1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nghĩ Thêm Về Cái Chết Của Từ Chung (Nguyễn Mạnh Côn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      6-3-2019 | VĂN HỌC

      Nghĩ Thêm Về Cái Chết Của Từ Chung

         NGUYỄN MẠNH CÔN
      Share File.php Share File
          

       

      Ngày 30 tháng 12 năm nay là ngày giỗ tất TỪ - CHUNG VŨ NHẤT HUY - nhà báo đã bị sát hại ba năm về trước.

      Chúng tôi trang trọng giới thiệu bản văn dưới đây, gọi là thắp nén tâm hương tưởng niệm người đã khuất...

      Tòa-soạn VĂN


      NHÂN LẠI VIẾT VỀ TỪ CHUNG, ĐIỀU TÔI MUỐN NÓI ĐẾN trước hết là một vấn đề ngũ vựng. Vấn đề không do anh đặt ra, cũng không bắt đầu từ chính anh, nhưng được chú ý nhiều là nhờ sự quá vãng của anh. Vì anh bị ám hại, làng văn làng báo xôn xao nhiều, và có nhiều người nói hoặc viết về anh, nên sự bực bội nhỏ nhoi bỗng trở thành to lớn, Nguyên nhân của sự bực bội đó là cái cách dùng chữ "cố" một cảch bừa bãi, sai lầm, thậm chí có thể gây nên một tiền lệ khó khăn cho người cầm bút.


      Người ta viết "Cố ký giả Từ Chung", rồi viết "Cố thi sĩ Đinh Hùng", mà không bao giờ viết "Cố Thi sĩ Nguyễn Du" hay "Cố ký giả Nguyễn Văn Vĩnh". Tại sao thế?


      - Tại, theo tôi hiều, có nhiều người tưởng lầm chữ cố "cố" có tính chất tôn sùng, trọng vọng. Và tại có một số người hiểu đúng chữ "cố" chỉ có tác dụng tỏ rõ cho người đọc biết người được nói đến đã qua đời, nhưng lại không phân biệt được cách dùng cho êm tai, hợp lý.


      Lẽ tất nhiên, chữ "cố" dùng để chỉ người đã chết, nhưng nó có tính chất thiết yếu phân định kẻ còn, người mất. Trường hợp minh bạch hơn cả là khi người ta nói đến một chức vụ: cố tổng thống, cố tỉnh trưởng v.v..., vì trong khi dùng chữ như thể, người ta đã gửi sẵn một ý niệm rằng, ngay trong lúc đó, đã có một ông tổng thống, một ông tỉnh trưởng đang tại chức. Điểm thứ hai là chữ "cố" kèm theo một chức vụ làm cho câu viết, lời nói lòng thòng kiểu cách. Vì thế nên, đối với bất cứ nhân vật nào mới chết, mà có chức vụ quan trọng, người ta cũng chỉ dùng chữ "cố" trong một thời gian ngắn, một thời gian "bàn giao tinh thần" hay "so sánh sự nghiệp" giữa người mới qua đời và người đến thay thế. Sau đó là thôi.


      Nghĩa là nếu người quá vãng còn được nhắc đến lâu hơn nữa, thì chắc hẳn người đó đã đi vào lịch sử. Chữ "cố" sẽ được cắt bỏ. Ví dụ: Tổng đốc Phương, Đề Thám, Quận Hẻo, Đội Cấn... Lẽ tất nhiên không, ai nghĩ đến gọi: Cố Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.


      Vào trường hợp người quá vãng chỉ có nghề nghiệp, hoặc có chức vụ nhưng không được trọng vọng bằng nghề nghiệp, thì người ta, nếu thấy cần, chỉ dùng chữ "cố" trong một thời gian thật ngắn. Ví dụ người ta có thể viết "Cố Thiếu tướng X" trong một số tài liệu nói vế binh nghiệp của vị sĩ qua mới qua đời này. Người ta cũng có thể viết "Cố thi sĩ Đinh Hùng" hay "Cố ký giả Từ Chung" trong những bài báo nói về con người của Đinh Hùng hay Từ Chung khi còn sống (và nay đã mất). Nhưng, sau đó, người ta không thể mỗi tuần lễ một vài lần nhắc tới sự nghiệp thi văn, báo chí của hai anh nhà cứ dùng chữ "cố" mãi - nhất là trong một bài, mà tôi được nghe, có nói đến "Cố thi sĩ Đinh Hùng" và "các thi sĩ Nguyễn Du, Hàn-mặc Tử" v.v... Điều người ta cần hiểu là sự nghiệp của hai anh đã thành, thì sự kiện các anh còn sinh tiền hay không, không có liên hệ gì đến giá trị của sự nghiệp ấy.


      Trường hợp sau cùng là sự thành tín, thủy chung của nhựt báo Chính Luận đã khiến cho Tòa soạn báo ấy vĩnh viễn (?) ghi tên anh Từ Chung là "Cố Tổng Thư ký Tòa soạn". Cử chỉ ấy làm cho bạn đọc cảm động, khâm phục, nhưng nó làm cho người ta hiểu lầm bằng nhiều cách: hoặc Tòa soạn muốn tỏ ra rằng anh Từ Chung đã khuất núi nhung còn hiện diện và vẫn làm Tổng Thư ký như thường - nghe nói nhà báo vẫn trả lương hàng tháng của anh nơi chị Từ Chung -; hoặc muốn ghi công anh là người Tổng thư ký đã làm sáng danh tờ báo, hoặc muốn tỏ rằng sau Từ Chung không còn ai đáng làm Tổng Thư ký, cho nên vẫn để anh làm Tổng Thư ký, và chỉ thêm chữ "cố" để tỏ rằng anh đã mất.


      Tối thiết nghĩ trường hợp thứ hai có vẻ hợp lý hơn; đó là cách chứng tỏ rằng tờ báo không bao giờ quên Từ Chung. Nhưng tình cảm có thể làm khó cho tờ báo, nếu tờ báo lớn dần, nhất định phải có Tổng Thư ký mới, thi chức vụ và tên họ người mới đến sẽ được đặt vào đâu? Không kể trường hợp có thể xảy ra: người Tổng Thư ký mới cũng chết trên bàn viết. Lúc bấy giờ tòa báo sẽ xử sự ra sao? Đề tên "Cổ Tổng Thư ký" hai người, rồi ba người? Khiến cho những người đó không được chết, vì thật ra, cải nó làm cho anh Từ Chung, chỉ một mình anh thôi, xứng đáng được tòa báo ghi tên vĩnh viễn, theo tôi nghĩ, không phải là riêng sự kiện anh bị ám hại mà thôi, mà còn là cái công lao anh SÁNG LẬP ra tờ báo Chính Luận.


      Như vậy, xin các anh bên Tòa soạn Chính Luận cho phép tôi đề nghị: thay vì đề "Cố Tổng thư ký Tòa soạn: Từ Chung", có lẽ các anh nên đề "Tổng Thứ ký sáng lập: Tử Chung", hoặc "Tổng Thư ký Tòa soạn sáng lập: Ký giả quá cố Từ Chung" - sở dĩ trong trường hợp sau, tôi đề nghị dùng chữ "quá cố" vì một tờ nhật báo khác hẳn một tập thơ, văn, vì nó luôn luôn có những độc giả mới, thuộc tầng lớp bình dân, không được biết danh tiếng anh Từ Chung, và do đó, nếu không ghi rằng anh đã mất, họ sẽ tưởng anh vẫn còn chỉ huy Tòa soạn (còn chữ "quá cố" thay chữ "cố" chỉ cốt để dễ đọc).


      Ý kiến dông dài nhưng chân thành, xin các anh tha lỗi cho (1)


      *

      Điều thứ hai tôi muốn nói tới, trong khi viết lại về Từ Chung, là thái độ đáng trách của nhiều đồng bào, đồng nghiệp, sau khi anh quá vãng, đã loan tin bừa bãi: Từ Chung bị giết vì thân Mỹ, vì làm cho CIA, vì chống đối trong nội bộ đảng Đại Việt... Thật đau lòng. khi quốc dân mất một phần tử tải năng, liêm khiết, mà không mấy người hiểu thấu được tầm quan trọng của sự mất mát ấy.


      Riêng phần tôi, nhớ lại bài "Anh Tử Chung ngã xuống như một chiến sĩ", tôi nhận thấy chính tôi cũng không nói lên được đầy đủ cái giá trị tinh thần và nghề nghiệp của anh. Tôi không chối rằng anh với tôi vốn không đồng ý với nhau, Anh là người thiết thực, muốn do con đường kinh tế mà cải tạo nhân sinh. Anh theo con đường luận lý và phương pháp Tây phương. Một lần được gặp anh ở nhà một người bạn, và cùng chờ người bạn đó đi vắng chưa về, tôi có hỏi ý kiến anh về một vài khiếm khuyết của chế độ kinh tế tư bản và tự do cạnh tranh. Anh xác nhận chế độ đó có nhiều khuyết điểm trầm trọng, nhưng bởi lẽ hiện tại không có chế độ nào tốt hơn, thì chúng ta phải tạm thời theo chế độ đó.


      Đại ý anh nói rằng ở đời phải thực tế. Nước mình có vấn đề thực tế là phải có một nền kinh tế tự chủ và phồn thịnh đã. Những bất công, bóc lột, nếu vẫn còn, thì sự chênh lệch giàu nghèo cũng giảm bớt, và người nghèo cũng đỡ đói khổ. Vấn đề của chúng ta là làm thế nào để đạt tới quyền tự chủ và sự phồn thịnh đó đã. Rồi sau đó, ai muốn làm gì cứ việc làm.


      Anh nói "cứ việc làm" nhưng hình như không tin tưởng, không chờ đợi gì ở thứ tương lai viễn vông đó. Ý nghĩ này có lẽ anh dành cho tôi. Vì tôi khăng khăng một mực rằng người ta phải nghĩ trước rồi mới làm sau, và "nghĩ" ở đây có nghĩa là nghĩ được một đường lối xây dựng kinh tế toàn hảo. Tôi nói với anh sự ngờ vực của tôi đối với các tổ hợp tư bản, đại tư bản tây phương. Họ không phải là chính quyền, và còn chi phối cả chính quyền. Cho nên, rất có thể có những chính khách có tinh thần nhân bản, muốn dành cho các nước nhỏ cái quyền xây dựng đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, theo những mẫu mực riêng tư, nhưng các chính khách ấy không có quyền gì hết. Vấn đề là thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Bất cứ tổ hợp kinh tế tây phương nào cũng mất ngàm của chính nó, nên cho dù có muốn ngừng sản xuất cũng không được. Cái đà tiến của các loại xí nghiệp đuợc cơ động chỉ huy - do những máy điện tử chỉ huy các loại máy khác thay công nhân và nhân viên đốc công các cấp - sẽ đưa các nước tây phương đến những mức độ sản xuất mà toàn thể thế giới cũng đủ sức tiêu thụ cho kịp. Tôi kết luận rằng một số nước tư bản tiến bộ hơn cả sẽ lâm vào một tình trang khủng hoảng kinh tế trầm trọng, và rất có thể sẽ có những biến cố lớn xảy ra, vô cùng nguy hiểm, vị do sự bối rối, sợ hãi, chứ không do bất cứ một sự khát khao lý tưởng nào. Nước Việt Nam nhỏ bé sẽ phải chịu ảnh hưởng của những biến cố ghê gớm ấy. Hoặc giả, trước khi đó, dù ý muốn của chúng ta ra sao, các tổ hợp kinh tế ngoại quốc cũng sẽ bắt buộc chúng ta phải tuân theo một kế hoạch nào đó của họ. Thiện chí của chúng ta, dù lớn lao đến đâu, cũng bị những luồng giông bão cuốn phăng đi. Trừ một trường hợp, thiện chí của chúng ta giúp được các dân tộc lớn mạnh giải quyết nguy cơ bế tắc của chính họ.


      Nghe tôi nói thế, anh Tử Chung mỉm cười. Không phải cái cười nửa miệng cao ngạo, khinh bạc, mà cái cười hiền lành, dịu dàng, có ý nói: anh nghĩ thế đúng đấy, nhưng chúng ta không đủ sức làm việc đó đâu, anh nên để thì giờ viết truyện cho tôi đọc... Tôi thấy anh cười thì cười theo. Cái cười của tôi có ý nghĩa cãi lại rằng chính thái độ thực tế của anh mới là không tưởng, vì rõ rệt nó đúng, mà rõ rệt nó sẽ không được áp dụng. Đã thế thì thà giữ thái độ không tưởng ngay từ đầu của tôi: hễ không nghĩ được điều toàn hảo là chưa nghĩ được gì, hễ nghĩ được điều toàn hảo là giải quyết được mọi vấn đề, khai thông được mọi bế tắc. Tôi cho tôi nghĩ đúng, chắc anh cũng thế, nên tôi mới có lần viết rằng anh và tôi không gặp được nhau, và không giúp đỡ gì được cho nhau.


      Nhưng bây giờ tôi xin nhận tội lầm. Bây giờ, tôi mường tượng rằng tôi có một giải pháp cho tổng thể, nhưng giải pháp đó ở trong đầu óc tôi, không biết đến bao giờ mới thực hiện được, Sự sai lầm to tát của tội là không nghĩ đến phần phổ biến cho lý tưởng, khi đã có lý tưởng; và không nghĩ đến phần xây dựng thực tế, khi lý tưởng đã được phổ biến. Vì bây giờ tối mới thấy một khía cạnh mới của vấn đề, là từ quá khứ đến tương lai, từ lý thuyết đến thực hành, cần có một gạch nối, mà gạch nối đó không thể nào không là giới kỹ thuật chuyên gia có đầy đủ kinh nghiệm, đầy đủ tài liệu về thực tại, khả dĩ mở những con đường dự phóng cho những đổi thay cần thiết.


      Nghĩ như thế, tôi mới nhớ rất nhiều điều anh đã nói. Từ Chung thật là người thông minh, tài giỏi vô hạn. Về hiện tình kinh tế nước Việt, về tài nguyên và khả năng sản xuất của đồng bào ta, anh biết rất rõ, với đầy đủ chi tiết. Về hiện tình kinh tế nước Đức, nước Nhựt, nước Nga, anh biết rõ không kém gì. Anh trình bày một cách bình dị những khám phá của riêng anh, trong sự so sánh nguồn sinh lực kinh tế của một vài dân tộc với nguồn sinh lực kinh tế của dân tộc ta, khiến cho bây giờ tôi nhớ lại mới hoảng nhiên tỉnh ngộ, mà biết rằng một giải pháp cho tổng thể trong tương lai, nếu không có sự hiểu biết tổng thể trong hiện tại, thì giải pháp ấy có hay, có đúng mấy mươi cũng vẫn là vô ích.


      Tôi biết ra thì anh đã mất. Giá anh còn sống, tôi sẽ được tìm đến anh mà học hỏi không biết bao nhiêu điều bổ ích. Mà không chừng, đến lúc đó, anh và tôi sẽ đồng ý với nhau. Anh mất, anh Từ Chung, quả thật quốc dân ta bị thiệt thòi quá nhiều. Thì ra thế! Sau khi Cộng-sản ám hại anh, tôi cứ băn khoăn không hiểu vì sao họ không giết tôi trước anh. Thì ra thế: anh mất, quốc dân ta mới mất đi một giá trị vững vàng, một giá trị có hiệu năng to tát. Còn tôi chỉ là một tên cầm bút giầu mơ mộng, Cộng-sản không nghĩ đến giết tôi, vì có ai giết được mơ mộng bao giờ!

      NGUYỄN MẠNH CÔN

      (19-12-LXVIII)

      Nguyễn Mạnh Côn

      Nguồn: VĂN số 121 - Kỷ Niệm Đệ Ngũ Chu Niên
      phát hành ngày 1 tháng 1, 1969
      Sưu tập của nhà văn Trần Hoài Thư

      (1) Mới đây nhựt báo Chính Luận đã đổi lại, in hệt như khi anh Từ Chung còn sống: "Thư ký Tòa soạn: Từ Chung". Ý niệm thủy chung càng thêm rõ, nhưng trên thực tế, và đối với độc giả, vẫn không giải quyết được gì.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lời Nguyện Trong Không Nguyễn Mạnh Côn Truyện ngắn

      - Nghĩ Thêm Về Cái Chết Của Từ Chung Nguyễn Mạnh Côn Tạp bút

      - Thương Đất, Nhớ Đất Nguyễn Mạnh Côn Truyện ngắn

      - Nên Hiểu Truyện Liêu Trai Như Thế Nào? Nguyễn Mạnh Côn Phỏng vấn

      - Vĩnh Quyết Nhất Linh Nguyễn Mạnh Côn Hồi ký

      - Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử Nguyễn Mạnh Côn Biên Khảo

      - Lời Nguyện Trong Không Nguyễn Mạnh Côn Truyện

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)