|
Phạm Ngọc Lũy(20.11.1919 - 21.12.2022) | Quách Tấn(4.1.1910 - 21.12.1992) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
GS Trần Ngọc Ninh
Chúa nhựt 1 tháng Bảy 2018 tôi nghĩ mình đã làm một việc hữu ích cho mình khi tham dự buổi thuyết trình của Giáo sư Trần Ngọc Ninh, cố vấn của Viện Việt-Học, CA về Ngữ học.
Giáo sư Ninh trước quốc nạn 1975 là GS môn giải phẫu tại trường Đại Học Y Khoa Sàigòn và là nhà văn hóa có những sách viết về đạo Phật, Đức Phật giữa chúng ta (Lá Bối, Sg, 1972), về cấu trúc của tiếng Việt, Cơ cấu Việt ngữ (Lửa Thiêng, Sg, 1972, 1975) theo cái nhìn mới mẻ về hai vấn đề này mà nay gần nửa thế kỷ sau chưa thấy có quyển sách nào cùng loại vượt được.
Nay Giáo sư Ninh sau một thời gian dài nghiên cứu, nghiền ngẫm để bổ túc thêm bộ Cơ cấu Việt ngữ ngày xưa đã cho ra đời ba bộ sách đồ sộ liên quan xa gần đến vấn đề nầy:
- Ngữ pháp Việt Nam, Viện Việt-Học, 1917.
- Ngữ-vựng tiếng Việt đầu tiên, Viện Việt-Học, 1917.
- Tố Như & Đoạn trường tân thanh, Thế Giới, Sàigòn, 2007.
Quyển Tố Như & Đoạn trường tân thanh tuy là một quyển sách nói về Đoạn Trường Tân Thanh và những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du nhưng là một quyển sách đặc biệt do tác giả ứng dụng sở đắc của mình về ngữ học cơ cấu để giải thích một số vấn đề quan trọng và đưa ra cách hiểu một số từ ngữ đặc biệt của Nguyễn Du có nhiều tính cách thuyết phục.
Nay, có lẽ nhận thấy rằng mình cần giải thích trực tiếp để đường hướng nghiên cứu ngữ pháp mới của mình tới gần hơn thêm nữa với người để ý môn này, GS Ninh đã đăng đàn buổi nói chuyện tại Viện Việt-Học với đề tài:
Cơ cấu Việt ngữ theo Chomsky.
Buổi nói chuyện quá chuyên môn, hào hứng và nhiều tính chất cung cấp kiến thức khiến cả hội trường người người im lặng lắng nghe. Theo tôi, ai hôm đó cũng đều xúc động về hai điều:
1. Một cụ già ngót nghét một thế kỷ tuổi đời, chân đi không vững, lên diễn đàn cần phải có người giúp đỡ thế mà ngồi liên tục hơn hai giờ đồng hồ để trình bày rõ ràng về một đề tài chuyên môn khô khan khó nuốt. Giáo sư Ninh, với giọng nói còn rất mạnh, đã trình bày khúc chiết, những chuyên đề của Ngữ học mới, rất mới, với những nhận xét đặc biệt từ ngôn ngữ nói chung, từ chữ dùng trong văn chương Việt Nam nói riêng đến những vấn đề nho nhỏ của chữ Việt như: Chữ Việt xưa không có chấm câu, nguồn gốc vài ba từ xưa mà GS bất chợt nói qua khi bàn về chuyện khác.
Tất cả đều có tính cách làm bật dậy những suy nghĩ, những phản ứng (chấp nhận hay phản đối) từ người ngồi nghe ở phía dưới.
2. Áp dụng học thuyết của Chomsky vào trường hợp ngôn ngữ Việt Nam, GS Ninh nhận xét về nhiều điều có thể nói là mới lạ đối với người làm hay thưởng thức văn chương không đi vào con đường ngữ học hiện đại.
Ông xác quyết rằng xưa người Việt Nam – chịu ảnh hưởng của Tàu – viết không chấm câu, cũng không có dấu phết để ngắt đoạn mà chỉ viết phân cách nhóm sáu chữ và nhóm tám chữ…. cứ như thế cho tới hết cuốn truyện. Nay ta đọc phải hiểu sự ngắt đoạn mới hiểu rõ ý tác giả. Sau chữ rằng trong truyện Nôm chẳng hạn. Lấy thí dụ trong sách Tố Như & Đoạn trường tân thanh của ông:
Kiều rằng: Những đấng tài-hoa,
thác là thể phách, còn là tinh anh.
Ta sẽ hiểu hơn lý thuyết và chủ trương của ông khi quan sát cách viết câu lục bát trên. Thêm hai chấm (:) sau chữ rằng. Sau đó vì dẫn lời nói của nhân vật nên chữ những được viết hoa cho con chữ N(hững).
Đi xa hơn, nguyên câu nói dài của một nhân vật ông chủ trương trình bày khác với số đông thông thường xưa nay. Chẳng hạn ở trang 70 trong quyển Tố Như và ĐTTT nói trên:
Một lời đã chót tâm giao,
dưới đây có đất, trên cao có trời, dẫu
rằng vật đổi sao rời,
tử sinh, cũng giữ lấy lời tử sinh.
(Dẫn chứng nầy, hôm nói chuyện, GS Ninh nói phớt qua và cho thí dụ khác, nhưng cũng là tương tợ.)
Tôi tâm đắc – và đồng thời thắc mắc – khi ông nhắc lại vài thí dụ kinh điển trong văn chương và giải thích vai trò của một vài từ đặc biệt do chỗ đứng của nó trong câu:
Giang san một gánh giữa đồng,
thiền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng?
Chữ ứ hự ở đây, theo GS Ninh là động từ vì nó đi sau chủ từ thiền quyên. Ý kiến nầy hay quá chứ, đó là chưa kể chữ ứ hự chính nó đã hay, chưa thấy trường hợp tương tợ trong văn chương Việt.
Thính chúng và tôi thắc mắc, do suy nghĩ chịu ảnh hưởng của văn phạm xưa đã thâm căn: Có những từ ẩn, từ hiểu ngầm (sous- entendu) trong câu nói câu viết, chúng không cần có mặt nhưng ai cũng hiểu chúng đang lãng vãn ở đây. Từ đó ta có thể hiểu câu trên theo nhiều cách:
1 …..Thiền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng. Chữ ứ hự là động từ, theo TNN.
2…. thiền quyên [bị, có] ứ hự. Ứ hự là trạng từ.
3, …thiền quyên [ở trong tình trạng, mang tâm trạng, ở vào trạng thái,,] ứ hự. vậy thì ứ hự là trạng từ, hoặc là tĩnh từ…
Tôi tâm đắc vì từ đặc biệt ứ hự có thể mang áo là động từ, là trạng từ là gì gì khác, hay thậm chí kết hợp với thiền quyên thành nhóm chữ danh từ: thuyền quyên ứ hự tương tự như nhóm chữ danh từ hồng nhan đa truân thì câu nói của người phụ nữ kia với quan ngài Nguyễn Công Trứ cũng đã làm cho ta động não và thấy được cái hay ho của những từ ngữ đặc biệt trong văn chương Việt.
Một thí dụ khác GS Ninh đưa ra mà tôi nghe lào xào ở những thính giả không đồng tình:
Lấy chồng từ thuở mười ba,
đến khi mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son,
về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
GS Ninh nói rằng từ đã và biến thinh của nó thành đà là tiếng chỉ tình trạng quá khứ, cũng như tiếng sẽ chỉ tình trạng tương lai của động từ. Vậy thì trong đoạn thơ trên, hai chữ năm con đã được biến thành động từ, nói cách khác, trong trường hợp nầy từ năm con phải hiểu là trở thành năm con.
Cũng như trường hợp trên, tôi nhớ đến sự giải thích chủ từ ẩn, động từ ẩn (có, có được, có sanh …) và năm con được coi như danh từ làm túc từ cho đà (có).
Chuyện ngữ học, nhứt là ngữ học cơ cấu, vốn không phải là lãnh vực của người sáng tác như người viết bài nầy nên nghe nhiều hơn bàn. Nghe để thâu lượm những kiến giải, những xác quyết đặc biệt vốn dễ nắm bắt. Hôm ấy chúng tôi nghe được nhiều điều:
1. Người xưa không có chữ nếu. Văn chương xưa cho thấy một chữ nếu ở thơ Nguyễn Trãi thôi, không thấy ở đâu khác. Người xưa dùng từ ngữ tương đương của nếu là ví, ví bằng, ví dầu, ví như, dầu, dẫu, dầu mà, dầu rằng…
2. Chữ nếu là chữ chữ nêu (cây nêu) mà ra.
3. Chữ nghỉ mà cụ Hoàng Xuân Hãn cho là từ của vùng Hà Tĩnh là từ chữ người mà ra.
4. Chữ Tàu chỉ China ngày nay do chữ Tần mà ra. (Điều nầy hôm chúa nhật đó GS Ninh không nhắc lại vì không có dịp nhưng tôi đọc đâu đó lời xác quyết nầy của cụ.
Những ý nho nhỏ trên chắc chắn đã được hoài thai từ những suy ngẫm lâu dài không phải là thứ để cho chúng ta phản bác hay chấp nhận dễ dàng mà không suy nghĩ và đưa ra lý chứng ngữ học cũng như văn chương. Đó là những cái gân gà mà Tào Tháo xưa nhai gặp: ngon thì có ngon nhưng khó nuốt.
Cụ Giáo Sư Ninh, bậc thầy của tôi, người đã ký nghị định cho tôi vào ngạch thầy giáo Trung học Đệ Nhị Cấp thời xưa, 1965, với vốn kiến thức văn học, ngữ học bao la, thính giả chúa nhựt hôm đó ra về chắc chẳng còn nhớ bao nhiêu vì đề tài quá bao la, nhưng ít ra mỗi người cũng thích thú ở một vài chi tiết mà mình đắc ý hay tạo thành đề tài cho mình suy nghĩ đào sâu để chấp nhận hay phản bác. Đó là điều mà người diễn thuyết nào cũng muốn nhưng chưa chắc nhiều người làm được.
Để bài nầy đỡ khô khan, xin được ké bài thơ làm khi tưởng đến dáng kiều thơm của mình khi mới bước vào tuổi thanh xuân:
Nắng liếm bờ rào bông bụp đỏ,
Em thẩn thơ dáng nhỏ bên rèm.
Ta, người đây đó gần thêm,
Tai mơ tiếng khẽ dịu mềm kiều nương.
(NVS, Sàigòn 1964)
Khi mơ được nghe tiếng nàng thơ thì thấy mình không bị xa cách. Khi tưởng tượng ra dáng thẩn thơ của ai kia thì lòng đã vui vui rồi.
Nhưng thẩn thơ trong trường hợp nầy là động từ, tĩnh từ, hay trạng từ?
(Victorville, July 4, 2018)
- Bút ký về hai vị thầy của tôi Gs Nghiêm Toản và Lm Thanh Lãng Nguyễn Văn Sâm Bút ký
- Nguyễn Vy Khanh: Đã Từng Có Một Nền Văn Học Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Sâm Nhận định
- Bài nói chuyện nhân buổi RA MẮT SÁCH 45 năm sống ở Mỹ: Được Gì, Mất Gì? của GS Lê Thanh Hoàng Dân Nguyễn Văn Sâm Giới thiệu
- Thầy Nguyễn Khắc Kham - Võ Trường Toản Miền Nam Nguyễn Văn Sâm Tạp luận
- Nguyễn Mạnh An Dân: Tiếng thét trước tệ nạn Nguyễn Văn Sâm Nhận định
- U Tình Lục, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thí nghiệm về đất trời Phương Nam Nguyễn Văn Sâm Giới thiệu
- Buổi nói chuyện về ngữ học cơ cấu của một học giả tuổi gần trăm Nguyễn Văn Sâm Nhận định
- Một chút Văn Khoa Sàigòn năm 60 Nguyễn Văn Sâm Tản mạn
- Lê Hữu Mục: Tâm moa là mây Nguyễn Văn Sâm Tản mạn
- Trương Vĩnh Ký, người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ Nguyễn Văn Sâm Điểm sách
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |