|
Dương Kiền(28.12.1939 - 17.11.2015) | Khái Hưng(.0.1896 - 17.11.1947) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
1. Cuộc đời và văn nghiệp
Nhà biên khảo Phan Kế Bính
(1875-1921)
Phan Kế Bính, hiệu Bưu văn, sinh năm 1875 tại làng Thụy Khê, huyện Hoàn long, tỉnh Hà Đông. Ông đi thi hương đỗ Cử Nhân năm 1906 nhưng không ham đường công danh cũ mà hưởng ứng phong trào duy tân, đề tâm xây dựng sự nghiệp văn học và xã hội, Bắt đầu, năm 1907, ông coi phần chữ hán trong Đông Cổ tùng báo, bên cạnh Nguyễn văn Vĩnh sau này trở thành người hợp tác suốt đời của ông. Ông Vĩnh lập nhà in, in cuốn sách dịch Hán văn đầu tiên của ông Bính là Tam Quốc Chí, Sau đó cùng vào Saigon, ông Vĩnh làm chủ bút Lục Tỉnh tân văn, ông Bính biên tập. Khi Đông Dương tạp chi ra (1913), hai ông trở về Bắc. Phan Kế Bính giữ chân biên tập đều đặn, chuyên coi mục dịch thuật Hán văn và khảo cứu lịch sử và chế độ của tạ xưa. Khi thêm tờ Trung Bắc tân văn ra đời (1945), ông phụ trách viết những bài xã-thuyết, và từ 1919, tờ Đông Dương đổi thành Học báo, Phan Kế Bính vẫn tiếp tục trợ bút, viết các bài giáo khoa về sử ký, luân lý. Năm 1921, ông mất (ngày 30-5).
Ván nghiệp ông để lại không kể những bài dịch, bài báo ngắn gồm có những tác phẩm chính như sau:
Về dịch thuật: Tam Quốc Chí (1907) - Đại Nam điển lệ toát yếu của Đỗ văn Tâm (1915–1916) – Đại Nam nhất thống chí của Cao Xuân Dục (1916) – Việt Nam khai quốc chi truyện của Nguyễn bảng Trung (1917) – Đại Nam liệt truyện tiền biên (1918) - Đại Nam liệt truyện chinh biên (1919).
Về biên khảo: Nam hải dị nhân và Hưng Đạo đại vương (1909 – 1915) - Việt Nam phong tục (1915) – Việt Hán văn khảo (1918).
Xem trên ta thấy ngòi bút của Phan Kế Bính dịch thuật cũng như biên khảo hướng hẳn về lịch sử. Trong báo Đông dương có một mục kêu là "Bổ quốc sử" mà ông đã giữ trong nhiều năm và đăng nhiều các tác phẩm trên.
2. Sách Nam Hải và Hưng Đạo
Tài liệu của nhà thơ Viên Linh
Nam Hải dị nhân có thể coi như một tập biên khảo lịch sử, tác giả đã khảo ở các truyện ký hán văn (như Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quái) hoặc các thực lục liệt truyện (như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện) hoặc dã sử tư biên khác, để rút ra một số cổ sự danh nhân, đem xếp đặt thành đề mục. Theo một bản in năm 1930 (in lần thứ năm) sách gồm có 56 truyện chia làm tám chương như sau :
1) Các bậc đại anh kiệt: Trưng Vương – Bố cái Đại Vương - Đinh tiên Hoàng - Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ – Bắc Bình Vương - Gia Long.
2) Các bậc danh thần: Lý thường Kiệt – Tô Hiến Thành – Trần hưng Đạo - Nguyễn Trãi - Trịnh Kiềm - Lương hữu Khánh – Phạm đình Trọng – Đào duy Từ - Trịnh hoài Đức.
3) Các bậc danh hiền: Mạc đĩnh Chi – Chu văn An – Nguyễn bỉnh Khiêm – Đặng đình Tưởng.
4) Các bậc văn tài: Nguyễn Hiền – Lương thế Vinh - Vũ công Duệ - Giáp Hải – Phạm Trấn – Đỗ Uông - Lê như Hồ – Phùng khắc Khoan - Lê quý Đôn.
5) Các bậc mãnh tướng: Lê phụng Hiểu – Đoàn Thượng - Phạm ngũ Lão – Nguyễn Xí – Phạm tử Nghi - Đinh văn Tả – Võ Tánh - Nguyễn văn Thành – Lê văn Duyệt.
6) Các vị thần linh ứng: Chử đồng Tử – Phù đổng Thiên vương - Tản viên Sơn thần – Lý Hiệu Úy - Tô lịch giang thần – Bạch mã thần – Liễu Hạnh công chúa.
7) Các vị tiên thích: Từ Thức – Tú Uyên – Phạm Viên - Từ đạo Hạnh - Nguyễn minh Không – Trần Lộc.
8) Các người có danh tiếng: Ngô Soạn - Từ nhị Khanh - Tả Ao – Đoàn thị Điểm.
Xem trên ta thấy các truyện xếp đặt và nêu đề mục như vậy cũng chưa được hợp lý lắm. Và mặc dầu đó là những truyện quen thuộc trong cổ văn của ta, nhưng tác phẩm ra đời (1909) đã rất được hoan nghênh, bởi vì là một tác phẩm đầu bằng quốc ngữ trong loại này. Đem những truyện danh nhân ở chữ nho thuật ra Việt văn, Phạm Quỳnh về sau trong bài khảo cứu về văn học Pháp có so sánh công việc ấy của Phan kế Bính với công việc của Amyot hồi thế kỷ 16 ở Pháp đã đem Danh nhân liệt truyện bằng La tinh mà dịch thuật ra chữ Pháp, làm cho Pháp văn mới chớm lên đã có vẻ trau chuốt dễ ưa, được người ta thưởng thức và tin tưởng.
Nam Hải dị nhân cũng viết bằng một lối văn mới, khúc chiết, bình dị, dễ lôi cuốn. Hơn thế truyện có tính cách quốc gia rõ rệt. Những danh nhân đều là người Việt trong lịch sử và mặc dầu truyện có chỗ hoang đường (bởi vì là những dị nhân) song cũng nhờ thế mà hấp dẫn, vừa có tác dụng giáo dục, vừa có công dụng giải trí. Cho nên Nam Hải dị nhân ngay từ 1913 đã được các nhà làm chương trình học bổ làm sách giáo khoa.
Hưng Đạo Đại Vương và sự tích Hưng Đạo vương Trần quốc Tuấn, tác giả đem trình bày thành một thứ tiểu thuyết, chia làm 17 hồi, mỗi hồi khởi đầu có hai câu đề từ, đại để giống như những truyện Tam Quốc, Đông Chu của Tầu, hoặc Hoàng Lẻ Nhất thống chí của ta, từ hồi đầu «Nhân dịp biến anh hùng xuất trận – Ỷ thế to đạo khấu tung hoành» đến hồi chót «Thái sư Thượng Phủ một sớm lên tiên – Trần triều Đại vương nghìn thu hiền thánh”. Sách này cũng có tính cách giáo dục và cũng đã được chấp nhận làm sách giáo khoa.
- Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận
- Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận
• Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo (Phạm Thế Ngũ)
• Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục (Phạm Thế Ngũ)
• Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp (Phạm Thế Ngũ)
Phan Kế Bính và các nhân vật nước Nam (Viên Linh)
• Phạm Ngũ Lão (Phan Kế Bính)
Tác phẩm trên mạng:
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Trang Thơ (Phù Sa Lộc)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |