1. Head_

    Dương Kiền

    (28.12.1939 - 17.11.2015)

    Khái Hưng

    (.0.1896 - 17.11.1947)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục (Phạm Thế Ngũ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      1-2-2021 | VĂN HỌC

      Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục

         PHẠM THẾ NGŨ
      Share File.php Share File
          

       

      A.- PHÂN TÍCH.



          Đọc Nội Dung

      Chữ phong tục đây hiểu theo một nghĩa rất rộng, chỉ tất cả cái gì đã thành nếp, thành nền trong sự sinh hoạt vật chất tinh thần, cá nhân đoàn thể. Tác giả chia làm 3 thiên: phong tục trong gia đình, phong tục hướng đảng và phong tục xã hội. Để có một ý niệm về nội dung rất bao quát của cuốn sách, có thể điểm qua cái mục lục như sau:


      1.- Phong tục gia đình (có 16 mục)


      Cha con (nói về việc sanh con nuôi con) - Anh chị em - Thân thuộc – Phụng sự tổ tông – Đạo hiếu – Lễ thọ Sinh nhật - Thần hoàng (việc cha mẹ được phong tặng) – Tang ma (rất dài có đến 20 điều) – Cải táng – Kị nhật (lễ giỗ) - Tử thời tiết lạp (các Tết của ta, có 10 Tết) – Giá thú (tục cưới hỏi) – Vợ chồng (nghĩa vụ, quyền hành, trường hợp được bỏ vợ) – Vợ lẽ (thân phận, cách đối xử với chồng, vợ cả, con chồng) – Cầu tự (cầu con để nối dõi ở cửa Thần Phật) – Nghĩa tử (con nuôi).


      2. - Phong tục hương đảng (34 mục)


      Sự Thần (thờ cúng Thành Hoàng ở đình miếu) - Việc tế tự (các lễ tế ở đình làng: sóc vọng, tuần tiết, kỳ phúc) - Nhập tịch (làng vào đám mỗi năm, sự tế lễ ăn uống) – Đại hội (vào đám lớn vài năm một lần, mục này rất dài, đặc biệt có điều bách hí nói về các trò vui: hát bội, hát tuồng, quỷ thuật, rối nước, hát quan họ, bắt bài, múa bông, cờ người, đánh vật, chọi trâu, chọi gà, thả chim, đáo đĩa, leo cột, nhảy bị) - Kỳ an (làm lễ quan ôn vào đầu hè đề cầu cho dân làng được an ổn) - Chùa chiền – Văn từ văn chỉ (nơi thờ đức Khổng Tử) - Kỵ hậu (tục mua hậu để làng tế lễ vào trường hợp không có con) – Công quán – Am chúng sinh (cách thờ cúng những linh hồn bơ vơ) – Ngôi thứ (các hạng dân, theo thứ bậc: chức sắc, chức dịch, thí sinh, khóa sinh, lão, dân đinh) - Viên chức (những người có trách nhiệm và quyền hành trong làng (Tiên thứ chỉ, kỳ mục, lý dịch) – Hương ẩm (đồng dân hội họp ăn uống) - Khao vọng - Lễ kinh biếu (biếu phần xôi thịt cho chức sắc bô lão) - Đăng khao (việc thi đậu) – Cáo sắc phong tặng – Bầu cử lý địch – Thuế khóa – Binh lính (việc cắt cử dân đi lính) - Tạp dịch (các việc đắp đê, mở đường... phải đem phu đi làm) – Hướng học (việc tổ chức dạy học ở làng, các trường thầy đồ) – Khoán ước (có dẫn cả khoán ước của một làng làm kiểu mẫu) - Việc biếu (lệ làm ma đãi dân làng ăn uống) – Việc cưới (lệ nộp cheo) – Việc khánh điếu (cách mừng đám hỉ và phúng đám tang) – Vợ chồng ly-di (thủ tục trước làng) – Tài chính (các món nhập xuất) – Nghĩa sưong (kho lúa chung để làm việc nghĩa) – Hội chư bà (hội các bà già trong làng đi chùa) – Hội tư cấp (hội riêng để giúp nhau, có hội về mua bán, về hiếu, về hỉ hoặc để ăn Tết) – Hội bách nghệ (hội cho những người cùng làm một nghề) – Tuần đinh (các người làm việc tuần phòng trong làng) – Đạc phu (thằng mõ).


      3.– Phong tục xã hội (47 mục)


      Vua tôi (quan hệ xã hội, việc kỵ hủy, việc đề tang vua) – Thầy trò – Bầu bạn - Quan dân - Chủ khách - Chủ nhà người ở - Dâu  gia (xuôi gia) – Nho giáo (nói qua trong 3 trang về nguyên ủy, nhân vật và các kinh sách) - Phật giáo – Lão giáo - Gia tô giáo - Chính trị (nói về quan chế, binh chế, việc tế tự, tài chính, hình luật, công chính, cách dùng người)- Văn chương (phân tích các thể cách theo lối Tầu, các thể cách riêng ta, 8 trang, mục này có thể coi như mầm mống của V,H.V.K. về sau.) – Khoa cử (cách thức thi hương thi hội đời Nguyễn) - Võ nghệ (các môn tập luyện, cách thi võ) - Nghề làm ruộng – Nghề nuôi tằm – Bách công (các tiểu công nghệ lặt vặt) – Nghề buôn bán – Y dược (các thuốc ta, cách xem bệnh chẩn mạch, vài y sư của tạ xưa – Bốc phệ (cách bói toán, bói cỏ thi, bói mai hoa, triết tự, bói kim tiền hay dã hạc) - Địa lý (thuật để nhà cửa và mồ mả, cách định kiều, tìm đất, tìm huyệt) - Toán số (thuật tính số mệnh bằng các phép tử vi, hà lạc, tiền định...) - Tướng thuật (phép xem tướng, xem trên mặt, xem bàn tay, xe ngón tay, mấy tướng cách đặc biệt) - Phù thủy - Thanh đồng (những người có số thờ lập đền thờ đức Thánh Trần, làm phép để trị bịnh, trừ tà) - Đồng cốt (những người thờ về các chư vị như thời bà Liễu Hạnh công chúa, Cửu thiên Huyền Nữ, gọi là đồng Đức Mẹ, hoặc về các ông Hoàng, gọi là đồng Đức Ông, hoặc đồng Cậu, đồng Cô; tục lên đồng) - Cô hồn (người lấy nghề gọi hồn cho người ta mà kiếm ăn, thờ thần Ông Chiêu bà Di) - Các cách chiêm đoản (như nhâm độn, phụ tiên, xin thẻ, xem chân giò, cầu mộng) – Các cách chiêm nghiệm như xem thiên thời, xem nhân sự – Xem ngày kén giờ - Các việc kiêng kỵ - Các phương thuật (những thuật nhỏ nhặt như thuật để tránh sét, để giữ bão, thuật thôi sinh cho người đàn bà đẻ khó, thuật trấn kẻ trộm) - Tính tình (tả tinh tình các mẫu người, đàn ông thế nào là quân từ là tiểu nhân, đàn bà thế nào là hiền nữ là xuẩn phụ) – Thanh âm ngôn ngữ (biện biệt những khác nhau về tiếng nói Việt Nam giữa Trung Nam Bắc) - Cách ẩm thực (các thức ăn thức uống của người mình) - Cách phục sức (cách ăn mặc từ vua quan đến thường dân, đàn ông đàn bà, Trung Nam Bắc) – Cách cư xử (nói về sự làm nhà, hướng nhà, kiểu nhà, cách xếp đặt chỗ ngồi ngậm làm ăn trong nhà) - Để tóc (cách để tóc của đàn ông đàn bà con nít) - Nhuộm răng - Ăn trầu – Hút thuốc lào – Hát xẩm – Hát ả đào, (cách hát, cách đánh trống, cách uống rượu) - Hát tuồng – Cuộc tiêu khiển (gẩy đàn, đánh cờ, ngâm thơ, uống rượu, hút thuốc phiện, đánh tổ tôm, đánh kiệu, chơi cảnh) - Cuộc cờ bạc (xóc đĩa, ích xì hay bài tây, tài bàn, bất...)


      B. PHÊ BÌNH.


      Xem qua cái mục lục trên đủ thấy những vấn đề tác giả nói đến thật là tỉ mỉ và phải là người quảng kiến đa văn lắm mới nói được hết. Quả vậy, loại biên khảo này không thể mở sách cũ ra má chép lại, mà hoàn toàn căn cứ vào điều mắt thấy tai nghe. Thật là tất cả một công trình sáng tác. Đọc sách này ta thấy thú vị hơn Việt Nam văn hóa sử của Đào duy Anh nhiều. Tác giả là một người thế hệ trước. Ông nói về cái xã hội cũ mà ông biết rõ, từ một đạo lý cao xa như Nho giáo, Lão giáo, đến một tín ngưỡng nhỏ mọn như cách xem giò, cách phụ đồng tiên, từ guồng máy chính trị của triều đình đến cách tổ chức của làng xã sau lũy tre. Ông trình bày hình ảnh cuộc sống của con người Việt Nam xưa, con người Việt Nam thời ông. từ gia đình ra thôn xóm làng mạc, ra quốc gia xã hội, từ sự sinh hoạt vật chất đến những tín ngưỡng tinh thần.


      Đối với một xã hội chóng đổi mới như xã hội ta, những phong tục ấy càng ngày càng đi mau vào quá khứ, cho nên cuốn sách của tác giả có một giá trị tài liệu rất quí cho những ai muốn nhìn lại dĩ vãng nước nhà. Sự hiểu biết ấy cần thiết cho ngay từ việc nghiên cứu văn học. Ngày nay chúng ta đọc thi văn nho gia xưa thường gặp những nét phong tục đối với ta rất xa lạ. Như đọc trong bài phú của Trần tế Xương: "Thầy chắc hẳn văn chương có mực, lễ thánh xem giò; cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người đoán mộng", muốn biết thế nào là xem giò là đoán mộng hãy mở coi trong Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, mục Chiêm đoán. Hoặc trong một bài thơ Nguyễn Khuyến: "Cậy sức cây đu nhiều chỉ bám, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo", muốn hiểu thế nào là leo cây đu là bám cột mỡ, hủy mở coi mục Nhập tịch, sẽ thấy giải thích đủ các trò vui trong phong tục xưa như đánh đu, leo cột, múa rối, hát chèo. Cho đến gần ta hơn, văn mới thời tiền chiến cũng còn phản ảnh nhiều những nét phong tục ấy, như phong tục gia đình cổ trong nhiều tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng, phong tục về làng xã trong tiểu thuyết của Trần Tiêu, người Việt Nam mới lớn lên ở thành thị ngày nay thật không thể nào hiểu được nếu không đọc trước một cuốn sách biên khảo loại Việt Nam phong tục của Phan Kế Binh.


      Đáng chú ý hơn nữa là những phong tục Việt Nam ấy tác giả không những thuật lại mà ông còn đem phẩm bình. Suốt cuốn sách, mỗi khi nói xong về một phong tục nào tác giả cũng kèm theo những lời bình luận, có khi cả một bài dài. Do đó ta thấy rõ quan điểm của ông. Mặc dù là nhà nho, sống trong phong tục xưa, tác giả đã có một quan điểm tiến bộ, có thể nói là cấp tiến nữa. Ông nói ngay trong bài tựa:

      "Nay nhờ nước Pháp đem những thói văn minh Âu tây, rải rắc sang nước ta, tai ngoảnh lại xem những tục cũ thì tỏ ra nhiều điều ngày trước là hay mà bây giờ hóa ra hủ bại lắm rồi. Tuy vậy các tục cũ truyền nhiễm đã lâu không một mai đổi ngay được. Muốn đổi thì phải lựa dần. Trước hết phải xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đã rồi mới đem cái tục hay mà bổ cho cái tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy. Song muốn biết tục nào hay tục nào dở thì lại phải xét gốc tích các tục ấy, vậy tôi tưởng nền kê cứu cho biết cái nguyên ủy những phong tục của mình, xem những tục mới có điều gì nên theo thì bàn tham bác vào, để chờ có khi mà thay đổi được chăng"

      Trong việc xem xét và phê phán ấy, xét chúng ta thấy tác giả rất nghiêm khắc đối với những phong tục của mình. Ông chê nhiều hơn khen. Ta thấy đầu óc duy lý, thiết thực, có thể nói tinh thần khoa học nữa của một người bị chinh phục bởi những gì thời ấy các cụ tôn xưng là văn minh, là khai hóa và quay về nước mình xã hội minh, thường sẵn sàng nhìn ra những cái dở cái kém. Những tục cúng lễ và bói toán đồng cốt, mê tín, tác giả lên án đã đành, mà cả những cách phục sức ẩm thực của mình cũng không miễn khỏi chữ hủ lậu. Thỉnh thoảng tác giả có mách bảo một cải cách thi là cải cách theo đường lối Âu Tây hoặc Nhật Bản. Như ông bàn về phục sức của người minh: "Thử coi các nước có nước nào ăn mặc như ta không, nước nào thì đàn ông cũng áo phải ngắn, quần phải hẹp thì mới gọn, mới ra dáng khoẻ mạnh; đàn bà thì quần áo phải hoa mỹ, phải xênh xang thì coi mới đẹp mắt. Thiết tưởng cũng có một khi nên cải lương cho hợp với trình độ văn minh hoàn cầu".

       

      Về tục đề tóc dài của người mình trước: "Đầu để lù lù một đống tóc, vừa bẩn thỉu vừa ngứa ngáy. Thử coi khắp hoàn cầu nước nào cũng húi đầu duy còn ta với nước Tây đen là để bới tóc, nghĩ đến mấy chú đi gác cửa mà lại thẹn thùng cho mình".

       

      Về tục cúng giỗ ông bà: «Xét như tục Âu châu, nhớ ngày húy, con cái chỉ đem bó hoa ra thăm mả là cùng. Tục Nhật bản cũng chuộng sự tế tự nhưng đến ngày húy, con cháu chỉ đem hương hoa dâng cúng mà thôi. Xem như tục các nước văn minh ấy tuy rằng thanh đạm nhưng thực là đủ tỏ lòng thành kính mà lại giữ được tiền của để dùng vào việc đáng dùng.»

       

      Tác giả là một nhà nho chính tông có khoa cử, ta hãy nghe ông lên án nho giáo:

      "Triết lý thì nhiều điều viền vông mà khiến người ta khó hiểu. Thủ lễ thì lắm sự câu thúc mà khiến người ta khó theo. Tính tình thì chuộng một cách êm ái hòa nhã khiến cho dân khí nhu nhược, không được hùng dũng hoạt động như người Âu châu. Nhu dụng thì chuộng một cách tiết kiệm, tầm thường khiến cho kỹ nghệ thô sơ, không được tinh xảo phát đạt như các nước Thái tây. Nói rút lại thì đạo Nho là một đạo tự trị thì rất hay mà đem đối với đời cạnh tranh thì không mạnh".

      Ta thấy trong tư tưởng Phan Kế Bính cải rớt của phái duy tân về trước. Ông chính là một nhà nho từng tham dự Đông Kinh nghĩa thục (1907). Cho nên ta không ngạc nhiên khi thấy ông đi với Nguyễn Văn Vĩnh. Những bài Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính thật là đồng điệu và xuất hiện đồng thời trên báo Đông Dương với những bài Xét tật mình của ông Tân Nam Tử.


      Phạm Thế Ngũ

      Nguồn: Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên III
      Nxb Đại Nam, CA USA

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận

    3. Bài viết về nhà biên khảo Phan Kế Bính (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phan Kế Bính

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo (Phạm Thế Ngũ)

      Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục (Phạm Thế Ngũ)

      Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp (Phạm Thế Ngũ)

      Phan Kế Bính và các nhân vật nước Nam (Viên Linh)

       

      Tác phẩm của Phan Kế Bính

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Phạm Ngũ Lão (Phan Kế Bính)

      Việt Nam phong tục

      Việt Hán Văn Khảo

      Tác phẩm trên mạng:

        - thivien.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)