|
Duy Thanh(11.8.1931 - 24.11.2019) | Tuệ Sỹ(15.2.1943 - 24.11.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhiều nơi từ Bắc Ninh, Thăng Long, Thanh Hóa... dựng miếu đền, bia mộ thờ cúng dương danh Lý Thường Kiệt. Đời Lý nước Đại Việt chỉ mới mở mang tới Nghệ An. (Trích Khởi Hành)
"Quân dân chi đạo,
vu tại dưỡng dân.
Kim văn, Tống chủ hôn dung, bất tuần thánh phạm. Thính An Thạch tham tà chi kế, tác Thanh Miêu, Trợ Dịch chi khoa. Sử bách tính cao chi đồ địa, nhi tư kỳ phì kỷ chi mưu..."
Cái vạn dân... hốt lạc na yếu ly chi độc. Tại thượng cố nghi khả mẫn...
Bản chức phụng quốc vương mệnh, chỉ đạo Bắc hành: dục thanh yêu nghiệt chi ba đào...; yếu tảo tinh uế chi ô trọc, ca Nghiêu thiên, hưởng Thuấn nguyệt chi giai kỳ.
Ngã kim xuất binh, cố tương chửng tế. Hịch văn đáo nhật, dụng quảng văn tri... Mạc hoài chấn bố."
Dịch nghĩa:
BỐ CÁO PHẠT TỐNG
... Đạo [của] vua [đối với] dân, cốt ở nuôi dân.
Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin theo kế tham tà của An Thạch, bày ra các phép Thanh Miêu, Trợ Dịch, khiến trăm họ lầm than mà riêng thỏa cái mưu nuôi mình béo mập.
Bởi muôn dân... bỗng sa vào cảnh éo le, độc hại, [Bậc] ở trên đương nhiên cũng nên thương xót...
Bản chức vâng mệnh quốc vương, chỉ đường Bắc tiến: muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt... quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để [nhân dân] ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thuở thanh bình.
Nay ta ra quân, cốt để cứu [muôn dân] khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe... chớ có đem lòng sợ hãi."
LỜI BÀN CỦA VÔ NGÃ
1. Bối Cảnh Lịch Sử
Vào thời Tống Thành Tôn, nước Tầu quá suy nhược: phía Bắc thì bị quân Kim xâm lăng, phía Tây Bắc thì bị Tây Hạ đe doạ. Tể tướng Vương An Thạch muốn xoay đổi lại cục diện nên đã nghĩ ra một loạt những biện pháp cách mạng về kinh tế quân sự, gọi là Tân Pháp để làm cho nước mạnh dân giầu, như: thủy lợi, thanh miêu, quân thâu, bảo giáp, trợ dịch, phương điền...
Theo lý thuyết, cuộc cách mạng kinh tế rất tốt. Nhưng ở các xã hội độc tài, phản dân chủ thì đây là những dịp bằng vàng để cán bộ hút máu mủ của dân. Thành ra tiếng là làm cách mạng để giúp dân mà rút cục dân căm thù cách mạng, khinh bỉ cách mạng. Vương Ann Thạch muốn chứng minh rằng nhờ Tân Pháp mà nước Tầu đã trở thành hùng mạnh đáng nể sợ, nên đã chọn một nước nhỏ bé để phô trương sức mạnh quân sự mới có của mình, đó là Việt Nam. (!) Kết quả là Tống đại bại và Vương Ái Quốc bay chức.
2. Nguồn Gốc Bản Văn
Bài lộ bố này tìm thấy trong sách Việt Điện U Linh. Ngoài ra còn có ít ra là hai bài nữa nhưng theo phân tích của chúng ta, chỉ có bài này mới đích thực do Lý Quốc Công soạn thảo, còn các bài kia là giả mạo. Lý do là việc ta khiêu chiến với Tầu là một hành động ngang tàng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử ngoại giao Việt, nên bài hịch gửi đến nhân dân Tầu cũng phải bộc lộ khí phách ngang tàng tương ứng qua từng dòng, từng chữ của bản văn.
Điều cần nhớ là bài hịch viết cho người Tầu trên đất Tầu đọc; được dán khắp ngang cùng ngõ hẻm của các châu Ung, Khâm, Liêm. Chắc chắn là bọn tế tác Tầu đã tức tốc mang về nộp cho vua quan Tống, khiến chúng nổi giận, quyết định đánh ta ngay tức khắc. Giận thì dễ phạm sai lầm, đó là điều mà các chiến lược gia của ta dự tính.
Nhưng tác dụng của bài lộ bố còn lâu dài hơn là cuộc chiến tranh. Thật vậy, qua giọng nói ngang tàng của bản văn, ta muốn nói cho họ biết: "Quí vị lịch sự thì ta lịch sự lại. Nhưng nếu hống hách làm tàng, ta chả nể nữa đâu..."
Bài học này vua quan Tống đã học được, chứng cớ là từ đấy cho đến lúc nhà Tống mất vào tay quân Nguyên, vua quan Tầu hết kiếm chuyện với ta.
3. Phân Tích Bài Bố Cáo
Phần đầu bài hịch kể tội Tống triều; phần sau nêu lý do cuộc Bắc phạt; phần cuối, khuyên nhân dân chớ sợ hãi.
Ta hãy đọc từng chữ từng câu để thưởng thức cái hào hùng của bài hịch.
Trong phần đầu ta không còn gọi Tầu là thiên triều; vua Tống là Tống Đế, mà gọi một cách khinh suất là Tống Chủ. Và phê bình thẳng thừng ông ta là hôn mê, lỗ độn. Nhưng mũi dùi chính chĩa vào người chịu trách nhiệm về việc đánh ta là Tể tướng Vương An Thạch. Lý Quốc Công khinh thị ông ta ra mặt khi gọi trống không là "An Thạch", như gọi một tên tiểu tốt vô danh, cả đến cái tên họ cũng không có.
Thực ra họ Vương là một người yêu nước, ngày đêm chỉ nghĩ cách làm cho dân tộc phú cường. Cái không may của ông ta là đã sinh ra vào thời mà guồng máy quan liêu thối nát từ trên xuống dưới, nên nỗ lực cách mấy cũng vô ích. Cái không may thứ hai là đã chọn lầm đối tượng để phô trương sức mạnh, nên dưới ngòi bút quét ngàn cân của Lý Quốc Công, ông ta đã thành một tên đại gian tà, hút mỡ màng của nhân dân để cho mình béo mập! (sử bách tính cao chi đồ địa, nhi tư kỳ phì chi mưu)
Đọc bài hịch của Việt Quốc Công, chắc họ Vương khó giữ được bình tĩnh và đã phạm sai lầm trong việc điều khiển chiến tranh. Đó chính là điều mà bộ tư lệnh của ta muốn.
Trong phần hai, bằng một giọng oai nghiêm của bậc cha mẹ dân, Lý Tướng Quân giảng cho dân Lưỡng Quảng biết là ông hành quân phạt Tống để cứu vớt họ! Trong một ngàn năm Bắc thuộc, chỉ có quân Tầu tự xưng là bản chức trên đất Tầu. Nay Lý Quốc Công sang Tầu để tự xưng là "Bản chức!" với dân Tầu, coi họ như dưới quyền cai trị của mình, nghe thật đã!
Đọc tiếp đến câu: "muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt..., để (nhân dân) ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn..." nghe càng "đã" hơn, vì ta đã dùng đúng môn võ "gậy ông đập lưng ông" của Tầu. Nguyên là mỗi khi xua quân đi chiếm nước người, người Tầu luôn luôn lên mặt đạo đức giả, nào là giáo hoá các bộ lạc man di, nào là trừ kẻ phản loạn để khôi phục triều đại chính thống.
Nhà Lý đột kích Hoa Nam vì nhiều lý do, một là đánh một đòn phủ đầu để làm giặc choáng váng, hai là phá các căn cứ hậu cần, làm xáo trộn kế hoạch chiến tranh của giặc, nhưng nhất định không phải vì "Tại thượng, cố nghi khả mẫn!" như lời tuyên cáo với dân Tầu. Phần chót khuyên nhân dân nên bình tĩnh; không gì phải bàn thêm.
- Tuyển Dịch Thơ Văn Cổ Phạm Khắc Hàm Biên khảo
- Sự Diệu Kỳ Của Thư Họa Phạm Khắc Hàm Biên khảo
- Gọi Hồn Thiên Cổ Phạm Khắc Hàm Tạp luận
- Gió Bão Ngoại Giao Thời Thịnh Trần và Vị Sứ Thần Lỗi Lạc Đinh Củng Viên Phạm Khắc Hàm Khảo luận
- Thanh Bình Dưới Bóng Cờ 'Thiên Triều?' Phạm Khắc Hàm Nhận định
- Quá Phong Khê, Một Bài Thơ Kỳ Tuyệt Phạm Khắc Hàm Khảo luận
- Phạt Tống Lộ Bố Văn của Lý Thường Kiệt Phạm Khắc Hàm Khảo luận
- Đặng Dung, Bậc Anh Hùng Lỡ Vận và bài thơ "Cảm Hoài" Phạm Khắc Hàm Biên khảo
• Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt: Thơ Chính Khí và Sự Đánh Giá của Văn Học Sử (Viên Linh)
• Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
• Phạt Tống Lộ Bố Văn của Lý Thường Kiệt (Phạm Khắc Hàm)
• Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà và Anh Hùng Đánh Tống-Bình Chiêm Lý Thường Kiệt (Lý Tế Xuyên)
• Heroic Spirit The South Lý Thường Kiệt's Poem 'Nam Quốc Sơn Hà' (Đ.T. Pháp&V.Linh)
• Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)
• Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |