1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc Thơ Trần Văn Nam (Nguyên Sa) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      29-11-2016 | VĂN HỌC

      Đọc Thơ Trần Văn Nam

        NGUYÊN SA
      Share File.php Share File
          

       

             (Trích bài Tựa Tập Thơ năm 1991)


          Nhà thơ Trần Văn Nam

      Tình yêu trong thơ Trần Văn Nam là một tình yêu lớn (1). Nếu so với âm thanh, tình yêu đó là là một bản hòa tấu (2), nếu mượn màu sắc để so sánh, tình yêu trong thơ Trần Văn Nam hiện ra như một cầu vồng ngũ sắc (3). Hình ảnh thiên nhiên có thật nhiều trong thơ Trần Văn Nam, bởi lẽ nhà thơ có một phần trái tim dành cho những cánh đồng thơ ấu của quê hương cũ, có những khu rừng thâm sâu kỷ niệm (4), có những biển mênh mông khi đe dọa, lúc an ủi ngày dứt áo ra đi (5). Những khúc nhạc lên tới đỉnh cao cảm xúc trong thơ Trần Văn Nam là tình yêu đam mê cất dấu trong những khu vườn êm đềm nhất của nội tâm(6).


      Quê hương Trần Văn Nam:

      Độ chừng bốn chục năm xưa

      Cây xoài con két buổi trưa đường làng

      Thôn Phong Thạnh, vùng Nha Trang

      Xa xôi như đã qua sang cõi nào

      Kêu trong vòm lá xanh cao

      Bóng chim biền biệt bay vào hư không

      (Phong Thạnh, tỉnh Khánh Hòa, là quê hương cha kế của Trần Văn Nam, T.V.N ghi chú – Bài thơ này sáng tác năm 1988).

      Xa hơn quê hương Nha Trang là quê hương Bến Tre:

      Suốt một đời vẫn thấy nước trường giang

      Chuyến phà quanh co, bãi cồn bát ngát

      (Bến Tre là quê mẹ; Gia Định, quê cha. T.V.N. ghi chú)

      Và hôm nay, trong cuộc đời tha hương, đầy ắp trong hồn Trần Văn Nam là quê hương Việt Nam, vì:

      Xứ này thâu hẹp núi sông

      Nghe tàu đêm chạy lòng không nỗi niềm

      Gối chăn, tàu đến tiếng rền

      Ngỡ toa hạng nhất xuôi miền quê xưa

      (Trích bài: Ngủ Đêm, Nghe Tàu Chạy)

      Việt Nam, quê hương đa dạng trong thơ đó, biển cũng muôn màu. Người thơ giao động cực kỳ mãnh liệt trong ngày đi:

      Ngày đi nằm dưới sàn tàu

      Cảm nghe trăm dặm trên màu biển xanh

      Hồi lâu đảo mắt ngó quanh

      Rặng bần Tổ Quốc sắp thành phôi pha...

      Nhưng rồi những xúc động đến từ rời đổi biệt ly của biển ngày đi cũng tan đi, nhường chỗ cho biển muôn đời:

      Bản hòa tấu biển trời xanh muôn thuở

      Như loài người hát mãi khúc tình ca

      Biển là một hình ảnh đậm nét trong thơ Trần Văn Nam. Cũng vậy, âm nhạc trong thơ của tác giả “MÔT ĐÊM CHO THƠ, TÌNH VÀ ÂM NHẠC” sáng chói.

      (Một Đêm Cho Thơ, Tình, Và Âm Nhạc là nhan đề Tập Thơ của Trần Văn Nam do ĐỜI xb. năm 1991 tại Nam California).


      “Ảo Giác Trong Bản Đàn Độc Tấu” là một bài thơ độc đáo

      (Bài thơ này cảm hứng do hình ảnh trên TV chiếu một nhạc sĩ độc tấu Tây Ban Cầm, thỉnh thoảng lại có bóng mờ của người tình dứt áo ra đi, và nàng bước đi trên những giây đàn phóng-đại. Ghi chú của T.V.N.)

      Ngón tay bấm, và ngón rung, ngón vuốt

      Mưa âm thanh trên mấy sợi tơ đồng

      Đường giây đàn thành đại lộ mênh mông

      Có bóng em cùng anh đi chung bước

      Những dấu nhạc ký âm qua lướt thướt

      Cũng biến thành hoa đẹp áo em bay

      Trên đường xưa, vạt áo em tròn xoay

      Đã gói trọn hồn anh thời tuổi trẻ

      Anh gõ nhịp trên thân đàn nhè nhẹ

      Lại thấy em nhảy múa điệu tình ca

      Tiếng vỗ xập xình là nhịp đập tim ta

      Gót chân em dặt dìu trong xa vắng

      Duy chỉ có tiếng em là im lặng

      Không nghe gì trong hiện tại cô đơn

      Vì em đi đã cách mấy năm tròn

      Bỏ lại anh những chiều buồn độc tấu

      Âm nhạc ở đó, biển ở đó, vì tình yêu ở đó. Bất kể bối cảnh, dù cây xăng, dù Parking Lot. Cây xăng, Parking Lot là những bối cảnh đời; biển và nhạc là những bối cảnh tâm tư cho một tình yêu giản đơn, vẻ ngoài trầm lặng nhưng thực chất cực kỳ mãnh liệt. Bài “Cây Xăng 24 Giờ” của Trần Văn Nam

      (thử thi-hóa môt cảnh-vật đô-thị. Ghi chú của T.V.N.):

      Nếu như em ngại lỡ đường

      Xe xăng cạn lúc phố phường ngủ mơ

      Trạm xăng hai mươi bốn giờ

      Suốt đêm đèn sáng sẽ chờ đôi ta

      Freeway sát bóng trăng tà

      Đường khuya khắn khít anh và bóng em”.

      “Parking Lot Ở Trên Cao” cũng rất tới

      (cũng thử thi-hóa một cảnh-vật đô-thị)

      Tiễn em ra tận phi trường

      Về phương trời khác, trùng dương cõi ngoài

      Parking Lot cách xa đời

      Lấy xe về chốn một thời ái ân

      Trên cao xe chạy xuống dần

      Theo vòng trôn ốc, tâm thần quẩn quanh

      Biển và trời, âm nhạc, quê hương và tình yêu, trong thơ Trần Văn Nam, qua những nối tiếp đổi dời, qua những khác biệt dạng thức, trước sau, vĩnh viễn Trần văn Nam. Thơ Trần Văn Nam không giống thơ ai. Nó là Trần Văn Nam. Nghệ thuật trong một phạm vi, chính là tác phẩm mang dấu ấn độc đáo của tác giả.


      Irvine, California, 1991


      Ghi Chú:

      - Lời Tựa của Thi sĩ Nguyên Sa có ý liên hệ đến các bài thơ sau đây của Trần Văn Nam trong Tập Thơ kể trên:

      1/ Cây Đàn Của Ta;

      2/ Tình Như Biển Xanh Muôn Thuở;

      3/ Ngũ Sắc Cầu Vồng (tức Cầu Vồng HóaThân);

      4/ Ấn Tượng Cánh Đồng Đầy Kên Kên;

      5/ Khi Vào Hải Phận Thái Lan;

      6/ Nhạc và Truyện.


      Nguyên Sa
      luanhoan.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc Thơ Trần Văn Nam Nguyên Sa Nhận định

      - Rời Bỏ Nền Văn Chương Trú Ẩn Nguyên Sa Nhận định

      - Đọc thơ Viên Linh Nguyên Sa Khảo luận

      - Phạm Duy với ngàn lời ca Nguyên Sa Tạp bút

    3. Bài viết về nhà văn Trần Văn Nam (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trần Văn Nam

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Anh Trần Văn Nam và những cơ duyên trong đời (Hoàng Xuân Trường)

      Nhà thơ và lý luận văn học Trần Văn Nam (Nguyễn Vy Khanh)

      Chiếc Ghế Trống (Để tưởng nhớ Trần Văn Nam) (Trần Mộng Tú)

      Trần Văn Nam: nhà thơ, bạn hiền (Trần Yên Hòa)

      Đọc Thơ Trần Văn Nam (Nguyên Sa)

      Trần Văn Nam (Học Xá)

      Để đưa tiễn Trần Văn Nam (Viên Linh)

      Nhận định về Trần Văn Nam (9 Tác giả)

      Phỏng vấn Trần Văn Nam (Nguyễn Thanh Liêm)

      Phỏng vấn Trần Văn Nam (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Tiểu sử (Học Xá)

       

      Tác phẩm của Trần Văn Nam

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh (Trần Văn Nam)

      Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) (Trần Văn Nam)

      Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ (Trần Văn Nam)

      Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc (Trần Văn Nam)

      Trường ca khi ở trên tầng bình lưu

      (Trần Văn Nam)

      Bắt gặp những chi tiết hiếm quý trong ký sự phim ảnh (chimviet.free.fr)

      Thơ đẹp là một vận chuyển toàn bộ

      (huyenthoai.me)

      Ba bài thơ có chút liên-hệ về chiến tranh được dịch qua Anh-ngữ

      Thơ Tuyển (tranvannam.com)

      Trang Thơ (hocxa.com)

      Website (tranvannam.com)

           Bài viết đăng trên mạng:

      Học Xá, Talawas, Sáng Tạo, Diễn Đàn Thế Kỷ,

      Văn Chương Việt, 4phuong.net.

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)