|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Ba người hiếm hoi từ Miền Nam và một người từ Hà Nội đã viết bài thuật lại cuộc Phần thư - Sát sư của Cộng sản Việt:
- Trần Ngọc Ninh trong "Một Chút Lịch Sử Y Khoa Đại học đường Sài Gòn".
- Nguyễn Hiến Lê trong "Hồi ký".
- André Gelinas qua "L'Express".
- Lại Nguyên Ân trên báo "Phụ Nữ" TP HCM.
Giáo sư Trần Ngọc Ninh
Từ lâu nay người viết nhận thấy và đặt câu hỏi: tại sao việc đốt sách (báo) và tiêu diệt trí thức tại các Đại học Miền Nam sau 1975 rất hiếm được các người mệnh danh là trí thức cộng sản hay các tác giả cộng sản và Nằm vùng (tại Miền Nam) nhắc đến, nói chi viết đến. Câu trả lời là họ phải tránh đề cập tới một sự thực phản ảnh xấu xa cho sự liên hệ giữa họ và chính phủ Cộng sản. Sau khi sáng mắt vì sự phản bội của Cộng sản, rất nhiều cựu đảng viên và người nằm vùng cho xuất bản công khai ở ngoài nước hay thầm lén trong nước những "hồi ký" nhằm biện bạch cho sự "sáng mắt" của họ nhưng đố ai tìm được một dòng sám hối về sự "đốt sách giết thầy" này, hai sự kiện có thực đã để lại cho hậu thế một trang sử nhơ bẩn có họ góp mặt.
Bài viết này chưa được đầy đủ như ý muốn, chỉ là một chút tin tức sơ khởi, hy vọng được sự tiếp tay của độc giả và tác giả trong và ngoài nước để cùng ghi lại một phần lịch sử.
I. SÁT SƯ
Cho tới nay, hình như Giáo sư Trần Ngọc Ninh là người duy nhất thuật lại những tai biến do Cộng sản gây ra cho Đại học Việt Nam Cộng hòa nói chung và Đại học Y Khoa nói riêng. Ông viết rất chi tiết trong cuốn Mót chút lịch sử Y khoa Đại học đường Sài Gòn (1954- 1975) như sau:
"Sự thành công rực rỡ của trường Y khoa Đại học Việt Nam ở Sài gòn là một mối lo ngại cho Đảng Cộng sản và Mặt Trận Giải phóng Miền Nam. Một số sinh viên được gọi ra bưng để nhận kế hoạch phá hoại trường. Họ được huấn luyện để quên đi hẳn một điều, một điều đại nghĩa, là Nhà Trường là Mẹ Nuôi chung của tất cả các người học ở trường. Giết Mẹ Nuôi là một tội ác Trời không tha, đất cũng không dung [...]
- Trước hết là một kế hoạch gây chia rẽ [...j Ban đặc công của Cộng sản theo sự điểm chỉ của một số sinh viên sát sư, đưa người vào bắn chết Giáo sư Trần Anh... Việt cộng còn giết giáo sư Lê Minh Trí nữa, không phải vì ông Trí làm Tổng trưởng Giáo dục lúc đó, mà vì ông cầm đầu nhóm giáo chức thân Mỹ trong Trường Y khoa Sài gòn. Sự thực, kế hoạch gây mâu thuẫn với sự thí thân hai người vô tội đã đạt được kết quả là làm tắt hẳn sự hăng say trong hàng ngũ giáo chức của trường [...]
- Kế hoạch thứ hai phá trường Đại học Y khoa Sài gòn là phong trào sinh viên đấu tranh [...] Các sinh viên tranh đấu cho hai mục tiêu rất chính đáng mà không giáo sư nào phủ nhận vì cả hai đã được nêu ra từ lâu. Sự bãi bỏ chế độ nội trú bệnh viện được nêu ra từ năm 1945... Sự sử dụng tiếng Việt trong Y khoa được thảo luận và chuẩn bị cũng từ năm 1944 [...] Nhưng từ 1962 trở đi thì khác hắn: vào trường có một kỳ thi tuyển rất chặt chẽ và công bằng; câu chuyện cô Ngô Đình Lệ Thủy, con ông cố vấn Ngô Đình Nhu bị đánh hỏng năm ấy còn trong trí nhớ của nhiều người. Nhưng nhiều người không biết hay đã quên rằng cô Lệ Thủy thi lại năm 1963 và được chấm đậu ngay sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu bị thảm sát. [... ] Đề tài tranh đấu thì cũ nhưng sinh viên tranh đấu thuộc một lớp mới. Những người cầm đầu có công tác chính trị. Họ là những người bị Mặt trận nhuộm hồng. Họ hết tình thày trò: Một giáo sư - nay đã chết sau nhiều năm bị giam cầm ở Mỹ Tho, một nơi mà ông thủ tướng Phạm Văn Đồng sau khi điều tra nói rằng không thấy tung tích ở đâu - là giáo sư Lê Xuân Chất đã bị một sinh viên đẩy ngã để cướp bài thi. Sinh viên ấy là anh Trương Thìn; ngay sau 30 tháng 4 năm 1975, được phong làm Phó thủ trưởng Y tế thành phố Hồ Chí Mình để thưởng công. Một sinh viên nữa là Nguyễn Chí Công, tôi thường gọi là Hồ Chí Công đã bị công an nhốt lại ở Chí Hoà vì tội tranh đấu và được chính tôi đòi Nguyễn Văn Thiệu phải ra lệnh ngưng tra tấn và trả tự do... Công đã bắt các sinh viên trong lớp học tập để lập Tòa án Nhân Dân, định đưa tôi ra xử vì có tư tưởng phản cách mạng khi giảng bài [...]
"Tôi rời Việt Nam ngày 6 tháng 6 năm 1977, sau khi được chúc mừng rằng tôi là một trong 4 người được Hội Đồng Chính phủ giữ lại ở chức vụ Giáo sư với lương bổng cao nhất. Tôi rời Việt Nam vì tôi nghĩ rằng, mặc dù thắng Pháp và được Mỹ nhưng đảng Cộng sản Việt Nam và toàn bộ chính sách của Đảng, như tôi được thấy, được nghe và được hiểu, chỉ là một sự mạo danh xã hội chủ nghĩa, đưa nhân dân Việt Nam vào một kiếp đau khổ ngàn đời." (Trần Ngọc Ninh, sđd, trang 32-39)
II. PHẦN THƯ
Sau 1975, tác giả Miền Nam bị cầm tù, sách bị đốt. Học giả Nguvễn Hiến Lê viết rất chi tiết về việc đốt sách trong cuốn Hồi Ký - Tập 3 của ông do nhà xuất bản Văn nghệ ấn hành tại Hoa Kỳ (1988).
"Một trong những công việc đầu tiên của chính quyền là huỷ tất cả các ấn phẩm (sách, báo) của bộ Văn hoá Ngụy kể cả các bản dịch các tác phẩm của Lê Quý Đôn, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Du, tự điển Pháp, Hoa, Anh cũng bị đốt [...] Năm 1978, chinh quyền Bắc chẳng những tán thành công việc hủy sách đó mà còn cho là chưa được triệt để, ra lệnh huỷ hết các sách ở trong Nam, trừ những sách về khoa học tự nhiên... như vậy chẳng những tiểu thuyết, sử, địa lý, luật, kinh tế, mà cả những thơ văn của cha ông mình viết bằng chữ Hán, sau dịch ra tiếng Việt, kể cả những bộ Kiều, Chinh phụ ngâm... in ở trong Nam đều phải huỷ hết ráo [...]
"Cho nên sở Thông tin Văn hoá ra chỉ thị cho mỗi quân phái thanh niên đi xét sách phản động, đồi trụy trong mỗi nhà để đem đốt. Bọn có đa số không biết ngoại ngữ, sách Việt cũng ít đọc, mà bảo họ kiểm duyệt như vậy thì tất phải làm bậy. Họ vào mỗi nhà, thấy sách Pháp Anh là lượm, bất kỳ loại sách gì; sách Việt thì cứ tiểu thuyết là thu hết, chẳng kể nội dung ra sao. Họ không thể vào hết từng nhà được, ghét nhà nào, hay công an chỉ nhà nào là vô nhà đó [...] Lần đó, sách ở Sài gòn bị đốt kha khá [...] Lần thứ nhì năm 1978 mới làm xôn xao dư luận. Cứ theo đúng chỉ thị "ba huỷ," chỉ được giữ những sách khoa học tự nhiên, còn bao nhiêu phải huỷ hết, vì nếu không phải là loại phản động (một huỷ) thì cũng là đồi trụy (hai hủy), không phải phản động, đồi trụy thì cũng là lạc hậu (ba hủy), và mỗi nhà chỉ còn giữ được vài cuốn [...] Một luật sư có độ 2.000 cuốn, đem đốt ở trước cửa nhà, chủ ý cho công an phường biết. Rồi kêu ve chai lại cân sách cũng ngay dưới mắt công an. Ông bạn Vương Hồng Sển có nhiều sách cổ, quí, lo lắng lắm mà cũng uất ức lắm, viết thư cho sở Thông tin Văn hoá, giọng chua xót xin được giữ tủ sách, nếu không thì ông sẽ chết theo sách [...] Bà Đông Hồ quen ông Giám đốc Thư viện thành phố, bán được một số sách cho thư viện, tặng thư viện một số khác với điều kiện được mượn đem về nhà mỗi khi cần dùng tới. (Nguyễn Hiến Lê, sđd, trang 74-77)
Nguyễn Hiến Lê cũng viết rằng ông tưởng đâu đó lần cuối sách bị đốt:
- "Ít tháng sau, tình hình dịu lần rồi yên... Chính quyền bảo để xét lại và một năm sau, nạn phần thư kể như qua hẳn..." (trang 77)
Nhưng ông chú thích rằng ông nhầm:
- "Tôi lầm. Giữa năm 1981, vì ở khắp các thành phố, thị xã, các sách đồi trụy, băng nhạc nguỵ... lại lưu hành nên có vụ kiểm kê các quán cà phê, sách cũ, nhưng lần này các sách khảo cứu Việt miền Nam và các sách Anh, Pháp không bị hốt." (trang 77)
Rải rác đâu đó, người ta tình cờ bắt gặp chứng tích của việc đốt sách do người dân viết:
- "Không hẹn mà gặp, câu chuyện yêu thích nhất của cô Hai cũng nhắc đến cái thời kỳ gian khó nhất trên vỉa hè đường Kỳ Đồng như anh Hiệp. Vài chục lần bị tịch thu sách, ngày nào cũng bị đuổi chạy lòng vòng vì tội buôn bán trái phép, từng phải vào trại giam hơn chục ngày cũng vì nghề sách cũ... nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất của người phụ nữ trót theo nghiệp sách này là một lần đứng nhìn anh cán bộ văn hóa phường trẻ măng chất sách tịch thu của cô thành đống và... đốt!
Nhìn thấy cô khóc ròng, những người quen an ủi rằng thôi thì sách mua cân ký cũng không đáng bao tiền, họ đâu biết rằng lúc ấy cô chỉ khóc vì tiếc những cuốn sách dạy làm người, những cuốn sách y học quý giá và những cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp vô cùng hấp dẫn. (Thắng Nguyễn, Lang thang sách cũ, 02/11/2007, http://www.thuviensachviet.com/index.php?lang=vn&show=news&view=36&id=476)
LM André Gelinas
(1924 - 2011)
Chứng nhân của những lần đốt sách này không chỉ là người Việt. Được biết đến nhiều nhất và sớm sủa nhất ngay sau khi Sài gòn thất thủ - và gây một cuộc tranh luận với một nhân viên thuộc đạo Mennonite về sự chính xác của lời tường thuật ấy - là một bài đăng lại một cuộc phỏng vấn Linh Mục André Gelinas (1924-1.2011) của hai ký giả Pierre Doublet và Christian D'Epenoux (Paris L'Express) trên tờ The New York Review of Books số ra ngày 17 tháng 3, năm 1977. Ông thuật lại không khí kinh hoàng của dân Saigon-Gia Định sau khi Cộng sản chiếm được Miền Nam và thẳng tay đàn áp. Trong bài này, ông kể lại việc phải đốt hầu hết sách trong số 80 ngàn cuốn sau khi cộng sản chiếm Miền Nam. Ông làm chứng tương tự về biến cố mà ông gọi là "autos-da-fé" này trong một phiên họp của Quốc Hội Hoa Kỳ được tổ chức vào 2 ngày 16, 21 tháng 6 và ngày 26 tháng 7, năm 1977.
Ông nói như sau:
- "Tôi là một linh mục dòng Jesus, gốc Canada. Tôi tới Vietnam vào năm 1957 đến làm giáo sư dậy môn Lịch sử Trung quốc tại Đại học Saigon. Bắt đầu từ năm 1963 và liên tục trong 13 nám kế đó, tôi ở trong Ban Giảng dậy của Trung tâm Alexandre de Rhodes. Sau cuộc chiếm đoạt của Cộng sản, tôi ở lại tại Trung tâm thêm 15 tháng nữa [...] Hãy để tôi bắt đầu với chuyện rõ ràng nhất (mà cũng là) chuyện được ngờ trước: sự đàn áp hoàn toàn các quyền tự do ngôn luận, báo chí, và thông tin.
"Trước khi có sự chiến thắng của cộng sản, miền Nam Việt Nam ấn hành 27 tờ nhật báo, (22 tờ tiếng Việt, 3 tiếng Hoa, 1 tiếng Pháp, và 1 tiếng Anh.) Miền Nam cũng sản xuất khoảng 200 tạp chí có tính cách học thuật về kỹ thuật hay văn chương, và một số tạp chí bình dân. Miền Nam có ba kênh truyền hình và khoảng hơn 2 chục đài phát thanh. Vào tháng 5, năm 1975, mọi nhật báo, tạp chí và đài phát thanh đều bị dẹp. Tất cả các tạp chí cũ, sách, nhạc, và "tape cassette" đều bị tịch thu từ các tư gia và thư viện rồi đem đốt cháy trong những đống lửa vĩ đại trên đường phố.
Từ đó, nguồn thông tin duy nhất của chúng tôi là một kênh truyền hình thuộc quyền sở hữu của Chính phủ phát hình chí có 2 giờ (một ngày) từ 7 giờ 30 tới 9 giờ 30 mà tuyền là tuyên truyền. Cũng như thế, hai đài phát chanh và ba tờ nhật báo cung cấp cùng một thứ tuyên truyền, cùng một bài xã luận, và cùng một thứ tin tức sai lệch được quyết định bởi một cơ quan thông tin duy nhất do đảng kiểm soát. Không ai được phép nghe loại đài phát thanh sóng ngắn, và bất cứ người nào biết người khác phạm thứ tội này trong khu phố của mình mà không báo cáo thì có thể bị trục xuất tới các trại cải tạo với toàn bộ gia đình của họ. Mỗi người dân cũng có nhiệm vụ báo cáo tất cả các cuộc nói chuyện riêng tư nếu được xem là trái với tinh thần cách mạng." (http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/239/2391211002A.pdf)
Linh mục Gelinas là người có thẩm quyền để nhận xét về cả sách báo Miền Nam lẫn âm mưu thiêu đốt chúng do người Cộng sản chủ trương: ngay từ năm 1973, ông đã làm một danh sách (dài 17 trang) liệt kê không những tên mà còn cung cấp tin tức tổng quát về 135 tạp chí và nhật báo xuất bản tại Miền Nam (94 do tư nhân làm chủ và 45 do chính phủ ấn hành). Danh sách này được đăng trên tạp chí CORMOSEA (Committee ơn Research Materials ơn Southeast Asia) do Đại học Yale ấn hành trong niên khóa 1973-1974. Đây có lẽ là một danh sách tương đối đầy đủ nhất vì không những đã bao gồm báo chí của cả tư nhân lẫn chính phủ mà lại còn cung cấp ngày tháng phát hành, giá tiền, tên chủ bút, chủ nhiệm và một đoạn ngắn về đặc tính hay lịch sử của mỗi tạp chí. Thí dụ như:
- 9) ĐẠI TỪ BI (Compassion). Semi- monthly. In Vietnamese. Each issue: 65 pages. Editor: Thích Tâm Giác. 26 Tú Xương, Saigon. First issue came out in March 1967.
Content: The magazine of the Buddhist Army Chaplains. Articles of general interest for the pious Buddhist solders in his family. Over 120 issues have been published to date. [...]
- 42) PHỔ THÔNG (Popular). Semi- monthly. In Vietnamese. Each issue: 114 pages. VN$120. Editor: Nguyễn Vỹ 233 Phạm Ngũ Lão Saigon. First issue came out in January 1957.
Content: A literary magazine as influential as Bach Khoa, but more popular and less exclusively literary. Deal with every possible topic of interest to the ordinary Vietnamese reader. Has published continuously for thirteen years, but stopped publication after 270 issues; then resuem as a monthly in January in 1973.
- 43) PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG KỸ NGHỆ SÀIGON (The Chamber of Commerce and Industry of Saigon). Weekly. In Vietnamese. Each issue: 40 pages. VN$30. Editor: Nguyễn Tấn Đời. 69 Tự Do Saìgon. First issue came out in May 1957.
Content: A very old and influential weekly which claims to be the mouthepiece of the workers, the small- keepers and the craftsmen. Almost 800 issues have been published since its foundation. The Editor has just been put in jail...
- 68) THỜI TẬP: (Time Magazine). Irregular. In Vietnamese. Each issue: 88 pages. VN$150. First issue came out in December 1973.
Content: A newborn literary magazine ơn literature with comments ơn Vietnamese culture and some articles of general interest.
- VĂN (Literature). Semi-monthly. In Vietnamese. Each Issue: 120 pages. VN$150. Editor: Nguyễn Đình Vượng. 38 Phạm Ngũ Lão. Saigon. First issue came out in January 1964.
Content: Another literary magazine similar to Bach Khoa or Thoi Nay but younger, somewhat more highbrow and more exclusive devoted to literature; perhaps also more internationally minded..."
Trong phần những ấn phẩm của chính phủ, Linh mục Gelinas liệt kê tờ Chiến sĩ Cộng hoà, Nội san Danh từ Chuyên môn, Thư tịch Quốc gia Việt lvam, Tri Hành, Văn hoá Tùng thư v.v...
Bằng vào danh sách này, không ai có thể phủ nhận sự phong phú và đa dạng của nền báo chí Miền Nam, một sự phong phú và đa dạng sẽ làm thành một sự đe doạ tới chính sách "một quốc gia-một tờ báo" của người Cộng sản.
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân
Bởi thế, nếu người ta nghĩ rằng sau 30 năm, nạn phần thư đã dứt thì ngươi ta sẽ nhầm, như Nguyễn Hiến Lê từng nhầm. Nó chỉ xuất hiện dưới một hình thức khác. Năm 1995, nhà phê bình Lại Nguyên Ân dóng tiếng chuông báo động ngay tại Thủ đô Hà Nội. Ông làm người đọc không những bàng hoàng mà còn phẫn nộ về chủ trương "đốt sách" này. Dưới đây, chúng tôi xin được mạn phép trích mấy đoạn trong bài ông để hy vọng cái thảm kịch này sẽ không còn có thể xẩy ra nữa, mà xẩy ra ngay ở thủ đô của Việt Nam. Với tựa đề "Vì sao sách cũ bị bán làm giấy loại?" ông thuật lại cuộc phần thư tại Trụ sở cũ của Hội Nhà Văn do chính nhân viên Hội tham dự trực tiếp:
- "Cả ngàn cuốn sách văn học, tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Nga, là xuất bản phẩm từ đầu thế ký đến nay, đã bị đem bán cân cho người mua ve chai với giá 800đ/kg. Đó là chuyện có thật, xảy ra vào giờ làm việc buổi sáng ngày 14/1/1995 tại 65 Nguyễn Du Hà Nội, trụ sở (cũ) của Hội Nhà văn Việt Nam. Người được giao thực hiện việc bán là nhân viên thư viện Hội.
[...] Các sách báo bị bán đều là sách báo văn học, điều này dễ hiểu, vì đây là thư viện Hội Nhà văn. Sơ bộ phân loại trong khi lục xem, tôi thấy các sách báo bị bán gồm trong các loại sau:
1/ Sách và tạp chí tiếng Nga: 1oại này không rách, không quá cũ, còn dùng tốt,
2/ Sách văn học Pháp, gồm rất nhiều tác phẩm cổ điển của Balzac, V. Hugo, A. Camus, L. Aragon và nhiều tác gia lớn khác.
3/ Sách văn học Việt Nam: chiếm phần lớn nhất. Trong đó nhiều nhất là các cuốn viết và in ở miền Bắc từ 1954 đến 1980, của các cây đại thụ ngay trong Hội. Xin khẳng định: sách bị mối xông hay rách nát chỉ độ một phần tư hay một phần ba, còn lại phần lớn đều lành lặn. [...] Phần sách văn học in ở miền Nam trước 1975 cũng không ít...
Nhưng nhiều cuốn khác không mối xông, không rách, chỉ cũ thôi. Có những cuốn, hình như đã bị liệt vào loại chống cộng, để lại cho người nghiên cứu dùng vẫn được, sao lại để lọt ra ngoài bằng con đường ve chai?
Nhưng phần quý nhất, theo tôi, là sách trước 1945 và trước 1954. Lẽ ra loại này phải được giữ lại bất kể lành rách, bị mối hay không, do tính chất hiếm của nó. Tôi chỉ kịp ghi nhớ một số cuốn bị đem bán cân ấy.
- Cẩm hương đình, Ngô Tất Tố dịch thuật, Nghiêm Hàm ấn quán, Tản Đà Thư Cục, Hà Nội, 1923 (đóng bìa cứng, còn tốt).
- Lều chõng của Ngô Tất Tố, Mai Lĩnh, Hà Nội, 1941 (cuốn thứ 210 trong số 273 cuốn giấy dó: toàn đợt đầu in 3000 cuốn).
- Vàng và máu của Thế Lữ, Đời nay. 1942.
- Chiếc cáng xanh của Lưu Trọng Lư, Tân Dân, 1941.
- Nằm vạ của Bùi Hiển, Đời nay, 1943 (riêng cuốn này bị rách, mất bìa).
- Quê hương (tức Thiếu quê hương) của Nguyễn Tuân, có bút tích Nguyễn Tuân đề tặng Bùi Huy Phồn, sách in lần đầu 1943.
- Thanh Đức của Khái Hưng, Đời nay, 1943.
- Vài quan điểm văn học nghệ thuật của Jdanov, Xuân Trường dịch, Văn nghệ, 1951.
- Du kích Tam Tỉnh của Hoàng Công Khanh, Minh Đức, 1951.
- Văn nghệ lãng mạn Việt Nam của Phan Xuân Hoàng, Liên đoàn Văn hóa kháng chiến miền Nam Trung Bộ xuất bản, 1948 (có bút tích "Kính tặng Hội Văn nghệ Việt Nam" của tác giả đề ngày 9/8/1949; sách in giấy bồi, bìa cứng, còn lành) v.v...
Khả năng lô sách văn học này bị xé làm giấy gói, nghiền làm bột giấy vẫn nhiều hơn. Đây quả là một sự mất mát khó lòng bù đắp được. Tôi chợt nhận ra rằng, chuyện mất mát thư tịch ở ta không phải bao giờ cũng do "binh hỏa"; phần nhiều hơn, như tôi thấy lần này, là do "nhân hoạ." (Lại Nguyên Ân, Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, số 9, 11/2/1995)
Đúng ra là do "Cộng sản họa!" Nhưng nói là nhân hoạ thì cũng đúng thôi: người viết thành thực hy vọng rằng, mai kia, nếu tác giả nào từng tự hào đã nằm vùng "chống Mỹ cứu nước" còn tiếp tục "sáng tác" thì ngoài những lời hoa gấm nhân danh dân tộc và văn chương cũng nên có đôi lời thành thực về thời kỳ khi sách (người khác) bị đốt mà mình thì vẫn còn nguyên. Thay vì thao thao bất tuyệt về những sự "phản tỉnh" muộn màng, chỉ tổ tốn giấy ở những nơi người ta không đốt sách.
- Thi Sĩ Cao Tiêu Lên Tiên Nguyễn Tà Cúc Nhận định
- Kỷ niệm 20 năm tạp chí Khởi Hành có mặt tại Hải ngoại Nguyễn Tà Cúc Giới thiệu
- "Chúng ta đi mang theo Văn học Miền Nam": Trường hợp tạp chí Khởi Hành Bộ Mới... Nguyễn Tà Cúc Nhận định
- Những con chí mén, vài nhân vật nữ và Sisyphe của Nguyễn Xuân Hoàng Nguyễn Tà Cúc Nhận định
- Diễn Thuyết Về Các Nhân Vật Nữ và Ra Mắt Cuốn Sách Đầu Tay của Nguyễn Tà Cúc Nguyễn Tà Cúc Diễn thuyết
- Qua Trận Gió Kinh Thiên Nguyễn Tà Cúc Phỏng vấn
- Phần Thư, Sát Sư: Chính Sách Tiêu Diệt Người Dạy Học Nguyễn Tà Cúc Nhận định
- Đọc một số Tuyển tập Văn chương Nữ Việt Nam sau 1975 Nguyễn Tà Cúc Khảo luận
- Giấc Mơ Không Dứt Đó Của Thần Linh Nguyễn Tà Cúc Phỏng vấn
• Nhà văn Nguyễn Tà Cúc nói về nhân vật nữ trong văn học miền Nam (Nguyên Huy)
• Nguyễn Tà Cúc (Học Xá)
- Trở Thành Một Nhà Phê Bình Văn Học Nguyễn Tà Cúc (Lê Thị Huệ phỏng vấn): kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6
• Thi Sĩ Cao Tiêu Lên Tiên (Nguyễn Tà Cúc)
• Kỷ niệm 20 năm tạp chí Khởi Hành có mặt tại Hải ngoại (Nguyễn Tà Cúc)
• "Chúng ta đi mang theo Văn học Miền Nam": Trường hợp tạp chí Khởi Hành Bộ Mới... (Nguyễn Tà Cúc)
• Những con chí mén, vài nhân vật nữ và Sisyphe của Nguyễn Xuân Hoàng (Nguyễn Tà Cúc)
• Diễn Thuyết Về Các Nhân Vật Nữ và Ra Mắt Cuốn Sách Đầu Tay của Nguyễn Tà Cúc (Nguyễn Tà Cúc)
- Nhà Phê Bình Văn Học Nguyễn Tà Cúc Phỏng Vấn Nhà Văn Nhật Tiến Về Vấn Đề Giao Lưu Văn Hóa
- Những mười lăm năm ấy biết bao nhiêu là …
Bài viết trên mạng:
gio-o.com, damau.org, chinhnghia.com
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |