1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đọc Phạm Quốc Bảo Với “Khuất Rồi Mấy Bóng Chim Di” (Đặng Phú Phong) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-6-2022 | VĂN HỌC

      Đọc Phạm Quốc Bảo Với “Khuất Rồi Mấy Bóng Chim Di”

          ĐẶNG PHÚ PHONG
      Share File.php Share File
          

       


       Nhà văn Phạm Quốc Bảo
        (Họa sĩ Phan Nguyên vẽ)

      Tôi thích cái tựa của cuốn sách. Chất thơ lồng lộng trong sáu chữ: Khuất Rồi Mấy Bóng Chim Di. Một thi tập "Một tuyển tập truyện ngắn với những tình tiết lãng mạn đầy thi vị" Chúng ta hãy lần theo trang sách. . .


      Ngay trước Lời Ngỏ tác giả đã viết:

      Cá nhân tôi

      sống được đến từng tuổi nầy

      chả còn mong ước gì nữa cả

      ngoài ý thích được nhẩn nha

      tâm sự với nhau.


      Nhẩn nha tâm sự với nhau. Nhẩn nha là tà tà, là lúc nói, lúc im lặng. Là từ từ, không vội. Cười vài tiếng ứ hự. Chứ sao ! Nhẩn nha là thở vài hơi thuốc cho khói bay tung lên rồi vờn quanh theo những câu chuyện đầu Ngô mình Sở. Nhẩn nha là đi vòng vòng, đi chữ chi. Huơ cái tay, lắc cái vai. Ừ, phải một cốc cafe vào buổi sáng hay một vài ly nồng nồng vào buổi chiều hay vài chung trà vào buổi tối cho nó tròn trọn , nữa chứ. Nhẩn nha với bạn. Mặc kệ thiên hạ đang bon chen ngoài kia.


      Chuyện đầu tiên mà Phạm Quốc Bảo nhẩn nha với chúng ta là về một người bạn đã quá vãng của anh. Nhạc sĩ Du ca Trần Đình Quân. Nhạc sĩ Quân có một ca khúc mang tên “Hát Để Nhớ Đời.” Trong đó có câu “Hát để nhớ đời, không phải hát để quên đời” vậy mà Nhạc sĩ Quân lại bị bệnh quên (Alzheimer). Đây là bi kịch giữa tác giả và tác phẩm. Sự vong thân của tác giả nằm ngay trong từng tác phẩm của mình. Phạm Quốc Bảo đã làm nhẹ cái bi kịch ấy bằng lối viết giản dị. Như kể.


      Cũng với cách viết như kể, như nói ấy, tác giả đưa người đọc vào “Một Thời Để Nhớ”, “Đã Vào Thu Chưa”. Một thời hăng say với lý tưởng khi còn là sinh viên, đem hết khả năng để giới thiệu với nước bạn Nhật, văn hóa của dân tộc mình. Một thời đi dạy học chỉ với hai bộ áo bằng vải popeline trắng và quần kaki Nam Định mà đã thấy là khá rồi. Tác giả đã khéo léo đưa ra sự khiếm khuyết của một nền giáo dục còn sơ khai, tùy tiện của những vị thầy qua một kỳ thi vấn đáp. Cái ngớ ngẩn của một nhà thơ khi tự hỏi đã vào thu chưa khi có dịp thăm Seattle đã biến thành những tìm hiểu khoa học về tại sao lá trở thành vàng, đỏ. Về những cảnh báo cho sự thay đổi khí hậu tòan cầu. Cuối cùng lại nhớ đến những bài thơ về mùa thu đượm hơi hướm chất thiền.


      Sang đến truyện “Tùy” thì rõ ràng cái “ nhẩn nha” của Phạm Quốc Bảo được đẩy lên cao hơn hết trong cuốn tùy bút này. Truyện , chỉ là những lời đối thoại đầu cua tai nheo của hai người bạn. Từ chuyện hỏi thăm nhau về bệnh cúm, qua đến chuyện tim mạch rồi mổ xẻ. Chuyện ... ăn cá chép qua chuyện hút thuốc rồi cuối cùng là chuyện ”tùy ông lựa chọn”. Cái khéo ở đây của tác giả là dẫn dắt nguời đọc từ chuyện này sang chuyện nọ bằng những câu nối rất tự nhiên để không ai có thì giờ ngẩn đi một chút khi lạc sang chuyện khác. Những câu đối thoại được viết rất bình thường, rất đời thường, không chải chuốc, sửa sọan để trở thành một truyện ngắn cô đọng. Tuy là đối thoại đầu cua tai nheo, nhưng nội dung lại liền lạc để nói về sức khỏe của con người mà phần trách nhiệm tùy thuộc ở chính mình. Có thể hiểu tác giả chính là một trong hai người bạn đang đối thoại này và cũng chính là một người thứ ba lắng nghe câu chuyện.



      Trong “Mấy Ghi Nhớ Từ Chuyến Âu Du”, hai phần đầu tác giả kể lại chuyến Âu du của mình để đưa nguời đọc vào phần thứ 3, phần chính, nhằm thố lộ tâm sự, cùng người đọc “tham gia chung trong một bầu không gian thân mật gần gũi” Tâm sự về sự cách biệt, thiếu cảm thông giữa người Việt ở nước ngoài và người Việt trong nước chỉ vì sự cai trị độc tài của đảng Cộng sản. Rồi hòan cảnh đẩy đưa, từ lúc chân ướt chân ráo trên đất Mỹ, tác giả vừa đi học vừa đi rửa bát, chùi cầu tiêu, rồi làm báo tiếng Việt và sống bằng nghề báo cho đến hôm nay. Luận về cái “dại” cái “khôn” trong việc tìm kiếm cho mình một nghề nghiệp, Phạm Quốc Bảo tâm sự: ”... Có lẽ cho đến bây giờ, tôi chưa thấy mình có thể “khôn” như ý muốn nói chung, hay như nội dung dẫn giải của người khác được...” và tác giả, trong suốt cuộc đời “chỉ tìm cái dại” vì cảm thấy mình may mắn và hạnh phúc” với cách sống “nhu cầu tiêu dùng bao giờ cũng tùy thuộc vào mức lợi tức”. Vậy là hạnh phúc , là “khôn” quá cỡ đi rồi!


      Không biết đây có phải là sự cố ý sắp xếp hay không, mà sau khi bàn về khôn, dại, tác giả lại đưa cái tựa “Hãy Sống Và Thưởng Thức Đời Sống” liền theo sau. Trong đó tác giả bàn về hai cái chết của hai nghệ sĩ nổi tiếng là Farrah Fawcett, nổi tiếng trong bộ phim truyền hình Charlie’s Angels vào cuối thập niên 70 Michael Jacson, ông vua nhạc Pop. Dưới cái nhìn vô tư, tinh tế và những dẫn chứng, tác giả giúp nguời đọc hiểu biết thêm về hai nghệ sĩ này. Cuối cùng ông muợn hai câu thơ Kiều để nói lên cảm tuởng của mình:


      “Có tài mà cậy chi tài

      Chữ tài liền với chữ tai một vần”.


      Phần “Góp Vài Liên Tưởng Thú Vị Về Tục Ngữ - Ca dao”. Bằng giọng văn vừa phải, nhã nhặn, tác giả thẳng thắn góp ý với tác giả Đàm Trung Pháp qua bài viết ”Mối tương đồng lý thú giữa tục ngữ Việt Nam và tục ngữ nước ngoài”. Tôi cũng xin phép đồng ý với Phạm Quốc Bảo với 3 chữ “mà” trong câu:


      “Đi đâu mà vội mà vàng

      Mà vấp phải đá mà quàng phải dây.”


      Đây là một bài viết khá thú vị cho những ai thích tìm hiểu về ca dao tục ngữ.


      Từ chuyện ca dao tục ngữ, Phạm Quốc Bảo tiến thêm một bước nữa, đi đến văn hóa Đông, Tây. Trong bài “Đông Tây & Chất Của Sức Sống Trường Tồn” nhân một bài viết mới nhất của Richard Chang phản biện lại một câu nói khá phổ biến của tác giả người Anh, được giải thưởng Nobel, Rudyard Kippling(1865-19360):


      “Đông là Đông, Tây là Tây và Đông – Tây không bao giờ gặp nhau” (East is East, West is westand never the twain shall meet). Richard Chang cho rằng, 1800 năm trứoc Tây lịch, Con Đường Tơ Lụa (Silk Road) đã giúp dân cư ở Đông và Tây giao du, giao thương với nhau. Rõ ràng”Được lời (Richard Chang) như cởi tấc lòng “(của họ Phạm) mà bao lâu nay ông ấp ủ. Sẵn dịp, tác giả đã viết một mạch về những điều bất đồng của mình: “Sớm hay muộn gì Đông Tây cũng gặp nhau”: “Diễn trình sống còn độc đáo của con người” ; ”Gặp gỡ, cọ xát để tiến bộ”; “ Gặp gỡ để giải tỏa những trì trệ” và “ Giới hạn của ý nhĩa gặp gỡ”. Những tư tuởng chất chứa trong những tiêu đề trên được Phạm Quốc Bảo trình bày khá mạch lạc và vững vàng. Tác giả tỏ ra rất nhuần nhuyễn , sắc sảo trong lối văn bình luận nầy.


      Sang đến bài “Tai Nghe Thuận Hay Thuận Tai” tác giả đem câu nói trong sách Luận Ngữ của cụ Khổng ra mà bình. Tử viết: “Ngô thập hựu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ” (Khổng tử nói rằng : Hồi độ mười lăm tuổi tôi chú tâm vào việc học, ba mươi tuổi thì cái học có căn bản vững vàng, bốn mươi thì không còn nghi ngờ gì nữa, năm mươi biết được mệnh trời, sáu muơi tuổi thì tai nghe mọi điều đều thấy thuận cả, bảy mươi thì cứ theo tâm mà muốn thì không sai đi đâu cả.).


      Tác giả đã bình luận câu có tính cách khuôn thước nầy dựa theo những tiêu chí tự mình đưa ra như “Khuôn mẫu phải hiểu một cách linh động và tương đối đúng”và phải“ Phát khởi từ con người là chính ”để có được một “Mẫu sống hợp thời ở nước ta”. Với cách nhìn khóang đạt nhưng dựa trên sự hiểu biết về triết Đông, Phạm Quốc Bảo đã mở rộng tư tuởng trên của Khổng Tử, đưa đến một sự chấp nhận đựơc cho nhiều người hằng suy tư về cuộc sống.


      Tác giả đã đưa vào bài viết những ý nhị trong lối nhìn vấn đề, qua những từ ngữ “nhẩn nha” giúp người đọc thấy vui vui, đôi lúc không khỏi mỉm cười.


      Tôi dành bài thứ mười trong 11 bài viết trong cuốn sách để nói sau cùng là do có chút ý muốn góp với tác giả. Tựa chuyện này cũng chính là tên của tập hồi ký Khuất Rồi Mấy Bóng Chim Di. Chuyện chia làm ba phần. Hai phần đầu nói về những người bạn của anh đã quá vãng như Họa sĩ Ngô Bảo, Nhà báo Nguyễn Thượng Hiệp, Nghệ sĩ Thanh Hùng và Nhà Thơ Hữu Loan, một nhân cách lớn của Việt Nam. Từ sự khuất bóng của những người này, tác giả nhảy sang những com chim di ở phần ba. Thật đúng là nhẩn nha. Những “bóng chim di” cách đây cả triệu năm, từ Phi Châu bay qua Nam Á, Âu Châu để rồi lan ra khắp hòan cầu. Rồi chiếc tàu Mayflower. Rồi những con chim Việt phải bay đi hoặc phải tha hương trên chính quê mình. Chuyện kể nghe sao buồn quá đỗi.


      Trong phần hai, tác giả có chép một bài thơ và nói rằng “Nếu có chỗ nào sai sót, ai đấy biết rõ hơn và đúng hơn xin chỉ bảo dùm”. Cũng giống như tác giả, tôi yêu thích bài thơ này vô cùng, nên chỉ nhẩm đôi ba lần là thuộc lòng cho đến bây giờ kể từ gần cuối thập niên 60. Theo chỗ tôi biết thì bài thơ nầy có tên là Tống Giang Vận Hành, tác giả là Thị Nại Am viết qua nhân vật Tống Giang trong truyện Thủy Hử. Khi ông viết về cuộc đời Tống Giang, lúc Tống Giang bị đi đày, may gặp viên quan cai ngục (sau này cũng trở thành một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc) là Thần hành thái bảo Đái Tôn cảm mến, ưu đãi, cho đi lại thoải mái. Một hôm Tống Giang ra quán, uống ruợu ngà ngà say, mượn bút mực, viết thơ lên vách. Bài thơ như sau (dịch):

      Trên núi cao có con thần điểu

      Ba thu qua bặt không tiếng kêu

      Ngày hận mây trời che khuất bóng

      Đêm hờn thỏ lặn trải thềm rêu


      A ha, thần điểu còn nương náu

      Chờ ngày thét vỡ núi khe sâu

      Vỗ cánh xé tan bầu kinh khuyết

      Vươn đầu đảo lộn cõi Giang Châu


      Ta hận trò dâu bể

      Ta hờn chuyện thương đau

      Thần điểu ví chăng rời núi hiểm

      Mặt nước Tầm Dương máu đỏ ngầu


      Ngày xưa rạch núi có Hòang Sào

      Ngày nay nghĩa sĩ buồn tiêu tao

      Hảo hớn chia đường theo mây bạc

      Anh hùng thẹn tủi bóng trăng sao


      Tầm Dương sóng réo

      Đá dựng mài dao

      Phương đông có khách rèn chính khí

      Đại nghĩa ngang trời gió cuốn cao.

      Bài thơ tôi thuộc này so với bài thơ của Phạm Quốc Bảo chép có đôi chỗ không giống nhau, nhưng tinh thần thì chẳng khác nhau mấy.Tuy nhiên tôi cũng chép ra để độc giả rộng đường. Bản dịch này là của cụ Á Nam Trần Tuấn Khải. (Dịch giả Nguyễn Tôn Nhan đồng ý với tôi và hứa sẽ chép, gửi cho tôi nguyên tác của bài thơ trên).


      Ngoài mười một bài viết, cuốn sách còn có thêm phần phụ lục về thơ cũa Nguyễn Công Trứ, Hữu Loan, Hồ Xuân Hương, những bài viết liên quan với Nhà thơ Hữu Loan. Một bài viết cho con khá cảm động của Blogger Mẹ Nấm. Và cuối cùng là hồi ức của tác giả về cuộc triển lãm “Our Beloved Land, Việt Nam” tại Tokyo năm 67 của một số sinh viên Nam Việt Nam, trong đó có Phạm Quốc Bảo, giúp cho những kẻ đi sau có tài liệu về cuộc triểm lãm mang đầy tinh thần quốc gia của các bậc đàn anh.


      Thôi, chúng ta cũng vừa nhẩn nha đủ với tác giả vậy. Chuyện gì rồi cũng phải đi đến hồi kết cục. Phải không , thưa Ông Nhẩn Nha?


      Đặng Phú Phong

      (Nguồn: vietbao.com)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Giới Thiệu Sách Mới: Chuyện Nào Vẫn Cần Thuật Lại Phạm Quốc Bảo Giới thiệu

      - Mấy gợi ý về thời đại Tự Lực Văn Đoàn (1932-1942) Phạm Quốc Bảo Nhận định

      - Chất sáng tạo tinh tế và phong phú của thơ Nguyên Sa Phạm Quốc Bảo Khảo luận

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)