
Nước ngược về đây tìm đường kết hợp
Nối những trời mây Đại Đông Á muôn trùng
Bởi vì đâu mà tranh chấp
Sao chẳng hòa đồng hát bản tình chung.
Việt Nam là duyên hải
Ai-Lao, Cam-Bốt thành miền Trung
Miến Điện, Thái Lan: sườn Tây vững chắc
Gió không nhà trên rừng lá cây rung
Dòng Mekong thông nguồn đi suốt tận
Trường giang ca trên sóng nước chập chùng…
Bản tính anh Trần Văn Nam rất hiền lành, chân thật. Nhiều lúc có vấn đề gì đó chúng tôi hay nói đùa vui với anh, mà anh cứ tưởng là thật, hỏi đi hỏi lại mãi. Quê anh ở Bến Tre, nhưng tuổi thơ anh sống nhiều ở Nha Trang, có lẽ nhờ đất đai hiền hòa của hai quê này cộng lại, tạo nên một Trần Văn Nam hiền hòa.
Tôi yêu mến anh, và chúng tôi những người bạn, yêu mến nhau, có lẽ cũng vì những điều hiền lành, chân thật đó.
- Bữa Nhậu Chiều Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Một Đêm Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Trần Hoài Thư Người Thầy Dạy Cũ Trần Yên Hòa Hồi ức
- Mua bán lạc xoong Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào Trần Yên Hòa Thơ
- Dáng Mỏng Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Tiếng Nói Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- Buổi Trưa Ấy Trần Yên Hòa Thơ
- Cỏ Non Trần Yên Hòa Truyện ngắn
- 10 khúc. nhớ. người bội vong Trần Yên Hòa Thơ
• Anh Trần Văn Nam và những cơ duyên trong đời (Hoàng Xuân Trường)
• Nhà thơ và lý luận văn học Trần Văn Nam (Nguyễn Vy Khanh)
• Chiếc Ghế Trống (Để tưởng nhớ Trần Văn Nam) (Trần Mộng Tú)
• Trần Văn Nam: nhà thơ, bạn hiền (Trần Yên Hòa)
• Đọc Thơ Trần Văn Nam (Nguyên Sa)
• Trần Văn Nam (Học Xá)
Để đưa tiễn Trần Văn Nam (Viên Linh)
Nhận định về Trần Văn Nam (9 Tác giả)
Phỏng vấn Trần Văn Nam (Nguyễn Thanh Liêm)
Phỏng vấn Trần Văn Nam (Nguyễn Mạnh Trinh)
Tiểu sử (Học Xá)
• Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh (Trần Văn Nam)
• Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) (Trần Văn Nam)
• Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ (Trần Văn Nam)
• Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc (Trần Văn Nam)
• Trường ca khi ở trên tầng bình lưu
Bắt gặp những chi tiết hiếm quý trong ký sự phim ảnh (chimviet.free.fr)
Thơ đẹp là một vận chuyển toàn bộ
(huyenthoai.me)
Ba bài thơ có chút liên-hệ về chiến tranh được dịch qua Anh-ngữ
Thơ Tuyển (tranvannam.com)
Trang Thơ (hocxa.com)
Website (tranvannam.com)
Bài viết đăng trên mạng:
Học Xá, Talawas, Sáng Tạo, Diễn Đàn Thế Kỷ,
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |