|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Giáo sư Phạm Việt Tuyền
(1926 - 16.2.2009)
Trong sinh hoạt 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam Việt Nam, nếu có một người từng giữ nhiều vai trò quan trọng, nhưng không bao giờ muốn bước ra “tiền trường;” thì đó là giáo sư, nhà văn, nhà báo Phạm Việt Tuyền. (1)
Chúng ta được biết, ông là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học với nhiều tác phẩm đã được xuất bản. Ðiển hình như những cuốn “Trên Ðường Phụng Sự,” (Kịch, Xb năm 1947;) “Nghệ Thuật Viết Văn,” (Biên khảo, Xb năm 1952;) “Phá Lao Lung,” (Thơ, Xb năm 1956;) “Quan Ðiểm Về mấy Vấn Ðề Văn Hóa,” (Biên khảo, Xb năm 1953;) hay “Phương Pháp Nghị Luận, Phân Tích và Phê Bình Văn Chương,” (Biên khảo, Xb năm 1969) vân vân...
Chúng ta cũng được biết ông là giáo sư dạy chứng chỉ dự bị ban Việt Hán, ở Ðại Học Văn Khoa, Saigòn; hay chứng chỉ Văn Chương Việt Nam, cho năm thứ nhất ở Ðại Học Văn Khoa, Huế.
Về con người dạy học của họ Phạm, nhà báo Nguyễn Chí Khả, người từng học ông ở Ðại Học Văn khoa Huế, kể rằng, ông là giảng viên thỉnh giảng dạy về phương pháp phê bình văn chương cho chứng chỉ dự bị Văn Khoa 1963-1964. Cứ khoảng mỗi 2 tháng, ông lại ra Huế một lần. Ông dạy liên tục trong ít ngày, rồi về lại Saigòn. Vẫn theo nhà báo Nguyễn Chí Khả thì Phạm Việt Tuyền là người rất thương vợ. Mỗi lần ra Huế dạy học, dù chỉ ít ngày, ông thường đến bưu điện Huế để đánh điện tín về cho vợ, bà Ðặng Thị Phương Anh.
Nói về con người làm báo của Phạm Việt Tuyền, những người theo dõi sinh hoạt báo chí miền Nam Việt Nam hẳn chưa quên, nhật báo Tự Do là một trong vài nhật báo uy tín, có số lượng phát hành rất cao thời Ðệ Nhất Cộng Hòa. Khởi đầu tờ báo này ngoài Phạm Việt Tuyền, còn có hai nhân vật quan trọng khác là Mặc Thu và Như Phong.
Với bút hiệu Lý Thắng, Như Phong nổi tiếng với trường thiên tiểu thuyết “Khói Sóng;” đăng tải hằng ngày; song song với tiểu thuyết trường thiên “Tỵ Bái” của Nguyễn Hoạt, tức Hiếu Chân (người phụ trách mục “Nói hay Ðừng.”)
Nhật báo Tự Do cũng nơi cho thấy mặt khác của tài hoa Ðinh Hùng qua truyện dài dã sử “Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu” (ký bút hiệu Hoài Ðiệp Thứ Lang). Thơ trào phúng của Thiết Bản Ðạo Nhân (Trần Việt Hoài); Hà Thượng Nhân (Phạm Xuân Ninh). Nhật báo Tự Do còn là cơ quan truyền thông đầu tiên, giới thiệu bút hiệu Toàn Phong của khoa học gia Nguyễn Xuân Vinh, qua những lá thư gửi cho nhân vật tên Phượng; sau này được in thành sách, nhan đề “Ðời phi công”. Tuyệt nhiên, độc giả không gặp bất cứ một tác phẩm nào, mang tên Phạm Việt Tuyền, xuất hiện trên tờ báo.
Bên cạnh đó, cơ sở xuất bản Tự Do cũng giới thiệu tới độc giả miền Nam, những tác phẩm đầu tay của nhiều tài năng văn chương, nổi tiếng sau này. Thí dụ Nguyễn Ðình Toàn, với “Chị Em Hải”.
Cơ sở này cũng là cơ sở đầu tiên tổ chức một thứ giống như “chợ sách” ở miền Nam vào giữa thập niên 1960; một sinh hoạt tương đối mới mẻ với Việt Nam, thời đó.
Nhưng nói tới Phạm Việt Tuyền mà không kể tới những năm tháng ông giữ vai trò tổng thư ký Trung Tâm Văn Bút Việt Nam (TTVBVN), tôi cho là một thiếu sót không thể chấp nhận được.
Nhà báo kiêm nhà văn Lê Phương Chi, có lần nói với tôi rằng, nếu không có sự tận tụy, kiên nhẫn, quên mình của Phạm Việt Tuyền, thì, sinh hoạt của TTVBVN thời đó, sẽ không có gì đáng nói. Ông cho biết, ngoài việc lo nhật tu sổ sách, giấy tờ, phát triển hội viên và, tổ chức những sinh hoạt có tính cách văn học cho hội, hàng tháng, họ Phạm còn phải trách nhiệm sự sống còn của nguyệt san Tin Sách nữa.
Vẫn theo ông Lê Phương Chi, thư ký tòa soạn lâu đời và, cuối cùng của nguyệt san Tin Sách thì, trên nguyên tắc, chủ nhiệm Tin Sách là chủ tịch đương nhiệm; và chủ bút là tổng thư ký của hội. Nói cách khác, nhà văn Phạm Việt Tuyền là “xếp” trực tiếp của ông. Nhưng:
“Trong suốt bao nhiêu năm tôi làm thư ký tòa soạn, chủ bút Phạm Việt Tuyền tin cậy tôi hoàn toàn. Ông không đòi hỏi hay đề nghị tôi nên giới thiệu tác phẩm này, hoặc tác giả kia. Ông cũng cho tôi toàn quyền mời người điểm những cuốn sách mà tôi dự định giới thiệu...”
Tác giả truyện dã sử “Ðào mả Tần Thủy Hoàng” cũng không quên nói thêm: “Mặc dù cá nhân ông Phạm Việt Tuyền thỉnh thoảng cũng có tác phẩm xuất bản, nhưng mỗi khi tôi đề cập tới việc giới thiệu trên Tin Sách, ông đều gạt đi. Ông bảo, ông không nên. Sợ mang tiếng!”
Về đức tính khiêm tốn, luôn chọn cho mình vị trí đằng sau sân khấu, bên trong cánh gà của tổng thư ký TTVBVN, tôi nhớ, giữa thập niên 1960, để tạo sinh hoạt đều đặn cho hội, họ Phạm đưa ra sáng kiến, mỗi tháng, mời một hội viên thuyết trình về một đề tài văn học hay nghệ thuật, do hội viên đó, tự chọn. Nơi chốn (luôn luôn là thính đường trường Quốc Gia Âm Nhạc, ở đường Nguyễn Du), cùng những nhu cầu khác như người phụ diễn, trợ huấn cụ, quảng bá tin tức, mời khách tham dự... đều do ông đích thân liên lạc, cung ứng. Diễn giả chỉ cần cho biết đề tài bài nói chuyện mà, không phải đưa ông duyệt trước...
Tháng 10, năm 1965, cá nhân tôi được mời. (2) Trước khi nhận lời, tôi hỏi ông, tại sao, một người tên tuổi, uy tín như ông lại không phải là một trong những người đầu tiên thực hiện kế hoạch? Ông đáp: “Thì các anh, các chị cứ chịu khó nói trước đi. Khi không còn ai khác, lúc đó, tới phiên tôi cũng đâu có muộn màng gì...”
Tôi hiểu, ông trung thành với chủ trương “tránh mang tiếng!”
Nói tới sự mang tiếng, tôi nghĩ, một số người có thể vẫn còn nhớ, nhật báo Tự Do, trong số Xuân Canh Tý, 1960, in bức tranh vẽ 5 con chuột, đục khoét một quả dưa hấu của họa sĩ Phạm Tăng. Bức tranh được những người chống đối chế độ của Tổng thống Ngô Ðình Diệm cắt, treo trong nhà. Họ cho rằng tác giả bức tranh ám chỉ 5 nhân vật trong gia đình họ Ngô. Khi sự việc đến tai những nhân vật hữu trách, họa sĩ Phạm Tăng cũng như nhà văn Phạm Việt Tuyền bị gọi, hỏi. Không một ai bị bắt. Nhưng, vốn là người quan tâm tới đời sống của các cộng tác viên, với tư cách chủ nhiệm nhật báo Tự Do, Phạm Việt Tuyền đã đứng ra, xin Bác Sĩ Trần Kim Tuyến cho họa sĩ Phạm Tăng xuất ngoại... (3)
Tôi vẫn nghĩ: Bất cứ một tổ chức, một cơ quan uy tín nào, cũng thường có một, vài người ở vai trò trách nhiệm; nhưng lại chọn cho mình cái vị trí hậu trường. Chỗ đứng phía sau sân khấu. Họ nhường tiền trường với hào quang, tiếng vỗ tay, cùng những vòng nguyệt quế... cho kẻ khác...
Mặc dù, nếu không có họ, thì cũng sẽ không có tiền trường. Không có hào quang. Không tiếng vỗ tay và, luôn cả những vòng nguyệt quế (dù khiêm tốn).
Với tôi, nhà văn, giáo sư, người tổng thư ký TTVBVN thuộc 20 năm văn học miền Nam, Phạm Việt Tuyền, chính là một trong những người, một đời, duy trì cho mình, cái vị trí “vắng mặt”, cao quý đó.
(Sept. 16 -09.)
Chú thích:
(1) Theo tài liệu của một số trang web thì, nhà văn Phạm Việt Tuyền, bút hiệu Thanh Tuyền, sinh ngày 15 Tháng 7, năm Bính Dần (giấy tờ ghi ngày 15 Tháng 8, năm 1926.) Ðầu thập niên 1980, ông chọn định cư tại thành phố Strasbourg, Pháp. Ông mất ngày 16 Tháng 2, năm 2009.
(2) Cần chi tiết, xin đọc Tin Sách, số đề Tháng 12, năm 1965, Saigòn. Tr. 2.
(3) Theo ông Phạm Hải Nam (hiện cư ngụ tại miền Nam Cali,) thân nhân của họa sĩ Phạm Tăng thì, ngay trong năm 1960, họa sĩ Phạm Tăng được 1 học bổng về hội họa ở Ý. Ông từng được trao nhiều giải thưởng hội họa rất cao quý. Trong số đó, có một giải của Toà Thánh La Mã. Các phiên bản tranh Phạm Tăng hiện nay, cũng được bán với giá rất cao, ở Âu Châu.
- Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định
- Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định
- Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định
- Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn
- Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định
- Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định
- Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định
- Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định
- Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định
• Phạm Việt Tuyền, Người Chọn "Vắng Mặt". Cao Quý (Du Tử Lê)
Phạm Việt Tuyền (vietnamvanhien.org)
Giáo sư Phạm Việt Tuyền Một nhà báo, nhà văn hóa đã buông tay lái con thuyền để đáp tiếng Chúa gọi (Vương Kỳ-Sơn)
Tác phẩm trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |