1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phạm Lệ Oanh và truyện Liêu Trai (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      5-3-2020 | VĂN HỌC

      Phạm Lệ Oanh và truyện Liêu Trai

         VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       


           Nữ sĩ Kim Y Phạm Lệ Oanh
            (1902 - 8.3.1999)

      Nhà văn nhà thơ Kim Y Phạm Lệ Oanh có thể là một trong số vài người đã dịch khá nhiều truyện Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh ra Việt ngữ, -98 truyện tính tới 1987 - so với 71 truyện của Đào Trinh Nhất, 35 truyện của Hiếu Chân Nguyễn Hoạt. Có thể có những dịch giả khác song chúng tôi chưa kịp biết hết. Vả chăng, bà Phạm Lệ Oanh còn là dịch giả toàn bộ một trong Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Nhạc và Kinh Xuân Thu) là Kinh Thi của Trung Hoa ra Việt ngữ, đã được Khoa trưởng Văn Khoa Đại học Sài gòn là bạn học của bà, giáo sư Nguyễn Đăng Thục, trân trọng viết tựa.

      "Thuở nhỏ, tôi đã say mê đọc Liêu Trai Chí Dị qua các bản dịch của Tản Đà và Đào Trinh Nhất. Sau này lại đọc thêm nhiều truyện dịch giá trị của ông Nguyễn Hoạt. Với tài phiên dịch “mỗi người một vẻ” của các dịch giả này, Liêu Trai Chí Dị đã đem lại cho chúng ta những giây phút thích thú, phiêu diêu, trong khung cảnh kỳ bí, huyền ảo, đầy hồ ly yêu quái.” (Trần Trọng San *)

      “Tôi đọc Liêu Trai từ cái tuổi chưa biết đến tên tác giả, cũng chưa biết thế nào là văn chương. Truyện của Bồ Tùng Linh từ thời xa xưa ấy đối với tôi là một thứ truyện kỳ lạ, nhưng mà tôi tin là có thật, một cách tự nhiên. Ma quỉ có thật, dù không ai thấy chúng. Hồ ly cũng có thật, dù không ai thấy chúng.” (Nguyễn Mạnh Côn *)

      “Tôi thích đọc Liêu Trai không phải vì chuyện ma quỉ ở trong đó... Người đọc Liêu Trai nên hiểu Liêu Trai dưới khía cạnh che đậy của tác giả là chống đối ngầm nhà Thanh. Có một truyện về cắt đuôi con chồn là ngụ ý cái đuôi sam của người Tầu thuở ấy vì Bồ Tùng Linh còn thương nhớ nhà Minh hơn nhà Thanh – là buổi ông đang sống.” (Vương Hồng Sển *)


      Ba nhà văn nhà giáo tên tuổi kể trên đã viết như thế khi Tạp chí Thời Tập của tội phỏng vấn các ông một câu duy nhất: “Nên hiếu Truyện Liêu Trai như thế nào?” Bài phỏng vấn đã đăng báo từ tháng 2.1974 tại Sài gòn.


      Tới thuở ấy, ba dịch giả dịch Liêu Trai của Bồ Tùng Linh nổi tiếng nhất là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Đào Trinh Nhất, và Hiếu Chân Nguyễn Hoạt. Người thích đọc loại truyện hồ ly diễm tuyệt, mà nhiều khi tả chân một cách tự nhiên, không khỏi có lần thắc mắc: nhà văn Bồ Tùng Linh trước sau viết được bao nhiêu truyện Liêu Trai, và ba dịch giả nói trên đã dịch được bao nhiêu truyện, và còn bao nhiêu truyện nữa chưa được dịch ra? Câu hỏi ấy độc giả chỉ tìm thấy khi đọc Truyện Liêu Trai của dịch giả thứ tư, một nữ dịch giả, là Kim Y Phạm Lệ Oanh. (Có thể còn những dịch giả khác song tôi chưa có dịp thưởng thức dịch phẩm của họ, mong sẽ được thấy sau này).


      Kim Y Phạm Lệ Oanh (1902-mồng 8 tháng 3.1999) người Thường Tín, Hà Đông, sáng tác cùng thời với nữ sĩ Tương Phố, năm 1940 đã xuất bản cuốn tiểu thuyết Tình Lụy, và năm 1968 đã hoàn tất cuốn Tân Chinh Phụ Ngâm Khúc, tái bản tại hải ngoại năm 1984 trong Tuyển tập Tiếng Quyên của Tổ hợp Xuất bản Cành Nam. Bà là người đồng cảm với một nữ dịch giả Việt Nam từ thế kỷ XVIII, là Đoàn Thị Điểm.

       

      Với nền nếp Nho phong của một đại gia đình sĩ phu nổi tiếng từ năm sáu thế kỷ trước ở Miền Bắc, Phạm Lệ Oanh viết văn làm thơ trong truyền thống ni sư Diệu Nhân đời nhà Lý, bà tinh thông Hán học và chữ Nôm, từng sống bằng nghề dịch tiểu thuyết kiếm hiệp Trung Hoa sang Việt ngữ trước 1975 tại Sài gòn, ký nhiều bút hiệu khác nhau như Lão Sơn Nhân, Mộng Tiên.

       

      Năm 1965 bà đã dịch trọn bộ Thi Kinh Quốc Phong của Trung Hoa, mà học giả Nguyễn Đăng Thục, nguyên Khoa trưởng Văn Khoa Sài gòn, đã nồng nhiệt viết Lời giới thiệu: “Bạn tôi sẵn có hồn thơ, vốn dòng Nho phong, từ nhỏ đã được nghiêm phụ giảng dạy Hán học, ... có cho tôi xem bản thảo dịch Kinh Thi Quốc phong ra quốc âm, chú thích đầy đủ, lời thơ nhẹ nhàng và sát nghĩa. Được lời ủy thác (viết Lời giới thiệu), tôi không ngại vụng về, có mấy lời thô thiển giới thiệu cùng độc giả.”


      Tác phẩm dịch Thơ thì như thế, về truyện, Kim Y Phạm Lệ Oanh dự định sẽ dịch tất cả, dịch hết, bộ Liêu Trai Chí dị của Bồ Tùng Linh. Năm 1962, ba tập đã xuất bản ở Sài gòn, năm 1987 ở Hải ngoại ái nữ của bà là nhà thơ Trương Anh Thụy đã cho tái bản. Trong Lời nhà xuất bản (Tổ Hợp Cành Nam), có kiểm kê như sau:

       

      -- Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh (1640-1715) in ra lần đầu năm 1776, gồm 431 truyện và chia thành tám tập (sau này có bản in thành 16 tập).

      -- 1938 Tản Đà đã xuất bản tại Hà Nội tập truyện dịch Liêu Trai Chí Dị đầu tiên, không rõ bao nhiêu truyện.

      -- 1952 (?) Đào Trinh Nhất cho phổ biến tập truyện dịch Liêu Trai thứ hai, do Bốn Phương xuất bản, gồm 51 truyện.

      -- 1958 Hiếu Chân Nguyễn Hoạt cho phổ biến bản dịch Liêu Trai thứ ba, do Cơ sở Báo chí và Xuất bản Tự Do ấn hành, gồm 35 truyện.

      -- 1962 Kim Y Phạm Lệ Oanh (ký bút hiệu Mộng Tiên) cho phổ biến bản dịch Liêu Trai thứ tư, do Trường Sơn xuất bản, gồm 98 truyện. Bộ sau cùng này do Tổ Hợp Cành Nam của Trương Anh Thụy và Nguyễn Ngọc Bích tái bản năm 1987, được chia làm 3 tập. Trong lời nhà xuất bản có viết: “Kim Y Phạm Lệ Oanh (trong khi) cho tái bản các truyện đã in từ Sài gòn, và sẽ tiếp tục dịch nốt những truyện còn lại. "Nhưng dịch giả đã ra đi, mà độc giả của bà đã không được đọc hết các truyện Liêu Trai bà nói sẽ dịch hết.”


      Bà Kim Y Phạm Lệ Oanh và chồng, nhà thơ, họa sư Tá Chi Trương Cam Khải, là những gương mặt nho phong nghệ sĩ được kính trọng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn trong ba thập niên cuối cùng của thế kỷ XX. Bà mất trong tháng này, mồng 8 tháng 3, năm 1999. Trong các tác phẩm của bà, có một cuốn sách cần thiết cho người đọc sách, là cuốn kinh số 1 trong Ngũ kinh của Trung Hoa, là Kinh Thi (đứng trước các kinh Thư, Lễ, Nhạc và kinh Xuân Thu). Trên mặt báo Người Việt số ra ngày 28.2.1985, bản dịch Thi Kinh Quốc Phong của Kim Y đã được nhận định như sau: “Người dịch đã dùng thể ca dao Việt Nam để diễn dịch Quốc Phong của Trung Hoa. Mỗi bài đều có phần nguyên văn chữ Hán, phần phiên âm, dịch, chú thích, bình giải rất đầy đủ dễ hiểu; đồng thời còn là một tài liệu quí giá cho ngành khảo cứ nữa.”


      Với cách làm việc đó, bản dịch Liêu Trai của bà Kim Y cũng có thêm chú thích, mỗi truyện có một tấm hình chính dẫn đầu, với phần chữ Hán trong tranh đầy đủ. Bà còn dịch cả hai mặt tấm bia mộ của Bồ Tùng Linh, và nhấn mạnh: bản dịch Liêu Trai của bà là dịch theo bản khắc “Thanh kha đình” khắc theo nguyên cảo của tác giả: không có chấm câu. Vấn đề dịch xưa nay vẫn quan trọng, và “dịch không phải là phản” như một lối nói hàm hồ, nếu người dịch là một cây bút nghiêm túc, và có một “văn hóa dịch” cho riêng mình, chẳng hạn lối dịch của nhà văn, nhà thơ Kim Y Phạm Lệ Oanh. Xin dùng bốn câu thơ cảm đề Liêu Trai của chính bà để kết thúc bài này:


      Đèn ai le lói canh chầy

      Ngoài song lất phất mưa bay lạnh lùng.

      Chuyện đời tai đã bưng bồng

      Thì nghe ma kể nỗi lòng buồn vui.

      (Tháng 3.2012)


      KINH THI QUỐC PHONG

      Kim Y dịch:


      Thùy vị tước vô giốc       Hà dĩ xuyên ngã ốc?

      Thùy vị như vô cốc (gia)   Hà dĩ tốc ngã ngục?

      Tuy tốc ngã ngục           Thất gia bất túc.


      Thùy vị thử vô ngồng (nha) Hà dĩ xuyên ngã dung?

      Thùy vị nhữ vô công (gia), Hà dĩ tốc ngã tung (tụng)?

      Tuy tốc ngã tung,          Diệc bất nhũ tùng!


      Chuột không răng sao tường lại thủng?

      Sẽ không sừng sao lũng mái tranh?

      Ai bảo rằng tôi với anh

      Chưa từng cheo cưới linh đình hẳn hoi?


      Đã không cheo cưới thì thôi,

      Sao còn kiếm chuyện đưa tôi đi trình?

      Anh trình anh cứ việc trình,

      Lễ nghi chưa đủ theo anh lẽ nào?


      Thể Hứng - Người trinh nữ biết giữ mình như thế, mà có khi còn bị kiện, đến nỗi phải đòi đến tụng đình. Nhân tự tố cáo rằng: ”Người ta đều bảo con chim sẻ có sừng, nên mới xuyên thủng nóc nhà ta” để hứng tới câu: “Ai cũng nghĩ ta với ngươi đã từng có cheo cưới rồi, nên mới có cớ bỏ tù ta được, nhưng mấy ai biết rằng người tuy có thể bỏ tù ta, mà lễ cưới xin vẫn chưa đầy đủ, cũng như con sẻ kia, tuy nó xuyên thủng được nóc nhà, nhưng kỳ thực chưa hề có sừng vậy.


      Chương dưới nói rằng: “Dẫu ngươi có thể đi kiện ta, nhưng lễ cưới cheo chưa đủ, thì tóm lại cũng không khi nào ta chịu theo ngươi.” (trang 76 78)

      Viên Linh

      Nguồn: Lịch Sách Chân Dung Nhà Văn Việt Nam
      Nxb Khởi Hành, Hoa Kỳ, 2017

      * Trích phần trả lời Phỏng vấn của Viên Linh: Nên hiểu Truyện Liêu Trai như thế nào? Phần trả lời có kèm thêm bài vở về Bồ Tùng Linh, và bổ sung vài truyện dịch mới, đã đăng lại trên Khởi Hành số 72, tháng 10.2002.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Tâm Thức Phật Việt: Sức Mạnh Từ Tam Tạng Thánh Điển Đến Lịch Sử Dân Tộc (Nguyên Siêu)

      Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)