|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà báo Phạm Huấn
Có những cuốn sách ngoại khổ người đọc không biết nên đặt ở chỗ nào trên giá sách, như cuốn “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975” của Phạm Huấn, do tác giả xuất bản từ năm 1987.
Sách khổ lớn 7×10 phân Anh, dày 280 trang, trình bày mỹ thuật bởi một bàn tay nhà nghề (điêu khắc gia Mai Chửng), song kỹ thuật rõ ràng của một nhà in tị nạn ở San Jose, gáy sách khô cứng chất keo nấu dở, giấy bung ra từng tờ. Như nhan đề, đây là một cuốn sách thuật sự, về một cuộc rút quân trong quá khứ, mở đầu sự sụp đổ của một thể chế, như thế đây là một ký sự lịch sử chiến sự, kể lại giai đoạn cuối cùng của một quốc gia trong đó tác giả là một nhân chứng, hơn thế nữa, cũng là một nhân vật tham dự ít nhiều vào thế sự và chính sự, hơn thế nữa ông còn là sĩ quan báo chí của một trong bốn vùng chiến thuật của một trong bốn quân đoàn, một trong bốn ông tướng tư lệnh Quân Ðội Quốc Gia.
Tác giả Phạm Huấn thật sự đã viết sử, cuốn sách là một sử liệu, và với sử liệu này, được viết với tấm lòng như lửa, với các sự kiện có thật, có ngày giờ khi sự việc xảy ra, cuốn sách là một “bạch thư” về “quân sử và chính sử Việt Nam thời thập niên ’70.”
Tại sao gọi là bạch thư? Tôi không tìm được chữ nào hơn. Tra bốn cuốn từ điển, cả từ điển văn học, cuốn quí nhất của Ðào Duy Anh cũng không có chữ bạch thư. Cuốn khác ghi: white paper. Cuốn Nguyễn Văn Khôn không giải thích, nhưng đưa ra thí dụ: “Văn kiện công bố chính thức của Mỹ, Ðức, Nhựt, Bồ-đào-Nha và văn thư của ngoại giao Anh đều đóng bìa trắng.” Tôi đành dùng chữ này, vì “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975” của Phạm Huấn đóng bìa trắng. Nếu cần định nghĩa khác về cuốn sách, thì đây là lời Phạm Huấn:
“Tôi đã viết ra tất cả những bí mật, những cái lệnh của các tướng lãnh, lãnh đạo đất nước và quân đội, và mọi diễn biến xảy ra trong ‘Cuộc Rút Bỏ Cao Nguyên tháng 3.1975’, đưa đến sự sụp đổ tinh thần, làm tan rã QLVNCH, và mất nước sau đó. Những tiết lộ trong cuốn sách này – ngoài đoạn viết về ‘Quyết định Cam Ranh 14.3’ của 5 Tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang, Phú; tất cả đều là sự thật và có chứng tích.” (Phạm Huấn, Những Giòng Chữ Cuối, trang 255, CTTCN 1975).
Tiếp theo tác giả có giải thích ông có mặt tại bạch dinh ở Cam Ranh, nhưng không được tham dự, vì đó là cuộc họp của “Hội Ðồng Tướng Lãnh.” Những gì ông biết về nội dung phiên họp, dài có hơn một tiếng đồng hồ, là do Tướng Phú kể lại với ông.
Ngoài câu trên, còn đoạn này ở cuối sách:
“Phụ Chú Ðặc Biệt: Tôi rời Phú Quốc Việt Nam buổi trưa ngày 30.4.1975. Như tất cả các nghệ sĩ đài ‘Mẹ Việt Nam’, một số nhà văn, nhà báo khác được ‘bốc’ đi vào giờ phút chót; chúng tôi lên chiếc American Challenger với một bộ quần áo đang mặc trên người và chiếc xách tay nhỏ. Hai cuốn sổ tay nhật ký hành quân gần 500 trang, ghi lại mọi diễn biến những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, là ‘di sản’ duy nhất tôi mang theo được.
“Ðã 12 năm trong cuộc sống vô nghĩa ở đây, dù lang thang hết nơi này qua nơi khác, nhưng không bao giờ hai cuốn sổ tay nhật ký hành quân này rời xa tôi. Quyển ‘Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975’ được viết bằng những chứng tích sống thực mà tôi ghi nhận từng giờ, từng phút của 25 ngày sau cùng trên chiến trường Cao Nguyên và Quân Ðoàn II.”
Tiếp sau phụ chú là mấy trang bản sao chụp lại những ghi chép vội vàng lung tung trong hai cuốn sổ tay chỉ tác giả đọc được.
Vậy, tất cả là sự thật.
Hình bìa cuốn sách “chiến sử và chính sử” của Phạm Huấn.
Những sự thật mà mấy hôm nay đọc cuốn sách, tôi ngạc nhiên sao anh lại qua đời vì bệnh, mà không vì một cuộc thủ tiêu, ám sát, cắt cổ, bởi một hay nhiều người, những người anh nói đến trong sách. Một điều khác cũng khiến tôi ngạc nhiên: sao một cuốn sách về Việt Nam như cuốn “Cuộc Triệt Thoái…” của Phạm Huấn, lại không được tái bản. Cuốn sách được xuất bản tháng 2, 1987, lúc ấy chương trình H.O. rất mới mẻ, các cựu quân cán chính của Việt Nam Cộng Hòa nếu đã tới được Mỹ, cũng chưa nhiều, hay người ta chưa thể bình tâm để đọc sách, khi cuộc tạm cư đã ổn định phần nào, thì cuốn sách, chắc chỉ in 500 hay 1000 cuốn, cũng đã hết. Nếu cuốn sách in ra cỡ thập niên ’90, chắc chắn phải là một cuốn sách bán chạy nhất, vì nội dung kinh hoàng của nó.
May mắn có một Bản Ðặc Biệt có chữ ký của Phạm Huấn và mấy con số ghi ngày tháng: 4/87, và có một tấm hình chụp cùng anh ở San Jose, tấm hình 5 người mà ba người kia là Hà Thượng Nhân, Bùi Ðức Lạc, và Thanh Thương Hoàng, từ lâu ý định viết về Phạm Huấn cứ còn là ý định. Quen anh từ đâu 1960 khi anh còn là trung úy, mới về nước sau khóa học ở Fort Benning Georgia, chúng tôi gặp nhau tại lầu 3 cao ốc Cửu Long đường Hai Bà Trưng, Sài Gòn; nơi một số ký giả văn nghệ sĩ cư ngụ, có Trần Nhã, chủ bút báo Anh ngữ Saigon Post, Lý Muối, Thái Thủy, Mai Liên, Thanh Nam và tôi. Phạm Huấn to cao, trắng trẻo, từng được gọi là Rock Hudson Việt Nam, tài tử cao lớn đóng đôi với John Wayne trong phim The Undefeateds, luôn luôn tươi sáng, hơi dềnh dàng, rất nổi tiếng trong cương vị đồng chủ trương tuần báo Diều Hâu với vị sếp của anh là Trung Tá Nguyễn Ðạt Thịnh, trưởng phòng Báo Chí Cục Tâm Lý Chiến, tờ báo đã can trường in hình 4 ông tướng ngoài bìa sau, hình rất to, dưới có hàng chữ rất lớn: 4 Tướng Bẩn. Số trước cũng in hình 4 ông tướng ra bìa trước, dưới có hàng chữ: 4 Tướng Sạch.
Phòng báo chí và tòa soạn nhật báo Tiền Tuyến nơi tôi làm việc trong 6 năm nhìn thấy nhau, hai phòng tọa lạc hình thước thợ cửa ra vào chung chu vi một mảnh sân trên khu đất ở đầu đường Hồng Thập Tự, gần sông Thị Nghè. Những ngày tháng 4, 1975, chúng tôi gặp nhau ở Phú Quốc, trên khu đất cạnh trại giam tội phạm cộng sản. Ra đây hơn một tuần lễ trước biến cố ngày 30, hình như anh đã quay về Sài Gòn mang thêm được vài người thân trở ra, còn kịp lên tầu. Trên bố cáo anh viết ngày 30 tháng 4 ở Phú Quốc, thực tế chúng tôi đã lần lượt leo lên tàu American Challenger vào đêm 29. Sáng 30 tầu đậu ngoài hải phận quốc tế đón thêm các thuyền nhân, khoảng trưa 30 tầu đậu ngoài khơi Vũng Tầu. Gia đình tôi 10 người, lại lên tàu sớm từ Phú Quốc, nên được hai chàng thủy thủ Mỹ đẩy vào một phòng. Thấy cô con gái út hơn mười tháng tôi đeo trước ngực, tình cờ mỗi chàng đem vào một thùng đồ hộp, hóa ra có hai hộp, cũng chỉ đủ ăn trong bốn ngày trên biển. Tới Hoa Kỳ, anh em Diều Hâu làm báo chống tham nhũng rủ nhau định cư ở Hawaii, làm nghề tài xế taxi.
Trích dẫn vài đoạn, vài câu trong cuốn sách:
“17 giờ ngày 30 tháng 3, 1975, Tư Lệnh Quân Ðoàn II bay ra Cam Ranh đón Tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân Ðoàn I, và cũng là cấp chỉ huy cũ của ông.
“Khoảng 10 phút, trên chiếc soái hạm chỉ huy của tư lệnh Hải Quân Vùng II, ra một vùng biển ngoài Cam Ranh, Tướng Phú lầm lì không nói một câu nào. Riêng Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh, tư lệnh Hải Quân Vùng II, vẫn giữ được phong cách của một tướng lãnh chỉ huy trong vùng trách nhiệm của mình, vẫn bộ đồ xanh hải quân bạc màu, đôi cánh dù ngạo nghễ trên ngực áo. Ði sau Tướng Phú, bước lên Dương Vận Hạm 404, Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh không đeo súng, không có cận vệ theo.
“Quang cảnh trên tàu lúc này thật náo nhiệt, …’xô bồ’. Hầu hết là anh em thuộc Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến. Quần áo trận màu xanh rần ri… Cọp Biển. Họ đứng, nằm, ngồi, chen chúc mọi nơi, mọi chỗ. Tất cả đều mệt mỏi. Không vũ khí. Không còn phong độ. Tướng Phú và Tướng Minh đi qua không ai chào hỏi, không ai nhường lối.”
“Tự nhiên tôi thấy đau buốt trong tim. Ðoàn quân Mũ Xanh Cọp Biển Thủy Quân Lục Chiến, một trong những đại đơn vị vũ bão hàng đầu của Quân Ðội, Lực Lượng Tổng Trừ Bị giống như Sư Ðoàn Nhẩy Dù. Nhưng, từ nhiều năm, Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến đã không được sử dụng như Sư Ðoàn Nhẩy Dù. Các chiến sĩ trong đoàn quân này bị đày ra Vùng Giới Tuyến, hành quân liên miên…
“Ðó là kết quả cuộc ‘hôn nhân gượng ép’ của hai tướng Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ, trong chức vụ tổng thống và phó tổng thống VNCH. Ðó là những nạn nhân của sự tranh giành, nghi kỵ giữa hai ‘thế lực quyền hành’, của ‘cánh phải, cánh trái’… Dinh Ðộc Lập!
“Tướng Phú và Tướng Minh, phải khó khăn lắm mới lách xuống được chỗ Tướng Ngô Quang Trưởng nằm dưỡng bệnh. Vị tư lệnh chiến trường Vùng Hỏa Tuyến, một tướng lãnh tài ba trong 7 năm liên tiếp, của những chiến trường Quân Ðoàn IV, Quân Ðoàn I; bây giờ nằm yên bất động. Ông thở thoi thóp nhờ bình nước biển, và sự tận tâm săn sóc của người quân y sĩ. Quanh ông có Tướng Khánh, tư lệnh Sư Ðoàn I Không Quân; Ðại Tá Nguyễn Hữu Duệ, thị trưởng Huế; Bác Sĩ Nghiêm, v.v…
“Tướng Phú ghé sát tai Tướng Trưởng hỏi 2 lần, nhưng sắc diện trên mặt ông không thay đổi. Nhưng rồi có một giây, Tướng Trưởng ngước nhìn lên. Cặp môi nhợt nhạt hơi nhếch đi một chút. Ðôi mắt đỏ ngầu… như muốn bật máu! Trong tia nhìn ấy, chắc những người chung quanh, cũng như tôi, biết Tướng Trưởng muốn nói gì?
“Cuộc thăm viếng… không đối thoại đúng 10 phút.
(Tàn Theo Cuộc Chiến, Cuộc Triệt Thoái, tr.219-220)”
September 9, 2015
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Bạch thư Phạm Huấn (Viên Linh)
- Nhà báo Phạm Huấn, sĩ quan cao cấp đầu tiên có mặt tại Hà Nội hơn 30 năm về trước (Phạm Ðiền)
- Thiếu tá Phạm Huấn (Nguyễn Đạt Thịnh)
- Phạm Huấn: “Triệt thoái khỏi cuộc đời” (Trường Kỳ)
- Phạm Huấn (Ngộ Không Phí Ngọc Hùng)
- Nhà Báo Phạm Huấn Từ Trần Thọ 68 Tuổi, Tại San Jose (vietbao.com)
- Trận đánh Phi Trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột và những Khúc Bi Tráng cuối đời chiến binh
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |