1. Head_

    Dương Quảng Hàm

    (14.7.1898 - 19.12.1946)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo (Phạm Thế Ngũ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      2-2-2021 | VĂN HỌC

      Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo

         PHẠM THẾ NGŨ
      Share File.php Share File
          

       

      A.- PHÂN TÍCH



           Bản pdf

      Đây là cuốn sách quan trọng khảo về văn học cổ điển của ta.

      "Văn chương của ta phần nhiều gốc ở nước Tầu, nay ta muốn biết văn chương của ta thì trước hết nên tham khảo văn chương của Tầu. Mà muốn biết cho đến nơi đến chốn, cho tường tận thủy chung thì lại phải xét xem căn nguyên văn chương ở đâu mà ra, thể cách văn chương thế nào; lý thú làm sao, kết quả được những gì, trình độ mỗi thời biến đồi làm sao, có xét kỹ như thế mới biết hết nguồn gốc văn chương. Ký giả vì lẽ ấy soạn ra tập Việt Hán văn khảo này, chủ ý cốt nghị luận kê cứu văn chương của ta và Tầu. Trước là để lưu truyền cái tinh thần cái lề lối văn chương của cổ nhân, sau là để giúp thêm một chút vào việc khảo cứu trong mục văn chương cho hậu nhân".

      Qua mấy lời tựa trên, tác giả đã nói rõ cái chủ đích cùng đường lối của minh. Sách ngoài bài tự ngôn chia ra 8 tiết như sau: 1) Nguyên lý văn chương. 2) Thể cách văn chương. 3) Phép làm văn. 4) Lý thủ văn chương. 5) Kết quả văn chương. 6) Văn chương thượng cổ. 7) Văn chương trung cổ. 8) Văn chương cận thời.


      Tiết 1 phân tích nguồn gốc của văn chương. Theo tác giả thi "sở dĩ có văn chương, một là bởi tính tình, hai là bởi tư tưởng, ba là bởi ngôn ngữ văn tự, đó là ba cái căn nguyên trước nhất. Có ba cái ấy rồi những sự quan cảm ở bề ngoài đưa đến mới thành ra văn chương". Mà «quan cảm bề ngoài thì lại do ở cảnh tượng của tạo hóa, ở công việc của cuộc đời và ở cảnh ngộ của mình».


      Tiết 2 và 3 nói chung luận về kỹ thuật văn chương.  Trong tiết 2, tác giả lần lượt giới thiệu các thề văn: Văn vần: thơ, phú, văn tế, minh, trâm, ca ngâm - Văn không có vần: đối liên, kinh nghĩa, văn sách, từ lục, hịch - Văn xuôi. Riêng về văn xuôi, có bốn lối: nghị luận, truyện ký, ký sự, tựa. Mỗi lối này, đều được tác giả định nghĩa và dẫn một hai bài văn hán làm mẫu. Như về nghị luận ông dịch bài "Băng đảng" của Âu Dương Tu, về truyện ký ông dịch bài "Truyện Ngũ Liễu tiên sinh" của Đào Tiềm, "Túy ngâm tiên sinh" của Bạch Cư Dị, về ký sự ông dịch bài "Chơi núi Thạch chung" của Tô Thức, "Chơi núi Bao thiền" của Vương An Thạch. Về tựa ông dịch bài "Tựa thơ Mai thánh Du" của Âu Dương Tu, Tiễn Lý Nguyện về đất Bàn Cốc" của Hàn Dũ. Trong tiết 3, tác giả nêu ra 6 phương pháp để viết văn (Định chủ ý – Cấu tứ - Bố cục – Lập ngôn – Dụng điển – Khảo cứu), rồi lại trình bày 21 điều bàn thêm của Võ Thúc Khanh và 9 điều bàn thêm của Đổng Tư Bạch.


      Tiết 4 và 5 nói chung về tác dụng của văn chương. Văn chương có tác dụng đối với con người ở chỗ nó gây ra một cái lý thú (tiết 4), một cải hay làm cho mê thích. Tác giả phân tích tỉ mỉ các khía cạnh của cái hay ấy. "Có cái hay kỳ cổ, có cái hay hùng kiện, có cái hay hồn hậu, có cái hay thanh sảng, có cái hay bóng bảy như vầng trăng dưới nước, cành hoa trong gương, có cái hay man mác như gió phẩy mặt nước, sao mọc trên trời, có cái hay rực rỡ như thêu hoa dệt gấm, có cái hay quý báu như nhả ngọc phun châu. Lại "nào hay ở tư tưởng cao kiến thực rộng, nào hay ở lời bàn thấu lý, câu nói đạt tình, nào hay ở tâm khi ngay, học thức nhiều, lịch duyệt rộng". Văn chương lại có tác dụng quan hệ với xã hội (Tiết 5) "Đại phàm lúc một nước mới lên, trăm việc đổ nát đều phải bắt đầu chỉnh đốn lại, sơ chính bao giờ cũng trong sạch, cái cảm tình của người ta khi đó cùng hòa bình, cho nên nẩy ra văn chương bình đạm. Đến nữa chừng thi trăm việc mỗi thêm thịnh vượng, cái cảm tình của người ta cũng nở thêm mãi ra, văn chương bởi đó mà càng ngày càng hay lên. Đến lúc nước đã suy thì trông ra toàn là những cảnh khổ não, văn chương mới thành ra bi ai sầu oán. Vậy thì cái hay cái dở đó là một lẽ tất nhiên của nhân sự xui nên rồi vận hội mới nhân đó mà xoay đổi".


      Ba tiết cuối 6, 7 và 8 nói chung luận về lịch sử văn học Trung hoa và Việt Nam. Tiết 6 bàn về văn học đời thượng cổ, giải thích các sách tứ thư ngũ kinh, giới thiệu qua chư tử Tiên Tần: Lão, Trang, Liệt, Dương, Mặc, Quản, Tôn. Tiết 7 giới thiệu văn chương đời Trung cổ qua các Hán Nho (Đổng thư, Giả Nghị, Dương Hùng, Tư mã Thiên). Tùy nho (Vương Thông), Đường nho (Hàn Dũ), Tống nho (Âu Dương Tu, Tô Đông Pha, Trình minh Đạo, Trình y Xuyên, Chu hối Am). Tiết 8 giới thiệu văn chương thời cận đại: Trước là văn chương Tầu ở giai đoạn tiếp theo nhà Tống, các sách khảo luận của Minh Thanh nho, các tiểu thuyết diễn nghĩa Tầu: Đông Chu liệt quốc, Tam Quốc, Tây Sương, Tỳ Bà, Tình sử, Liêu trai, Chinh Đông, Chinh Tây, Tây Du, Phong Thần, Thủy Hử v. v... Sau là văn chương Việt Nam đời Lý, đời Trần, đời Lê, đời Nguyễn, thơ văn chữ Hán và các tác phẩm nôm: Kiều, Chinh phụ, Cung oán, Phan Trần, Nhị độ mai, Quan Âm.


      B. - PHÊ BÌNH


      Xét qua các mục trên ta thấy nội dung thật bao quát vừa khảo về thẩm mỹ học, vừa khảo về văn thể, vừa khảo về lịch sử văn học, lại về cả Trung Hoa và Việt Nam cho nên sách có tính cách giản lược, nhất là phần văn học sử. Trong khoảng 90 trang sách nhỏ mà tác giả đề cập đến cả một lịch sử học thuật văn chương Trung Hoa phụ thêm một lịch sử văn học Việt Nam, mỗi thời đại Trung Hoa được giới thiệu bằng vài ba tên tuổi, mỗi tên tuổi bằng vài ba câu thơ, Riêng văn nôm Việt Nam được 7 trang trong đó 4 trang dành đề trích dẫn truyện Kiều. Tóm lại phần này tuy cũng hữu ích để cho ta một cái nhất lãm về văn học Trung Hoa, song về văn học Việt Nam thì quá sơ sài thiếu sót. Giá trị sách này cho chúng ta ngày nay là một mặt giúp ta hiểu rõ quan niệm của tác giả cùng nho gia xưa về văn chương, về phê bình, về thẩm mỹ, một mặt dạy ta nhiều điều về những thể cách văn chương Hán Việt xưa.


      1.– Những quan niệm của tác giả


      Nho gia xưa quả có một quan niệm về văn chương không giống hẳn với người Tây. Văn chương là cái vẻ sáng nét đẹp. cho nên bầu trời có văn chương của bầu trời, mặt đất có văn chương của mặt đất cũng như loài người có văn chương của loài người. Những chỗ tác giả luận về ngnyèn lý, lý thú, kết quả cùng phép tắc của văn chương có thể họp làm một thiên mỹ-học đặc biệt. Cái mỹ ấy là chỗ khéo léo tinh vi, điểm trang xếp đặt. Phải nói cho có ý nhị văn hoa, phải xếp đặt cho ra nhời óng chuốt, ý tứ đầu đuôi quán xuyến mới thành được văn chương. Có chỗ tác giả chê sự "chạm phượng trổ rồng, kênh kiệu rền rĩ" song đáng chê chỉ là chạm trổ mà giả dối, kêu mà rỗng còn như muốn cho hay thì văn chương bao giờ cũng phải tinh công mạt luyện. Cái mỹ phải khó phải cao; muốn thực hiện được, người học phải nói theo những phép làm văn: 6 phép chung cho văn chương. 8 phép riêng cho thơ, không kể 24 điều của họ Võ, 9 điều của họ Đổng, đều là những tổ sư thi nghệ đời xưa. Nhất là nghề làm thơ, cân từng chữ, đo từng vần, gò từ câu, thật là «thôi sao vô tận».


      Thơ phải bố cục cho tinh, chỉnh đốn cho mật, chữ thì nào "nhãn tự", nào "điểm nhiễm", lời quý thanh nhã, quý ổn luyện, lại kỵ trùng chữ, trùng ý, trùng điệu. Hãy nghe tác giả cắt nghĩa về đức tính ổn luyện:

      "Ổn là êm nghĩa, luyện là cắn nghĩa. Đặt câu phải dùng những tiếng nào thuận nghĩa thì đọc mới thanh thoát mà êm tai, trong một câu chữ trên chữ dưới có hợp tình ý với nhau thì mới cắn nghĩa. Nếu không ổn luyện thì nhời văn thành ra lủng củng không nghe được. Thí dụ như:


      Gió dựa tường ngang lưng gió phẳng

      Trăng dòm cửa sổ mắt trăng vuông


      Gió sao lại có lưng? Vì trên hạ chữ dựa cho nên dưới hạ được chữ lưng. Trăng sao có mắt? vì trên có chữ dòm nên đưới hạ được chữ mắt. Vả lại vì có chữ tường ngang mới hạ được chữ dựa, vì có cửa sổ mới hạ được chữ dòm, thế là ổn luyện".

      Cái mỹ ấy tất nhiên đi với cái thú, làm cho ta rung động vui thích, mà "dưới trăm vẻ ngàn lớp", nhưng nó cũng cần đi với cái thiện: «Nghe những câu cảnh tỉnh làm cho sực tỉnh được giấc mơ màng, nghe những lời cảm thiết làm ta kích động đến lòng khảng khái, nghe những lời đạo nghĩa làm cho ta hứng khởi mối thiện tâm, nghe những chuyện khoáng đạt làm ta phát sinh chí cao thượng».


      Nghệ thuật văn chương lại có tính cách siêu hình. Nó là tiếng nói của tâm linh, của thần linh, nó vạch ra vận hội của một xã hội khi thịnh khi suy. Ngay trong cách phê bình, ở phần dạy phép làm văn, ta cũng thấy những danh từ xưa có ý vị đặc biệt. Hãy mở tất cả các sách tu-từ-học hoặc nghệ thuật viết văn của người Tây, đố ai tìm thấy chữ gì có thể dịch được những cái mà cổ nhân gọi là thần, là tình, là khí, là cốt của văn chương. "Văn chương phải có thần mới linh động, có tình mới vui vẻ, có khí thì lời mới cứng, có cốt thì văn mới già". "Cần nhất, đẹp nhất, lý thú nhất là cái cốt (cái xương) của văn".


      Ta cũng thấy cái quan niệm thẩm mỹ tổng hợp của nho gia xưa diễn ra trong một cách phê bình hết sức giản lược, thường điểm cho mỗi thời kỳ, mỗi tác giả một câu, có khi vài ba chữ súc tích cô đọng. Như tác giả luận về văn chương Trung Hoa:

      Hán thì hay về nghị luận và sử ký. Đường thi hay về thơ phú. Tống thì hay về lý học. Văn Hán thi hùng hồn, văn Đường thi hoa mỹ, văn Tống thì tinh vi. Xem văn lại nghiệm ra mỗi thời một khí tượng khác nhau. Như Hán thì mộc mạc cứng cỏi. Tấn thi khí tượng ngông nghênh. Đường thì có ý phù hoa song cũng mạnh mẽ. Tống thì trang nghiêm mà hơi nhu-nhược. Đó là đại khái văn chương trong từng thời. Nếu kể riêng mấy nhà danh gia ở trong thời đại thì cũng có nhiều nhà có chỗ chỉ nghị được. Như văn Đổng trọng Thư thì thuần chính song có ý đắm tin vào đường tai dị, văn Giả Nghị thì lẫn với ý Thân Hàn, văn Dương Hùng thì theo về lối Lão Trang, văn Hàn văn Công có kiến thức hơn người nhưng lại kém về công phu tế mật, văn Tô đông Pha thi hùng thâm mẫn diệu nhưng lại hiềm vì nhiều câu bàn không trúng lý. Duy có mấy bậc đại nho như Chu, Trình, Trương, Chu là nghị luận hợp với đạo thánh hiền mà thôi. Còn thơ nổi danh nhất thì là thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, phú nổi danh nhất là phú Vương Khởi, Hoàng Thao, văn từ lục tài nhất là Vương Bột, Lạc tân Vương, văn nghị luận giỏi nhất là Hàn, Liễu, Âu, Tô".

      Về văn chương ta, tác giả nói về Chinh phụ, Cung oán cũng chỉ vài dòng. Lời phê cũng cô đọng giản lược nhưng thật xác đáng, thâm trầm: "Chinh phụ ngâm thi tài về cách phiên dịch, thần hóa được câu nguyên văn chữ nho mà không thiếu ý nào, bút lực cứng cõi mà dọng văn trôi chảy. Cung oán thì hay về câu đặt để, gọt từng chữ chuốt từng lời, rực rỡ như vẻ gấm mầu hoa, réo rắt như cung đàn tiếng địch. Song lời văn khí nặng nề khắc khổ, tựa như mỗi chữ là một khối tâm huyết nhỏ ra".


      2. Những thể cách văn chương xưa


      Đáng giá nữa là phần tác giả giảng về thể cách văn chương. Phần này dài hơn cả, tuy đặt dưới một tiết nhưng chiếm hơn 80 trang, gần nửa sách. Tác giả đề cập đủ các thể Hán thể Việt. Về thể Hán, bởi văn ta bắt chước văn Hán, nên tác giả dẫn làm thí dụ những bài Nôm. Tuy nhiên thể nào chưa có sẵn Nôm thì lấy những bài văn Tầu mà dịch ra làm thí dụ. Do cách dẫn thí dụ ấy mà ta khám phá ra một điều lý thú về văn Nôm: chỗ nào không có thí dụ Nôm ấy là chỗ văn Nôm ta đã không chịu theo thể Hán. Ta chỉ học Tàu có bài Thi bài Phú. Những thể đứng đắn nghiêm trang như Minh, Trâm, Tán không hề làm bằng Nôm. Kinh nghĩa, Văn sách là những lối ứng thí, cũng không mấy khi đem làm văn chơi. "Ai muốn chơi thì đem những câu tục ngữ ra mà hỏi cũng được". Chính là trường hợp chơi của ông Bảng Đôn đời Hậu Lê đã để lại mấy thí dụ độc đáo. Đến Chiếu, Biểu, Tứ lục cũng thế, khi mới tập thì lấy việc trong sử sách mà ra đầu bài, còn về sau có ứng dụng thì mới dùng đến, cho nên không mấy khi đem làm văn chơi, tức là đem viết ra Nôm. Do đó ta thấy rõ cái quan niệm văn gia xưa làm văn Việt thường chỉ là làm để chơi, để nói những điều suồng sã hoặc bông lơn. Văn học thuật tư tưởng, văn chính thức quốc gia, phải viết bằng chữ Hán.


      Ta cũng thấy khi so sánh hai bên Hán Việt một điều cốt yếu nữa là văn ta đã thiếu hẳn loại không vần không đối, nghĩa là văn xuôi. Văn Tầu có mấy thể viết như vậy: Nghị luận - Truyện ký – Tựa, song tìm không thấy một bài Việt văn. Điều đó chứng tỏ quả văn Nôm không có văn xuôi. Tác giả đã phải dịch ở văn Tầu ra làm thí dụ. Những bài dịch này của Phan kế Binh rất sát nghĩa mà rất gọn ghẽ lưu loát, chứng tỏ nếu nho gia xưa để ý viết thì văn xuôi Nôm có thể thành công được lắm.


      Trong phần khảo biện những thể Việt-Hán này tuy nhiên có đôi chỗ hốt lược hoặc tác giả nhận xét chưa tinh lắm. Như ông không tìm ra một bài Nôm nào để làm thí dụ cho thể chiếu, thể từ khúc. Sự thật văn gia ta xưa cũng đã có làm chiếu, làm từ khúc bằng Nôm (coi về tập II, Văn học Tây sơn). Nói về lối lục bát gieo vần xuống chữ thứ tư câu tám, ông gọi đó là biến thể của lục bát. Phàm gọi là biến thể tức là chỉ khi nào đã có một chính thể về trước, sau đó người ta mới xuyên tạc mà biến đổi đi. Song ở đây cách gieo vần như trên chính chỉ nên coi như một hình thức sơ khởi của câu lục bát chưa tiến đến cải thuần nhã của lối gieo vần xuống chữ thứ sáu và về sau đôi khi vẫn được dùng bởi những ngòi bút dễ dãi cho những sáng tác quê mùa. Tác giả cũng xếp những loại ca Huế vào làm những thể cách văn Nôm. Trong tập II, chúng tôi đã nói tại sao việc đó không ổn và ta nên phân biệt rõ hai lãnh vực văn học và ca nhạc.


      Mặc dầu mấy khuyết điểm nhỏ như trên, phần văn thể này thật là đầy đủ tinh tế. Tác giả đã giảng kỹ hơn hẳn mấy nhà về sau này như Bùi Kỷ (Quốc văn cụ thể), Trần trọng Kim (Việt thi), Nguyễn Văn Ngọc (Nam thi hợp tuyển). Dương quảng Hàm sau này làm sách Việt Nam văn học sử yếu, ở những chương nói về văn thể đã mượn rất nhiều của Phan Kế Bính. Ông Hải Lượng đã mượn nhiều cách phân biệt, những định nghĩa, cả những thí dụ, những bài dịch nữa của ông Bưu Văn. Ông cũng theo ông Bưu Văn mà coi câu lục bát gieo vần xuống chữ thứ tư là biến thể lục bát, và cũng kể các bài ca Huế, làm một thể Việt văn.


      Đề kết luận về Phan kế Bính, có thể nói ông là nhà nho trong giai đoạn này có những công trình biên khảo đặc sắc và vững vàng hơn cả. Văn nghiệp ông rõ ràng có ý nghĩa một cuộc bàn giao, đem cái cũ liệt kê ra để chuyển giao cho lớp người mới. Hán Việt văn khảo là bàn giao về xã hội Việt Nam. Ông cũng là nhà nho đầu tiên đã viết câu quốc ngữ, có tác phẩm quốc văn và làm cho người ta tin vào văn quốc ngữ ngay từ trước khi Nam Phong ra đời. Văn biên khảo của ông giản dị thanh thoát lạ lùng. Đôi khi ông có làm văn chăng cũng là với một độ trau chuốt vừa phải chừng mực. Cứ kể về giản dị sáng sủa thì ông hơn cả Nguyễn Văn Vĩnh, cả Phạm Quỳnh. Ông viết gọn, rõ ràng, mạch lạc, không rườm nặng như Nguyễn đôn Phúc, mà văn có duyên có trang sức, chớ không khô khan bóc trần như Trần trọng Kim.

      Phạm Thế Ngũ

      Nguồn: Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên III
      Nxb Đại Nam, CA USA

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận

    3. Bài viết về nhà biên khảo Phan Kế Bính (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Phan Kế Bính

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo (Phạm Thế Ngũ)

      Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục (Phạm Thế Ngũ)

      Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp (Phạm Thế Ngũ)

      Phan Kế Bính và các nhân vật nước Nam (Viên Linh)

       

      Tác phẩm của Phan Kế Bính

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Phạm Ngũ Lão (Phan Kế Bính)

      Việt Nam phong tục

      Việt Hán Văn Khảo

      Tác phẩm trên mạng:

        - thivien.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)