|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ
Một trí thức lớn, một nhà khoa học tầm cỡ, một nhân cách sáng chói, mới tạ thế ở Canada: Giáo sư Tiến sĩ Phạm Hoàng Hộ.
Ông từ trần ngày 29 tháng 1-2017, tại thành phố Montreal.
Theo Tự điển Bách khoa Toàn thư – mở, Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ sinh ngày 3-8-1931 tại làng Thới Bình, phường Cái Khế, tỉnh Cần Thơ. Thuở nhỏ ông theo học tiểu học ở các trường Bassac, Nam Hưng và College de Cần Thơ. Năm 1946, ông được gia đình gửi sang Pháp tiếp tục bậc Trung học. Tại đây, ông tốt nghiệp Tú Tài phần 1 và 2. Sau đó, ông theo học ở Đại học Sorbonne Paris. Ông đậu bằng Cử nhân Khoa học vào năm 1953, bằng Cao học về Khoa học thiên nhiên (Sciences naturelles) năm 1956.
Năm 1957, Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ về nước, được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc Hải học Viện Nha Trang. Trong thời gian làm việc ở đây từ 1957 đến 1962), ông đã thực hiện công trình nghiên cứu về rong biển Việt Nam. Một phần của công trình nghiên cứu này được dùng cho luận án Tiến sĩ Khoa học mà ông đệ trình vào năm 1961 cũng tại Đại học Sorbonne.
Cũng vào năm 1962, Tiến sĩ Phạm Hoàng Hộ được bổ nhiệm vào chức vụ Khoa Trưởng trường Đại học Sư phạm Saigon. Nhưng chỉ một năm sau, năm 1963, Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ đã từ chức để phản đối cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng Phật Giáo của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Sau ngày 1-11-1963, Giáo Sư Hộ tham gia nội các lâm thời của Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ, do Hội đồng quân nhân cách mạng của tướng Nguyễn Khánh thiết lập, với chức vụ Tổng Trưởng Giáo dục. Tuy nhiên, sau cuộc “chỉnh lý” ngày 30-1-1964 của Tướng Nguyễn Khánh, nội các của Nguyễn Ngọc Thơ giải tán. Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ trở về với công tác giảng dạy tại Viện Đại học Saigon.
Về công trình phát triển hệ thống giáo dục Đại học ở miền Nam, sau nhiều năm vận động gian nan, khó khắn, đề án thành lập Viện Đại học Cần Thơ của Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ được hình thành ngày 8 tháng 3 năm 1966, và Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ trở thành Viện trưởng đầu tiên của trường đại học này.
Đầu năm 1970, Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ mời Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân về làm Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, ông về Sài Gòn tiếp tục công trình giảng dạy và nghiên cứu thực vật đến năm 1984. Sau năm 1984, Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ sang Pháp tiếp tục công trình nghiên cứu vô cùng giá trị về cây cỏ Việt Nam. Từ Pháp, Giáo Sư di chuyển qua Canada sinh sống. Tại đây Giáo Sư đã hoàn tất công trình nghiên cứu cây cỏ Việt Nam của mình. Có thể nói Giáo Sư là người Việt Nam đầu tiên hoàn thành công trình nghiên cứu cây cỏ miền Nam và Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu khoa học tầm cỡ thế giới.
Trong “Lời nói đầu” của một trong những bộ sách quan trọng của Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ, bộ “Cây Cỏ Việt Nam”, (2 cuốn, khổ lớn), với hàng nghìn tranh vẽ, chỉ dẫn rõ ràng, đặc tính hay sự khác biệt của từng loại cây cỏ Việt Nam.
Trong “Lời nói đầu” Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ đã nghiêm trọng cảnh báo rằng:
“Những ân nhân của chúng ta ấy đang bị hiểm họa biến mất, tuyệt chủng, vì rừng nước ta đã bị đẩy lùi đến dưới mức độ an toàn, đất màu mỡ bị xoi mòn mất ở một diện tích lớn, và cảnh sa mạc đang bành trướng mau lẹ. Đã đến lúc, theo tiếng nhạc của một bài ca, ta có thể hát:
‘Thần dân nghe chăng? Sơn-hà nguy biến. Rừng dày nào còn, xoi mòn đang tiến…Đâu còn muôn cây làm êm ấm núi sông…’ Kho tàng thực vật ấy chúngta có phận sự phải bảo tồn. Sự bảo tồn và phục hồi thiên nhiên ở nước ta rất là cấp bách. Chúng ta có thể tự thực hiện, vì không phải chỉ cầm súng chiến đấu, hiến thân vì tổ quốc mà thôi…”
Về sĩ khí của kẻ sĩ miền Nam mà GS Phạm Hoàng Hộ là một trong số trí thức đó, nhà báo Huy Đức, một ký giả nổi tiếng sau biến cố 30 tháng 4-1975, trong cuốn sách, “Bên thắng cuộc” cũng đã ghi thuật rằng:
“… Giáo sư Phạm Hoàng Hộ tuy ở thời điểm đó vẫn còn là hiệu phó Đại học Khoa học, nhưng theo ông Báu: ‘Đấy chỉ là một chức vụ bù nhìn, không có vai trò gì trong giáo dục’. Giáo sư Hộ là hiệu phó nhưng không phải đảng viên, nên khi có vấn đề gì thì những người trong Đảng họp riêng, quyết định xong, có việc nói với ông, có việc ông không bao giờ được biết. Từ rất sớm, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã phản đối cách đào tạo đưa thời gian học chính trị quá nhiều vào chương trình. Ông cảnh báo: ‘Nếu chính trị can dự quá mạnh, các nhà khoa học sẽ mất căn bản’ (…)
“Giáo sư Phạm Hoàng Hộ nói lên điều này sau khi chính ông đã được trải nghiệm trong những ngày học chính trị. Năm 1977”
“Một thời gian sau, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trả lại chức hiệu phó. Trường sợ mang tiếng không nhận, ông khóa phòng, giao chìa khóa, tự chấm dứt vai trò ‘chim kiểng’ của mình…”
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ không còn nữa, nhưng những đóng góp trí tuệ của ông cho đất nước và cho thế giới, sẽ mãi còn như một di sản chung của nhân loại.
- Tưởng nhớ Giáo sư Phạm Hoàng Hộ TP Hồi ức
• Tưởng nhớ Giáo sư Phạm Hoàng Hộ (TP)
- Những Năm Ảo Vọng – Giáo sư Phạm Hoàng Hộ và bộ sách “Cây Cỏ Việt Nam” (Ngô Thế Vinh)
- GS. Phạm Hoàng Hộ (GS. Bùi Chí Bửu - IAS.)
- Vài nét về giáo sư Phạm Hoàng Hộ và tác phẩm Cây cỏ Việt Nam (Lê Thị Ngọc Hà)
- Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, một người thầy của tôi (thiennhien.net)
- Tiểu sử (wiki)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
• Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |