1. Head_

    Mai Trung Tĩnh

    (..1937 - 20.12.2002)

    Việt Dzũng

    (8.9.1958 - 20.12.2013)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc Tâm Thanh, Từ Một Góc Riêng (Nguyễn Mộng Giác) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      04-05-2014 | VĂN HỌC

      Đọc Tâm Thanh, Từ Một Góc Riêng

        NGUYỄN MỘNG GIÁC
      Share File.php Share File
          

       


           Nhà văn Tâm Thanh
          (nguồn: luanhoan.net)


      Hồi anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca vừa từ Thụy Điển qua Mỹ định cư, tôi có hỏi thăm về đời sống của anh chị ở bên đó. Lời kể của anh chị có thể làm cho mọi người "mơ được làm công dân Thụy Điển". Một đất nước thanh bình. Một dân tộc khả ái, hiếu khách, văn minh. Một hệ thống an sinh xã hội tuyệt hảo... Bao nhiêu chuyện ấy, tôi đã nghe qua. Nói chung, đời sống của người tị nạn Việt Nam ở các nước Bắc Âu như Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Hoà Lan là "ước mơ đã thành hiện thực", như cách nói của người Mỹ. Nhưng đã được sống như thế, sao anh chị vẫn định đem cả gia đình sang Mỹ?


      Nhà thơ Trần Dạ Từ kể chuyện cả hội đồng thị xã bàn cãi nhau hàng tháng trời chuyện nên cho chim ở công viên ăn thức ăn gì, hoa trồng ở công viên nên chọn loại gì... nghe mà sốt cả ruột! Vì sốt cả ruột trong cái thanh bình "bất thường" ấy, anh chị muốn qua Mỹ để được sống trở lại cái dồn dập, cái bất trắc, cái hối hả, cái khóc cái cười của dân tộc mình, qua sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Quận Cam tiểu bang California. Trong cái quyền được đi tìm hạnh phúc, mỗi người có cái quyền định nghĩa thế nào là hạnh phúc. Có những định nghĩa trái khoáy, như trong các lạc thú hạnh phúc, có cái thú đau thương.


      Một số bạn văn định cư ở các nước vùng Bắc Âu không chọn con đường phiêu lưu như anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca. Chị Nguyễn Thị Vinh, Anh Nguyễn Hữu Nhật, Anh Dương Kiền, Anh Cao Xuân Tứ, Chị Khánh Hà, Anh Tâm Thanh... Cộng đồng người Việt ở các nước đó hầu hết đều nhỏ, gặp đồng hương còn mừng rỡ như gặp cố nhân chứ chưa lạnh nhạt đề phòng như cách cư xử nhau ở các cộng đồng lớn ở Pháp, Đức, Úc, Canada, Mỹ.


      Tôi đoán những lúc có một phong trào chính trị nào đó quét qua, những cộng đồng nhỏ ấy cũng có xáo trộn. Nhưng như cơn bão trong tách trà, có bất đồng gì cuối tuần cũng phải gặp nhau ở nhà người này người nọ, nếu tuyệt giao với những người nghĩ khác mình thì còn chỗ nào để giải trí cuối tuần? Cái vốn bạn bè không có nhiều như ở những xứ có đông người Việt, nên sự khôn ngoan cho người ta biết phải dè xẻn. Bão lớn cũng thành gió heo may. Sống trong một xã hội ổn định, chuyện cộng đồng thì vô sự, những bạn văn của tôi ở vùng Bắc Âu lấy nguồn hứng ở đâu mà viết? Tôi thường tự hỏi như thế mỗi khi nhận liên tiếp nhiều truyện ngắn, bài thơ giá trị gửi từ Bắc Âu.


      Câu hỏi ấy đeo đẳng tôi suốt thời gian tôi đọc tập truyện ngắn Thiên Nga Giữa Cõi Người của nhà văn Tâm Thanh.


      Không phải ngẫu nhiên mà Tâm Thanh chọn tên truyện ngắn này làm tên chung cho toàn tập truyện. Truyện đơn giản thôi: Một đôi thiên nga giống đẹp nhất vùng sông hồ Telemark một hôm đột nhiên trở nên hung dữ với một cậu bé bơi lội trong hồ. Biến cố đó đặt dân trong vùng trước một lựa chọn khó khăn: hoặc xem vụ loài chim diễm lệ tấn công cậu bé như một vụ việc không đáng kể, hoặc phải bắn chết "thủ phạm" là con chim trống để bảo vệ an toàn cho những người đến chơi hồ.


      Nhiều cuộc tranh luận nổ ra trên báo chí, trong tòa hành chánh thị xã. Một "phiên tòa" được thiết lập. Những người bênh vực đôi thiên nga ngờ rằng vụ tấn công đứa bé phải có nguyên nhân nào đó, chẳng hạn đôi chim tức giận vì bị kẻ lạ quấy phá ổ trứng. Lập luận này bị bác bỏ, vì những người am tường đời sống loài thiên nga cho biết rằng thiên nga ít khi làm tổ đẻ trứng ở gần chỗ đông người, và cậu bé nạn nhân không hề quấy phá ổ trứng của đôi chim hung dữ.


      Kết quả là bản án tử hình dành cho con chim trống, mặc dù người ta biết rằng một khi con trống qua đời, con mái không thể chịu đựng sự cô độc cũng sẽ chết theo sau đó. Sau khi bản án được thi hành, người viết truyện tìm thấy một ổ trứng thiên nga ngay gần hồ, bên cạnh là xác con thiên nga mái. Đôi thiên nga tức giận vì ổ trứng bị loài rái cá quấy phá, và khi thấy cậu bé bơi theo kiểu ngụp lặn giống loài rái cá, tưởng đã tìm ra kẻ thù. Sự lầm lẫn bi thảm!


      Có thể nói "bi kịch diễn ra ngay trong những hoàn cảnh lý tưởng" như câu chuyện vừa kể là chủ đề của hầu hết truyện ngắn của Tâm Thanh. Bối cảnh truyện của anh đều đẹp. Nhân vật truyện đều hiền. Mạch truyện xuôi dòng êm ả. Ngôn ngữ truyện trong sáng, nhiều khi thi vị như ngôn ngữ thơ. Thiên nhiên hùng vĩ và diễm lệ của vùng Bắc Âu, cùng với tình người cao đẹp của các dân tộc địa phương đối với người tị nạn Việt Nam, như đã hiển hiện trên từng trang truyện của Tâm Thanh. Nếu dừng lại đây, tác giả cũng đã hoàn tất một phận sự cần thiết: cảm ơn Trời Đất bao dung, cảm ơn Con Người bao dung.


      Nhưng Tâm Thanh không chủ tâm viết những bài tụng ca, thay mặt cho các đồng hương tị nạn. Những hoàn cảnh lý tưởng của truyện, thật ra, chỉ là màn khói giả trang. Hoặc là những cái cớ. Chủ ý của anh là truy tầm những bi kịch muôn thuở ngay trong những hoàn cảnh bất ngờ nhất, nơi người ta tưởng không bao giờ có bi kịch. Người đọc bước vào truyện như lạc vào một cõi mơ, và ra khỏi truyện thì ngơ ngẩn bàng hoàng vì băn khoăn không hiểu nổi những vấn nạn muôn thuở của nhân sinh. Có thể xem truyện ngắn của Tâm Thanh như những bài thơ triết lý. Dấu vết bi kịch ẩn hiện thấp thoáng đằng sau thiên nhiên thơ mộng hay nếp sống yên ả thanh bình, để đến những dòng cuối, toàn thể bi kịch hiện ra bất ngờ giống như cấu trúc những truyện ngắn của O. Henry hay Anton Tchekov (như trong Phấn thông, Hai chiếc bóng, Nam quốc sơn hà, Hai mẹ con, Con bọ mắt).


      Đọc truyện của Tâm Thanh, người đọc nhận được món quà đầu tiên là cảm thấy yêu đời, yêu người hơn. Món quà ấy đáng quí đối với kiếp sống tha hương của những người phải xa nơi chôn nhau cắt rốn, bắt đầu tái dựng một cuộc sống mới ở nơi xa lạ. Nhưng Tâm Thanh còn gửi đến tất cả chúng ta một món quà quí hơn sự lạc quan. Anh giúp chúng ta hiểu đời hơn, báo trước cho chúng ta những bất trắc, những ngộ nhận, những mất mát không thể tránh khỏi trong đời sống, nghĩa là giúp chúng ta biết vui mà không mù quáng, cũng như biết buồn mà không bi lụy. Tâm Thanh viết văn như một cách tiếp nối nghề nghiệp anh đã từng làm ở quê nhà trước ngày tan đàn rã gánh: nghề một giáo sư triết học. Chỉ khác là lần này anh "triết lý" bằng "thi ca".


      Nguyễn Mộng Giác

      Nguồn: Văn Học số 159, tháng Bảy năm 1999

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc Lại Hoàng Đạo Nguyễn Mộng Giác Nhận định

      - Nghĩ về Kiệt Tấn Nguyễn Mộng Giác Nhận định

      - Nhìn Lại Một Năm Văn Chương Hải Ngoại Nguyễn Mộng Giác Nhận định

      - Đọc Tâm Thanh, Từ Một Góc Riêng Nguyễn Mộng Giác Nhận định

    3. Bài viết về nhà văn Tâm Thanh (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tâm Thanh

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tâm Thanh – thiên nga không còn giữa cõi người (Phạm Tín An Ninh)

      Đọc Tâm Thanh, Từ Một Góc Riêng (Nguyễn Mộng Giác)

      Bài Nói Chuyện về Những Tác Phẩm của Tâm Thanh (Nguyễn Văn Thà)

      Tâm Thanh (Học Xá)

      NHỚ TÂM THANH, NHÂN NGÀY GIỖ ĐẦU 9 THÁNG TƯ 2016 ĐỌC LẠI “LỆNH TRIỆU BAN RỒI” của TÂM THANH (MT Xuân Đỗ)

      Phác Họa Tâm Thanh (Luân Hoán)

      Nhà văn Tâm Thanh qua Nhà thơ Khánh Hà (Vuông Chiếu)

      Vài nhận xét truyện Tâm Thanh

       (Nguyễn Văn Thà và Trần Vấn Lệ)

      Vài Lời về Truyện Lụa Bạch (Victoria Tran Huynh)

       

      Tác phẩm của Tâm Thanh

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Lụa Bạch (Tâm Thanh)

      Câu Truyện Hay Nhất Thế Giới (Tâm Thanh)

      Thiên Hương Về Trời (Tâm Thanh)

      Bức Thư của Nhà Văn Tâm Thanh (Tâm Thanh)

      Trích Tiên (Tâm Thanh)

      Thiên Nga Giữa Cõi Người (luanhoan.net)

      Di Ngôn Lạ (luanhoan.net)

      Hương Xưa (luanhoan.net)

      Túp Lều Của Chị Tôi (luanhoan.net)

      Bàn Tay (luanhoan.net)

      Đọc Thơ Người Nhà (luanhoan.net)

      Con Bọ Mắt (diendantheky.net)

      Câu Truyện Hay Nhất Thế Giới (daoanhdung.blog)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)