1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phạm Thiên Thư, Từ Đoạn Trường Vô Thanh Đến Hát Ru Việt Sử Thi (Ngô Nguyên Nghiễm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      19-3-2018 | VĂN HỌC

      Phạm Thiên Thư, Từ Đoạn Trường Vô Thanh Đến Hát Ru Việt Sử Thi

        NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Phạm Thiên Thư

      Tờ tạp chí Sáng Hóa ra mắt vào năm 1967, lúc đất nước như đang đắm trong dầu sôi lửa bỏng, mà cục diện chiến tranh đang bùng phát thật mãnh liệt trên khắp nẻo dường quê hương. Tôi nhớ tiêu đề của Sáng Hóa nêu rõ hướng đi là: Sáng Hóa Văn Hóa Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam, chính vậy đã khơi dậy trong tôi một sự tò mò, tìm đọc để nhận thức được con đương đang hướng tới của anh em. Thật tâm tôi rất chú ý và thích thú bài thơ của Phạm Thiên Thư, đăng tải trên Sáng Hóa như vầng sáng rực rỡ của một dòng thơ cổ phong có nét tinh khôi kỳ lạ, khiến tâm cảm hình như giao hòa kỳ ngộ một cách tự nhiên. Hôm dự buổi hòa nhạc tại thính đường của trường Đại Học Dược Khoa, tình cờ tôi ngồi chung bàn với một sinh viên cùng lớp là một tay Guitarist sừng sỏ trong ban nhạc. Anh tuổi Tân Tỵ quê Bến Tre, bạn cùng tuổi với Phạm Công Thiện, từ lúc 2 anh theo học trường Nguễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Trí nhớ đong đầy hiểu biết về văn nghệ, nên cuộc trò chuyện trà đàm khiến sự thân mật càng lúc càng sâu lắng, anh chàng với tay loáng thoáng đọc tờ Sáng Hóa tôi vừa mua trên sạp báo ven trường. Bên cạnh bài tạp luận của Chu Tấn, còn có thơ của Phan Lạc Giang Đông và Phạm Thiên Thư.


      Cuộc chuyện trò được lồng vào những hiểu biết vơi đầy bên nghệ thuật, khiến sự hấp dẫn càng đi sâu hơn vào thân tình, những thố lộ càng nhiều chi tiết. Anh thường xuyên ghé vào Đại Học Vạn Hạnh trên đường Trương Minh Giảng (Lê Văn Sỹ ngày nay), để tham gia vào chương trình nghệ thuật, nên thỉnh thoảng có cơ may gặp lại và trò chuyện cùng Phạm Công Thiện. Chính anh hẹn tôi một buổi tháp tùng tham dự đêm thơ nhạc sinh viên, hy vọng là lúc sẽ gặp nhiều nhân tài văn nghệ đang hiện diện tại Vạn Hạnh, như Bùi Giáng, Nguyễn Hữu Hiệu, Phạm Công Thiện, Phạm Thiên Thư... Sự thông hiểu rành mạch của chàng nhạc sĩ sinh viên khiến tôi cũng phục lăn, vì anh biết rõ từng thi nhân, kể cả Phạm Thiên Thư. Lúc này nhà thơ Phạm Thiên Thư chỉ xuất hiện rải rác khiêm tốn trên ít tạp chí văn nghệ. Chính vậy, sự bắt gặp chi tiết ngẫu nhiên này đã như là một điều cực kỳ quý hiếm. Cũng năn l968, Phạm Thiên Thư có giới thiệu một thi tập, nhưng mặt nổi vẫn còn lãng đãng như bao nhiêu anh em văn nghệ trẻ đương thời...


      Lúc 14 tuổi, Phạm Thên Thư theo gia đình vào Sài Gòn, có lẽ khoảng năm 1954, cư ngụ tại vùng Tân Định, tư cách kiêu bạt giang hồ khiến Phạm Thiên Thư mang biệt danh là Long điên cầu Gỗ. Tính cách cường điệu tung hoành lúc thanh xuân, khiến anh chìm ngấm trong một lối sống đầy phiêu lãng. Nhưng chất chứa trong tâm hồn đầy rẫy những tâm thức réo gọi của đạo vị siêu nhiên, nên những tích cách cương điều của thời trẻ tuổi được trầm lắng lại trong giây phút quy hồi bản thể. Phạm Thiên Thư đến với thi ca bằng một phá chấp cực kỳ thông diệu, sự việc được minh chứng trong những đợt thi hóa kinh Phật vào những năm 1970 - 1975. Pháp danh Đại Đức Thích Tuệ Không của nhà thơ lúc thọ giới Tỳ Kheo năm 1964 - 1973, trong 9 năm liền ẩn mình trong pháp chỉ của Thế Tôn, Phạm Thiên Thư đã lập dựng kỳ diệu nhiều tác phẩm thông đạt. Điển hình, thi hóa kinh điển Phật giáo, để đưa giáo lý vào hồn nhân thế một cách dễ dàng hơn. Phạm Thiên Thư đã nhập tâm trường chay quán niệm trước thánh tượng chư Phật nhất là Quán Thế Âm, để hoàn thành 7 bộ kinh thi hóa, đem ánh sáng soi rọi vào cái Trung Đạo chánh giác: như Kinh Kim Cương thi hóa thành Kinh Ngọc (Qua Suối Mây Hồng); Kinh Hiền Ngu thi hóa thành Kinh Hiền (Hội Hoa Đàm); Kinh Pháp Cú thi hóa thành Kinh Thơ (Suối Nguồn Vi Diệu)... Sự sáng hóa do tâm thức Phạm Thiên Thư mong muốn kinh Phật đi thẳng vào tâm hồn người Việt một cách dễ dàng gần gũi, như một thừa truyền dân dã, thông thấu bình dị. Chính vậy, Thượng tọa Thích Tâm Giác khi giới thiệu trong cuốn Hội Hoa Đàm (Kinh Hiền):

      Phạm Thiên Thư đã mở ra một trang sử mới cho nền văn học Phật giáo Việt Nam, trong việc thi hóa kinh Phật, và mang giáo nghĩa giải thoát vào thi ca dân tộc. Mỗi thi nghe lời thơ Đạo Ca, ngâm Đoạn Trường Vô Thanh và đọc Kinh Ngọc, Kinh Thơ, Kinh Hiền... của thi sĩ họ Phạm, người ta như thể không còn phân biệt nổi biên giới giữa Đạo và Đời màdường như bị hút vào một dòng sinh lực không gian vô tận dung hòa mọi tư tưỏng nhân sinh. Phải chăng, đó là nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam đã hơn một lần chói sáng qua triều đại Lý - Trần..."


            Thủ bút Phạm Thiên Thư

      Bước vào đạo pháp, tức là bỏ lại sau lưng những ràng buộc thế nhân mà Phạm Thiên Thư trong thời thanh niên đã lục tung cả không - thời gian để tìm một chỗ đứng cho kiếp nhân sinh. Phạm Thiên Thư từng theo mật niệm, chú pháp Mật tông, học nội công đặc kỹ của Châu Giang là phép Gồng, qua Thất Sơn tìm bí quyết của Điểm Huyệt, và tập luyện kỳ công võ thuật Bình Định, mà một Long điên cầu Gỗ, thõng tay bước vào vô ngã vi diệu của Phật pháp, tạo được một sinh khí diệu kỳ cho văn học của đạo và đời. Sức quyến rũ của thi ca, hầu như vẫn được Phạm Thiên Thư ôm hồn gói gọn hành trang khi bước vào ngưỡng cửa vô sinh của đạo pháp. Kể cả nét sáng tạo đặc thù mà năm 20 tuổi anh đã cất bước vào ngưỡng cửa hóa sinh của nhóm Văn Chương Phạm Kiều Tùng, Nguyễn Tiến Văn... đã như một kết quả đầy thú vị, mà khoảng vài năm sau đó Phạm Thiên Thư đặt trọn cho thi ca cùng song bước vào ngõ quy y tam giới.


      Năm 1964 - 1975, quả thật là giai đoạn hóa mình vàng khác gì ngày đại lễ rằm tháng tư năm xưa, Krisnamurti hóa thân trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn, trước chứng kiến của hằng hà chư vị Bồ Tát - Thanh Văn - Duyên Giác từ chân núi lên đến tận đỉnh trăng rằm, cung thỉnh Phật tánh. Thơ Phạm Thiên Thư lúc này như vầng sáng rực rỡ phủ chụp một không gian riêng biệt, sự cực thịnh được nhân đôi, khi nhiều bài thơ được phổ nhạc và kể cả việc anh trì chú đặt lời cho tập Đạo Ca gồm 10 ca khúc của Phạm Duy (1972). Các thơ phổ nhạc mà các nhạc sĩ hoằng hóa như các ca khúc do Phạm Duy phổ: Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Ngày Xưa Hoàng Thị, Em Lễ Chùa Này, Huyền Thoại Trên Một vùng Biển, Loài Chim Bỏ Xứ, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu... Còn có các nhạc sĩ tài hoa khác, phổ thơ Phạm Thiên Thư như Cung Tiến (Như Cánh Chim Bay), Võ Tá Hân (Đôi Mắt Thuyền Độc Mộc), Trần Quang Long (Động Hoa Vàng), Nguyễn Tuấn (Độc Huyền)...


      Trước 1975, chuyện thơ phổ nhạc cũng là một đồng điệu giữa những tâm hồn đầy cảm ngộ chân thành, thông thấu lẽ sống huyền nhiệm của nghệ thuật. Ngoài Phạm Thiên Thư, hình như chỉ có Nguyễn Tất Nhiên cũng tài hoa trên nét hóa thân giữa thơ và nhạc, mà một thiên tài âm nhạc như nhạc sĩ Phạm Duy lại là chứng nhân tạo tác cái kỳ diệu đốn ngộ giờ phút sau cùng cho một cuộc hóa thân. Năm 1972, tôi được Phạm Thiên Thư tặng tập Đạo Ca (in 1971), chuyển hóa thơ nhạc và đạo vị như một giây phút nhập thần để rồi năm sau (1973), Phạm Thiên Thư rời bỏ chiếc áo dà lam với danh hiệu tu sĩ lãng mạn, bước xuống trần thế với dòng thơ trầm lặng sang cả của riêng thế giới Phạm Thiên Thư:

      Hỏi con vạc đậu bờ kinh

      Cớ sao lận đận cái hình không hư

      Vạc rằng: thưa bác Thiên Thư

      Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ. (Động Hoa Vàng)

      Năm 1973, cũng chính là năm Giải Văn Chương Toàn Quốc trao tặng cho Đoạn Trường Vô Thanh (theo Phạm Thiên Thư, vô thanh là không còn tiếng kêu than đoạn trường như truyện Kiều Đoạn Trường Tân Thanh, mà nhân vật thì hoàn toàn Việt Nam như Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Thánh Gióng, Tản Viên: Đoạn trường sổ gói tài hoa /xưa là giọt lệ, nay là giọt châu). Năm 1973 này cũng là năm Phạm Thiên Thư khoác áo thầy thuốc trưởng môn của một nghiên cứu khoa học điều trị bằng phép chữa Thân Tâm và Dưỡng Sinh Điện Công mà Phạm Thiên Thư định danh là Phathata. Sự kỳ diệu của diệu pháp y sinh này, có lẽ cũng nhiều kết quả hữu hiệu giữa hiện thực khoa học và tâm pháp. Đến nay hơn 30 năm, diệu pháp trị liệu Phathata được nhiều lần công bố công trình khoa học trong nhiều tổ chức giới thiệu Thể Dục Thân Tâm (Phathata), với những thành tựu được báo giới trong nước và nước ngoài đăng tải.



         Tập II trong bộ sách 6 cuốn
      của nhà thơ Ngô Nguyên Nghiễm

      Sự miệt mài giữa khoảng thời gian càng lúc càng thu ngắn dần của kiếp tử sinh, thành trụ hoại diệt vẫn là cái nhìn của bậc thiện trí điều chỉnh pháp thân. Phạm Thiên Thư bước xuyên qua cả một khoảng cách không - thời gian như vậy, vẫy tay gom tụ lại những hạt châu để hình thành trọn vẹn hóa thân cho tư tưởng văn chương thấm nhuần đạo vị trong cõi nhân sinh này. Phạm Thiên Thư đạt được nhiều kỷ lục Việt Nam với những tác phẩm vĩ đại được ấn hành trong những ngày tháng gần đây. Như Sử Thi Ấn Độ Mahabharata chỉ có 124.000 câu trong khi sáng tác của Phạm Thiên Thư tổng cộng đơn giản cũng đã hơn 126.000 câu thơ. Trong đó, Đoạn Trường Vô Thanh gồm 27 chương và 3.296 câu lục bát hơn Kiều 20 câu. Bài Đường Luật Cổ Lũy Cô Thôn được nhận định là 1 trong 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX (NXB Giáo Dục).


      Khi Phạm Thiên Thư ấn hành tập Tự Điển Cười là một phương pháp chữa bệnh dùng tiếng cười đẩy lui tâm bệnh và thực bệnh, tập này cũng gồm 24.000 bài thơ tứ tuyệt. Khi in ấn, chỉ trong 1 tháng cũng đã tuyệt bản, sức hút của tác phẩm Phạm Thiên Thư là một ấn tương đặc biệt trong giai đoạn kinh tế đương thời. Hôm trao đổi cùng anh tại quán Hoa Vàng, đưòng Hồng Lĩnh, P.15, quận 10, ngoài tâm sự Phạm Thiên cho biết đang hoàn thành 4 từ điển: 1/ Từ Điển 10.000 Câu Về Ý Phật; 2/ Từ Điển Đời; 3/ Từ Điển Ý Đẹp; 4/ Từ Điển Châm Ngôn (50.000 khái niệm lời hay ý đẹp). Chàng Thiền sư Phạm Thiên Thư tâm đắc cho hay đang ấn hành tâp Hát Ru Việt Sử Thi, gồm 3.325 câu lục bát, được viết lại lịch sử Việt Nam bằng thơ mở đầu từ thượng cổ đến thời Tây Sơn đại thắng quân Thanh tại trận Đống Đa 1789, dẹp tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Anh cho biết cần có một kết thúc đẹp như vậy cho lịch sứ. Ý hướng của Phạm Thiên Thư là dành chút thành tâm hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhìn lại nét hào hùng của dân tộc từ thuở lập nước đến giữ nước.


      Sự hóa hiện của một Phạm Thiên Thư chân trần và một hồn thơ kỳ diệu, phải chăng là sự hòa minh vô thức và vô tướng, trải dài suốt đời sống Phạm Thiên Thư, nên Thiền là cầu nối tư tưởng, giúp đạo và đời có sự dung hòa như một. Đó là một cách hành thiền mới, giữa lớp vỏ uyên áo của triết lý Phật giáo, cần có một thứ ngôn ngữ văn hóa gắn liền với cuộc sống. Chính vậy Phật giáo ngoài là một tôn giáo cũng đã trở thành một giá trị văn hóa khi hòa nlhập vào Việt Nam.


      Cái đẹp của nghệ thuật chan hòa trong đạo vị như Thiền sư soi trăng để thấy tâm mình. Nều không có trăng sao - hẳn văn hóa con người - hữu tướng hay vô tướng - cũng vơi đi một nửa. Đẹp thay!


      Viết tại Thư trang Quang Hạnh

      Rằm tháng 04/2010

      Nhuận sắc đầu tháng 09/2010


      Ngô Nguyên Nghiễm

      Tác Giả Tác Phẩm Người Đồng Hành Quanh Tôi II
      Nhà Xuất bản Thanh Niên, 2010

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Minh Nguyễn, Tình yêu sợi khói mong manh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Trần Biên Thuỳ, tắm mát dòng sông nước đổ đầy Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Học giả Nguyễn Văn Hầu, Nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nam Bộ Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lưu Vân, Ngựa Hoang Lạc Nẽo Vô Thường Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Dương Trữ La, Bên Kia Một Dòng Sông Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Hư vô, đêm mơ thánh nữ đá vàng tàn phai Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lê Triều Điển, Cuộc Hành Trình Tìm Lại Chân Tướng Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Ý Niệm Về Quan Điểm Sáng Tác Của Nhà Văn Nguyễn Thị Hàm Anh Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

      - Lý Thừa Nghiệp, Lung Linh Hoa Tạng Hát Một Khúc Thiền Ca Ngô Nguyên Nghiễm Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)