|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Hôm nay tôi đến sớm nhất, kéo cho mình một chiếc ghế ngồi xuống chờ các bạn. Sáng chủ nhật của ngày mùa đông đất trời se lạnh, một chút nắng yếu ớt còn trốn trên ngọn cây. Tôi mặc áo khoác thật dầy mà vẫn lạnh. Quán cà phê đã bắt đầu đông, tiếng ly tách chạm nhau khe khẽ trên quầy nghe thân mật ấm áp, mùi cà phê đã thơm nhè nhẹ trong không gian.
Quán này là nơi hẹn của chúng tôi, một nhóm nhỏ của nghững người bạn văn nghệ. Chúng tôi hẹn nhau không thành lời, cứ sáng chủ nhật ai không vướng bận gì thì tới đây, ai tới được thì tới, ai bận việc riêng thì thôi. Có khi năm sáu người, có khi ba bốn người, thậm chí có khi chỉ hai người gặp nhau thôi. Đã có một lần tôi tới đây một mình, chờ mãi chẳng có ai, tôi định về, nhưng mùi cà phê quyến rũ quá, tôi cũng kéo ghế ngồi xuống cái góc quen thuộc, gọi cho mình một ly cà phê ngồi nhâm nhi, nghĩ ngợi bâng quơ:
Cứ tới, cứ ngồi xuống, dù một mình, cứ làm thành một cuộc gặp mặt với cà phê. Đã sao! Cứ ngồi xuống và nếu ai đó bất ngờ tới, khi gặp mặt nhau, mùa đông cũng thành mùa xuân.
Bình minh đẹp, trời tiết xuân
Những người ngồi quán cuối tuần có nhau
Đến vui, chẳng mong gì đâu
Những cố chấp tránh, những sầu bỏ đi (*)
Nhà hàng đã nhớ khách, và khách cũng nhớ nhà hàng. Chỉ cần nhìn mặt, nhà hàng nhận ra ngay ông khách này thích uống ly cà phê pha cách nào. Cả hai cùng hài lòng về mối thâm giao giữa nhà hàng và khách. Đôi khi có bạn văn từ xa ghé thành phố cũng được bạn địa phương mời tới họp mặt buổi sáng cà phê ở đây. Bạn xa tha hồ mà trầm trồ mà nhớ mãi.
Các bạn của sáng chủ nhật hôm nay đã kéo nhau tới dần, cũng được đến tám người, kể cả tôi nữa. Họ ngồi xuống, gọi cà phê cho nhau. Họ không nhìn thấy sự hiện diện của tôi. Nắng đã lên và hai bàn tay tôi đã ấm. Tôi tự bắt tay mình, tôi xoa hai bàn tay mình vào nhau, nghiêng tai nghe các bạn nói chuyện.
Họ nói về những ngày cuối năm, về cái tết sắp tới, về mùa đông năm nay lạnh hơn những năm trước, về bệnh cúm đang vào thành phố. Tôi yên lặng ngồi nhìn các bạn, nhìn màu cà phê đậm đặc, yên lặng nghe tiếng muỗng chạm vào thành ly, yên lặng nghe các bạn nói về một người bạn mới ra đi tuần trước.
Một người bạn, rồi một người bạn kế tiếp, họ rơi xuống như chữ rơi xuống một câu thơ. Cần bao nhiêu chữ đễ hoàn thành một câu thơ! Những câu thơ viết xuống mùa đông của đời người.
Cà phê bốc khói mơ màng
Bãi xe, mùa bớt lá vàng phong sương
Bầu trời trụ nét mây vương
Cõi người, ai nhớ đời thường hôm nay! (*)
Nhớ nhau chứ, những người bạn này mãi mãi nhớ nhau. Họ ngồi với nhau những sáng chủ nhật tại quán này và tôi đã từng là một thành viên trong nhóm bạn này.
Một người đến trước, ngồi đó, khi có bạn tới, họ đứng lên, kéo chiếc ghé bên cạnh mình, vồn vã, tranh nhau mời: ngồi đây, ngồi đây, ngồi cạnh tôi này. Họ vồn vã như thật lâu rồi không gặp lại nhau. Tiếng ghế kéo ấm áp cả mùa đông. Họ nhìn nhau qua những sợi tóc bạc, những vệt đồi mồi trên má, những vết nhăn đuôi mắt. Chẳng thấy gì cả ngoài “một người bạn” đã thấm đẫm thuốc nhuộm thời gian.
Một chiếc ghế trống, một ly trà được rót ra cho tôi thay vì một tách cà phê. Tên tôi được nhắc tới. Có ai nhìn thấy tôi đâu, tôi cầm ly trà lên uống một ngụm nhỏ, không cảm nhận được vị trà trên môi gì cả, hình như tôi uống vào một hớp không khí, tôi nhìn từng khuôn mặt bạn hữu chung quanh, mặc dù tôi biết đã gặp họ ở đâu đó trong một quãng đời nào đó, sao bỗng dưng trở thành xa lạ, tôi bỗng thấy mình cô đơn lạc lõng.
Những người bạn chung quanh tôi bắt đầu nói chuyện. Họ nói lao xao, tiếng nọ chồng lên tiếng kia. Rồi cuối cùng họ hỏi nhau.
Ai sẽ là người tới đây sau cùng.
Tôi thấy thương cho tất cả bạn mình. Tôi muốn được ở lại với họ, tôi cũng muốn rủ họ đi với tôi. Mà thôi, nơi tôi tới cũng còn mới mẻ quá, tôi vẫn còn lang thang đi tìm những người bạn cũ đã bỏ đi trước tôi, tôi đi gõ từng cánh cửa vô hình.
Một đời người nào khác chi một khúc sông của dòng sông. Bắt nguồn từ đâu và kết thúc ở đâu? Nào ai biết. Nhưng thật sự chúng ta có cần biết không? Con sông có bao giờ tự hỏi mình về cái điều đó, nó chỉ cần có mặt và trôi đi, trôi đi…
Dòng sông không phải bắt nguồn từ không gian
Của bình nguyên tuyết trắng
Qua rừng núi bạt ngàn
Dòng sông đã bắt nguồn từ thời gian
Do tình thương quá khứ
Do muôn trùng kỷ niệm miên man. (*)
Ai đó vừa cầm ly trà đã rót để trước mặt chiếc ghế trống, kêu lên:
“Ồ, anh chàng đã cạn chén trà rồi!”
Tôi đã đến và tôi hiện hữu. (-)
Trần Mộng Tú (1/29/2018)
(*) Thơ Trần văn Nam
(-) Dựa theo câu nói: Je pense donc je suis - Descartes (Tôi suy nghĩ tức là tôi hiện hữu)
- Linh Bảo - Tác Giả Tầu Ngựa Cũ Qua Đời Trần Mộng Tú Tưởng niệm
- Bệnh Viện và Nghĩa Trang Trần Mộng Tú Truyện ngắn
- Chiếc Ghế Trống (Để tưởng nhớ Trần Văn Nam) Trần Mộng Tú Tạp luận
- Quán Trà Thinh Lặng Trần Mộng Tú Truyện ngắn
- Giạt Vào Bờ Trần Mộng Tú Tạp bút
- Bùi Bảo Trúc, Tài Hoa và Lận Ðận Trần Mộng Tú Tạp luận
- Quà Tặng Trong Chiến Tranh Trần Mộng Tú Thơ
- Mẹ và sự lặng im Trần Mộng Tú Thơ
- Chuông Gọi Hồn Ai Trần Mộng Tú Tạp bút
- Sài Gòn Và Tuổi Thơ Của Tôi Trần Mộng Tú Tùy bút
• Anh Trần Văn Nam và những cơ duyên trong đời (Hoàng Xuân Trường)
• Nhà thơ và lý luận văn học Trần Văn Nam (Nguyễn Vy Khanh)
• Chiếc Ghế Trống (Để tưởng nhớ Trần Văn Nam) (Trần Mộng Tú)
• Trần Văn Nam: nhà thơ, bạn hiền (Trần Yên Hòa)
• Đọc Thơ Trần Văn Nam (Nguyên Sa)
• Trần Văn Nam (Học Xá)
Để đưa tiễn Trần Văn Nam (Viên Linh)
Nhận định về Trần Văn Nam (9 Tác giả)
Phỏng vấn Trần Văn Nam (Nguyễn Thanh Liêm)
Phỏng vấn Trần Văn Nam (Nguyễn Mạnh Trinh)
Tiểu sử (Học Xá)
• Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh (Trần Văn Nam)
• Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) (Trần Văn Nam)
• Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ (Trần Văn Nam)
• Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc (Trần Văn Nam)
• Trường ca khi ở trên tầng bình lưu
Bắt gặp những chi tiết hiếm quý trong ký sự phim ảnh (chimviet.free.fr)
Thơ đẹp là một vận chuyển toàn bộ
(huyenthoai.me)
Ba bài thơ có chút liên-hệ về chiến tranh được dịch qua Anh-ngữ
Thơ Tuyển (tranvannam.com)
Trang Thơ (hocxa.com)
Website (tranvannam.com)
Bài viết đăng trên mạng:
Học Xá, Talawas, Sáng Tạo, Diễn Đàn Thế Kỷ,
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |